Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

10 nguyên nhân thường gặp khiến máy tính chạy như "rùa" (Phần II) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.03 KB, 6 trang )

10 nguyên nhân thường gặp khiến máy tính chạy
như "rùa" (Phần II)
Những nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục đơn giản.
6. Tốc độ mạng chậm

Tốc độ mạng internet có thể không làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của máy tính.
Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn dowload quá nhiều dữ liệu cùng lúc, sử dụng một
ứng dụng đám mây hoặc sử dụng một dạng nền tảng ảo điều khiển qua mạng internet
(như teamviewer), thì tốc độ mạng chậm có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất của máy
tính.



Để khắc phục điều này, bạn có thể kiểm tra lại các kết nối internet, nếu bạn sử dụng một
router phát Wi-Fi hãy đảm bảo tín hiệu luôn ổn định và tốt nhất. Bạn có thể tham khảo
bài viết Tăng cường tín hiệu Wi-Fi và Khắc phục sự cố internet trước đây của Genk.

7. Virus và Spyware

Virus cùng các phần mềm độc hại là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trên hệ thống
của bạn, có thể khiến hiệu suất của máy tính giảm đi đáng kể. Các phần mềm độc hại
không chỉ có virus, trojan, spyware hay malware mà còn rất nhiều các công cụ Toolbar,
các ứng dụng Facebook cũng có thể là các phần mềm độc hại và gây ảnh hưởng đến hệ
thống.



Để khắc phục điều này, đơn giản nhất là bạn luôn chạy một phần mềm diệt virus trên máy
tính của mình. Nếu máy tính của bạn đã nhiễm virus, bạn có thể tham khảo bài viết Xử lý
máy tính khi bị nhiễm virus trên Genk. Bên cạnh đó trong quá trình cài đặt ứng dụng,
phần mềm các bạn nên bỏ qua việc cài đặt các công cụ toolbar bổ sung không cần thiết.



8. Phần mềm diệt virus

Phần mềm diệt virus là một phần không thể thiếu của người sử dụng máy tính. Tuy nhiên
các phần mềm được đánh giá cao, hiệu năng tốt và có danh tiếng thường đi kèm với việc
sử dụng rất nhiều tài nguyên của máy tính để hoạt động. Do đó đối với một số máy tính
cầu hình yếu, việc sử dụng các phần mềm diệt virus không phù hợp có thể làm ảnh hưởng
đến hiệu suất của hệ thống. Bên cạnh đó, nếu bạn cài đặt nhiều phần mềm diệt virus trên
một máy, có thể gây ra xung đột và làm ảnh hưởng đến hệ điều hành và tốc độ của máy
tính.



Các bạn có thể kiểm tra phần mềm diệt virus hiện tại có sử dụng quá nhiều tài nguyên
của hệ thống hay không bằng cách vào Task Manager. Xem các thông số của phần mềm
diệt virus trong các tab Processes và Performance. Bạn có thể quyết định sử dụng một
phần mềm diệt virus gọn nhẹ hơn để tăng hiệu suất của máy, hoặc chấp nhận dành một
phần tài nguyên để cung cấp cho các phần mềm tốt hơn. Một lưu ý khác là không bao giờ
sử dụng hai phần mềm diệt virus cùng lúc.

9. Phần cứng quá cũ



Một nguyên nhân đơn giản và thường gặp, có thể là do chiếc má tính của bạn đã quá cũ,
cấu hình quá yếu là nguyên nhân máy tính chạy chậm như rùa. Trong đó, RAM có nhiệm
vụ lưu trữ các dữ liệu đang sử dụng và CPU có nhiệm vụ xử lý các hoạt động của hệ
thống và ứng dụng làm việc, là hai linh kiện quan trọng nhất và cần nâng cấp nếu bạn
muốn cải thiện tốc độ cho chiếc máy tính của mình. Một ổ cứng với công nghệ mới cũng
góp phần tăng tốc cho hệ thống.


10. Bụi

Một trong những kẻ thù lớn nhất của máy tính chính là bụi, đặc biệt là ở những nước ô
nhiễm như Việt Nam. Nếu để bụi bám vào các linh kiện, vỏ máy và các quạt, tấm tản
nhiệt, sẽ làm giảm khả năng tản nhiệt của hệ thống. Các linh kiện đặc biệt là CPU và
VGA khi hoạt động thường tỏa ra một lượng nhiệt lớn, và nếu không được tản nhiệt tốt
có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và tệ hơn là làm cháy và hỏng các bộ phận đó.
Bạn cũng nên đặt máy tính ở những nơi rộng rãi, thông thoáng, ít bụi, tránh để gần cửa sổ
và thường xuyên lau chùi bụi bẩn trên các thiết bị bên trong máy.



Bên cạnh các nguyên nhân và các cách khắc phục kể trên, để tăng tốc cho chiếc máy tính
của mình, bạn có thể sử dụng các phần mềm tối ưu hóa hệ thống như CCleaner hay
Tuneup Utilities. Chúc các bạn thành công !

×