Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những bữa ăn quan trọng nhất trong đời pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.92 KB, 5 trang )





Những bữa ăn quan trọng nhất trong đời


Bạn có biết bữa ăn quan trọng nhất trong đời là bữa ăn nào không? Đó chính là
bữa ăn dặm, vì thế chúng ta phải hết sức cẩn trọng khi lấn đầu tiên chon trẻ ăn
dặm nhé các mẹ. Hãy tham khảo bài viết dười đây để biết thêm nhé, mong các mẹ
sẽ chăm con thật tốt

Đó là những bữa ăn đầu tiên trong cuộc đời, những bữa ăn dặm.

Quan trọng, vì đó là sự tiếp xúc đầu tiên với thứ mà sau đó sẽ song hành cùng con
người đến suốt đời.
Vì quan trọng đến thế, nên nếu thiếu một chút cẩn trọng, một chút chính xác, có
khi những điều tiếp diễn sau đó trở thành nỗi buồn và những giọt nước mắt của tất
cả mọi người trong cuộc.

Điều ngộ nhận đầu tiên của người lớn là thức ăn sẽ giúp trẻ mau lớn, cứng cáp hơn
uống s nên có khuynh hướng cho trẻ ăn dặm sớm và ăn càng nhiều càng tốt. Điều
này không đúng. S được mệnh danh là loại thực phẩm hoàn hảo nhất trong tự
nhiên, nhất là với các sinh vật non nớt. Chẳng phải trẻ sinh ra đời nhỏ xíu và yếu ớt
như cọng bún, chỉ cần uống sữa mà không cần bất cứ thứ gì thêm trong sáu tháng
đầu đời cũng có thể lớn như thổi, cứng cáp mạnh mẽ, biết lật, trườn, cười, lẫy… đó
sao? Vì vậy, chỉ nên tập ăn dặm khi trẻ được tròn sáu tháng tuổi, và từ lúc tập ăn
dặm cho đến ít nhất hai tuổi, sữa sẽ giảm dần, nhưng vẫn chiếm từ 90% - 40%
năng lượng khẩu phần hằng ngày, trung bình 700ml - 800ml sữa mỗi ngày.



Trong những bữa ăn dặm đầu tiên, thức ăn cần lỏng gần như sữa, chẳng mùi
chẳng vị, ăn chỉ vài muỗng như bày một trò chơi mới, rồi sau đó mới tăng dần. Khi
trẻ đã quen với “trò chơi”, mới bắt đầu tăng dần độ đặc và số lượng của bữa ăn lên.
Thử tưởng tượng xem, cuộc gặp mặt đầu tiên mà đã đầy nước mắt, tranh luận,
chống đối, la mắng ép buộc, nhợn, nôn ói… thì chắc chắn cái ký ức trẻ mang theo
sẽ dễ sợ đến thế nào?

Sai lầm thường gặp tiếp theo là xay nhỏ mọi loại thức ăn. Điều bất công nhất là chỉ
mỗi mình trẻ phải ăn thức ăn xay, còn tất cả mọi người thì vẫn được ăn đổi món, đa
dạng và ngon lành nhất có thể. Tập ăn cũng như tập bất kỳ thứ gì khác trên đời,
đều phải có giai đoạn trục trặc lúc khởi đầu, ví dụ như chuyện nhợn ói, khóc lóc ỉ
ôi giọt dài giọt vắn… Cần phải vượt qua giai đoạn này bằng cách tập luyện nhiều
lần cho đến khi chuyện nhai, nuốt, ăn, uống… trở thành thói quen hay bản năng thì
mới hoàn thành giai đoạn tập ăn. Thứ gì cũng xay thì trẻ chẳng được tập nhai, lại
mất dần khả năng nuốt thức ăn lợn cợn và sẽ nôn ói đến rất lâu sau này, chưa kể
các vết sẹo tâm lý về thức ăn xay mịn với mùi vị lờ lợ được lặp đi lặp lại từ ngày
này qua ngày khác.


Cho thức ăn gì vào chén bột của trẻ cũng là chuyện cần chú ý. Theo lý thuyết, trẻ
cần đủ bốn nhóm thực phẩm. Nhưng đó là khi trẻ đã thật sự ăn dặm. Cả tháng tập
ăn, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ nên những bữa ăn dặm đầu tiên cho
trẻ chỉ cần chất bột và chất béo, tức là chỉ cần khoảng 30ml nước ấm cho vào một
muỗng cà phê (3ml) dầu, rồi rắc bột vào khuấy đến khi vừa sệt là đủ. Cứ mỗi ba -
năm ngày tăng thêm 10ml nước, 1ml dầu và tăng độ sệt thêm một chút, cho đến khi
được 10ml dầu, 100ml nước và bột đã đặc sệt thì mới bắt đầu tính đến chuyện cho
thêm chút rau, chút cá. Nước hầm xương hay nước hầm rau củ hầu như không có
chất dinh dưỡng, nên chỉ cần dùng nước ấm để khuấy bột là đủ.

Sau bữa bột, nên cho trẻ ăn tráng miệng thêm ít trái cây nạo. Người lớn ăn hai chén

cơm và hai chén thức ăn thì tráng miệng bằng một trái chuối, bé ăn có 30ml - 60ml
bột thì tráng miệng bằng một - hai muỗng cà phê chuối. Chớ nôn nóng mà cho trẻ
ăn phô mai, sữa chua, váng sữa… nói chung là tất tần tật mọi thứ từ sữa tươi.
Những thức ăn này chỉ nên dùng cho trẻ sau 12 tháng tuổi.

×