Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách dùng gừng chữa bệnh mùa đông. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.87 KB, 3 trang )




Cách dùng gừng chữa bệnh mùa đông


Có rất nhiều chứng bệnh do lạnh có thể chữa bằng gừng như cảm, khan
tiếng Gừng cũng có thể điều trị chứng lở loét chân.
Theo y học cổ truyền gừng (ảnh) có vị cay tính ấm, có tác dụng hạn chế bớt tính
lạnh của các vị thuốc hàn. Gừng có tác dụng kháng viêm giảm đau làm tăng cường
hoạt động của tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục; chống nôn ói, cảm mạo. Dưới
đây là một số bài thuốc phổ biến về gừng:


Ngừa cảm lạnh sau khi dầm mưa nhiều giờ: Gừng sống 20 gr giã nát, bỏ vào
một ly nước sôi hoặc trà nóng rồi cho đường vừa đủ ngọt để uống. Uống lúc còn
nóng.
Chữa mất tiếng hoặc khan tiếng: Củ cải trắng hai củ, gừng sống 7 lát, rửa
sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
Chữa lở lét bàn chân: Gừng sống, hành tươi đều nhau giã nát, trộn một chút
dấm đấp vào chỗ lở loét.
Chữa ngoại cảm (nấu cháo cảm): Gừng sống 10 gr, hành lá 10 gr tiêu sọ 10
hạt, gạo tẻ một nắm, nấu cháo. Lúc sắp bắc xuống cho gừng sống (nhuyễn),
hành lá cắt ngắn và tiêu sọ đâm nát vào, quấy đều. Ăn cháo lúc còn nóng, ăn
xong đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa nôn mửa khi đi tàu xe: Gừng sống cắt lát mỏng, ngậm gừng sống nhấm
nháp, nuốt nước từ từ cho đến khi hết nôn.
Chữa trúng hàn đi tả hoặc phong hàn gây tê thấp, ho suyễn, tay chân
lạnh: Gừng khô tán nhỏ 5 gr, hòa với nước cháo hoặc nước ấm mà uống.

Chú ý: Gừng khô có tính nóng nên những người có thể trạng nhiệt hoặc đang


có các chứng viêm nhiễm không nên dùng.


×