Nghệ thuật dạy con biết nghe lời cha mẹ
GiadinhNet - Một lần cháu đòi ăn kẹo trước khi ăn cơm, nhưng không được
đáp ứng, nên cháu đã buột miệng: "Con căm thù mẹ". Mặc dù rất thương con
nhưng chị lại cảm thấy rất thất vọng. Sau đó chị đã nhiều lần làm lành, nhưng
đứa trẻ vẫn một điệp khúc nói trên, cuối cùng chị buộc phải dùng biện pháp
cứng rắn.
Hai mươi bảy tuổi, chị Phương Anh có hai con, một con gái đầu lòng và một con
trai. Cháu gái đầu rất ngoan và lễ phép nhưng đứa sau rất hiếu động, nghịch ngợm,
thậm chí còn hay chửi bậy. Một lần cháu đòi ăn kẹo trước khi ăn cơm nhưng không
được đáp ứng nên cháu đã buột miệng: "Con căm thù mẹ".
Mặc dù rất thương con nhưng chị lại cảm thấy rất thất vọng. Sau đó chị đã nhiều
lần làm lành, nhưng đứa trẻ vẫn một điệp khúc nói trên, cuối cùng chị buộc phải
dùng biện pháp cứng rắn.
Không chịu bó tay, chị đã tìm đến các chuyên gia tâm lý nuôi day trẻ để tư vấn.
Người ta khuyên chị hãy làm lại từ đầu, có nghĩa là hãy đặt mình vào vị trí của đứa
trẻ và một khi có yêu cầu nhỏ không được thực hiện ắt phải thốt ra những điều
chính chúng đã nghe được người lớn nói. Đây là cách tốt nhất để đứa trẻ trút nỗi
thất vọng.
Trong trường hợp trên cần phải thích lý do tại sao không nên ăn kẹo trước khi ăn
cơm, và hãy để đứa trẻ tự cất kẹo đi chờ sau khi ăn cơm xong hãy ăn. Nếu đứa trẻ
nghe ra và tự nó làm sẽ phát huy được hiệu quả, ngoài ra cũng cần phải giải thích
rằng từ lúc ăn kẹo đến khi ăn cơm thời gian rất ngắn, nên cất kẹo vào một chỗ để
trẻ nhìn thấy và nghĩ rằng người lớn đã nói thật. Thậm chí, việc này còn giúp trẻ
hăng hái ăn cơm nhanh chóng để được ăn kẹo - phương pháp này sẽ mang lại kết
quả ngoài dự kiến, tránh được sự tức giận thái quá, dẫn đến những lời nói bất nhã.
Theo nhà tâm lý học người Hồng Kông Karen Brody thì nhiều bậc cha mẹ không
hiểu tâm lý con trẻ nên việc giáo dục thiếu khoa học, nhiều người còn hành động
bạo lực, hình thành nếp nghĩ xấu về người lớn ở nơi con trẻ. Bởi vậy mà người lớn
phải có những lời nói và việc làm gương mẫu để trẻ noi theo.
Đối với trẻ, quá trình phát triển rất dễ mắc phải những cái xấu, càng lớn thì tư duy
càng phát triển, nhiều khi chúng không thể dùng các cử chỉ để diễn tả hết những
điều mà chúng suy nghĩ. Một điểm yếu đối với những đứa trẻ trước tuổi đến trường
là hay vòi vĩnh và ra yêu sách, nếu ta không kiên trì và có cách dạy bảo khoa học
thì trẻ sẽ dễ bị hư hỏng hay tóm lại quá chiều sinh hư, thậm chí trong những trường
hợp căng thẳng trẻ có thể phát ngôn ra những lời nói thiếu văn hoá.
Tất cả những cố gắng để xoa dịu tình thế bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao hơn
so với những hành động thái quá đi quá xa mục đích ban đầu là dạy con ngoan. Đôi
khi bản thân các bậc cha mẹ không lường hết được hậu quả của việc thiếu kiềm
chế được cơn giận dữ. Nhiều trường hợp người bố đã phải đối diện với bản án vì
lỡ đánh con gãy tay, chấn thương sọ não; người mẹ phải ân hận vì ném đồ trúng
chỗ hiểm của con
Do đó, theo các nhà tâm lý, trong mọi trường hợp, các bậc cha mẹ phải hết sức
bình tĩnh và tìm cách giảm bớt tính nóng nảy, sau đó lựa lời giải thích điều hơn
thiệt, những hậu quả do việc làm của trẻ. Nên nhớ là trẻ rất thích được người khác
thông cảm và chia sẻ, bởi vậy khi sự việc đã qua, cha mẹ cần chủ động tiếp chuyện
và giảm dần căng thẳng trong đầu óc của chúng. Những đứa trẻ thông minh sau đó
thường thú nhận những điều sai lầm mà chúng đã làm và mong được sự giúp đỡ
của cha mẹ.