1
Chương 2Chương 2
Thu Thập
Dữ liệu Thống kê
Các Chủ Đề của Chương
• Những yêu cầu của một cuộc điều tra
thống kê.
• Quy trình điều tra thống kê.
• Các loại điều tra và phương pháp thu
thập dữ liệu.
• Thiết kế bảng câu hỏi như thế nào?
2
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Khái niệm:
LÀ QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG
TIN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TỔNG THỂ PHỤC
VỤ CHO MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỐI
VỚI HIỆN TƯỢNG VÀ QUÁ TRÌNH KINH
TẾ - XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG
GIAN VÀ THỜI GIAN CỤ THỂ.
3
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
Nhiệm vụ
- Thu thập và cung cấp thông tin ban đầu về các
hiện tượng KT-XH cho giai đoạn tổng hợp và
thống kê.
- Thu thập và cung cấp thông tin để phục vụ cho
việc xây dựng kế hoạch, quản lý các mặt của nền
kinh tế quốc dân.
4
Yêu cầu
của một cuộc điều tra
Thông tin là những tín hiệu có ý nghĩa
được truyền đưa và nhận biết.
Thông tin phải đảm bảo:
_ Chính xác.
_ Kịp thời.
_ Đầy đủ.
5
Phân loại thông tin:
• Thông tin sơ cấp: hay còn gọi là dữ
liệu thô, dữ liệu ban đầu. Là các
thông tin thu thập từ các đối tượng
phát sinh chưa được tổng hợp, xử lý.
• Thông tin thứ cấp: thông tin đã có
từ các nguồn khác nhau, đã được
tổng hợp, xử lý.
8
NGUỒN THÔNG TIN THỨ CẤP
Nội bộ: số liệu báo cáo về tình hình sản
xuất, tiêu thụ, tài chính, nhân sự,…
Cơ quan thống kê nhà nước: cung cấp
trong niên giám thống kê.
Cơ quan chính phủ
Báo, tạp chí
Các tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu
Các công ty nghiên cứu và cung cấp thông
tin.
9
THU THẬP THÔNG TIN SƠ CẤP
Các loại điều tra thống kê
a. Căn cứ theo thời gian
• Điều tra thường xuyên
• Điều tra không thường xuyên
b. Căn cứ theo phạm vi điều tra
• Điều tra toàn bộ
• Điều không toàn bộ: chọn mẫu, trọng điểm,
chuyên đề
10
ĐIỀU TRA THƯỜNG XUYÊN
là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu
ban đầu về hiện tượng nghiên cứu một cách
có hệ thống theo sát quá trình phát sinh,
phát triển (biến động) của hiện tượng.
ưu điểm: độ chính xác cao, đáng tin cậy.
nhược điểm: chi phí tốn kém, tiến hành
với qui mô nhỏ.
11
ĐIỀU TRA
KHÔNG THƯỜNG XUYÊN
là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu
ban đầu một cách không liên tục, mà chỉ
tiến hành khi có nhu cầu cần nghiên cứu.
ưu điểm: tiết kiệm được chi phí.
nhược điểm: độ tin cậy thấp vì chỉ phản
ánh trạng thái hiện tượng tại thời điểm nhất
ĐỊNH.
12
ĐIỀU TRA TOÀN BỘ
là tiến hành thu thập, ghi chép dữ liệu
trên tất cả các đơn vị của tổng thể hiện
tượng nghiên cứu.
ưu điểm: cung cấp đầy đủ dữ liệu cho việc
nghiên cứu; đánh giá chính xác qui mô, khối
lượng của hiện tượng.
nhược điểm: chi phí cao, điều kiện thực
hiện khó khăn
13
ĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN
BỘ
là tiến hành ghi chép, thu thập tài liệu
ban đầu của một số đơn vị được chọn ra từ
tổng thể chung của hiện tượng nghiên cứu.
ưu điểm: chi phí thấp, được sử dụng nhiều
trong quá trình nghiên cứu thống kê.
nhược điểm: thiếu tính toàn diện
14
ĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN
BỘ
ĐIỀU TRA CHỌN MẪU:
chỉ tiến hành điều tra trên một số đơn vị
được chọn ra từ tổng thể điều tra.
kết quả điều tra được suy rộng cho tổng
thể chung.
được áp dụng phổ biến để thay thế cho
điều tra toàn bộ.
15
ĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN
BỘ
ĐIỀU TRA TRỌNG ĐIỂM:
chỉ tiến hành điều tra ở bộ phận chủ yếu
nhất của tổng thể chung.
kết quả điều tra không được suy rộng cho
tổng thể chung mà chỉ giúp nhận thức được
tình hình cơ bản của tổng thể chung.
16
ĐIỀU TRA KHÔNG TOÀN
BỘ
ĐIỀU TRA CHUYÊN ĐỀ:
là tiến hành điều tra trên một số ít các đơn
vị của tổng thể để nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiện tượng nghiên cứu.
kết quả không được phép suy rộng hoặc làm
căn cứ để đánh giá tình hình cơ bản của hiện
tượng nghiên cứu
17
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
(tt)
CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ
LIỆU BAN ĐẦU:
• PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP
• PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP
18
PHƯƠNG PHÁP TRỰC
TIẾP
cán bộ điều tra tiếp xúc trực tiếp với đối
tượng điều tra, trực tiếp quan sát hay hỏi
đơn vị điều tra.
ƯU ĐIỂM: thu thập đầy đủ thông tin
theo nội dung điều tra và có độ chính xác
khá cao.
NHƯỢC ĐIỂM: đòi hỏi nhiều nhân lực,
chi phí cao.
19
PHƯƠNG PHÁP GIÁN
TIẾP
cán bộ điều tra thu thập tài liệu điều tra
thông qua bản viết của đơn vị điều tra, qua
điện thoại, thư tín, internet hoặc qua sổ
sách có sẵn.
ƯU ĐIỂM: chi phí thấp
NHƯỢC ĐIỂM: chất lượng dữ liệu không
cao.
20
ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
(tt)
tùy vào mục đích của việc nghiên cứu
thống kê, phân làm 2 hình thức tổ chức điều
tra thống kê.
• báo cáo thống kê định kỳ
• điều tra chuyên môn
21
Quy trình thiết kế một bảng câu hỏi
22
Vì sao Bảng câu hỏi được sử
dụng hầu hết trong các
nghiên cứu thống kê?
• Đảm bảo thống nhất theo 1 trình tự đã
được thiết kế sẵn.
• Cần 1 biểu mẫu chuẩn để ghi lại các câu trả
lời
23
Thiết kế bảng câu hỏi
Xây dựng câu hỏi:
Có hai vấn đề cơ bản khi xây dựng câu hỏi
là :
• hỏi câu hỏi gì
• đặt câu hỏi như thế nào.
24
Hỏi câu hỏi gì?
Cơ sở tốt nhất để xác định những câu hỏi
cần đặt ra chính là danh sách những thông
tin cần thu thập.
25
• Ai đã xem quảng cáo của Thủy Lộc?Họ có nhớ
quảng cáo đó không?Họ suy nghĩ như thế nào khi
xem quảng cáo đó?
• Người tiêu dùng thường nhận được thông tin về
sản phẩm mới từ nguồn nào?
• Người tiêu dùng sẽ làm gì khi thấy một nhãn
hiệu dầu gội đầu mới?
• Nhãn hiệu có ảnh hưởng như thế nào đến quyết
định lựa chọn của người tiêu dùng?
• Hiện tại các đối thủ cạnh tranh có đang thực
hiện các chương trình quảng cáo khuyến mãi nào
không?
• Các quy định của luật liên quan đến việc tổ chức
các chương trình quảng caó khuyến mãi.
26
• Bạn sẽ hỏi những câu hỏi nào để thu được
thông tin thứ nhất?
27
Hỏi như thế nào?
Cách đặt câu hỏi quyết định chất lượng
thông tin bạn nhận được:
Người được hỏi có trả lời không?
Nếu trả lời thì có chính xác không?
28
Câu hỏi giúp phân loại
Yếu tố nào trong các yếu tố dưới đây ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn trang phục của
bạn nhiều nhất?
29
Hợp với tôi
Hợp thời trang
Giá cả
Hàng hiệu
Câu hỏi giúp xác định khác biệt
rất
nhiều
nhiều Bình
thường
Ít ảnh
hưởng
Không
ảnh
hưởng
Hợp với
tôi
Thời trang
Hàng hiệu
Giá cả
30
• Các yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
trang phục của bạn như thế nào?
Câu hỏi giúp xác định
khoảng cách khác biệt
ảnh hưởng
rất nhiều
Không
ảnh
hưởng
5 4 3 2 1
Hợp với
tôi
Thời
trang
Hàng
hiệu
Giá cả
31
Câu hỏi mở
• Người trả lời được trả lời tự do
Ví dụ: Bạn quan tâm đến điều gì nhất khi lựa
chọn trang phục? Vì sao?
32
Trình bày bảng câu hỏi
Một bảng câu hỏi thường bao gồm 3 phần:
Phần giới thiệu
Phần nội dung chính
Phần kết luận
33
Bài tập đánh giá
Những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
Hãy giải thích một cách ngắn gọn cho câu
trả lời của bạn:
34
a. Tất cả các thông tin có được do doanh
nghiệp tự tiến hành nghiên cứu là thông
tin sơ cấp.
b. Không nên sử dụng thông tin thứ cấp nếu
bạn không biết rõ nguồn gốc của nó.
c. Nghiên cứu các tài liệu nội bộ để tìm kiếm
thông tin là nghiên cứu thứ cấp.
d. Để giảm thời gian và chi phí nghiên cứu
thị trường, nên bỏ qua những thông tin
thứ cấp.
35
Bạn sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu
nào trong các tình huống sau?Giải thích câu
trả lời của bạn:
• Một Ngân hàng muốn tìm hiểu các yếu tố nghề
nghiệp, tuổi, mức thu nhập của khách hàng có
ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn thương
hiệu ngân hàng, thói quen tiết kiệm và mức tiết
kiệm. Bảng câu hỏi bao gồm 25 câu, có một số
câu hỏi tương đối khó, người trả lời dễ hiểu sai.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………
36
• Nhà sản xuất các sản phẩm dành cho trẻ
sơ sinh thăm dò ý kiến của các bà mẹ về
chất lượng của sản phẩm mà họ cung cấp
để tìm ra những điểm cần cải tiến. Bảng
câu hỏi gồm 5 câu hỏi đơn giản.
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………
37
• Trung tâm thương mại Z muốn điều tra về
thói quen mua sắm của giới trẻ: họ thường
mua sắm ở đâu, khi nào, những yếu tố gì ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn nơi mua sắm,
trung bình họ chi bao nhiêu cho 1 lần đi mua
sắm. Bảng câu hỏi bao gồm 12 câu hỏi
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………
38