Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VÀI CẢM NHẬN VỀ TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TỈNH BẮC NINH - 2007 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.63 KB, 6 trang )





VÀI CẢM NHẬN VỀ TRIỂN LÃM MỸ THUẬT
TỈNH BẮC NINH - 2007



Khi những cành hoa đào chưa kịp trổ nụ để đón mừng xuân Đinh Hợi năm 2007,
thì tại nhà triển lãm của Hội mỹ thuật Việt Nam - 16 Ngô Quyền - Hà Nội (từ 02-
13/01/2007) hơn 40 tác phẩm của các tác giả quê hương Bắc Ninh đã khoe màu,
khoe sắc góp phần báo hiệu một mùa xuân mới rực rỡ của nền nghệ thuật tạo hình
Việt Nam.
Với lối trình bày tranh thoáng, đẹp, rất chuyên nghiệp, người xem đã được chiêm
ngưỡng những tác phẩm thể hiện sự lao động nghệ thuật công phu, nghiêm túc, với
những tìm tòi riêng, khá mới mẻ, đầy bản lĩnh sáng tạo của các tác giả. Có thể nói,
các tác phẩm được trưng bày tại đây không hề có sự len chân của những mầu sắc
thương mại thị trường.
Thật vậy với những bức sơn mài khổ lớn, sắc mầu ấm áp, giầu tính trang trí, hiện
đại, mang nặng duyên nợ tình quê Ao làng, Tiếng vọng đồng quê, Hội làng nghề
của tác giả Lưu Quang Lâm đem đến sự bề thế, hoành tráng cho phòng tranh. Một
Nguyễn Nghĩa Cương dí dỏm mang nặng duyên phận nghề nghiệp trong Con bọ
cạp. Năng động trẻ trung với những biến thể tạo hình chân dung chính tác giả và
Đô thị mới chật chội chen chúc, nhưng tươi vui phát triển. Một Minh Châu cách
tân táo bạo, đột phá trong Hoạ sĩ và người mẫu, và một cảm giác tạo hình không
gian chật trội trong Hội chen. Những bức tranh đồ họa đen trắng tinh vi, cẩn trọng,
chỉnh chu đến từng chi tiết của tác giả Minh Đạt khiến người xem choáng ngợp và
cảm phục Hào quang của vốn vay 1 và 2. Một Minh Sơn rất kỹ thuật trong bố cục
Chuyện cổ tích, Cuộc tranh chiến với lối tạo hình khoẻ khoắn, mạnh bạo gây ấn
tượng, tỏ rõ sự vững vàng về nghề nghiệp. Một Nguyễn Minh Tuấn với Buổi sớm


ra đồng chất liệu sơn dầu phóng túng, pha trộn giữa hiện thực và tưởng tượng xúc
cảm trong từng nét vẽ, tạo nhiều gợi mở cho người xem
Những tác giả trên với những cá tính có sự thể hiện riêng, rõ nét, không bị trộn lẫn,
không chung chung, đã góp phần đem lại cho phòng tranh đa sắc vừa hiện đại, vừa
truyền thống khá tiêu biểu cho nghệ thuật Bắc Ninh, và làm nên sự thành công
chung của triển lãm.
Các tác giả Nguyễn Đình Long, Đỗ Hữu Bảng, Vũ Oanh, Nguyễn Văn Triền, Thế
Đỉnh bài bản ổn định theo kiểu trường quy. Một Lê Văn Thành vẽ có nghề, sạch sẽ
trong sự thể hiện, nhưng chưa thật ổn định phong cách. Vũ Hữu Vượng thành công
trong Về nhà mới thể hiện được tình cảm sâu lắng thiêng liêng của các nhân vật
trong tranh tưởng nhớ về người liệt sĩ đã hy sinh
Các tác giả trẻ đầy triển vọng như Vũ Bá Sơn trong Bến Sông, hay Vũ Thu Thủy
với những bức tranh bột mầu, đã đem đến cho người xem những hy vọng và tin
tưởng về một thế hệ tiếp nối.
Trong mảng điêu khắc, các tác phẩm: Quan họ, Nhịp điệu ngày mùa của Lê
Thanh, với đơn giản khối hình, nhưng ấn tượng và gợi cảm, đã đưa ngôn ngữ điêu
khắc hiện đại đến người xem. Một dòng chảy theo kiểu truyền thống phường thợ từ
Cào cào giã gạo, Tôi tạc Tôi đến Đợi, ba thế hệ điêu khắc Vũ Bảy, Vũ Bình, Vũ
Bình Minh đã gợi đến điêu khắc hiện thực - dân gian và điêu khắc hiện thực -
tượng trưng.
Với những bản sắc sáng tạo riêng của từng nghệ sĩ, nghệ thuật tạo hình của tỉnh
Bắc Ninh đã đem lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người hâm mộ nghệ thuật Thủ đô
và cả nước, đồng thời góp phần làm phong phú và thêm khởi sắc cho nền nghệ
thuật Việt Nam nói chung, đúng như đánh giá của Hội đồng nghệ thuật Ban tổ
chức triển lãm, " Nghệ thuật Bắc Ninh không yếu kém, không nghiệp dư, không
tỉnh lẻ, có những tác phẩm công phu, nghiêm túc".


×