Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng và một số giải pháp cần được đẩy mạnh trong việc Cổ phầnh hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.27 KB, 24 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những giải pháp quan trọng nhằm sắp
xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước, xây dựng
kinh tế Nhà nước vững mạnh, đủ sức giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc
dân, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Thực tiễn sau 14 năm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước,
kể từ năm 1992, nhất là từ sau Nghị quyết TW 3 và Nghị quyết TW 9, khoá
IX, trở lại đây cho thấy chủ trương đó là hoàn toàn đúng đắn, ngày càng đi
vào cuộc sống. Đến nay hệ thống DNNN đã được sắp xếp lại một cách khá
căn bản, đã giảm hơn nữa số doanh nghiệp (những doanh nghiệp nhỏ bé và
yếu kém) số doanh nghiệp còn lại được củng cố một bước, cơ chế quản lý
được hình thành, ngày càng hoàn thiện giúp các doanh nghiệp chuyển đổi và
thích nghi dần với các quy luật của kinh tế thị trường (KTTT) trong bối cảnh
nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế. Cổ phần hoá chính là một trong những nội
dung quan trọng nhất thực hiện chủ trương đổi mới quản lý DNNN, thông qua
việc huy động vốn của mọi tầng lớp nâng cao tính tự lực tực giác, tinh thần
trách nhiệm của những người gắn trực tiếp lợi ích của mình với lợi ích của
doanh nghiệp. Thông qua đó từng bước cải thiện quan hệ sản xuất phù hợp
với sự thay đổi của LLSX cho công cuộc CNH, HĐH đất nước, từng bước
đưa nền kinh tế nước nhà đi lên tránh nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu
vực và thế giới.
Chương trình CPH đã được triển khai từ năm 1992 cho đến nay đã gặt
hái được nhiều thành công song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Trong khuôn
khổ bài viết này chúng ta hãy xem xét: Thực trạng và một số giải pháp cần
được đẩy mạnh trong việc CPH DNNN trong thời gian tới.
1 1
Tuy nhiên do mới làm quen với việc nghiên cứu nên bài viết này khong
tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp hướng dẫn
của các thầy cô giáo.
2 2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CỔ PHẦN HOÁ
DNNN
1.1. Khái niệm CPH DNHH
Cổ phần hoá là quá trình chuyển dỏi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một
chủ sở hữu thành công ty cổ phần là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Cổ
phần hoá nói chung có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và tại các doanh nghiệp Nhà nước. Cổ
phần hoá là quá trình đa dạng hoá sở hữu tại doanh nghiệp.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có thể vẫn giữ tư
cách là một cổ đông, tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận
tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không chỉ là
quá trình chuyển đổi sở hữu Nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn
có cả hình thức doanh nghiệp Nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức
bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần.
Cần phân biệt cổ phần hoá với tư nhân hoá. Tư nhân hoá doanh nghiệp
Nhà nước là quá trình chuyển toàn bộ một phần quyền sở hữu tài sản trong
doanh nghiệp Nhà nước từ Nhà nước sang các cá nhân hay tổ chức khác
không phải là Nhà nước. Quá trình này có thể là quá trình đa dạng hoá sở
hữu, cũng có thể không phải như vậy. Do đó, tư nhân hoá có thể hiểu theo 2
nghĩa rộng - hẹp khác nhau. Tư nhân hoá nghĩa hẹp để chỉ quá trình bán toàn
bộ sở hữu Nhà nước tại một hoặc nhiều doanh nghiệp Nhà nước cho khu vực
tư nhân. Tư nhân hoá theo nghĩa rộng dùng để chỉ quá trình chuyển đổi nói
chung sở hữu Nhà nước sang sở hữu tư nhân.
Như vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân hoá doanh
nghiệp Nhà nước là hai quá trình khác nhau, tuy vậy, trong những điều kiện
nhất định chúng có thể có điểm giống nhau, đó là quá trình đa dạng hoá sở
3 3
hữu trong doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ thuộc vào mức độ chuyển đổi quyền

sở hữu đối với vốn và tài sản Nhà nước trong doanh nghiệp mà quá trình đa
dạng hoá sở hữu có thể là quá trình tư nhân hoá hay cổ phần hoá.
1.2. Tính phổ biến và quan điểm của Đảng về CPH DNNN ở Việt
Nam
Từ những năm 70 của thế kỷ XX trên thế giới đã diễn ra quá trình giảm
bớt sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thông qua tư nhân hoá và cổ
phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Nó bắt đầu từ nước Anh rồi lan sang các
nước công nghiệp phát triển khác và các nước đang phát triển: đến đầu những
năm 90 quy mô tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước diễn ra
chưa từng thấy, trở thành hiện tượng phổ biến, đến năm 1995 đã có hơn
100.000 doanh nghiệp Nhà nước được tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước.
Cơ sở của việc xuất hiện hiện tượng này là:
Thứ nhất, các doanh nghiệp Nhà nước phát triển tràn lan lại không được
tổ chức và quản lý tốt. Quản lý kinh tế theo kiểu hành chính, qua nhiều cấp
trung gian, hệ thống kế hoạch, tài chính cứng nhắc, thiếu khả năng thích ứng
với nền kinh tế thị trường. Tính chủ động trong sản xuất - kinh doanh bị gò bó
bởi nhiều quy chế xuất phát từ quyền sở hữu của Nhà nước. Sự độc quyền của
các doanh nghiệp Nhà nước được pháp luật bảo vệ. Tất cả những cái đó đã
đánh mất động lực kinh tế trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp Nhà nước, làm kết quả hoạt động của chúng yếu kém triền
miên.
Thứ hai, do hoạt động kém hiệu quả nên các doanh nghiệp Nhà nước đã
trở thành gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước phải thường xuyên
sử dụng ngân sách trợ cấp trực tiếp và gián tiếp cho chúng, điều đó dẫn đến
ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt.
Thứ ba, về nhận thức lý luận, có sự thay dổi quan điểm về vai trò của
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Từ "Chủ nghĩa tư bản điều tiết" của
4 4
Keynes đến "Chủ nghĩa tự do mới", rồi "Nền kinh tế hỗn hợp" của

Samuelsơn; sự thay đổi nhận thức từ chỗ nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh
tế Nhà nước đến chỗ coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và vai trò tự điều tiết
của cơ chế thị trường, và hiện nay là sự phổ biến của mô hình "Nền kinh tế
hỗn hợp giữa khu vực kinh tế Nhà nước và mô hình kinh tế tư nhân". Quan
điểm này đã làm thay đổi tư duy kinh tế của các chính phủ, dẫn đến xu hướng
đánh giá lại vai trò và hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống doanh nghiệp Nhà
nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp mà hầu hết các
nước đều coi trọng, bắt nguồn từ thay đổi quan điểm nói trên.
Thứ tư, sức hấp dẫn từ những ưu điểm của công ty cổ phần. So với các
doanh nghiệp bình thường khác. Công ty cổ phần có sức sống mạnh hơn, hiệu
quả kinh tế cao hơn rõ rệt và vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế -
xã hội, đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế thị trường. Hình thức
thực hiện chế độ sở hữu rất đa dạng, phong phú. Thước đo sự đúng đắn của
các hình thức đó là tác dụng thu hút, tập hợp và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn trong xã hội, tạo động lực cho sự phát triển. Thực tế phát triển của
kinh tế thị trường cho thấy, loại hình công ty cổ phần hội tụ đủ các yếu tố
trên, ngược lại, loại hình doanh nghiệp đơn sở hữu (dù là sở hữu tư nhân hay
sở hữu Nhà nước) sẽ bị hạn chế trong đầu tư và cạnh tranh.
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước liên quan chặt chẽ tới việc tôn
trọng và phát huy sở hữu cá nhân không chỉ trong chế độ tư bản chủ nghĩa mà
cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Với tư cách vừa là cổ đông vừa là người
làm thuê trong công ty cổ phần, người lao động có quan hệ lợi ích chặt chẽ
với doanh nghiệp, còn trong doanh nghiệp Nhà nước chủ sở hữu là Nhà nước,
là chung chung, mơ hồ, không gắn quyền sở hữu với quyền sử dụng. Cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước thực sự là một cuộc cách mạng triệt để thay đổi
cách tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi cơ bản mối quan
hệ doanh nghiệp - Nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng với
hoạt động cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
5 5
Suy cho cùng, công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất xã

hội hoá và nền kinh tế thị trường phát triển. Việc chuyển các doanh nghiệp
Nhà nước sang công ty cổ phần là do tính xã hội hoá của sản xuất, do quy luật
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường quyết định và thúc đẩy, đó là quá trình
khách quan, không phải do ý muốn chủ quan của bất kỳ thể chế chính trị hay
cá nhân nào.
1.3. Tính tất yếu và quan điểm của Đảng về cổ phần hoá doanh
nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
Do nhiều năm thực thi một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tuyệt đối
hoá kinh tế Nhà nước, coi kinh tế Nhà nước đồng nhất với doanh nghiệp Nhà
nước, nên trong một thời gian dài đã phát triển hệ thống doanh nghiệp Nhà
nước với số lượng lớn, tràn lan.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ những
yếu kém, bất cập, đưa đất nước đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Chính
vì vậy, việc đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước là một đòi
hỏi tất yếu. Việc định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường đòi hỏi
phải tạo cho kinh tế Nhà nước sức mạnh thực sự, trong dó doanh nghiệp Nhà
nước là nòng cốt để đủ khả năng dẫn dắt, điều tiết và định hướng các thành
phần kinh tế khác.
Xung quanh vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực, đạt
được nhiều thành tựu đáng hào. Tuy vậy, đến năm 1992, cuộc cải cách doanh
nghiệp Nhà nước có phần chững lại, lúng túng. Cuộc sống đã đặt ra một loạt
vấn đề bức xúc như: Ai chịu trách nhiệm chính về quyết định phương hướng
phát triển và giải pháp kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Nhà nước? Ai
chịu trách nhiệm chính về việc bảo toàn, phát triển vốn và tài sản của Nhà
nước? Ai đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động như việc làm, đời
sống, thu nhập, bảo hiểm xã hội…?
6 6
Những câu hỏi đó là thiết thực và cấp bách, cần trả lời trong điều kiện
mới. Nếu không có "ông chủ" thực sự của doanh nghiệp Nhà nước thì không
thể giải quyết triệt để những vấn đề đã nêu trên.

Cuộc sống đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới. Từ thực trạng của nền kinh tế
cùng với các đặc điểm ưu việt của hình thức công ty cổ phần và cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước, Việt Nam có thể vận dùng và cần thiết phải tiến hành
chuyển một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Đối với
sở hữu Nhà nước, việc tìm kiếm các hình thức thực hiện đa dạng, phù hợp
chính là để nâng cao hiệu quả, phát huy được vai trò chủ đạo của nền kinh tế
Nhà nước.
Ngay từ đầu thập kỷ 90, Đảng đã có chủ trương chuyển một bộ phận
doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, cụ thể như sau:
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 2 khoá VII (11-1991) nêu
rõ: "Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ
phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm,
chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiẹm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích
hợp".
- Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (11-
1994) đã nêu mục đích, hình thức cổ phần hoá và mức độ sở hữu Nhà nước tại
doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá: "Để thu hút thêm vốn, tạo thêm động
lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả,
cần thực hiện các hình thức cổ phần có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh
vực sản xuất kinh doanh: trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi
phối".
- Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò
chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước (số 10/NQ-TW, ngày 17-3-1995) đã bổ
sung thêm về phương châm tiến hành cổ phần hoá, tỷ lệ bán cổ phần cho
những người trong và ngoài doanh nghiệp "Thực hiện từng bước vững chắc
cổ phần một bộ phận doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ vốn 100%
7 7
vốn. Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần
cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo động lực bên trong
trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán bổ phần cho các tổ chức hay cá nhân ngoài

doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh".
- Trong kết luận của Bộ Chính trị về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 1996-2000 (số 301/BBK/BTC ngày 12-9-1995) đã bổ sung thêm mục
tiêu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của cổ phần hoá doanh nghiệp
Nhà nước và phân loại doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hoá.
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) chỉ đạo:
"Tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp luật để triển khai tích
cực, vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động thêm
vốn, tạo động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm tài sản
Nhà nước ngày một tăng lên, là sự kết hợp giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế
nhân dân để phát triển kinh tế đất nước chứ không phải để tư nhân hoá. Bên
cạnh những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, sẽ có nhiều doanh nghiệp mà
Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Gọi thêm cổ phần hoặc bán cổ phần cho
người lao động tại doanh nghiệp, cho các tổ chức và tư nhân ngoài doanh
nghiệp tuỳ trường hợp cụ thể; vốn thu phải dùng để đầu tư mở rộng sản xuất -
kinh doanh".
Trên cơ sở đánh giá tiến trình cổ phần hoá, tháng 4-1997 Bộ chính trị ra
thông báo số 63/TB-TW yêu cầu các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải quán
triệt và tuyên truyền, giải thích trong nhân dân chủ trương, chính sách của
Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, có chính sách khuyến khích
người lao động tại doanh nghiệp cổ phần hoá mua cổ phần, hỗ trợ công nhân
nghèo mua cổ phần nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo cấp cho ngừời lao
động trong doanh nghiệp cổ phần cổ phần hoá một số cổ phần tuỳ theo thời
gian cống hiến của mỗi người, có cơ chế để hàng năm gọi thêm cổ phần.
Đồng thời, yêu cầu phải tăng cường vai trò của các tổ chức đảng, tổ chức
quần chúng tại các doanh nghiệp cổ phần hóa, tiến hành phân loại các doanh
8 8
nghiệp nhà nước để lựa chọn doanh nghiệp cổ phần hóa, áp dụng các hình
thức cổ phần hóa đa dạng, phù hợp với từng điều kiện cụ thể, hoàn chỉnh các
chính sách về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

- Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII ( tháng 12-
1997) nêu rõ giải pháp cổ phần hóa như sau:" Phân loại doanh nghiệp công
ích và doanh nghiệp kinh doanh, xác định danh mục các loại doanh nghiệp
cần giữ 100% vốn nhà nước, loại doanh nghiệp nhà nước cần nắm giữ cổ
phần chi phối, loại doanh nghiệp nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần ở mức
thấp" và " Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn cần
lập kế hoạch cổ phần hoá để tạo động lực phát triển, làm ăn có hiệu quả".
Như vậy chủ trương của Đảng về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
là nhất quán và ngày càng được cụ thể hoá về mục tiêu, phương thức, đối
tượng và giải pháp cổ phần hoá.
Căn cứ vào các nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã từng bước có các
văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
9 9

×