Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phòng ngừa bệnh cận thị ở trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.9 KB, 6 trang )



Phòng ngừa bệnh cận thị
ở trẻ

Các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn đến đôi mắt con trẻ.
Đặc biệt, nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên, khả năng
di truyền sang con là 100%.
Theo thống kê của bệnh viện Mắt Trung ương, hiện tại, Việt
Nam có khoảng 3 triệu trẻ em từ 6 – 15 tuổi mắc tật khúc xạ
cần chỉnh kính, 2/3 trong số đó bị cận thị. Đặc biệt, con số
này không ngừng tăng theo hàng năm.
Cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ
của mắt. Nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ phía trước thay
vì ngay võng mạc.
Kết quả của điều này là bạn sẽ nhìn rõ những vật thể ở gần,
còn những vật ở xa lại mờ. Một điều đáng lưu ý là trẻ có
hoàn cảnh sống tốt lại mắc tật cận thị nhiều hơn các em có
hoàn cảnh sống khó khăn.

Hiện nay, số trẻ bị cận thị đang ngày càng gia tăng.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Theo bệnh viện Mắt Trung ương, tật khúc xạ (cận thị, viễn
thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến, với tỷ lệ mắc khoảng
10 – 15 % ở học sinh nông thôn, 25 – 35% ở học sinh vùng
đô thị. Điều này được lý giải là do mắt của trẻ hoạt động quá
nhiều để xem ti vi, chơi điện tử.
Quan tâm đôi mắt trẻ
Từ đó, các bậc cha mẹ cần quan tâm hơn đến đôi mắt con trẻ.
Nếu bản thân bị cận thị, bạn cần đưa con đi khám mắt thường


xuyên và áp dụng các biện pháp giúp bé tránh khỏi tật về
mắt. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra thị lực là trước khi bé
đến tuổi đi học.
Điều kiện sinh hoạt
Bác sĩ Thái Thành Nam, Giám đốc bệnh viện Mắt Sài Gòn,
cho biết cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở trẻ giữ khoảng
cách từ 30 – 40 cm với vật (sách vở, trò chơi, đồ thủ công) để
mắt không phải điều tiết nhiều.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Bạn đặc biệt chú ý đến tư thế ngồi của trẻ: thẳng lưng, hai
chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10
– 15 độ.
Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối
với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35
cm với học sinh phổ thông trung học và người lớn.
Bạn nên nhắc nhở trẻ khi trẻ cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp
má lên bàn học hoặc nằm, quỳ lúc đọc viết. Đặc biệt bạn cần
đảm bảo ánh sáng trong phòng học cho trẻ, nơi tối nhất
không quá 700 lux.
Bạn cũng nên lưu ý khi trẻ xem ti vi. Khoảng cách từ trẻ đến
ti vi tối thiểu là gấp hai – ba độ dài đường chéo màn hình.
Bạn cần tránh để trẻ xem ti vi quá 45 – 60 phút/ lần.
Ngoài ra, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ tự ý dùng kính đeo
mắt không đúng tiêu chuẩn, khi đeo cần tuân thủ hướng dẫn
của bác sỹ chuyên môn.
Hoạt động vui chơi
Theo bác sĩ Thành Nam cho biết, các bậc cha mẹ nên thường
xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời để

giúp trẻ khỏe khoắn, hạn chế việc trẻ chỉ biết dán mắt vào ti
vi, chơi điện tử.
Khi đưa trẻ ra chơi ngoài trời, cha mẹ tập cho bé nhìn xa
bằng cách chỉ cho con nhìn những vật ở khoảng cách xa hoặc
có thể nghĩ ra trò chơi nhìn xa đoán vật.
Dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đôi
mắt khỏe đẹp. Bạn nên cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất
Protein, vitamin A (có trong gan động vật, sữa bò,sữa cừu,
lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá), vitamin D (có trong bơ, phô
mai, lòng đỏ trứng, sữa, tôm, cua và dầu dừa).
Bạn tránh để bé quá béo, vì cơ thể tích mỡ cũng ảnh hưởng
đến thị lực. Mỡ tập trung nhiều gây chèn ép ở mắt, khiến
chiều dài nhãn cầu bị ép lại, gây cận thị.
Nếu nghi ngờ con mắc tật cận thị, bạn nên đưa con đến các
bệnh viện mắt uy tín để kiểm tra thị lực ngay lập tức để giúp
cho tình trạng mắt không nặng thêm.

×