Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Viêm phổi ở trẻ và cách phòng tránh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.93 KB, 6 trang )







Viêm phổi ở trẻ và cách phòng tránh

Thời tiết đang vào giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm
cao tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. Thời điểm này trẻ em dễ
bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
do hệ miễn dịch còn chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Trong đó
nguy hiểm nhất là bệnh viêm phổi.
Nguyên nhân gây viêm phổi
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng nhu mô phổi do các vi khuẩn như Liên cầu
khuẩn hoặc virus cúm A gây ra.
Viêm phổi thường xảy ra khi gặp các điều kiện thuận lợi như: Cơ thể bị nhiễm lạnh
đột ngột do thời tiết; uống đồ lạnh; ngồi trong phòng điều hòa lâu; trẻ ra nhiều mồ
hôi không được lau khô khiến trẻ bị lạnh thấm ngược; hoặc trẻ tắm ngay sau khi đi
chơi về chưa kịp lau khô mồ hôi, tắm lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh cũng dẫn tới
viêm phổi…
Những trẻ có cơ thể suy yếu, lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu chất càng có nguy cơ
mắc bệnh cao do hệ miễn dịch kém phát triển.
Triệu chứng
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt cao đột ngột 39 - 40
o
C, hoặc sốt tăng dần
kèm theo ho khan trong những ngày đầu, ho khạc ra nhiều đờm mủ xanh vàng, có
biểu hiện đau tức ngực ở 1 vùng nhất định, đau tăng lên khi ho, khó thở là những
triệu chứng điển hình của viêm phổi. Bố mẹ nên cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế để
khám và điều trị kịp thời.


Điều trị
- Điều trị triệu chứng: bằng các thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc long đờm.
- Điều trị nguyên nhân: nếu do vi khuẩn dùng kháng sinh, dùng thuốc kháng virus
trong trường hợp viêm phổi do virus cúm A.
- Các biện pháp điều trị hỗ trợ: cho trẻ ăn nhẹ, đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi tại
giường, tránh gió lùa, uống và lau người bằng nước ấm giúp hạ sốt và giảm triệu
chứng.
- Dự phòng viêm phổi tái phát và các biến chứng đường hô hấp: Đảm bảo chế độ
ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh cho trẻ ở lâu trong phòng máy lạnh, hạn chế ăn
uống đồ lạnh, không tắm lâu, bổ sung các loại thực phẩm tăng cường hệ thống
miễn dịch cho trẻ.
Trẻ em có hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp.
Yếu tố quan trọng nhất giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh là tế bào
lympho T. Nhờ có hệ miễn dịch khỏe mạnh trẻ sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh, khi bị
bệnh cũng nhanh khỏi, không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tăng cường khả
năng miễn dịch tự nhiên cho trẻ là điều rất quan trọng. Các nhà khoa học trên thế
giới đã tìm ra Thymomodulin - yếu tố kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ.
Thymomodulin là một polypeptid phi protein nguồn gốc tự nhiên có tác dụng giúp
làm chín các tế bào lympho T, làm tăng cường chức năng của các tế bào lympho T
trưởng thành, kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy thành lập phức
hợp miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Ở các nước Âu, Mỹ,
Thymomodulin được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ dưới dạng
dung dịch uống hoặc cốm để tăng cường sức đề kháng cho trẻ nhỏ, trẻ sau cai sữa,
trẻ có thể trạng yếu…Ở Việt Nam đã xuất hiện các sản phẩm bổ sung cho trẻ có
chứa Thymomodulin để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phòng bệnh. Bố mẹ có
thể tìm mua các sản phẩm này tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Immukid
- sản phẩm chứa Thymomodulin có bán tại
các nhà thuốc
Bổ sung Thymomodulin cho trẻ với liều 20mg hàng ngày giúp trẻ phát triển hệ

miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp như viêm phổi,
viêm phế quản, cảm cúm…hay các bệnh trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa như
thủy đậu, sốt virus. Bổ sung Thymomodulin là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp
trẻ phát triển toàn diện, sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh tật và ngăn ngừa tái phát.

×