Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mẹ lo ngay ngáy vì con đi học lại ốm liểng xiểng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.99 KB, 6 trang )







Mẹ lo ngay ngáy vì con đi học lại ốm liểng xiểng

Ai cũng biết đi học quan trọng như thế nào với trẻ nhỏ song nhiều chị em cứ
“dền dứ” "thôi vài tháng nữa đi học cũng được"… chỉ bởi con đi học được 2
buổi lại nghỉ 1 tuần.
Nỗi niềm học 2, nghỉ 7
Bé Tuti (2 tuổi) con chị Linh (Bạch Mai, Hà Nội) khá nhút nhát. Bé ra đường và ở
nhà là hai hình ảnh hoàn toàn đối lập, thế nên Tuti được cả nhà mệnh danh là anh
hùng xó bếp. Ở nhà bé nói hát rất nhiều, trêu ông bà bố mẹ nhưng cứ hễ ra đường
là mắt xanh nanh vàng, rúm ró, lí nha lí nhí, hỏi không thưa, lúc nào cũng nấp sau
lưng mẹ.
Nghe bạn bè mách, chị quyết định sang tháng cho bé đi học ở một trường tư thục
gần nhà. Qua lời kể của mẹ về trường lớp, thầy cô, bạn bè, đồ chơi, bé Linh có vẻ
cũng xuôi xuôi. Quả nhiên, ngày đầu tiên đi học của bé nhẹ tựa lông hồng với chị.
Tuy bé cũng mếu máo nhưng cũng bước lẫm chẫm theo cô rồi hòa nhập khá nhanh
với bạn bè. Nhưng chưa kịp thở phào nhẹ nhõm thì đến hôm thứ 2, Tuti lăn ra sốt
xình xịch. Từ bé tới lớn, Tuti “trộm vía”, bé rất ít ốm. Thế mà tính tới nay được 3
tháng có lẻ con đi học nhưng số buổi học chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Lúc thì bé sốt, hết ho lại sổ mũi, rồi rối loạn đường tiêu hóa, có thời điểm còn lây
cả bệnh chân tay miệng về nhà.

Ai cũng biết đi học quan trọng như thế nào với trẻ nhỏ song nhiều chị em cứ “dần
dứ” "thôi vài tháng nữa đi học cũng được"… chỉ bởi con đi học được 2 buổi lại
nghỉ 1 tuần
Chị sợ hãi khi nhắc tới virus mầm non như thế này: “Ngày con đi học cũng là ngày


mình bê trễ công việc. Trước có cô giúp việc trông con nhưng từ ngày con đi mầm
non, mình cho cô chuyển sang nhà khác làm việc. Giờ thì con ốm liểng xiểng suốt
nên mình lại phải ở nhà trông con. Thực sự mình không biết có nên cho con đi học
nữa hay không? Hay chờ bé 3 tuổi, cứng cáp rồi cho đi. Chứ cứ uống kháng sinh
suốt thế này không ổn chút nào”.
Chị Loan (Giảng Võ, Hà Nội) quyết định cho con nghỉ học ở nhà dưỡng sức tới 3
tuổi mới đi học. Cũng giống như bé Tuti, bé Khôi con chị Loan đi học được dăm
bữa nửa tháng lại ốm lăn ốm lóc.
Bé thuộc diện còi, và bé càng còi hơn sau mỗi đợt ốm vì lây virus mầm non. Xót
con, chị quyết định cho bé ở nhà, "nhát cũng được".
Hơn ai hết, chị Liên (Quảng Ninh) thấy con tiến bộ rõ rệt khi đi học, con ngoan
hơn, nghe lời bố mẹ hơn, biết nhiều thứ hơn, dạn dĩ hơn nhưng càng cố cho con đi
học, người con lại gầy tọp, vỗ béo mãi chẳng lên được cân nào.
"Nhẹ cân, lười ăn nên sức đề kháng của con càng kém, con 'kết bạn' rất nhanh với
những bạn virus, chỉ cần bạn ngồi cạnh hắt hơi thôi là y như rằng Bông hôm sau
ho, sổ mũi, bạn ngồi cạnh xuất hiện một nốt loét ở miệng thôi là hôm sau Bông bị
chân tay miệng", chị ngao ngán chia sẻ.
Chị tha thiết muốn con đi học, nhưng chị buồn lòng, lo lắng khi con cứ ốm lay lắt
hết ngày này đến ngày khác.
Tăng sức đề kháng cho trẻ trước khi đi học
Chuyên gia tâm lý Hồng Hà cho rằng, khi thấy con ốm và muốn con ở nhà là tâm
lý hết sức bình thường ở người mẹ, đó dường như là bản năng để bảo vệ con của
người mẹ.
Tuy nhiên, người mẹ cần phải hiểu rằng khi trẻ thay đổi môi trường sống (đang từ
nhà đến trường, lại đông bạn hơn), ốm là điều hết sức bình thường, và đó là cách
trẻ thay đổi mình, thích nghi với môi trường mới.
Trường học chính là môi trường giao tiếp đầu tiên mà trẻ cần phải trải qua. Giao
tiếp là một trong những điều kiện cơ bản để trẻ phát triển mình trong tương lai, trẻ
tự tin hơn khi tiếp xúc, va chạm với mọi người trong xã hội.
Phụ huynh cần hiểu rằng, trẻ hay ốm không phải vì môi trường không tốt, các cô

nuôi dạy trẻ không biết cách chăm sóc hay không quan tâm tới các bé mà bởi thể
trạng của từng trẻ là khác nhau và sức miễn dịch của bé hiện tại còn non nớt.
Nhưng cha mẹ cần yên tâm rằng con sẽ thích nghi nhanh chóng.
Việc bố mẹ thấy con ốm và cho nghỉ học ngay ở nhà là một sai lầm, điều này khiến
bé sẽ càng khó thích nghi với môi trường mới, thu hẹp sự tìm tòi, học hỏi của con.
Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Văn Lực - Viện Bảo hộ lao động cho rằng, ngoài chuẩn bị tinh
thần, vật chất cho con đi học, phụ huynh nên giúp con tăng cường sức đề kháng
trước khi đến trường. Có thể cha mẹ bổ sung thêm những vitamin, khoáng chất cho
con mỗi ngày. Cho bé uống nhiều nước cam, thay đổi món ăn thường xuyên (có
đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính), kích thích trẻ ăn ngon miệng… điều này giúp
bé khỏe mạnh hơn và có khả năng thích nghi với môi trường mới một cách tốt hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên giúp bé có được một giấc ngủ sâu và ngủ ngon. Chất
lượng giấc ngủ liên quan tới sức khỏe của trẻ. Thiếu ngủ sẽ khiến trẻ dễ ốm hơn,
khi ngủ đủ sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ được tái tạo, tăng cường.
Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ tuyệt đối không tự ý kê đơn cho con mà cần cho bé đi
khám, tìm ra bệnh lý liên quan và điều trị dứt điểm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

×