Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Các công cụ Kiểm soát chất lượng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.64 KB, 9 trang )

 Các công cụ Kiểm soát chất lượng
Kiểm soát chất lượng sử dụng rất nhiều các công cụ, thường gọi là các công cụ QC.
Ngoài 7 công cụ QC truyền thống như:
1. Checksheet/checklist: sử dụng trong việc thu thập dữ liệu, điều tra
2. Biểu đồ Pareto: sử dụng trong việc khoanh vùng các vấn đề trọng điểm
3. Biểu đồ nhân quả (xương cá): sử dụng trong việc phân tích nguyên nhân
4. Biểu đồ cột: sử dụng trong việc biểu diễn các dữ liệu
5. Biểu đồ phân tán: sử dụng trong việc tìm mối tương quan giữa các vấn đề
6. Biểu đồ kiểm soát: sử dụng trong việc kiểm soát các quá trình theo giới hạn
7. Biểu đồ phân bố: sử dụng trong việc phân tích xu hướng các quá trình
trong kiểm soát chất lượng còn phải sử dụng nhiều công cụ khác như:
1. PDCA: trong việc kiểm soát các hoạt động
2. Kiểm soát 4M1E1E: sử dụng trong việc kiểm soát các yếu tố tác động đến quá trình
3. 5W2H: trong lập kế hoạch
3. 5Why: trong việc tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ
6. QC story trong giải quyết các vấn đề
7. Phương pháp Brainstorming trong phân tích nguyên nhân
Dưới đây trình bày một số bài viết về chủ đề này:
Trả Lời Với Trích Dẫn
 05-18-2011 11:02 PM #2
dungnb
Administrator
Tham gia ngày
Mar 2011
Bài gởi
145
Vòng tròn quản lý chất lượng (PDCA cycle) do W.E. Deming (1900-1993) – người được xem là
cha đẻ của quản lý chất lượng đặt nền móng. Ông sinh ra và lớn lên trong cảnh nghèo túng. Sau
này, khi đã trở thành một chuyên gia, ông luôn chống lại những lề thói lãng phí từ ngay trong quá
trình quản lý sản xuất. Deming tin rằng 80 – 85% chất lượng sản phẩm, dịch vụ có đạt hay không
là do ở vấn đề quản lý. Khi nghiên cứu về PDCA Cycle tôi có được đọc 3 bài viết ngắn gọn của


TS Nguyễn Hữu Long về chủ đề này, cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề rất ngắn gọn và
dễ hiểu. Do vậy, tôi có tổng hợp lại thành một bài, thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu và tìm
hiểu.
Nam Trới
Phần 1 – Chu trình PDCA và các mức nhận thức khác nhau
PDCA (Plan – Do –Check – Act), tạm dịch là Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Khắc phục,
là một thuật ngữ rất thường được nhắc đến trong lĩnh vực quản trị chất lượng (Quality
Management). Đây là chu trình (cycle) chuẩn mực, được các nhà quản trị thường xuyên áp dụng
không chỉ trong hoạt động quản trị của mình, mà còn trong cả cách thức đánh giá các hoạt động
quản trị của cấp dưới cũng như các cấp khác. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp đang xây dựng
hoặc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, thì chu trình PDCA gần như
là bài học vỡ lòng không thể thiếu cho những người được đề cử trực tiếp tham gia trong nhóm dự
án, cho các đánh giá viên nội bộ, cũng như cho các cấp quản lý có tham dự các buổi huấn luyện
về ISO. Tuy nhiên, do mức độ đào tạo khác nhau, cũng như do trình độ, nhận thức của các
chuyên viên chịu trách nhiệm đào tạo thuộc các tổ chức tư vấn ISO khác nhau, dẫn đến mức độ
hiểu biết và nhận thức của nhiều người về chu trình này cũng khác nhau.
Người viết bài này xin chia sẻ kinh nghiệm về các mức độ nhận thức thường có về chu trình
PDCA, đồng thời giới thiệu một cách nhìn toàn diện hơn về PDCA, làm cơ sở cho việc áp dụng
chu trình này một cách hiệu quả trong lĩnh vực quản trị nói chung, chứ không riêng gì quản trị
chất lượng.
PDCA là gì?
Đây là một chu trình hoạt động chuẩn, khái quát hoá các bước đi thông thường trong công tác
quản trị. Trước hết, mọi việc bắt đầu bằng việc hoạch định, tức lập kế hoạch (Plan) cho những
việc cần làm. Sau đó là đến khâu triển khai thực hiện (Do) những công việc đó. Tiếp theo là kiểm
tra (Check) lại những việc đã làm xem có đúng không, có phù hợp không, có sai sót gì không.
Cuối cùng là hành động khắc phục, phòng ngừa những sai sót, yếu kém, những điểm không phù
hợp (Act) để cải tiến. PDCA giúp cho công việc được hoạch định và triển khai một cách bài bản,
hạn chế được những sai sót dẫn đến thiệt hại, mất mát. Đặc biệc, trong lĩnh vực quản trị chất
lượng, PDCA được coi là một công cụ không thể thiếu – tương tự như người bác sĩ không thể
thiếu tai nghe, người thợ may không thể thiếu chiếc kéo cắt vải, anh thợ hồ không thể thiếu chiếc

bay vậy.
Nhận thức căn bản nhất về PDCA
Thông thường, những người có sự hiểu biết căn bản nhất về PDCA hiểu rằng khâu hoạch định là
dành cho người quản lý, khâu thực hiện là dành cho nhân viên, khâu kiểm tra và đề ra những yêu
cầu khắc phục, phòng ngừa lại dành cho người quản lý; cuối cùng khâu thực hiện những hành
động khắc phục, phòng ngừa lại là của nhân viên.
Plan Do Check Act
Với nhận thức này, người nhân viên chỉ có việc thực hiện mà không cần phải hoạch định hay
kiểm tra gì cả. Sai sót hoặc những điểm không phù hợp chỉ có thể được phát hiện khi có người
quản lý kiểm tra. Khi đó, chính người quản lý phải đưa ra giải pháp khắc phục và ngăn ngừa sự
tái diễn. Ngược lại, người quản lý chỉ có hoạch định và kiểm tra mà không phải làm gì. Nhận
thức này dẫn đến sự hoạt động kém hiệu quả của chu trình khi các nhân tố hoạt động trong chu
trình đều hoạt động tách biệt, thụ động và cứng nhắc.
Mô hình dưới đây mô tả nhận thức về chu trình PDCA ở mức căn bản nhất
Nhận thức nâng cao về PDCA
Mức nhận thức cao hơn về chu trình PDCA có thể khái quát trong sơ đồ dưới đây. Với nhận thức
này, chúng ta thấy rằng ngay cả người nhân viên, trong khâu thực hiện (Do) cũng phải đi qua
tuần tự các bước lập kế hoạch (Plan), thực hiện (Do), rồi phải tự kiểm tra (Check) và tự khắc
phục, phòng ngừa những điểm không phù hợp (Act). Điều này làm tăng tính chủ động hơn cho
nhân viên.
Plan Do Check Act Cycle II
Họ biết cách tự lập những kế hoạch nhỏ cho mình trước khi bắt tay vào làm, biết cách tự kiểm tra
và tự khắc phục những lỗi nhỏ ngay tại chỗ thay vì cứ hễ gặp sự cố là thụ động ngồi chờ cấp trên
hoặc bộ phận khác đến khắc phục. Nhận thức này thể hiện rất rõ trong các công ty sản xuất của
người Nhật. Ở đó, ngay cả người công nhân đứng máy cũng biết lập kế hoạch cho mình trước khi
làm, biết cách kiểm tra sau khi làm và biết cách khắc phục các sự cố nhỏ mà không cần sự trợ
gíup của bộ phận kỹ thuật hay của người giám sát.
Nhận thức đầy đủ về PDCA
Sơ đồ III thể hiện nhận thức đầy đủ nhất về chu trình PDCA. Từ sơ đồ này, chúng ta nhận thấy
rằng tất cả các khâu trong chu trình chính đề phải thực hiện theo một chu trình PDCA phụ. Có

nghĩa là mọi hoạt động từ hoạch định, thực hiện, kiểm tra, đến khắc phục phòng ngừa, tự thân nó
đều cũng phải đi theo một chu trình con là Plan – Do – Check – Act.
Plan Do Check Act Cycle III
Điều này giúp cho chu trình chính trở nên mạnh hơn, ít sai sót hơn và hiệu quả hơn. Mỗi người,
từ cấp quản lý đến nhân viên, tùy theo mức độ đều phải biết và thực hiện một cách đầy đủ chu
trình này ngay trong từng khâu của mình. Chẳng hạn, bản thân việc hoạch định cũng phải đi qua
bốn bước PDCA thì mới có thể cho ra đời những bảng kế hoạch hoàn hảo, không có hoặc có rất
ít sai sót.
Triết lý PDCA với nhận thức ở mức độ đầy đủ như sơ đồ này là hết sức cần thiết và phải được
vận dụng xuyên suốt trong hoạt động của từng người, từng khâu trong hệ thống quản trị của tổ
chức, doanh nghiệp. Triết lý ấy sẽ giúp cho các hoạt động cải tiến liên tục – vốn là đòi hỏi sống
còn của tổ chức, doanh nghiệp – tự thân chúng đã được “lồng ghép” một cách hịêu quả trong
từng chu trình mà không cần phải có sự kêu gọi, áp đặt, kiểm soát một cách tốn kém và có lúc
gây áp lực một cách không cần thiết.
Trả Lời Với Trích Dẫn
 05-18-2011 11:04 PM #3
dungnb
Administrator
Tham gia ngày
Mar 2011
Bài gởi
145
Phần 2 – PDCA và các quy trình con
Trong bài viết này, tác giả sẽ đi sâu giải thích kỹ hơn ý nghĩa của các chu trình con (theo các mũi
tên thẳng ở vòng trong) và vì sao chúng ta phải chú trọng chúng nếu không muốn làm hỏng chu
trình mẹ (theo các mũi tên cong ở vòng ngoài).
Có thể dễ dàng nhìn thấy từ mô hình, tất cả các khâu trong chu trình mẹ, từ hoạch định (Plan),
thực hiện (Do), đến kiểm tra (Check), khắc phục (Act), đến lượt nó, đều phải đi qua một chu
trình con, cũng với đầy đủ các khâu Plan –Do – Check – Act y như vậy. Tất nhiên, các khâu của
chu trình con sẽ có đặc tính và mức độ phức tạp ít hơn so với các khâu của chu trình mẹ.

Plan Do Check Act Cycle III
Lợi ích của các chu trình con
Chúng ta thử mổ xẻ một chu trình con màu cam ở trên.
Khâu “Plan” đồng thời tồn tại ở chu trình mẹ (vòng ngoài) lẫn chu trình con (vòng trong).
“Plan” ở chu trình mẹ – là để cho ra đời một bản kế hoạch làm cơ sở cho việc triển khai thực
hiện ở khâu “Do” của chu trình mẹ. Trong khi đó, “Plan” ở chu trình con (màu cam) là làm công
tác chuẩn bị cho việc hoạch định (tức lập kế hoạch cho việc hoạch định), nhằm giúp cho công tác
hoạch định được chuyên nghiệp, đạt được hiệu quả cao trước khi bắt tay vào hoạch định (khâu
“Do” của chu trình con). Tương tự như vậy, khâu “Check” của chu trình con màu cam là để kiểm
tra lại bản kế hoạch mình viết ra có sai sót gì không, có bất hợp lý ở điểm nào không; còn khâu
“Act” của chu trình con màu cam là để khắc phục những sai sót này, nhằm hoàn thiện bản kế
họach trước khi chuyển sang khâu “Do” của chu trình mẹ. Hơn bất kỳ khâu nào khác, chính khâu
“Plan” trong chu trình mẹ nhất thiết phải đi qua hết các khâu P-D-C-A trong chu trình con thì
mới có thể cho ra đời những bản kế hoạch hoàn hảo, hoặc ít sai sót, tạo thuận lợi cho khâu thực
hiện về sau.
Khâu “Do” của chu trình mẹ thường là khâu mà nhiều người lầm tưởng là đơn giản nhất. Nhiều
người cho rằng “Do” là chỉ có làm, không cần tính toán, cân nhắc gì cả. Thực ra, để “làm” cho
tốt, người làm cũng phải tự lập kế hoạch nhỏ cho mình trước khi làm (Plan) – làm gì trước, làm
gì sau, thao tác, cách thức làm như thế nào cho đạt năng suất. Sau khi làm (Do), họ cũng phải tự
kiểm tra (Check) và tự khắc phục (Act) những sai sót nhỏ để hoàn thiện việc “làm” của mình
(chu trình con màu đỏ). Nhân viên cấp thấp cần phải được huấn luyện thật kỹ để có thể tự lập
cho mình kế hoạch làm việc chi tiết sau khi đã có một kế hoạch tổng thể do cấp trên đưa xuống.
Sau khi bắt tay vào làm, họ phải biết tự kiểm tra, đối chiếu với các mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu
về kết quả công việc, hiệu suất làm việc, việc tuân thủ quy trình…từ đó phát hiện ra những thiếu
sót, sai sót, những điểm chưa phù hợp của chính mình. Tiếp theo đó, họ phải biết tự khắc phục để
cải tiến phương pháp nhằm nâng cao hiệu suất, năng suất làm việc của mình chứ không phải lúc
nào cũng trông chờ vào sự chỉ dẫn hoặc hỗ trợ của cấp trên. Như vậy, ngay cả công việc đơn giản
nhất là “Do”, vẫn cần phải trải qua tuần tự các bước trong chu trình PDCA mới đạt được kết quả
tốt.
Khâu “Check” của chu trình mẹ là khâu đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị cả về phương pháp lẫn công

cụ. Đó là lý do cần thiết phải có một chu trình con cho khâu này với đầy đủ các bước tương tự
như chu trình mẹ. Có thể nào cứ việc tiến hành kiểm tra mà không cần phải có một kế hoạch
kiểm tra cụ thể? Có thể nào kiểm tra xong, không cần thiết phải kiểm tra để đánh giá lại tính hợp
lý của phương pháp, công cụ sử dụng và mức độ chính xác của kết quả kiểm tra? Và có thể nào
những bất cập, yếu kém trong công tác kiểm tra không cần phải khắc phục để cải tiến? Thông
thường, việc lập kế hoạch cho công tác kiểm tra là hết sức cần thiết. Trong nội dung của việc lập
kế hoạch kiểm tra chắc chắn không thể thiếu việc cân nhắc các yếu tố rất quan trọng như phương
pháp, công cụ kiểm tra, nguồn lực, phương tiện, thời gian, địa điểm, tần suất kiểm tra…Sau khi
kiểm tra xong, lại phải kiểm tra lại mức độ chính xác của kết quả, đồng thời phải đánh giá lại
tính hiệu quả của phương pháp, công cụ…kiểm tra đã áp dụng. Và cuối cùng vẫn là khắc phục và
cải tiến cho khâu kiểm tra để ngày càng hoàn thiện nó. Khâu “Check” tự thân nó lại phải đi qua
tất cả các bước của một chu trình PDCA trọn vẹn.
Khâu “Act” trong chu trình mẹ là để khắc phục và phòng ngừa những sai sót, những điểm
không phù hợp. Để tiến hành công tác khắc phục hoặc phòng ngừa, một lần nữa, một chu trình
PDCA con lại là một công cụ không thể thiếu. Cần có một kế hoạch cụ thể cho việc khắc phục,
cần tiến hành khắc phục theo đúng kế họach đó, cần kiểm tra lại kết quả khắc phục và cần tiếp
tục khắc phục nữa để cải tiến…Như vậy, kể cả khâu cuối cùng (Act) trong chu trình mẹ cũng
không thể bỏ qua việc “tận dụng” các bước PDCA của một chu trình con.
Còn có cả các chu trình “cháu”, “chắt”…
Có thể nói chu trình PDCA là một công cụ quản trị và làm việc đặc biệt hiệu quả, có thể được áp
dụng cho mọi cấp độ công việc từ cao nhất của cấp lãnh đạo, đến thấp nhất của người công nhân,
những nhân viên cấp thấp. Nó là một chu trình cải tiến liên tục, có thể được sử dụng mọi lúc, mọi
nơi. Mỗi chu trình PDCA, về mặt lý thuyết có thể có vô số những chu trình “con”, “cháu” lồng
ghép bên trong từ cấp độ cao, rộng đến cấp độ thấp và hẹp dần. Mỗi chu trình con trong hình vẽ
III, còn có thể có những chu trình con của nó và cứ thế tiếp tục cho đến các chu trình “cháu”,
“chắt”… cho đến khi công việc trở nên đơn giản đến mức không còn cần thíêt phải có một chu
trình như thế nữa.
Trong bài viết tiếp theo, tác giả sẽ chia sẻ kinh nghiệm sâu hơn ở khâu “Plan” tức lập kế hoạch
hay hoạch định – khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng bậc nhất của chu trình này.
Trả Lời Với Trích Dẫn

 05-18-2011 11:10 PM #4
dungnb
Administrator
Tham gia ngày
Mar 2011
Bài gởi
145
Phần 3 – Bước lập kế hoạch trong chu trình PDCA
Hoạch định, hay lập kế hoạch, là bước đầu tiên và quan trọng bậc nhất trong chu trình PDCA.
Hoạch định là tiền đề cho sự thành công hoặc thất bại của toàn bộ chu trình. Một kế hoạch hoàn
hảo chưa chắc sẽ đem lại thành công 100% vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, nhưng một
bản kế hoạch tồi chắc chắn sẽ đem lại thất bại và thiệt hại. Trong nhiều trường hợp, thời gian lập
kế hoạch có thể chiếm đến 80% tổng thời gian, thậm chí nhiều hơn, còn thời gian thực hiện chỉ
chiếm 20%, thậm chí ít hơn. Tương tự như việc lập kế hoạch cho một trận tấn công để đánh
chiếm một chốt chặn của địch trong thời kỳ chiến tranh – công tác khảo sát, thăm dò để vạch các
phương án tấn công có thể kéo dài cả tháng, nhưng trận đánh có khi chỉ diễn ra không quá 10
phút. Và 10 phút ấy thành hay bại phần nhiều phụ thuộc vào công tác chuẩn bị, lên phương án
trong suốt bao nhiêu ngày. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc lập kế hoạch. Đối với những
dự án lớn, mang tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế, công tác hoạch định có thể kéo dài nhiều năm.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin chia sẻ một số kinh nghiệm lập kế hoạch trong công tác
quản lý và trong công việc hàng ngày, đặc biệt có trình bày minh hoạ một số ví dụ nhằm giúp
độc giả hiểu rõ hơn về công tác lập kế hoạch.
Lập kế hoạch dựa trên cơ sở nào?
Thông thường, trước khi lập kế hoạch, bao giờ cũng có một bước phân tích. Tuỳ theo mục tiêu,
tính chất và mức độ quan trọng bản kế hoạch, bước phân tích có thể sơ sài hoặc hết sức tỉ mỉ, có
thể kéo dài lâu hay mau. Đối với bản kế hoạch kinh doanh (business plan) của một công ty chẳng
hạn, bước phân tích thường được tiến hành rất cẩn trọng và chi tiết. Phân tích là để cung cấp các
thông tin và dữ liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch. Phân tích giúp cho người lập kế hoạch thấy
rõ được bức tranh toàn cảnh và chi tiết của tình hình, biết được tổ chức, đơn vị mình đang ở đâu,
từ đó mới xác định được mình nên đi đâu, về đâu. Các kỹ thuật phân tích thường dùng bao gồm :

• Phân tích PEST (Political, Economic, Social, Technological) – tức phân tích tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ, trong đó nêu lên các thực trạng và xu
thế của môi trường chính trị, hệ thống pháp lý, tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội,
các thành tựu khoa học kỹ thuật và các xu thế công nghệ mới có ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghịệp.
• Phân tích Porter’s Five Forces – tức phân tích 5 lực lượng ảnh hưởng đến tổ chức,
doanh nghiệp, bao gồm nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế, đối thủ sắp
nhảy vào và cạnh tranh hiện tại. Sức ép từ các nhà cung cấp về các vấn đề cung
cấp nguyên, vật liệu sản xuất, về giá cả, phương thức thanh toán, vấn đề kiểm soát
chất lượng nguyên vật liệu đầu vào… thường có ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch
định các mục tiêu và chiến lược của công ty. Kế đến là sức ép từ khách hàng,
người tiêu dùng, từ đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng, từ những sản phẩm
sắp ra đời để thay thế cho sản phẩm hiện có với vòng đời đã sắp kết thúc…Tất cả
đều phải được phân tích một cách cẩn trọng mới có thể nhận định được tình hình
một cách chính xác và nhờ đó mới có thể đưa ra định hướng và đối sách phù hợp
trong phần lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
• Phân tích SWOT (Strengths, Weakness, Opportunities, Threats) – tức phân tích
các mặt mạnh, yếu, các cơ hội và các nguy cơ có thể xảy ra. Đây là phân tích cơ
bản và quan trọng bậc nhất làm cơ sở cho bất kỳ một hoạch định nào. Nhiều công
ty cho rằng chỉ cần tập trung vào mỗi một loại phân tích này cũng đủ để lên kế
hoạch chiến lược. Điều này không phải không có lý vì suy cho cùng, các loại
phân tích khác cũng chỉ nhằm mục đích là tìm ra những điểm yếu và những thế
mạnh của doanh nghiệp, xác định những cơ hội để tận dụng và những mối nguy
tiềm tàng để đới phó hoặc né tránh.
• Ngoài ra, có thể có các phân tích khác về thị trường, sản phẩm, giá cả, hệ thống
phân phối, xu thế tiêu dùng, các hoạt động truyền thông…
Những công cụ thường được dùng trong kỹ thuật phân tích là sơ đồ “xương cá” (fish bone
diagram), hay còn được gọi là sơ đồ “nhân quả” (cause and effect diagram); sơ đồ “cây” (tree
diagram), bao gồm cả sơ đồ “tại sao” (why-why diagram) và sơ đồ “thế nào” (how-how diagram)


Chart
Từ kết quả phân tích trên, người lập kế hoạch có thể hình dung được những việc phải làm, bao
gồm cả việc thiết lập những mục tiêu thách thức, nhưng khả thi và hoạch địch ra những chiến
lược để đạt được mục tiêu đó.
Các bản kế hoạch nên được lập như thế nào?
Đối với cấp quản lý, thông thường hàng năm đều phải lập một Kế hoạch Tổng thể (Master Plan)
cho cả năm, bao gồm những dự án lớn phải làm trong năm, thời hạn dự kiến thực hiện, người
chịu trách nhiệm chính, người hỗ trợ, nguồn lực cần thiết, ngân sách,… Kế hoạch Tổng thế này
là cơ sở cho những Kế họach Hành động (Action Plan) tiếp theo với những công việc chi tiết hơn
cho từng dự án. Dưới đây là biểu mẫu của một Kế hoạch Tổng thể được lập dưới dạng bảng màu
bảng Excel của một bộ phận chức năng trong công ty (thường do trưởng bộ phận lập).
Action plan
Kế hoạch Hành động là kế hoạch chi tiết các công việc phải làm cho từng dự án. Thời gian dự
kiến có thể là tuần hoặc ngày, tuỳ theo mức độ lớn nhỏ và chi tiết. Ví dụ, Kế hoạch hành động
của dự án xây dựng hệ thống phân phối – một dự án nằm trong Kế hoạch tổng thể 2008 có thể
được lập theo bảng dưới:
Action plan 2
Những công việc hàng ngày cũng cần đưa vào một bản kế hoạch làm việc hàng ngày (Daily to-
do list) để bố trí thời gian phù hợp, tránh bỏ sót.
To do list
Tương tự như vậy, các kế hoạch làm việc tuần hoặc tháng cũng cần được lập để theo dõi và kiểm
soát công việc của mình hoặc của nhân viên cấp dưới.
Một câu hỏi khá thú vị là liệu một bà nội trợ, trước khi xách giỏ đi chợ, có cần phải lập kế hoạch
không? Câu trả lời phần nhiều là “Không!”. Trên thực tế, nếu có một “Kế hoạch đi chợ” được lập
trong vòng 3 – 5 phút, bà nội trợ sẽ tiết kiệm được thời gian đi chợ ít nhất nửa giờ mà không bị
thiếu sót khi về đến nhà mới biết là quên mua chút đường, bột ngọt, tỏi, ớt, hay tăm xỉa răng…
Một “Kế hoạch đi chợ” hoàn toàn có thể được lập một cách đơn giản bằng cách cầm giấy, bút liệt
kê tất cả những thứ cần mua và nhóm lại thành các khu vực để đi mua (như hàng cá, hàng thịt,
hàng rau, hàng gia vị…). Nhờ vậy sẽ không mất thời gian khi phải đi vòng vèo từ hàng cá sang
gia vị, về hàng rau, hàng thịt, rồi phải quay lại hàng gia vị vì thiếu thứ gì đó. Đó là chưa kể, khi

về nhà mới biết mình còn quên nhiều thứ chưa mua, buộc phải quay ra chợ …
Cũng đừng tưởng là người giúp việc, lau dọn, vệ sinh nhà thì không cần phải lập kế hoạch.
Chính người lau dọn cũng phải lên tự lập kế hoạch bằng cách lên phương án trong đầu là lau gì
trước, lau gì sau, lau vật dụng trên bàn trước hay lau nền nhà trước, khi lau, đi tới hay đi lùi…
Nhờ vậy, công việc lau dọn đạt năng suất cao hơn và không phải làm đi, làm lại do mình tự làm
bẩn khu vực mình vừa lau xong.
Cần tạo thói quen lập kế họach khi làm bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ. Một chiếc đinh, định đóng
trên tường, nếu không tính toán, đo đạc chắc chắn, sẽ buộc phải nhổ ra, đóng lại, để lại một lỗ
đinh xấu xí trên bức tường sạch đẹp. Một chiến dịch tung hàng, nếu không được lập kế hoạch
cẩn thận, chu đáo sẽ đem lại thất bại và thiệt hại không tính hết.
Lập kế hoạch là kỹ năng bắt buộc không chỉ đối với cấp quản lý mà còn cả đối với nhân viên.
Tiếc là không ít cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ được điều này, hoặc nếu có nhận thức thì
lại không chịu rèn luyện kỹ năng này cho mình, dẫn đến khi thực hiện công việc luôn bị động và
phải liên tục xử lý những vấn đề phát sinh ngòai dự kiến. Ở tầm quản lý vĩ mô, công tác lập kế
hoạch còn quan trọng gấp bội phần. Không ít dự án, chương trình do thiếu chú trọng công tác lập
kế hoạch nên khi triển khai thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập, lúng túng, chậm trễ, thậm chí bế
tắc, phá sản, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích quốc gia, làm xói mòn lòng tin người dân. Ở
tầm quản lý doanh nghiệp, công tác lập kế hoạch là yếu tố sống còn.Trong công việc hàng ngày,
lập kế hoạch là cách tốt nhất để quản lý thời gian, giảm thiểu sai sót, lãng phí và thiệt hại
Trả Lời Với Trích Dẫn
 08-04-2011 04:16 PM #5
dungnb
Administrator
Tham gia ngày
Mar 2011
Bài gởi
145
Nhìn chung, các công ty vừa và nhỏ của VN, khả năng áp dụng các công cụ thống kê
trong quản lý rất “hạn chế”, không muốn nói là không hiểu nhiều có khi còn không biết
áp dụng. Mà có áp dụng thì cũng chỉ là làm theo kiểu thống kê “mù chữ”, thường gặp

chỉ là cộng trùng bình, chí ít có kèm độ lệch chuẩn. Tuy nhiên đó là VN, còn các nước
phát triển, người ta áp dụng các phương pháp phân tích thống kê hiện đại trong việc
cải tiến công nghệ, thay thế nguyên liệu, giảm giá thành sản phẩm. Đó là việc “Quản lý
bằng dữ liệu” hay “quản lý dựa trên thực tế” được xem như kĩ thuật quản lý quan trọng
trong quá trình kiểm soát chất lượng đồng thời là công cụ điều khiển chất lượng.
Hiện nay, các công cụ kiểm soát chất lượng dựa trên phân tích số liệu được chia thành
hai nhóm:
Nhóm 1: Gồm 7 công cụ truyền thống hay còn gọi là 7 công cụ kiểm soát chất lượng (7
QC tools). Các công cụ này đã được áp dụng một cách hiệu quả từ những năm của
thập niên 60 và đã được người Nhật áp dụng rất thành công. Cơ sở của các công cụ
này là lý thuyết thống kê. Các công cụ bao gồm:
1. Phiếu kiểm tra (Check sheet): được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu. Dữ liệu thu
được từ phiếu kiểm tra là đầu vào cho các công cụ phân tích dữ liệu khác, do đó đây
bước quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng của các công cụ khác.
2. Biểu đồ Pareto (Pareto chart): sử dụng các cột để minh họa các hiện tượng và
nguyên nhân, nhóm lại các dạng như là các khuyết tật, tái sản xuất, sửa chữa, khiếu
nại, tai nạn và hỏng hóc. Các đường gấp khúc được thêm vào để chỉ ra tần suất tích
luỹ.
3. Biểu đồ nhân quả (Cause-effect diagram)́ : chỉ mối liên hệ giữa các đặc tính mục tiêu
và các yếu tố, những yếu tố dường như có ảnh hưởng đến các đặc tính, biểu diễn bằng
hình vẽ giống xương cá.
4. Biểu đồ phân bố (Histogram): là một dạng của đồ thị cột trong đó các yếu tố biến
động hay các dữ liệu đặc thù được chia thành các lớp hoặc thành các phần và được
diễn tả như các cột với khoảng cách lớp được biểu thị qua đường đáy và tần suất biểu
thị qua chiều cao.
5. Biểu đồ kiểm soát (Control chart): Biểu đồ kiểm soát là đồ thị đường gấp khúc biểu
diễn giá trị trung bình của các đặc tính, tỷ lệ khuyết tật hoặc số khuyết tật. Chúng được
sử dụng để kiểm tra sự bất thường của quá trình dựa trên sự thay đổi của các đặc tính
(đặc tính kiểm soát). Biểu đồ kiểm soát bao gồm 2 loại đường kiểm soát: đường trung
tâm và các đường giới hạn kiểm soát, được sử dụng để xác định xem qúa trình có bình

thường hay không. Trên các đường này vẽ các điểm thể hiện chất lượng hoặc điều kiện
quá trình. Nếu các điểm này nằm trong các đường giới hạn và không thể hiện xu hướng
thì quá trình đó ổn định. Nếu các điểm này nằm ngoài giới hạn kiểm soát hoặc thể hiện
xu hướng thì tồn tại một nguyên nhân gốc
6. Biểu đồ phân tán (Scatter diagram)́ : Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 biến
trong phân tích bằng số. Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng
cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số.
7. Phương pháp phân vùng (Stratified diagram): Phân vùng thông thường để tìm ra
nguyên nhân của khuyết tật.
Nhóm 2: Gồm 7 công cụ hay còn gọi là 7 công cụ mới (7 new tools) được phát triển và
sử dụng từ những năm đầu của thập niên 80. Các công cụ này hỗ trợ rất đắc lực cho
quá trình phân tích để tìm ra nguyên nhân gây ra chất lượng kém cũng như tìm giải
pháp để cải tiến chất lượng.
7 công cụ này bao gồm:
1. Biểu đồ tương đồng (Affinity diagram): Phân tích vấn đề dựa trên cảm giác
2. Biểu đồ quan hệ (Relation diagram): Phân tích vấn đề dựa trên logic
3. Biểu đồ ma trận (Matrix diagram): Phát hiện mối quan hệ giữa mục tiêu và chiến
lược, giữa giải pháp đề ra và khả năng thực hiện
4. Phân tích dữ liệu theo phương pháp ma trận: Tìm ra mức độ ưu tiên cho các giải
pháp đề ra
5. Biểu đồ cây (Tree diagram): chia một mục tiêu thành các mục tiêu nhỏ hay một
phương án thành các phương án chi tiết có thể thực hiện được trong thực tế. Biểu đồ
này cũng có thể sử dụng để phân tích nguyên nhân tương tự như biểu đồ nhân quả
6. Biểu đồ mũi tên (Arrow diagram): Sử dụng để để xác định rõ các sự kiện, các nguyên
nhân của vấn đề nhằm tăng hiệu quả hoạch định giải pháp
7. Sơ đồ quá trình ra quyết định (PDPC): Công cụ lập kế hoạch ngẫu nhiên và dự báo
sự không chắc chắn qua việc phối hợp thông tin tại mọi giai đoạn của quá trình.

×