Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những bệnh “vùng kín” thường gặp ở bé trai docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.36 KB, 8 trang )



Những bệnh “vùng kín”
thường gặp ở bé trai

Bé trai với “súng ống, hàng họ” nằm bên ngoài cơ thể,
xem ra rất dễ kiểm tra. Song, trên thực tế có không ít tật
bẩm sinh mà phụ huynh không có kinh nghiệm khó lòng
phát hiện…
Tài sản” xác định là bé trai bao gồm “con chim” và túi đựng
hai “hòn ngọc”. Có bao nhiêu “của cải” thì có bấy nhiêu tật
được phát hiện. Chỉ khi lớn lên, “của quý” mới làm nhiệm vụ
hai trong một (vừa tiết niệu vừa sinh dục). Ngày còn bé,
“chim” chỉ có nhiệm vụ thải nước tiểu, nhưng chỉ cần lỗ tiểu
nằm không đúng vị trí đã xảy ra nhiều điều khiến các bậc
sinh thành đứng ngồi không yên.
- Lỗ tiểu thấp:
Lỗ tiểu thay vì nằm ở đầu “chim” lại chui xuống các vị trí
thấp hơn như: phần bụng dương vật, giữa bìu và hậu môn. Bị
tật này, bé phải phẫu thuật. Tốt nhất là từ một-ba tuổi, thực
hiện ở thời điểm này có điều lợi là bé sẽ không nhớ là mình
đã từng bị phẫu thuật vùng nhạy cảm. Nếu cha mẹ không
phát hiện con mình bị dị tật này thì khi lớn lên sẽ trở thành
đại họa. Việc điều trị khó khăn, phẫu thuật rồi cũng bị xì rò.
- Lỗ tiểu cao:
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Nước tiểu đổ ra ở phần rãnh gần quy đầu, hoặc lưng “chim”,
khúc gần xương mu, việc tiểu tiện sẽ khó khăn và càng lớn,
khi biết về giới tính, biết mình bất thường, các bé thường có
xu hướng mặc cảm, giấu diếm. Những trường hợp này cần


phẫu thuật sớm, các bác sĩ sẽ tạo hình đoạn niệu đạo bị thiếu
để đưa lỗ tiểu về lại “mái nhà xưa”. Đi đôi với lỗ tiểu cao là
dương vật bị cong ở mặt lưng và bao quy đầu khiếm khuyết ở
mặt bụng. Dương vật thường ngắn và có dạng dẹt, hai thể
hang không dính vào nhau. Phẫu thuật tốt nhất là từ một-ba
tuổi. Nặng nhất là những trường hợp không có lỗ tiểu, bàng
quang lộ ngoài ổ bụng. Riêng trường hợp này cần phẫu thuật
ngay sau khi sinh.

- Hẹp bao quy đầu:
Thông thường, quy đầu tự tuột dần ra khi bé lên ba-sáu tuổi.
Cắt bao quy đầu là phẫu thuật đơn giản, nhanh chóng, nhưng
cần gây mê ở trẻ nhỏ và gây tê khi lớn. Phẫu thuật đơn giản
nhưng biến chứng lại “dữ dội”. Chẳng hạn như cắt nhầm quy
đầu tạo sẹo đau khi cương.
Những trường hợp không phát hiện sớm hẹp bao quy đầu khi
lớn lên sẽ dễ bị viêm nhiễm, nhiễm bệnh hoa liễu, ung thư
dương vật. Việc nhận diện bệnh không khó, chỉ cần quan sát
khi “cục vàng” bắn tia nước tiểu mà bao quy đầu phồng to thì
khả năng hẹp khá cao, cần đi khám chuyên khoa. Có nhiều
cha mẹ nghĩ là kéo, nong sẽ giúp quy đầu tuột xuống. Chính
điều này tạo sẹo, gây đau đớn, hoảng loạn cho bé, khiến bé
sợ đụng đến vùng nhạy cảm, đau đớn khi đi tiểu…
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- “Chim” bị lấp (dương vật vùi):
Có sự tranh luận về trường hợp này giữa bác sĩ nhi khoa và
niệu khoa: nhi khoa phát hiện nhiều trường hợp “chim” bị vùi
lấp nhưng bác sĩ niệu khoa thì không thấy ai bị giấu “súng

ống” cả. Giải thích chính xác thì đây không phải là bệnh, mà
chỉ xảy ra khi bé bị béo phì mà thôi. Khi lớn lên, các lớp mỡ
biến mất, nhờ vậy chúng trở về với hình hài thật của mình.
- “Chim” bị che khuất (dương vật lưới):
Do da bìu trùm lên, trông rất… xấu. Nhưng may mắn là mọi
chức năng nhiệm vụ của “súng ống, đạn dược” đều không bị
ảnh hưởng. Đây là trường hợp cần phẫu thuật, thời điểm tốt
nhất là lúc dậy thì.
- Hình dáng, kích cỡ:
Khi lớn lên, các anh thường lo lắng về kích cỡ của “súng
ống”. Có hai trường hợp, thứ nhất là khi dậy thì mà mọi thứ
nhỏ như… xưa là do tuyến yên hoạt động yếu. Việc điều trị
chủ yếu bổ sung nội tiết tố testosterone trong thời gian dài.
Thứ nhì, chỉ có súng nhỏ nhưng đạn dược “hùng hậu” thì
việc điều trị là cắt rời dây treo giúp “hắn” cao thêm 2 – 3cm.
“Chim cong” cũng là tật chỉ được phát hiện khi lớn lên, lúc
dạ cương, đi tiểu khó khăn. Và, khi vào “cuộc chiến”, anh
chàng lưng gù này sẽ gây đau cho “đối tác”. Tình trạng nặng
sẽ điều trị bằng phẫu thuật giúp “hắn” thẳng thớm hơn.
- Cuối cùng là túi đạn dược:
Thông thường, túi này nằm bên ngoài cơ thể bảo đảm nhiệt
độ 350C bằng cách thun giãn lớp da. Bệnh thường gặp là tinh
hoàn ẩn. Theo TS Nguyễn Thành Như, có khoảng 3 – 5% trẻ
sinh ra bị tinh hoàn ẩn. Tuy nhiên, bệnh thường tự khỏi, khi
được một tuổi tỷ lệ này xuống còn 0,7 – 1%. Bé bị tinh hoàn
ẩn thì khả năng bị ung thư cao gấp 40 lần bé bình thường.
Bên cạnh đó khả năng duy trì nòi giống cũng thấp. Phẫu thuật
tốt nhất là khi bé được 9 – 18 tháng. Nếu không phẫu thuật,
điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh vì ở vùng
nhiệt độ cao quá lâu. Tinh hoàn rong chơi đâu đó (tinh hoàn

lạc chỗ) cũng điều trị giống tinh hoàn ẩn.
- Thoát vị bẹn bẩm sinh:
Nếu như tinh hoàn đi lạc lên trên thì cũng có trường hợp ruột
“chạy” xuống vùng chứa đạn dược (thoát vị bẹn bẩm sinh).
Điều trị bằng cột cổ túi ống phúc tinh mạc, phục hồi thành
bẹn.
- Dịch bị ứ trong bao tinh mạc quanh tinh hoàn:
Trường hợp này may mắn thường tự hết trước một tuổi. Nếu
sau một tuổi vẫn còn bị thì phẫu thuật cắt mở bao tinh mạc.

×