Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.15 KB, 5 trang )
Trắc Bách Diệp - Vị thuốc cầm máu trong Đông Y
Trắc bách diệp còn được gọi là Trắc bá, tên khoa học: Biota orientaliss (L) Endi.
Trắc bách diệp là một loài cây nhỏ, cao 2 – 3m, lá mọc đối, hình vẩy. Thân phân
nhiều nhánh, các nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Quả hình trứng,
màu xanh, nhỏ, mọc lẫn ở giữa lá. Trắc bách diệp không chỉ được trồng làm cảnh
mà còn được dùng làm thuốc cầm máu rất tốt. Bộ phận dùng là lá cây phơi khô,
dùng sống hay sao cháy.
Theo y học dân tộc, lá Trắc bách diệp vị đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng cầm máu,
mát huyết, thanh thấp nhiệt ở phần huyết nên được dùng chủ yếu để chữa các
chứng bệnh về huyết như thổ huyết, băng huyết, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu,
đi lỵ ra máu Có thể dùng riêng lá cây sao cháy sắc uống, hoặc kết hợp với các vị
thuốc cầm máu khác, liều dùng mỗi ngày 10 – 12g.
Gần đây, các công trình nghiên cứu cũng đã xác nhận: “lá Trắc bách diệp có tác
dụng làm co thành mạch máu, làm tăng lượng protrombin toàn phần của máu rõ và
mạnh, giảm thời gian Quick, làm tăng khả năng đông máu, rút ngắn thời gian chảy
máu. Như vậy có thể kết luận lá trắc bá có tác dụng cầm máu”.
Lá Trắc bách diệp cũng được dùng trong các bệnh xuất huyết, như khái huyết nhẹ
và vừa của bệnh nhân lao, chảy máu cam, rong huyết cơ năng tử cung, viêm niêm
mạc tử cung và viêm phần phụ có xuất huyết có hiệu quả cao. Dạng thuốc dùng