5 lời khuyên để chọn thiết kế tối ưu cho ngôi nhà của bạn
Rất nhiều gia đình khi lựa chọn bản thiết kế cho ngôi nhà của mình thường
rơi vào tình trạng băn khoăn giữa sở thích của các thành viên trong nhà với
những nhu cầu sử dụng thực tế.
Điều này dẫn đến hệ quả là ngôi nhà khi đưa vào sử dụng, đôi khi, sẽ thiếu đi tính
thực tế, dẫn đến cảm giác bất tiện hoặc mất đi tính thẩm mỹ cần có. Như vậy ngôi
sẽ không đáp ứng được sự mong mỏi của bạn, cũng như không mang lại một
không gian sống tốt nhất cho các thành viên trong gia đình, dẫn đến việc lãng phí
và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.
Dù bạn sống trong một căn hộ chung cư, một căn nhà tập thể hay một ngôi nhà
riêng thì việc chọn một thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của các thành
viên trong gia đình đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hoà với không gian xung
quanh đều là yếu tố quan trọng. Việc lựa chọn thiết kế phần lớn sẽ được dựa trên
thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và hình thể khu đất, căn hộ.
5 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn trong việc lựa chọn cho ngôi nhà của mình thiết
kế tối ưu:
1. Thiết kế trước hết phải tạo sự thuận lợi và phù hợp với thói quen sinh hoạt
của các thành viên trong gia đình:
Có rất nhiều yếu tố mà bạn cần lưu ý đến khi lựa chọn phong cách thiết kế cho nhà
mình như: diện tích của các căn phòng với số lượng và độ tuổi của các thành viên
trong gia đình.
Với những gia đình có trẻ nhỏ thì sẽ thường ưa chuộng thiết kế mở, nối liền các
không gian phòng ngủ và phòng tắm, phòng khách và phòng bếp lại thành từng
nhóm để tiện lợi cho việc trông coi và chăm sóc trẻ. Trong khi đó, những gia đình
với các cô bé, cậu bé tuổi thuộc độ tuổi vị thành niên hoặc đã trưởng thành lại thiên
về những không gian riêng tư hơn.
Tương tự như thế đối với các phong cách thiết kế khác, bạn cũng nên xét đến
những ưu và nhược điểm của chúng dựa trên cơ sở là những thói quen cụ thể của
gia đình mình thay vì những phân tích chung chung.
2. Tần suất tiếp khách và vui chơi giải trí của gia đình trong ngôi nhà:
Rất nhiều gia đình khi thiết kế nhà thường chú trọng đến việc tạo cảm giác thoải
mái và thể hiện sự hiếu khách ngay khi các vị khách bước những bước chân đầu
tiên vào nhà. Một hành lang rộng rãi dẫn tới phòng khách được nối liền với phòng
ăn và chuyển tiếp mềm mại ra không gian ngoài trời sẽ là một “hành trình” thú vị
cho các vị khách đến thăm nhà.
Tuy nhiên, với những người yêu thích sự riêng tư, họ sẽ không muốn phần lớn ngôi
nhà của mình được “trưng bày” ngay từ cái nhìn đầu tiên khi mở cửa. Trong trường
hợp này, một phòng khách trang trọng liền kề cửa ra vào là lựa chọn tốt nhất. Thiết
kế này cho phép các vị khách tiếp cận ngay với không gian dành cho mình một
cách thoải mái trong khi đó vẫn đảm bảo được sự riêng tư cho phần còn lại của
ngôi nhà.
3. Nên xây nhà một tầng hay nhiều tầng:
Một số gia đình thích xây nhà một tầng vì sẽ hạn chế được những tiếng động
không mấy thú vị khi lên xuống cầu thang. Một vài ngôi nhà một tầng hoặc nhà
được thiết kế theo phong cách của những nông trang thường có xu hướng đặt các
không gian công cộng tại vị trí trung tâm, các không gian riêng tư, phòng tắm sẽ
nằm hai bên “cánh” nhà. Những ngôi nhà này thường được những gia đình có
người già và trẻ em lựa chọn do tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra khi di
chuyển giữa các tầng.
Với những ngôi nhà cao tầng có ưu điểm là tiết kiệm diện tích đất sử dụng và đa
dạng hoá góc nhìn cho ngôi nhà. Nhà nhiều tầng cũng thuận lợi hơn trong việc bố
trí không gian riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Những ngôi nhà này
thường được các gia đình có những người ở độ tuổi thành niên, trưởng thành ưa
chuộng.
4. Cân nhắc những điểm đặc biệt cần chú ý:
Khi lựa chọn thiết kế cho ngôi nhà của mình bạn cần chú ý đến những yếu tố đặc
biệt trong nhà. Ví dụ có thành viên nào sống và làm việc tại nhà cần có thêm không
gian hoạt động, nếu nhà bạn nhiều trẻ em thì hành lang cần rộng hơn để có thêm
không gian cho trẻ chơi đùa, chạy nhảy…Những ngôi nhà kiểu cũ thường có hành
lang hẹp, lối vào và cửa thường khá thấp, vì vậy bạn cũng cần lưu ý đến những yếu
tố này.
Tính toán sẵn các kế hoạch dự phòng về sự thay đổi không gian chức năng trong
lương lai là điều nên làm. Có thể hiện tại gia đình bạn có trẻ nhỏ và bạn lựa chọn
phong cách thiết kế mở, nhưng khi trẻ bước sang tuổi vị thành niên và cần không
gian riêng cho mình, bạn cần phải có sẵn phương án dự phòng.
5. Những hoạt động ngoài trời của gia đình:
Thiết kế cho ngôi nhà của bạn có thể bao gồm cả những không gian vui chơi, giải
trí ngoài trời. Đó có thể đơn giản là hành lang trước nhà, hiên nghỉ hay cao hơn
nữa là hồ bơi hoặc một khu vườn rộng rãi, bạn đều nên dành cho chúng sự đầu tư
xứng đáng.
Những không gian này rất có tiềm năng trong việc mang lại cho bạn và gia đình
những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn thú vị. Có thể đơn giản là một bàn trà nhỏ để
gia đình cùng trò chuyện, một khu vườn treo cho ông bà, một góc nhỏ lãng mạn
cho vợ chồng trẻ….Vì vậy bạn không nên bỏ qua hoặc coi nhẹ những khoảng
không này khi thiết kế nhà.