Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC KHUYẾN LÂM TỈNH ĐĂKLĂK doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.5 KB, 9 trang )



1
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÔNG TÁC KHUYẾN LÂM TỈNH ĐĂKLĂK

Triệu Long Quảng, Bùi Thị Hải Nhung
Phòng Nghiên cứu Kinh tế
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Kết quả điều tra, đánh giá công tác khuyến nông ở tỉnh Đăklăk đã chỉ ra rằng: hệ
thống khuyến nông lâm trong những năm qua đã phát triển về cả quy mô, nội dung và hình
thức hoạt động góp phần vào sự phát triển nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, công tác
khuyến lâm ở Đăklăk chưa được quan tâm đúng mức thể hiện ở việc chưa có chính sách
riêng cho đối tượng cây rừng và công tác khuyến lâm, chưa có bộ phận chuyên trách lâm
nghiệp trong khuyến lâm, cán bộ khuyến nông lâm tuyến huyện vừa thiếu vừa yếu về
chuyên môn, nguồn vốn cho khuyến lâm hạn chế, manh mún, ngắn hạn và không ổn định,
số mô hình khuyến lâm được triển khai hạn chế về quy mô và kinh phí, một số chính sách
khuyến nông của tỉnh không phù hợp. Một số giải pháp được đề xuất trên cơ sở những điều
tra nghiên cứu nhằm phát triển công tác khuyến lâm tại tỉnh Đăklăk nói chung và khu vực
Tây Nguyên nói riêng.
Từ khoá: Khuyến lâm, nông lâm kết hợp, hộ gia đình, phát triển bền vững.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp trồng rừng và phát triển lâm nghiệp, khuyến lâm đóng vai trò hết
sức quang trọng, là cầu nối giữa người trồng rừng với các nhà khoa học kỹ thuật, liên kết
nông dân với các tổ chức xã hội và doanh nghiệp, từng bước đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông lâm nghiệp tăng năng suất, chất lượng, phát triển kinh tế và xoá đói giảm
nghèo.
Trong những năm qua, công tác khuyến nông lâm tỉnh Đăklăk đã đạt được thành


quả nhất định, góp phần trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên,
so với khuyến nông thì hoạt động khuyến lâm còn rất nhiều hạn chế, kể cả số chương trình,
kinh phí, nguồn nhân lực và khó khăn trong tiếp cận triển khai. Bài báo này là một phần
trong nội dung “Khảo sát thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển khuyến lâm
tại khu vực Tây Nguyên” thuộc đề tài Đánh giá các dự án lâm nghiệp Tây Nguyên giai
đoạn 1995-2005. Nhằm đề xuất một số giải pháp cải tiến cho hoạt động khuyến lâm ngày
càng đạt được hiệu quả hơn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập thông tin thứ cấp: Tài liệu về các chương trình, dự án khuyến lâm, hiện
trạng và các báo cáo kết quả thực hiện chương trình, dự án đã đạt được ở Đăklăk.
Thu thập thông tin sơ cấp: Sử dụng Phương pháp PRA trong hội thảo, phương
pháp phỏng vấn bán cấu trúc, bảng câu hỏi và tổ chức hội thảo SWOT.
Phân tích đánh giá: Các số liệu được phân tích đánh giá theo phương pháp chuyên
gia làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công tác khuyến nông trong thời gian
tới.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hệ thống tổ chức quản lý khuyến nông
Trung tâm Khuyến nông Đăklăk được thành lập theo quyết định số 56/QĐ-UB,
ngày 20/01/1993 của UBND tỉnh Đăklăk để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ nông dân phát
triển sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp. Hoạt động theo ngành dọc thuộc Sở Nông nghiệp và
PTNT gồm 4 phòng là Phòng Kế hoạch tổng hợp, Trồng trọt, Chăn nuôi và Phòng đào tạo
và thông tin, các phòng ban được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.


2
Đội ngũ CBCNV của toàn hệ thống khuyến nông Đăklăk là 71 người. Trong đó:
nam 52 người; nữ 19 người; dân tộc 11 người. Đại học và cao đẳng 48 người, trung học 19
người; chuyên ngành nông nghiệp là 39 người, chiếm 54,9%; chăn nuôi, thú y: 26 người,
chiếm 36,6%, lâm nghiệp là 2 cán bộ, chiếm 2,8%, cán bộ các ngành khác chiếm 5,6%.
Cấp tỉnh gồm 30 người; cấp huyện 41 người/13 Trạm huyện thị; khuyến nông viên cơ sở

123 người /207 xã, phường; cộng tác viên khuyến nông khuyến lâm tự nguyện 314 người,
153 câu lạc bộ khuyến nông, nhóm hộ nông dân cùng sở thích được duy trì tốt. Từ năm
2000 các Trạm khuyến nông được phân cấp về trực thuộc UBND huyện quản lý
Nhận xét: Cơ cấu tổ chức gồm 30 CBCNV chia làm 4 phòng chức năng và hệ thống các
Trạm Khuyến nông huyện thị. Trung tâm Khuyến nông hoàn toàn có thể đáp ứng được mọi
công việc và yêu cầu của công tác khuyến nông tỉnh. Tuy nhiên, không có bộ phận chuyên
trách lâm nghiệp, một số Trạm và khuyến nông viên cơ sở đội ngũ cán bộ mỏng và trình độ
không đồng đều cũng là khó khăn không nhỏ trong thực nhiệm vụ khuyến lâm.
Quá trình lập kế hoạch và thực thi chương trình khuyến nông lâm
Quá trình xây dựng chương trình
- Không có chương trình, kế hoạch dài hạn cho hoạt động khuyến nông khuyến
lâm, việc lập các kế hoạch hoạt động của Trung tâm chỉ diễn ra hàng năm phụ thuộc rất
nhiều vào Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông Nghiệp và PTNT. Nguồn vốn cấp
theo định mức, lại cấp theo năm và thường không ổn định. Cách lập kế hoạch này dẫn tới
Trung tâm không chủ động được nguồn vốn, kế hoạch hoạt động.
- Cách xây dựng chương trình thường mang tính áp đặt từ Trung tâm xuống Trạm.
Tiếp nhận chương trình từ Trung tâm là quá chậm, nặng nề thủ tục hành chính và cơ chế
phân phối nội dung. Quá trình xây dựng các chương trình, dự án khuyến nông lâm tại xã
được thực hiện hoàn toàn do Trạm. Trung tâm chỉ xét duyệt các chương trình trên cơ sở
căn cứ vào các báo cáo của các Trạm nên thường không sát với thực tế.
- Do lực lượng khuyến nông cấp huyện mỏng, kinh phí ít và hạn chế về khả năng
chuyên môn dẫn đến sự phối hợp giữa các Trạm khuyến nông với UBND cấp xã, các ban
ngành không được thường xuyên, chất lượng của những thảo luận còn hạn chế đã ảnh
hưởng không nhỏ đến chương trình kế hoạch xây dựng.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ xã và cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp xã yếu và
không đồng đều nên dẫn đến những tham mưu không trúng và kịp thời gây ảnh hưởng đến
công tác xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm.
Quá trình quản lí thực hiện chương trình khuyến nông khuyến lâm
- Trạm cùng với hộ gia đình thực hiện xây dựng mô hình theo hợp đồng với Trung
tâm và tiến hành thu hồi vốn các hộ sau khi kết thúc năm, Trung tâm kiểm tra giám sát

bằng cử sán bộ kiểm tra hiện trường và yêu cầu Trạm báo cáo hàng tháng. Hầu hết là
những hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình thường nghèo, không có tiền đối ứng, khi
kết thúc lại bị thu hồi vốn gây khó khăn cho khuyến nông huyện, không thu hút người
nghèo tham gia. Khuyến lâm theo những hộ nghèo “chỉ dành cho những người giàu”.
- Trạm Khuyến nông huyện phối hợp với Phòng Kinh tế, Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ
Thực vật để phổ biến kỹ thuật đến từng thôn, buôn; kiểm tra, đôn đốc nông dân xuống
giống đúng thời vụ, đủ số lượng, đúng thời gian; tổ chức cho nông dân đi tham quan, hội
thảo các diễn hình. Kết hợp với Trạm Kiểm lâm và Lâm trường tuyên truyền sâu rộng
trong nhân dân ý thức phòng chống cháy rừng, quản lí bảo vệ và phát triển rừng.
- Trạm kết hợp với UBND xã, thôn, buôn, đoàn thể và khuyến nông viên tiến hành
hướng dẫn, đôn đốc và giám sát quá trình thực hiện chương trình khuyến nông toàn xã và
các hộ thực hiện xây dựng mô hình. Tuy nhiên, với đội ngũ khuyến nông vừa thiếu về đội
ngũ vừa yếu về chuyên môn ở một số huyện là nguyên nhân không nhỏ làm cho công tác
khuyến nông chưa thực sự đến đầy đủ với người dân. Khuyến lâm vẫn gặp không ít những
khó khăn khi tiếp cận với công tác phát triển lâm nghiệp trên địa bàn.
Đánh giá đội ngũ cán bộ khuyến nông lâm cấp huyện


3

Bảng 1. Phân tích SWOT của cán bộ khuyến nông lâm cấp huyện thị
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
• Có chủ trương chính sách rõ ràng của Nhà
nước.
• Đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ KHKT.
• Nhân dân đã hiểu được đúng nghĩa khuyến
nông lâm, ủng hộ nhiệt tình các chương
trình khuyến nông lâm của Nhà nước.
• Xây dựng được nhiều mô hình, khuyến
nông đã đến được với vùng sâu vùng xa,

vùng khó khăn.
• Tạo được lòng tin thông qua hiệu quả mô
hình.
• Biên chế cán bộ ít, địa bàn rộng, nhu cầu
về khuyến nông lâm lớn.
• Chưa có cán bộ chuyên khuyến lâm,
chương trình khuyến lâm ít, manh mún và
chỉ đầu tư ngắn hạn đối với cây lâm nghiệp
hiệu quả thấp.
• Cộng tác viên cơ sở ít, trình độ chuyên
môn yếu.
• Chưa có nhiều cộng tác viên người dân tộc
thiểu số
• Đường đi khó khăn, ảnh hưởng đến bảo vệ
mô hình
CƠ HỘI THÁCH THỨC
• Được sự chỉ đạo, ủng hộ, quan tâm của
chính quyền địa phương
• Có sự cộng tác của các ban ngành liên
quan trong quá trình xây dựng thực hiện
chương trình
• Tạo nhiều cơ hội cho nhân dân học hỏi, áp
dụng kỹ thuật mới, các giống cây, con có
năng suất cao, cải thiện đời sống nhân dân
• Cán bộ khuyến nông lâm cấp huyện được
bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên do
trung tâm tổ chức, cử đi học nâng cao trình
độ
• Ngày càng nhiều chương trình khuyến lâm
được đầu tư từ phía Trung ương và các dự

án về lâm nghiệp.
• Sự phối hợp giữa các ban ngành chưa
đồng đều dẫn đến hiệu quả các chương trình
chưa cao, có nhiều chương trình ở đơn vị
khác nhau quản lý và thực thi.
• Cơ sở hạ tầng còn thấp kém, khó khăn cho
triển khai, thực hiện, giám sát mô hình
• Trình độ dân trí thấp, tiếp thu tiến bộ
KHKT kém
• Thủ tục tiến hành thực hiện và quyết toán
các chương trình khuyến nông lâm còn phức
tạp,
• Các câu lạc bộ khuyến nông lâm còn ít,
nhiều người dân chưa được hưởng lợi từ các
chương trình khuyến nông lâm.
• Thiếu vốn xây dựng các mô hình dẫn đến
hạn chế số lượng các chương trình.
(Nguồn: Kết quả phân tích hội thảo SWOT tháng 8/2007)

Đánh giá người dân trong công tác khuyến lâm

Bảng 2. Phân tích SWOT của người dân trong công tác khuyến lâm tại xã, thôn

ĐI
ỂM

M
ẠNH

ĐI

ỂM

Y
ẾU

- Đã phát triển được một số mô hình có triển
vọng có giá trị kinh tế cao như Bời lời, Tre
măng,
- Khuyến lâm đã và đang phát hiện nhiều
mô hình mới, cung cấp vốn, giống, phân
bón, thuốc trừ sâu. Vì vậy người nghèo
cũng có thể tham gia thử nghiệm .
- Người dân đã nhận thức được vai trò và
giá trị của công tác lâm nghiệp, hưởng ứng
nhiệt tình, muốn tham gia làm các mô hình.
- Khuyến lâm gắn liền với phát triển bền
vững nên được nhiều người dân, ban ngành
- Thiếu cán bộ khuyến lâm, nhất là cán bộ
kỹ thuật, cán bộ chưa đi sâu, sát dân. Chưa
có khuyến lâm viên ở các thôn để giúp đỡ
kịp thời khi dân cần.
- Chưa có cán bộ khuyến lâm là người dân
tộc địa phương việc chuyển giao khoa học
kỹ thuật hạn chế.
- Phân công chưa rõ ràng đến các ban, hội,
đoàn thể trong thôn ảnh hưởng đến kết quả
mô hình .
- Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt khó quản
lí, vận động nhân dân tham gia khó khăn.



4
tham gia ủng hộ.
- Dân số đông, nhân lực dồi dào để thực
hiện các chương trình trình diễn.
- Cây lâm nghiệp là cây dài ngày, khó thấy
ngay hiệu quả trong khi các chương trình
khuyến lâm lại ngắn hạn nên khó thu hút
được người dân tham gia.
CƠ HỘI THÁCH THỨC
- Diện tích lâm nghiệp rộng, đất tốt dễ dàng
cho phát triển kinh tế vườn rừng
- Có sự chỉ đạo và tác động của các chương
trình, dự án về khuyến lâm, LNXH
- Được sự quan tâm của Nhà nước bằng các
nguồn vốn cho vay để phát triển kinh tế hộ
gia đình
- Đường giao thông được tu sửa thuận tiện
đi lại, giao lưu, thuận tiện cho cán bộ
khuyến lâm xuống thôn, buôn và vận
chuyển cây giống, lâm sản.
- Có nhiều chính sách về giao đất lâm
nghiệp lâu dài, tạo điều kiện cho người dân
đầu tư kinh doanh rừng.
- Đường giao thông liên thôn chưa thuận
tiện, khó họp dân nhất là vào mùa mưa và
mùa làm rẫy.
- Dân trí thấp, hạn chế nắm bắt KHKT
- Nhiều hộ nghèo không có tiền đối ứng
theo quy định, thiếu đất đai, thiếu lao động

không tham gia được các mô hình.
- Phong tục tập quán còn nặng nề, hiệu quả
thấp.
- Người nghèo chưa có nhiều chính sách
hỗ trợ vay vốn, vay vốn dẫn đến thiếu vốn
sản xuất.
- Thị trường lâm sản hàng hoá không ổn
định là nguyên nhân cản trở sự đầu tư lâu
dài cho LN.
(Nguồn: Kết quả phân tích hội thảo SWOT tháng 8/2007)
Đánh giá các chương trình khuyên lâm của Trung tâm Khuyến nông Đăklăk
Cơ cấu và tỷ lệ vốn cho khuyến lâm
Bảng 3. Cơ cấu vốn cho khuyến nông lâm tỉnh Đăklăk (1995-2006) ĐVT: tr.đồng

Năm
thực
hiện
Cho khuyến nông Cho khuyến lâm
Tổng vốn
Trong đó
Tổng
vốn
Trong đó
TW ĐP Viện trợ Khác TW ĐP
Viện
trợ
Khác
1995
680 680





1996




1997




1998
1840,121 652 1188,121



1999
1553,446 252,16 1301,286



2000
1730,487 323,957 1406,530

100 100

2001 4081,205 412,227 1569,6 2000 99,378
150 100 50


2002
6169,264 777,222 1577,746 3725,047 89,249
200 140 60

2003 5224,90 652,56 1287,34 3200 85 190 150 40
2004 6585,42 1134,65 1452,54 3900 98,23 260 200 60
2005 6240,11 1018,12 1321,65 3800 100,34
320 200 70
50
2006 6012,499 956,22 1236,237 3700 120,32
330 250 80

(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăklăk, 2006)

Kết quả bảng 3 cho thấy; Mặc dù nguồn vốn đầu tư cho công tác khuyến nông hàng
năm rất lớn khoảng trên 6 tỷ/năm (trong đó có cả nguồn sự nghiệp cho khuyến nông, các
dự án hướng dẫn người dân nghèo làm khuyến nông, chương trình trợ giá giống và các dự


5
án về giống) nhưng tỷ lệ vốn cho công tác khuyến lâm là rất nhỏ, những năm gần đây được
sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tỷ lệ vốn cho khuyến lâm đã tăng lên
khoảng 5%/năm. Đây là khó khăn rất lớn đối với công tác khuyến lâm vì cây rừng có đời
sống dài ngày, lâu cho thu hoạch và không mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt như các
loài cây nông nghiệp, ít thu hút được bà con như cây nông nghiệp nhưng lại có ý nghĩa lớn
về mặt môi trường sinh thái, gắn liền với bảo tồn nguồn gen và phát triển bền vững.
Kết quả các mô hình khuyến lâm Trung tâm đã thực hiện (1995-2006)
Chương trình trồng tre lấy măng
- Chương trình trồng tre lấy măng do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cấp kinh

phí từ năm 2001, đến nay đã phát triển khá mạnh ở nhiều huyện và bước đầu mang lại hiệu
quả kinh tế cao cho người nông dân. Tre măng dễ trồng, có thể tận dụng được đất ven khe
suối, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.

Bảng 4. Mô hình trồng tre măng của Trung tâm khuyến nông Quốc gia (2001 – 2006)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Địa điểm Mđrăk Krôngnăng BuônĐôn Easup
CưM’Nga
Diện tích (ha) 4 16 16 17 21
Số điểm TD 2 28 30 40 29
Kinh phí (triệu đồng) 25 100 100 100 100
Số lớp tập huấn 1 2 2 2 2
Số người tập huấn 50 100 100 100 100
Kết quả mô hình Tốt Tốt Tốt Tr.bình Tốt
Khả năng nhân rộng cao cao cao thấp cao
(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăklăk, 2006)

- Chương trình trồng tre măng bằng nguồn ngân sách của huyện CưM’Nga năm
2005, thực hiện 11ha với kinh phí 40 triệu đồng tại 8 xã (Eatal 2,0ha; Eakiết 1,0ha;
Cuorđăng 1,0ha; EaM’Nang 0,9ha; Eatar 1,7ha; CưM’Nga 1,6ha; EaM’drat 1,5ha và
Eapốc 1,3ha), tập huấn 3 lớp với 120 người tham gia, hội thảo nhân rộng mô hình 3 cuộc
với 120 người dự. Mô hình này đã cho măng năng suất cao, được nhiều hộ nông dân học
hỏi nhân rộng. Nhiều hộ được hướng dẫn kỹ thuật đã chiết hom bán cho các hộ khác trồng.
- Chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của Sở KHCN tỉnh năm 2006
đã phối hợp với Phòng Kinh tế huyện CưM’Nga xây dựng dựng mô hình trồng tre lấy
măng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã EaM’Droh với diện tích 2,5ha, đến nay đã bắt
đầu cho măng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình tham gia.
Kết quả: Mô hình trồng tre lấy măng đã thực sự thành công tại Đăklăk. Thông qua
tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật và xây dựng mô hình khuyến lâm, phong trào trồng tre
lấy măng nhân rộng ra toàn tỉnh, từng bước nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo và

tiến tới làm giàu cho rất nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, vấn đề chế biến và thị trường đầu ra
chưa được tỉnh quan tâm khi mà người dân đang phát triển mạnh loài cây này.

Chương trình trồng rừng kinh tế và nông lâm kết hợp

Mô hình do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ được Trung tâm Khuyến
nông Đăklăk triển khai từ năm 2002 với các loài cây lâm nghiệp như Keo lá tràm, Keo lai,
Điều ghép, Lát mêhicô, Xoan ta; quy mô theo các năm tại được thống kê bảng 5.

Bảng 5. Kết quả mô hình trồng rừng kinh tế, nông lâm kết hợp (2002 – 2006)


6

Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Địa điểm Krôngnăng Krônglô-ĐN KrôngAna Eaka
KrôngBông

Loài cây Keo Lt + Điều Keo lai+Điều

Lát+Điều Lát+Điều
Xoan+Điều

Diện tích (ha) 46 36 50 54 107
Số điểm TD 38 28 35 40 90
Kinh phí (tr.đồng) 40 50 100 100 150
Số lớp tập huấn 2 2 2 2 4
Số người tập huấn 100 100 100 100 200
Kết quả mô hình Tốt kém Tốt Tốt Tốt
K.năng nhân rộng Khá Thấp cao cao cao

(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăklăk, 2006)

Kết quả: Mô hình trồng rừng kinh tế, nông lâm kết hợp được thực hiện đã mang lại hiệu
quả kinh tế cho các hộ tham gia, một số mô hình đã được bà con phát triển nhân rộng như
mô hình trồng Xoan ta, trồng Lát mêhicô + Điều ghép. Tuy nhiên, do không có vốn nên
sau khi kết thúc 1 năm đầu tư của khuyên lâm một số hộ gia đình đã không đầu chăm sóc,
do đó chất lượng mô hình kém, tác dụng khuyến cáo và khả năng nhân rộng hạn chế.

Chương trình thực hiện dự án 661 của Chi cục Lâm nghiệp tỉnh

- Từ năm 2005 đến nay Chi cục Lâm nghiệp ký hợp đồng tạo cây giống với Trung
tâm Khuyến nông phục vụ cho trồng rừng và trồng cây phân tán của dự án, năm 2005 là
25.000 cây Lát Mêhicô và măng tre, năm 2006 là 267.000 cây, trong đó Xoan ta (137.000),
Keo lá tràm (70.000), Xà Cừ (40.000), Muồng đen (20.000).
- Chương trình trồng cây phân tán được Chi cục Lâm nghiệp ký trực tiếp với các Trạm
Khuyến nông/Phòng Kinh tế huyện cấp phát và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân, trong
hai năm 2005 và 2006 riêng huyện CưM’Nga đã trồng được 136.000 cây/1260 hộ tham
gia. Kết quả nghiệm thu cho tỷ lệ sống rất cao, cây sinh trưởng tốt và bước đầu thu hút
được người dân đăng ký tham gia.
Kết quả: Thông qua tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, chương trình trồng cây phân tán
được người dân nhận thức rõ lợi ích và tích cực tham gia. Kết quả là trong 2 năm hàng
triệu cây phân tán được người dân trồng ven đường, quanh nhà, xung quanh nương rẫy,
bước đầu cho thấy tỷ lệ sống cao và sinh trưởng nhanh đặc biệt là Xoan ta, Lát Mêhicô.
Một số chương trình, dự án có liên quan đến lâm nghiệp và khuyến lâm trên địa bàn
tỉnh Đăklăk
Chương trình giao đất giao rừng
Chương trình giao đất giao rừng bắt đầu ở Đăklăk từ năm 1998 chủ yếu là các lâm
trường và một phần là các hạt kiểm lâm thực hiện. Công tác giao đất giao rừng đã gắn
trách nhiệm của người nhận đất, nhận rừng với lâm nghiệp, giúp họ tự nhận thức được
quyền lợi và trách nhiệm khi nhận đất, nhận rừng. Nhà nước và các lâm trường, doanh

nghiệp cùng tham gia với các hộ gia đình phát triển, hướng dẫn và hỗ trợ người nông dân
làm kinh tế lâm nghiệp trên mảnh đất họ được giao.
Dự án quản lí bền vững tài nguyên vùng hạ lưu sông MêKông tại Đăklăk


7
Trong năm 1999 và 6 tháng đầu năm 2000, dự án đã hỗ trợ chương trình giao đất
giao rừng với 7.451 ha được giao đến 471 hộ và 8 nhóm hộ. Trong quá trình thực hiện, dự
án đã tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về giao đất giao rừng nhằm tạo ra diễn đàn
chung để các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các cơ quan ban ngành có liên quan, các
trường đại học trong vùng có dịp trao đổi, thảo luận những vấn đề còn vướng mắc trong
quá trình thực hiện. Giao đất giao rừng gắn với nâng cao nhận thức về giá trị cũng như
phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm quản lý rừng bền vững là mục tiêu và kết quả của dự án
đã đạt được. Mô hình được rút kinh nghiệm và nhân rộng tại nhiều địa phương.
Chương trình hỗ trợ lâm nghiệp xã hội-Đại học Tây Nguyên
Chương trình do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ, Đại học Tây Nguyên là 1 trong 7 đối
tác, đơn vị tư vấn thực thi chương trình là HELVETAS. Chương trình được thực thi ở xã
ĐakR’tit huyện ĐăkR’lấp nay thuộc tỉnh ĐakNông. Giao đất giao rừng thí điểm cho 8
nhóm hộ thuộc thôn 6 diện tích 1016 ha, thực hiện thử nghiệm phát triển kỹ thuật có sự
tham gia (PTD) cho thôn 6 và thôn 2, bước đầu đã có kết quả khả quan.
Qua các chương trình, dự án lâm nghiệp cộng đồng đã có nhiều chính sách về phân định
đất đai nông lâm nghiệp, xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lâm nghiệp, kinh
doanh nghề rừng, khuyến khích nhân dân tham gia quản lí bảo vệ rừng do đó vai trò của
cộng đồng được đề cao hơn trong các hoạt động quản lí bảo vệ rừng.
Đề xuất một số giải pháp phát triển khuyến lâm
- Trung tâm Khuyến nông cần xây dựng bộ phận chuyên trách đảm nhiệm công tác
khuyến lâm, các Trạm Khuyến nông huyện cần có cán bộ chuyên trách lâm nghiệp, nhất là
những huyện có diện tích rừng lớn. Có chế độ ưu đãi cho cán bộ khuyến lâm để khuyến
khích họ yên tâm công tác.Tăng cường cán bộ cho các Trạm, trung bình từ 1-2 xã có một
cán bộ khuyến nông lâm. Phát triển cán bộ là người địa phương, người dân tộc thiểu số.

- Cần xây dựng các chương trình, dự án khuyến lâm dài, các mô hình trình diễn về
lâm nghiệp cần được đầu tư nhiều năm liên tục, có những chủ trương và đầu tư từ phía địa
phương cho hoạt động khuyến lâm, gắn với các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp.
- Chú trọng phát triển các câu lạc bộ khuyến lâm ở các thôn (buôn) các “nhóm sở
thích làm kinh tế vườn rừng”, hệ thống khuyến lâm viên tự nguyện Thường xuyên mở
các lớp đào tạo ngắn hạn cho các nhóm đối tượng này để từ đó làm cơ sở cho việc tuyên
truyền ý thức bảo vệ phát triển rừng, phát triển kinh tế dựa vào rừng.
- áp dụng phương thức tiếp cận như RRA, PRA, PTD để lập kế hoạch hoạt động
xuất phát từ nhu cầu người dân, tránh áp đặt, người dân được tham gia trong mọi hoạt động
lâm nghiệp. Liên kết với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động lâm nghiệp, các
tổ chức nghiên cứu khoa học trong ngoài nước, các viện nghiên cứu, các trường đại học để
nghiên cứu chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.
- Thu hút tiềm năng lao động dồi dào trong nhân dân tạo ra công ăn việc làm bằng
phát triển kinh tế nghề rừng, gắn khuyến lâm với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tìm hiểu và phát triển kiến thức bản địa trong cộng đồng dân tộc địa phương, cải
tiến phương thức sản xuất lạc hậu, trao đổi thông tin hai chiều giữa cán bộ kỹ thuật, cán bộ
khuyến lâm, cán bộ phát triển nông thôn với người dân.
- Cần có các chính sách hỗ trợ vốn, vốn ưu đãi trong hoạt động lâm nghiệp cũng
như trong các chương trình, dự án khuyến lâm, bỏ chính sách thu hồi vốn xây dựng mô
hình đặc biệt là mô hình khuyến lâm.
KẾT LUẬN
Công tác khuyến nông đã đi vào cuộc sống của bà con đồng bào các dân tộc, làm
thay đổi cách làm, thay đổi cơ cấy giống cây trồng vật nuôi, tăng năng suất và chất lượng
cây trồng từng bước xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ
khuyến nông các trạm, khuyến nông viên cơ sở còn thiếu và yếu, chưa có cán bộ chuyên
trách khuyến lâm trong Trung tâm, đây là yêu cầu cần phải được củng cố.


8
Kế hoạch hoạt động của các Trạm Khuyến nông lâm cho các xã thường bị chi phối

lớn bởi các chỉ tiêu của Trung tâm giao cho hàng năm, Trung tâm lại phụ thuộc và Trung
tâm Quốc gia và Sở Nông nghiệp và PTNT, vì vậy phần nào chưa xuất phát từ nhu cầu
thiết thực của nhân dân địa phương.
Quá trình giám sát đánh giá chưa có sự tham gia thực sự hiệu quả của người dân.
Kết quả đánh giá thành công hay thất bại của mô hình khuyến lâm thường được căn cứ vào
tỉ lệ đạt được của mô hình mà chưa đánh giá khả năng nhân rộng, những tác động đến kinh
tế, xã hội và môi trường sinh thái sau khi chương trình kết thúc.
Những phân tích, đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của cán
bộ khuyến lâm cấp huyện và người dân tham gia được nghiên cứu nhằm thấy rõ hơn thực
trạng và các giải pháp phát triển khuyến lâm trong khu vực.
Ở Đăklăk công tác khuyến lâm chưa được chú trọng đúng mức, công tác này
thường được giao cho các lâm trường, trạm kiểm lâm trên thực tế hiệu quả đạt được rất
hạn chế. Vốn đầu tư cho khuyến lâm rất thấp, khoảng 5%, chủ yếu tập trung vào một số
cây ngắn ngày và cây nông nghiệp. Các mô hình khuyến lâm hầu hết là ngắn hạn và thiếu
ổn định, vì vậy mô hình sau nghiệm thu đã không được đầu tư chăm sóc mang lại hiệu quả
thấp, gây phản ứng ngược trong khuyến cáo và nhân rộng.
Cơ chế đối ứng từ 20-40% cây giống và 100% công trồng và phân bón, sau khi kết
thúc mô hình lại phải thu hồi vốn dẫn đến hầu hết chỉ có những hộ khá mới có điều kiện
thực hiện mô hình gây ra tâm lý không bình đẳng. Khuyến nông được các hộ nghèo xem là
hoạt động chỉ cho người giàu.
Các mô hình khuyến lâm được Trung tâm khuyến nông thực hiện là mô hình trồng
tre măng, mô hình trồng rừng kinh tế, nông lâm kết hợp và gần đây là mô hình trồng cây
phân tán. Trong đó, mô hình tre lấy măng tại Đăklăk là điển hình cho sự thành công của
công tác khuyến lâm, mang lại giá trị kinh tế cao và thu hút được nhiều bà con tham gia.
Một số các chương trình, dự án về lâm nghiệp như dự án hỗ trợ phát triển lâm
nghiệp xã hội - Đại học Tây Nguyên, chương trình giao đất giao rừng, dự án quản lí rừng
bền vững hạ lưu sông MêKông, đã bước đầu có những thử nghiệm và đánh giá có hiệu
quả các mô hình và phương pháp khuyến lâm trên địa bàn.
Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở của những nghiên cứu đánh giá thực trạng
công tác khuyến lâm tại Đăklăk, nhằm phát triển lâm nghiệp, nâng cao thu nhập, xói đói

giảm nghèo và phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dự án phục hồi rừng đầu nguồn tự nhiên bị suy thoái miền Bắc Việt Nam -
RENFODA – JICA, 2005. Báo cáo khảo sát nông lâm kết hợp
Bảo Huy, 2004. Báo cáo tổng kết chương trình hỗ trợ LNXH, Đại Học Tây
Nguyên.
Báo cáo hoạt động khuyến nông – khuyến lâm các năm từ 1995 đến 2006 – Trạm
khuyến nông huyện CưM’Nga tỉnh Đăklăk, Phòng Kinh tế huyện Đăktô tỉnh Kontum.
Báo cáo tổng kết khuyến nông tỉnh Kontum giai đoạn 1993-2004, giai đoạn 2004-
2006
Báo cáo tổng kết khuyến nông tỉnh Đăklăk giai đoạn 1993-2002, năm 2003, năm
2004, năm 2005 và năm 2006.
Hội thảo Quốc gia về Khuyến nông – Khuyến lâm – NXB Nông nghiệp 1989.
Phương pháp tính giá nông thôn có người dân tham gia ( PRA ) trong hoạt động
khuyến nông – Khuyến lâm – NXB Nông nghiệp, 1998.
Sổ tay Khuyến nông- Khuyên lâm của nông dân miền núi- NXB Nông Nghiệp –
1999.
Võ Hùng (2000), Bài giảng Khuyến nông, Khuyến lâm. Trường ĐH Tây Nguyên.
Đinh Văn Dũng (2001), Khảo sát thực trạng và kiến nghị cải tiến khuyến lâm tại
Đăklăk. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học Tây Nguyên.


9

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CÔNG TÁC KHUYẾN LÂM TỈNH ĐĂKLĂK

Triệu Long Quảng, Bùi Thị Hải Nhung
Phòng Nghiên cứu Kinh tế
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam


TÓM TẮT
Kết quả điều tra, đánh giá công tác khuyến nông ở tỉnh Đăklăk đã chỉ ra rằng: hệ
thống khuyến nông lâm trong những năm qua đã phát triển về cả quy mô, nội dung và hình
thức hoạt động góp phần vào sự phát triển nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, công tác
khuyến lâm ở Đăklăk chưa được quan tâm đúng mức thể hiện ở việc chưa có chính sách
riêng cho đối tượng cây rừng và công tác khuyến lâm, chưa có bộ phận chuyên trách lâm
nghiệp trong khuyến lâm, cán bộ khuyến nông lâm tuyến huyện vừa thiếu vừa yếu về
chuyên môn, nguồn vốn cho khuyến lâm hạn chế, manh mún, ngắn hạn và không ổn định,
số mô hình khuyến lâm được triển khai hạn chế về quy mô và kinh phí, một số chính sách
khuyến nông của tỉnh không phù hợp. Một số giải pháp được đề xuất trên cơ sở những điều
tra nghiên cứu nhằm phát triển công tác khuyến lâm tại tỉnh Đăklăk nói chung và khu vực
Tây Nguyên nói riêng.
Từ khoá: Khuyến lâm, nông lâm kết hợp, hộ gia đình, phát triển bền vững.


×