Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Quảng Bình, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.45 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1...................................................................................................................5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ.....................5
1.1. KHÁI NIỆM VỐN ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ...............5
1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư và đầu tư...........................................................................5
1.1.2. Quan niệm về thu hút vốn đầu tư.........................................................................6
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ...........................6
2.1. Tình hình chính trị..................................................................................................6
2.2. Chính sách pháp luật...............................................................................................6
2.3. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên.............................................................................7
2.4. Trình độ phát triển kinh tế.......................................................................................7
2.5. Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội.........................................................................7
CHƯƠNG 2...................................................................................................................8
TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA.................................................................8
2.1. CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH QUẢNG BÌNH......8
2.1.1. Về thủ tục hành chính..........................................................................................8
2.1.2. Chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư...........................................................8
2.2. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH..................11
2.2.1. Tổng vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Bình...............................................................11
2.2.2. Tình hình huy động vốn ở trong nước................................................................13
2.2.3. Tình hình huy động vốn nước ngồi..................................................................15
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO QUẢNG BÌNH
TRONG THỜI GIAN QUA.........................................................................................16
2.3.1. Những thành cơng trong cơng tác thu hút vốn đầu tư.........................................16
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tư....................................18
CHƯƠNG 3................................................................................................................. 21
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH QUẢNG
BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI................................................................................21


3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG BÌNH.....................................................................21
3.1.1. Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nhân lực.........................................21
3.1.2. Tăng cường và nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực.........................................21
3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................................................22
3.1.4. Giải pháp về huy động nguồn lực, đảm bảo vốn cho phát triển nhân lực...........22
3.1.5. Hợp tác, phát triển nhân lực...............................................................................23
3.2 HỒN THIỆN CƠNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH............................................................................................................23
3.2.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm...........................................24
3.2.2. Hồn thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư....................................................................24
3.2.3. Thành lập Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư để thực hiện các hoạt động xúc
tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh..........................................................................................25
3.3. CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH............................................................................................................25
3.3.1. Các nhiệm vụ và giải pháp chung để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.........................................................................25


3.3.2. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh...........................................................................................................................26
3.3.3. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội............................................26
3.4. ÁP DỤNG MƠ HÌNH HỢP TÁC ĐẦU TƯ PPP CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH..............................................................................27
3.5. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH..................................................................................................27
3.5.1. Quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước.....................27
3.5.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA................................................................28
3.6. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH
QUẢNG BÌNH............................................................................................................29

3.6.1. Gắn huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế với công tác bảo vệ môi trường.....29
3.6.2. Thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận và cả nước đặc
biệt là vùng Bắc Trung Bộ trong thu hút đầu tư...........................................................30
3.6.3. Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác thu hút vốn đầu tư........30
3.6.4. Nâng cao tính minh bạch và chất lượng công vụ................................................31
3.6.5. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch...........................................................31
3.6.6. Một số giải pháp khác........................................................................................32
KẾT LUẬN.................................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU..............................................................................................34

2


MỞ ĐẦU
Hoạt động đầu tư từ lâu vẫn được coi là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và
là chìa khóa cho sự phát triển của mỗi quốc gia của nền kinh tế thế giới. Một nền
kinh tế muốn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thiết phải được đầu tư thoả
đáng.
Trên phạm vi kinh tế, đầu tư phát triển vừa đem lại sự giàu có, phồn vinh vừa
nâng cao đời sống nhân dân địa phương, đồng thời đóng góp vào sự phát triển
chung của cả nước. Do đó con đường xây dựng đất nước giàu mạnh theo định
hướng XHCN ở nước ta đặt ra yêu cầu cho từng tỉnh, thành phố, phải năng động
sáng tạo, khai thác lợi thế so sánh, để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.
Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua đầu tư cho tăng trưởng và
phát triển kinh tế đã được các cấp lãnh đạo và nhân dân tỉnh Quảng Bình đặc biệt
quan tâm. Vì vậy bộ mặt của tỉnh đã có những thay đổi đáng kể. Nhiều khu cơng
nghiệp, khu kinh tế đã được hình thành, các làng nghề được quy hoạch, đầu tư mở
rộng sản xuất, cơ sở hạ tầng, được đầu tư cải tạo vùng, nâng cấp, xây dựng mới. Do
đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt mức khá, đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân trong tỉnh được nâng lên rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo

hướng cơng nghiệp hố. Tuy vậy, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Quảng
Bình nhìn chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế vốn có. Có nhiều
nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân căn bản đó là Quảng Bình vẫn
chưa khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực, trong đó có nguồn lực vốn đầu
tư.
Thời gian qua, hoạt động thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã
được lãnh đạo tỉnh quan tâm, xúc tiến triển khai thực hiện và cũng đã đạt được
những kết quả đáng kế. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư thu hút được ở Quảng Bình
chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Làm thế nào để tăng cường thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới là một vấn
đề cấp bách được lãnh đạo tỉnh Quảng Bình quan tâm chỉ đạo các cấp các ngành
trong tỉnh nghiên cứu tham mưu. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, sau khi học
xong chuyên đề tự chọn "Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu
vực Miền Trung - Tây Ngun", thơng qua tìm hiểu thực trạng thu hút vốn đầu tư
trong thời gian qua ở tỉnh Quảng Bình, tơi lựa chọn đề tài "Thu hút vốn đầu tư ở
tỉnh Quảng Bình, thực trạng và giải pháp" để làm đề tài Tiểu luận cho chuyên đề
tự chọn này.
3


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu Tiểu luận
gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư
Chương 2: Tình hình thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Bình trong thời gian qua.
Chương 3: Các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Bình
trong thời gian tới.

4



CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ
1.1. KHÁI NIỆM VỐN ĐẦU TƯ, ĐẦU TƯ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư và đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư
- Vốn là giá trị thực của tài sản hữu hình và vơ hình. Tài sản hữu hình gồm 2
bộ phận chính: bộ phận thứ nhất là tài sản phục vụ trực tiếp sản xuất như máy móc,
thiết bị, cơng cụ nhà xưởng; bộ phận thứ hai là những tài sản không trực tiếp phục
vụ sản xuất như nhà ở, trụ sở, cơ quan. Các tài sản này chính là cơ sở đảm bảo cho
quá trình phát triển của tổng sản phẩm đầu ra và do vậy cần làm tăng nguồn vốn
đầu tư cho quá trình đầu tư tiếp theo.
- Vốn là hàng hóa cũng giống hàng hóa khác ở chỗ đều có giá trị và giá trị sử
dụng, có chủ sở hữu và là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như các yếu tố
đầu vào sản xuất khác.
- Dưới dạng tiền tệ vốn được định nghĩa là khoản tích lũy là một bộ phận của
thu nhập chưa được tiêu dùng. Bộ phận thu nhập này đại diện cho một lượng giá trị
hàng hóa tài sản dich vụ nằm trong tổng sản phẩm đầu ra. Như vậy vốn được biểu
hiện bằng tiền nhưng tiền phải vận động trong môi trường của hoạt động đầu tư
kinh doanh và sinh lời thì tiền mới được coi là vốn tiền đem ra dùng hằng ngày, đưa
vào cất trữ thì người sở hữu tiền đó phải trả cho việc làm này đó là hy sinh tiền lãi
và lợi nhuận do việc cất trữ tiền.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian, vốn phải được tích tụ giá vốn (lãi suất) là giá
trị để mua được quyền sử dụng vốn được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với vốn theo
đơn vị thời gian (tháng, quý, năm, 10 năm). Giá này cho ta một cách nhìn đối với
vốn đó là quan hệ đặc biệt của nó đối với thời gian. Thời gian dài lãi suất tín dụng
sẽ cao hơn lãi suất của thời gian ngắn. Chính nhờ có sự tách rời quyền sở hữu vốn
và quyền sử dụng theo thời gian đã làm cho vốn có thể tích tụ, vận động và lưu
thông trong đầu tư kinh doanh và sinh lời. Nói cách khác là q trình vận động cần

tích tụ vốn theo thời gian đã làm cho vốn được hình thành từ những khoản tiết kiệm
nhỏ hoặc khoản vốn chưa có cơ hội đầu tư được chuyển đến những nhà đầu tư
- Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh,
dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên
doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để : tái sản xuất, các tài sản cố
định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ
sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh
5


doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu
hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi
mới.
Nguồn vốn đầu tư là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu tư phát
triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm về đầu tư
Dưới góc độ kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn
lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là nhân tố không
thể thiếu để phát triển và xây dựng kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế.
Luật Đầu tư 2005 với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằm mục đích
kinh doanh, đã đưa ra định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ
vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các
hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan”.
1.1.2. Quan niệm về thu hút vốn đầu tư
Quan niệm thu hút vốn đầu tư là tập hợp các biện pháp, cơng cụ, chính sách
thuận lợi để tạo ra một mơi trường hấp dẫn, nhằm kích thích, khuyến khích các nhà
đầu tư bỏ vốn ra để đạt được mục tiêu của nhà đầu tư và mục tiêu chung của nền
kinh tế.

1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

2.1. Tình hình chính trị
Tình hình chính trị là điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư xem xét đưa ra quyết
định đầu tư của mình. Tình hình chính chị ổn định là điều kiện để duy trì sự ổn định
về tình hình kinh tế xã hội, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển
được đảm bảo tính nhất qn nó giúp cho đồng vốn đầu tư của nhà đầu tư được an
toàn trước những biến động về chính trị, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư
hoạch định chiến lược đầu tư lâu dài của họ.
2.2. Chính sách pháp luật
Hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân được tiến hành trong một khoản
thời gian dài với lượng tài sản lớn ở một nơi xa lạ nên các nhà đầu tư nước ngồi
cần một mơi trường pháp lý vững trắc, có hiệu lực thi hành để đảm bảo quyền lợi
cho họ.
Chính sách pháp luật đầy đủ, hợp lý, khơng chồng chéo, tạo ra mơi trường đầu
tư minh bạch, bình đẳng không phân biệt đối sử giữa các nhà đầu tư làm rút ngắn
6


thời gian đăng ký hoạt động đầu tư, tiết kiệm chi phí... từ đó nhà đầu tư n tâm
làm ăn lâu dài ở nước nhận đầu tư.
2.3. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoản cách, địa
điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số... Đây là các yếu tố tác động đến tính
sinh lời hay rủi ro của các hoạt động đầu tư.
Nếu vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển
nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ từ đó làm giảm
giá thành sản phẩm và hạn chế những rủi ro trong quá trình vận chuyển. Điều kiện
tự nhiên thuận lợi góp phần làm phong phú các yếu tố đầu vào tạo nguồn nguyên
liệu ổn định cho cơng tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...

2.4. Trình độ phát triển kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế
vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh...
Trình độ phát triển của kinh tế vĩ mơ góp phần ổn định nền kinh tế, tránh nạn
quan liêu tham nhũng, chống lạm phát cao, nâng cao tốc độ tăng trưởng, giảm bớt
thủ tục hành chính... góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng dịch giúp thuận lợi trong việc vận chuyển
nguyên vật liệu, hàng hóa qua đó giảm những chi phí phát sinh cho hoạt động đầu
tư.
2.5. Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội bao gồm các yếu tố như: Ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức
và tinh thần dân tộc, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ...có tác động to lớn đến
cơng cuộc đầu tư của nhà đầu tư, nó sẽ có tác động tốt nếu trình độ văn hóa xã hội
của nước nhận đầu tư có những nét tương động nhất định với đất nước của chủ đầu
tư, đồng thời nó cũng sẽ là một rào cản cản trở kìm hãm hoạt động đầu tư của nhà
đầu tư nước ngoài. Như tăng chi phí vì phải đào tạo nhân cơng đào tạo ngơn ngữ
cho cơng nhân viên, hay có thể gây ra những hiểu nhần trong kinh doanh ...

7


CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1.1. Về thủ tục hành chính
Những năm vừa qua tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh cơng tác cải cách thủ tục
hành chính nhằm đơn giản hố các thủ tục và nâng cao tính minh bạch, cơng khai
về chủ trương chính sách, làm cơ sở cho các nhà đầu tư yên tâm khi quyết định đầu

tư.
Tỉnh đã tập trung công tác cải cách thể chế, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật (QPPL) theo thẩm quyền để thực hiện Nghị định, Thơng tư của Chính
Phủ và Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân;
Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá; Luật tương trợ tư pháp; Luật Bưu chính; Luật
Trọng tài thương mại; Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp; Luật Phá sản; Luật Các tổ
chức tín dụng; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật khống sản; Luật Thuế
Bảo vệ mơi trường; Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật đấu thầu; Luật
đất đai... Trên cơ sở đó, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu thể chế điều chỉnh các
quan hệ kinh tế trong nhiều lĩnh vực, tạo sự an tâm và tin tưởng vào đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát
triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trên các
lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp
như: thu hút đầu tư, thuế, đất đai, nhà ở, hải quan, giải phóng đền bù,...
Năm 2013, tỉnh Quảng Bình tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu cả nước về Chỉ số Hiệu
quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh (PAPI) do Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và
nghiên cứu khoa học (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Trung tâm Nghiên cứu
phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam)
tổ chức. Đây là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Bình trong
thời gian tới.
2.1.2. Chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư
2.1.2.1 Chính sách thuế
Đối với các dự án đầu tư thuộc địa bàn, lĩnh vực ưu đãi đầu tư được hưởng ưu
đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định
của pháp luật hiện hành về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu, cụ thể:
8



Được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong 15 năm
kể từ khi dự án có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế. Được miễn
trong 04 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong
09 năm liên tiếp (trừ các dự án tại địa bàn thành phố Đồng Hới).
Dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong các
KCN, KKT Quảng Bình thuộc các lĩnh vực cơng nghệ cao đáp ứng quy định tại
khoản 2 Điều 5 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của
Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghệ cao được hưởng thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án. Tuy nhiên vẫn
chưa có dự án nào đầu tư vào các lĩnh vực này.
Được miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm, kể từ ngày bắt đầu hoạt động sản
xuất đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm thuộc
diện hàng hóa trong nước chưa sản xuất được, được nhập khẩu để phục vụ sản xuất
trong khu kinh tế và của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu
tư theo quy định. Miễn thuế nhập khẩu đối với các loại hàng hóa tạo nên tài sản cố
định của dự án khuyến khích đầu tư.
2.1.2.2. Chính sách đất đai
Nhà đầu tư được tỉnh giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện sự án đầu tư.
Diện tích cho thuê theo nhu cầu thực tế của dự án, thời gian giao đất hoặc cho thuê
đất tối đa là 50 năm, sau thời gian này, nhà đầu tư đã chấp hành đúng các quy định
của pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất nếu có nhu cầu và dự án hoạt
động có hiệu quả sẽ được gia hạn thêm 20 năm. Như vậy, thời gian giao đất hoặc
thuê đất tại tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo đúng quy định Luật đất dai,
ngang bằng với các tỉnh khác trong khu vực và cả nước. Đây cũng là điểm thuận
lợi trong thu hút các dự án đầu tư.
2.1.2.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư
* Hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao,
mơi trường (theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh

vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường). Các dự án đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong nông
nghiệp và nông thôn (theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông
9


thôn). Và một số dự án khác theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ được hỗ
trợ như sau:
+ Đến 500 triệu đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng.
+ Đến 01 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư từ 30 đến 50 tỷ đồng.
+ Đến 02 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư trên 50 đến 200 tỷ đồng.
+ Đến 03 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư trên 200 đến 300 tỷ đồng.
+ Đến 04 tỷ đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
Nhà đầu tư phải tự bỏ kinh phí để thực hiện, tỉnh sẽ hoàn trả sau khi dự án đi
vào hoạt động và được nghiệm thu thanh quyết toán.
* Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ngồi hàng rào dự án ngồi khu
cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
+ Về giao thông: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí làm đường giao thơng từ
trục đường chính đến hàng rào của dự án theo thiết kế, dự tốn và quyết tốn được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 5 tỷ đồng.
+ Về điện, cấp thốt nước đến chân hàng rào cơng trình: Ngân sách tỉnh hỗ trợ
50% kinh phí xây dựng trạm biến áp, đường điện và cấp thoát nước đến hàng rào
của dự án theo thiết kế, dự toán và quyết tốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
nhưng tối đa không quá 1 tỷ đồng cho tất cả các hạng mục trên.
Nhà đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng, sau khi dự án đi vào hoạt động, căn cứ hồ
sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt và khối lượng thực tế thi công được nghiệm
thu, thanh quyết tốn, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí cho nhà đầu tư.
* Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động
UBND tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư tiếp nhận lao động địa phương.

Trường hợp lao động địa phương đã được tiếp nhận nhưng chưa qua đào tạo hoặc
chuyên ngành đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, cần đào tạo và đào tạo lại thì
được hỗ trợ kinh phí như sau:
+ Những dự án đầu tư thường xuyên sử dụng trên 200 lao động (có hợp đồng
lao động và danh sách đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội) được hỗ
trợ tối đa khơng q 1.500.000 đồng/người/khố (đối với lao động chưa được đào
tạo nghề theo yêu cầu công việc tuyển dụng) và tối đa không quá 1.000.000
đồng/người/khóa (đối với lao động phải đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu tuyển
dụng).
+ Những dự án đầu tư thường xuyên sử dụng từ 100 đến 200 lao động (có hợp
đồng lao động và danh sách đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội)
được hỗ trợ tối đa khơng q 1.000.000 đồng/người/khố (đối với lao động chưa
10


được đào tạo nghề theo yêu cầu công việc tuyển dụng) và tối đa khơng q 500.000
đồng/người/khóa (đối với lao động phải đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu tuyển
dụng).
Ngồi các chính sách hỗ trợ đầu tư trên, đối với các dự án trọng điểm, có tính
đột phá phát triển kinh tế, xã hội, tỉnh sẽ có chính sách ưu đãi đặc biệt riêng.
2.1.2.4. Chính sách cơng nghệ
Dự án chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất (chưa
được hỗ trợ từ nguồn vốn khoa học công nghệ của tỉnh) được hỗ trợ 50% tổng giá
trị máy móc thiết bị và cơng nghệ chuyển giao, nhưng tối đa không quá 100 triệu
đồng/cơ sở;
Dự án xây dựng mơ hình trình diễn kỹ thuật mới, cơng nghệ mới được hỗ trợ
chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị cơng nghệ mới, vận hành, chạy
thử hồn thiện cơng nghệ, tổ chức hội nghị trình diễn… Mức hỗ trợ tối đa 250 triệu
đồng/mơ hình.
Hỗ trợ 50% chi phí các dự án xử lý mơi trường trong sản xuất công nghiệp và

hoạt động Thương mại, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án và không quá
01 lần.
2.2. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1. Tổng vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Bình
Tổng vốn đầu tư tồn xã hội trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 ước đạt 30.200
tỷ đồng, tăng 16.500 tỷ đồng, tăng 120% so với giai đoạn 2006 - 2010. Hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống
giao thông từng bước được đưa vào đúng cấp bậc kỹ thuật quy định, một số cơng
trình hạ tầng giao thông quan trọng như: nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, cầu Nhật
Lệ 2, nâng cấp sân bay Đồng Hới 1... được đầu tư xây dựng. Hệ thống đê điều, thủy
lợi, hồ chứa được nâng cấp, đảm bảo an toàn, đến năm 2015 có 95,5% diện tích lúa
được tưới tiêu chủ động (kế hoạch đạt 95%).
Đã huy động các nguồn lực đầu tư hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi
trường, hệ thống điện lưới 2 ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập
trung và vùng nơng thơn, miền núi. Đến năm 2015, có 95% dân cư đô thị dùng

1

cầu Trung Quán, đường nối Khu Kinh tế Hịn La với Khu cơng nghiệp xi măng tập trung Tiến - Châu - Văn
Hoá, đường và cầu về xã Văn Hố, Tỉnh lộ 16, được trục chính Bắc Nam rộng 60 m xã Bảo Ninh...
2
Xây dựng trạm biến áp 110 KV Văn Hóa, Hịn La; đấu nối đường dây 22KV sau TBA 110KV Bắc Đồng Hới và
Áng Sơn, cải tạo đường dây 22KV tại Lệ Thủy. Đã xây dựng đường dây hạ thế và 3 TBA phụ tải để hoàn thiện
và chống quá tải lưới điện tại Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy; đã đầu tư 176 trạm phân phối, tổng dung lượng
24.671KVA; 6km đường dây hạ thế phục vụ cho các xã.

11



nước sạch và 83% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 3. Hạ tầng đô thị,
đặc biệt là đô thị Đồng Hới, Ba Đồn, được đầu tư, chỉnh trang, đến 2015, tỷ lệ đơ
thị hóa đạt 27%. Hệ thống trường học, trạm y tế và các công trình hạ tầng xã hội
khác được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố. Tiếp tục hồn
thiện mạng truyền dẫn số liệu, phát triển hạ tầng và đa dạng hóa các dịch vụ bưu
chính, viễn thơng, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin liên lạc. Đến năm 2015,
tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.
Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện 5 năm 2011-2015 là 17.281 tỷ đồng, bố
trí cho 1.837 chương trình, dự án trên tổng số 14 ngành, lĩnh vực theo tiêu chí
(Cơng nghiệp, nơng lâm nghiệp và thủy sản, giao thông, giáo dục đào tạo, y tế, …),
bao gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước: 6.543 tỷ đồng, bố trí cho 550 dự án, chiếm 71%
tổng nguồn vốn đầu tư; trong đó nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung
ương 4.054 tỷ đồng, đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương 2.487 tỷ đồng.
- Vốn trái phiếu Chính phủ: 2.337 tỷ đồng, bố trí cho 1.133 dự án, chiếm
25,5% tổng nguồn vốn đầu tư.
- Nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa
phương (xổ số kiến thiết, các khoản thu phí, lệ phí để lại cho đầu tư): 200,3 tỷ
đồng, bố trí cho 55 dự án, chiếm 3,4% tổng nguồn vốn đầu tư.
- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển 3.698 tỷ đồng, chiếm 21% tổng nguồn
vốn đầu tư.
- Nguồn vốn ODA 2.011 tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng nguồn vốn đầu tư.
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi: 1.349 triệu đồng, bố trí cho 1 dự án, chiếm
0.1% tổng nguồn vốn đầu tư.
Giai đoạn 2011-2015 có 360 cơng trình khởi cơng mới sử dụng vốn đầu tư
phát triển nguồn ngân sách nhà nước, trong đó 261 dự án hồn thành, bàn giao đưa
vào sử dụng trong giai đoạn 2011-2015, 99 dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 20162020.
Nợ xây dựng cơ bản các dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước
ngày 31/12/2014 là 1.241 tỷ đồng cho 1.893 dự án, trong đó dự án đã quyết tốn là
932 tỷ đồng. Dự kiến kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2015 bố trí đủ 319 tỷ đồng

để thanh tốn nợ xây dựng cơ bản.

3

KH đến 2015: tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt 95%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp
nước sạch và hợp vệ sinh đạt 75-80%.

12


2.2.2. Tình hình huy động vốn ở trong nước
Bảng 2.1: Vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2010 - 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
2010

2011

2012

2013

Tổng số
3.412.120 3.809.983 4.314.818 5.141.745
Trung ương quản lý
237.725
265.523
280.771
473.332
Địa phương quản lý

3.174.395 3.544.460 4.034.047 4.668.413
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013
Bảng 2.2: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn phân theo ngành kinh tế
(theo giá hiện hành)
Đơn vị tính:Triệu đồng
2010
2011
2012
2013
Tổng số
3.766.696 3.898.493 4.314.818 5.141.745
1. Nông nghiệp và Lâm nghiệp
176.304 189.576 218.147 259.860
2. Khai khống
33.876
40.712
44.859
49.813
3. Cơng nghiệp chế biến, chế tạo
471.716 410.604 451.202 502.294
4. sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
103.403 115.248 126.285 135.572
nóng, hơi nước và điều hịa khơng khí
5. Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử
18.545
21.185
23.637
46.832
lý rác thải, nước thải
6. Xây dựng

217.568 226.120 243.049 279.124
7. Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mơ tơ,
390.168 410.768 462.312 521.978
xe máy và xe có động cơ khác
8. Vận tải, kho bãi
463.090 493.043 549.074 791.430
9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống
123.222 106.583 116.734 131.846
10. Thông tin và truyền thơng
14.437
18.582
20.475
21.583
11. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
172.508 179.670 195.370 226.902
hiểm
12. Hoạt động kinh doanh bất động sản
1.017.619 1.028.991 1.151.516 1.372.978
13. Hoạt động chuyên môn, khoa học và
47.861
52.869
61.252
72.608
cơng nghệ
14. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
21.520
24.390
26.862
31.628
15. Hoạt động của ĐCS, QLNN, ANQP, TC

112.373 134.288 134.669 164.042
CT-XH, đảm bảo xã hội bắt buộc
16.Giáo dục và đào tạo
183.759 193.659 215.125 225.758
17. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
100.345 144.610 157.725 176.291
18. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
36.704
39.398
42.968
49.845
19. Hoạt động dịch vụ khác
61.678
68.197
73.557
81.361

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2013
Nhìn vào bảng 2.1 và bảng 2.2 chúng ta có thể thấy rõ những kết quả trong
huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình thời gian qua
được tăng dần qua các năm. Điều này đã minh chứng sự nỗ lực của các ngành

13


chức năng trong những năm qua, kết quả này đã có tác dụng rất tích cực đến q
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp: Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất
kinh doanh thực hiện một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, sản
xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.

Vốn của các doanh nghiệp đang hoạt động là giá trị tài sản đầu tư vào sản
xuất: Vốn tiền tệ và vốn dưới hình thức sản phẩm hàng hóa chưa tiêu thụ. Vốn của
các doanh nghiệp được biểu hiện dưới dạng hữu hình: như tiền tệ, tài sản, TLSX và
dưới dạng vơ hình như bí quyết cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, vị trí kinh doanh.
Đối với tỉnh Quảng Bình, Tỉnh ủy - UBND tỉnh đã có nhiều chủ trương
khuyến khích huy động vốn từ các doanh nghiệp. Việc phát triển sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng của xã
hội, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay, tồn tỉnh có 4.200
doanh nghiệp, với tổng số vốn hơn 20.000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách của các
doanh nghiệp đến 2013 chiếm 775 tỷ đồng.
Vốn tín dụng: Để ổn định và tăng trưởng nguồn vốn, các ngân hàng trong tỉnh
tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều giải pháp tích cực. Áp dụng đa
dạng các mức lãi xuất và các kỳ hạn tương ứng, tranh thủ các nguồn vốn điều hoà
hệ thống … do đó chủ động và đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn tín dụng phục
vụ sản xuất kinh doanh và đời sống dân sinh. Trên cơ sở đó đã đảm bảo đủ lượng
vốn giải ngân cho các dự án đã được cam kết. Nguồn vốn huy động đến
31/12/2014 đạt 20.220 tỷ đồng.
Những kết quả huy động vốn của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng
tỉnh Quảng Bình là rất đáng khích lệ. Đạt được các kết quả trên là do các ngân hàng
đã năng động sáng tạo trong công tác huy động nguồn vốn. Bao gồm cả nguồn tiền
gửi nội tệ và nguồn tiền gửi ngoại tệ. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, thu
hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực mới. Các chính sách và chương
trình trợ giúp ưu đãi doanh nghiệp vừa và nhỏ được thực hiện, tạo điều kiện và
khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.
Vốn của dân và tư nhân: Nguồn vốn huy động của dân và tư nhân để đầu tư
phát triển duy trì ở đà tăng trưởng khá. Do vậy, việc sản xuất các sản phẩm đa dạng
phong phú, phù hợp với tập quán địa phương và cung cầu vốn trên địa bàn. Cụ thể
nguồn vốn của dân và tư nhân năm 2010: 796.376 triệu đồng, năm 2013: 1.361.978
triệu đồng.
14



Nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn trong nước để phát triển kinh tế - xã
hội ở tỉnh Quảng Bình ta thấy:
Các hoạt động tín dụng tiếp tục mở rộng có hiệu quả. Khách hàng có nhu cầu
vay vốn, đủ điều kiện vay đã được đáp ứng kịp thời. Hoạt động tín dụng đã gắn kết
với các dự án kinh tế của tỉnh và các huyện thị thành phố. Chất lượng tín dụng ngày
càng được nâng cao. Các ngân hàng đã thực hiện tốt các cơ chế qui trình nghiệp vụ
của ngành. Đặc biệt đã chú trọng khâu kiểm tra, thanh tra, kiểm sốt.
Ngồi việc huy động vốn của các ngân hàng. UBND tỉnh đã thực hiện theo
đúng hướng dẫn của Luật NSNN và các văn bản của Bộ tài chính về xây dựng dự
tốn và thu ngân sách địa phương. Để thu đúng, thu đủ các khoản thu trên địa bàn,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống Kho bạc nhà nước của tỉnh và
các cơ quan thu các cấp đã bám sát kế hoạch thu, duy trì ổn định các điểm thu, tổ
chức tốt công tác thu NSNN nộp các khoản thu có hiệu quả. Thực hiện tốt các chế
độ thơng tin, báo cáo, chủ động đôn đốc các khoản thu nhất là những trường hợp
nộp chậm, nộp thiếu để chống thất thu cho NSNN. Duy trì và nâng cao chất lượng,
trách nhiệm kế toán, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra để tập trung các nguồn lực thu
tốt nhất vào NSNN. Tích cực thúc đẩy thực hiện nghĩa vụ của các đơn vị tập thể cá
nhân đối với NSNN có hiệu quả. Các ban ngành chức năng kịp thời nắm bắt giải
quyết những vướng mắc khó khăn trong cơng tác thu và động viên, tuyên truyền
nên đã huy động được nguồn lực tối đa vào NSNN.
2.2.3. Tình hình huy động vốn nước ngồi
Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, việc huy động vốn từ nước
ngoài của tỉnh Quảng Bình cũng đạt được những kết quả nhất định. Các nguồn vốn
huy động từ nước ngoài bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ
phi Chính Phủ (NGO), vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI).
Nhìn lại chặng đường huy động nguồn vốn từ nước ngồi ở Quảng Bình có
thể thấy Quảng Bình đã được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, tranh thủ
sự viện trợ của nhiều nước và tổ chức kinh tế thế giới như: Chương trình phát triên

LHQ (UNDP), ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),
ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ( JBIC), cơ quan phát triển quốc tế Nhật Bản
(JICA), cơ quan phát triển Quốc tế Hàn Quốc. Ngoài ra tỉnh Quảng Bình cịn quan
hệ với các tổ chức phi chính phủ và các Đại sứ quán Thuỵ Điển, Nhật Bản, Anh,
Tây Ban Nha, Australia, Hà Lan, Bỉ, Hungary … khối lượng vốn nước ngồi vào
Quảng Bình khơng ngừng tăng lên qua các năm.
15


Cơng tác vận động và thu hút vốn ODA có tiến bộ, giai đoạn 2010-2015 đã
triển khai 28 dự án với tổng vốn ODA: 190,298 triệu USD 4. Nhìn chung, các dự án
ODA đã thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra đã góp phần quan trọng vào phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngồi (NGO) được triển khai
tích cực. Đã tiếp nhận viện trợ 250 dự án với số vốn cam kết hơn 39 triệu USD, đã
giải ngân 19,6 triệu USD 5. Công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ nước ngồi đã được thực hiện tốt góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội của địa phương.
Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong những năm qua các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn duy trì
kinh doanh ổn định, giai đoạn 2011-2015 đạt 64,2 triệu USD. Song hoạt động sản
xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế
giới nên gặp khó khăn trong huy động vốn.
Nguồn vốn tài trợ từ nước ngồi đã góp phần khơng nhỏ trong q trình phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giúp cho Quảng Bình chuyển dịch CCKT theo hướng
tích cực: Phát triển sản xuất, nâng cao dân trí, nâng cao năng lực xố đói giảm
nghèo cho người dân, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống,
đặc biệt là đối với nhân dân các dân tộc ở vùng cao vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO QUẢNG BÌNH
TRONG THỜI GIAN QUA


2.3.1. Những thành công trong công tác thu hút vốn đầu tư
2.3.1.1. Những thành công
Thứ nhất, số dự án đầu tư và vốn đầu tư tăng. Tỉnh đã huy động được một
lượng vốn đầu tư đáng kể trong dân cư, từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ hai, vốn đầu tư thu hút được ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong tổng mức
đầu tư toàn xã hội. Lượng vốn từ các dự án đầu tư này chiếm tỉ trọng lớn và ngày
càng trở thành bộ phận quan trọng trong tổng mức đầu tư toàn xã hội.
Thứ ba, thu hút vốn đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các dự án
đầu tư đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết quả thu hút đầu tư
vào các tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua tập trung vào hầu hết trên các lĩnh vực
công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư vào các
4

trong đó có 17 dự án chuyển tiếp và 11 dự án mới được vận động giai đoạn 2011-2015. Tập trung vào các lĩnh
vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục - y tế, du lịch- dịch vụ công cộng, điện, giao thơng, xố đói
giảm nghèo, nâng cao năng lực; thốt nước và vệ sinh môi trường đô thị, cấp nước sạch và VSMT nông thôn ….
5
lĩnh vực chủ yếu: ứng phó biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ, giúp
đỡ người tàn tật, xố đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ khắc phục thiên tai, bão lụt...

16


lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hoạt động dịch vụ. Điều đó chứng tỏ việc thu hút
các dự án đầu tư của tỉnh theo định hướng phát triển dịch vụ, công nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH.
Thứ tư, thu hút vốn đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tăng
thu nhập cho người lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo cho tỉnh.
Thứ năm, vốn đầu tư vào tỉnh đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh

Quảng Bình, bao gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên,… và có xu
hướng ngày càng tăng do hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng đi vào ổn
định và đã qua thời hạn miễn, giảm thuế.
2.3.1.2. Nguyên nhân thành công
- Trước hết, sự thay đổi về chính sách và cơ chế đầu tư đã khuyến khích được
các nhà đầu tư trong và ngoài nước thực hiện đầu tư ngày càng gia tăng.
- Việc huy động vốn được thực hiện xuất phát từ đường lối phát triển kinh tế xã hội phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp được phát triển theo hướng cơng nghiệp hố nơng nghiệp và nơng thơn, gắn
với sự phát triển các khu công nghiệp của tỉnh. Các ngành nghề được tập trung đầu
tư và phát triển về cơ bản là phù hợp với tiềm năng, thế mạnh sẵn có; vừa đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trên thị trường nội địa, vừa chú trọng khả năng xuất khẩu.
- Công tác quản lý Nhà nước được tăng cường. Tỉnh đã thực hiện định hướng
đầu tư bằng việc quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm chủ yếu; xác định rõ
những ngành nghề ưu tiên phát triển trước mắt, những ngành nghề cần chú trọng
phát triển lâu dài theo một cơ cấu kinh tế thống nhất.
- Kinh tế tăng trưởng tương đối ổn định, thu nhập của dân cư từng bước cải
thiện đã tăng khả năng tích luỹ vốn cho nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng các khu công
nghiệp được tập trung đầu tư bước đầu đã phát huy tác dụng tích cực trong việc thu
hút các chủ đầu tư.
- Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ đã được cải thiện
đáng kể, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh được cải tạo nâng cấp, mở rộng. Hệ
thống cung cấp điện, nước được cải thiện đáng kể, hầu hết các khu vực trung tâm
đều được cung cấp nước sạch, cung cấp điện ổn định. Kết cấu hạ tầng xã hội như
trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng... đều có bước cải thiện đáng kể. Việc
thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính 10 năm 2001-2010 đã đem
lại kết quả khả quan, đã xây dựng được bộ TTHC tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên tất
cả các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đăng kí kinh doanh, hải quan, lao động, mơi
trường...
17



2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tư
2.3.2.1. Những tồn tại
Bên cạnh những thành công đã đạt được, quá trình thu hút vốn đầu tư phát
triển vào tỉnh Quảng Bình cũng bộc lộ nhiều hạn chế:
- Số lượng dự án FDI ít, quy mơ dự án nhỏ.
- Vốn đầu tư và số dự án thực hiện thấp so với số đăng kí.
- Số vốn huy động dành cho đầu tư phát triển cịn ít và tăng chậm.
- Mất cân đối giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện, mất cân đối trong thu hút
vốn theo lĩnh vực,
- Nhiều dự án chậm được triển khai
- Chưa thu hút được các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, năng lực
cạnh tranh yếu.
Nguyên nhân của các hạn chế trên là:
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Kinh tế địa phương có điểm xuất phát thấp, qui mô nhỏ bé, thiết bị công
nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh trên thị
trường kém.
- Thị trường tiêu thụ hàng hoá trong tỉnh và khu vực miền Trung còn hạn hẹp,
sức mua thấp. Các dịch vụ phát triển cịn chậm, chưa có điều kiện tận dụng được cơ
sở hạ tầng có tính chất phục vụ trực tiếp cho các dự án, các điều kiện khác chưa
phát triển đồng bộ.
- Khu vực miền trung từ trước đến nay có quy mơ và tốc độ phát triển kinh tế
chậm hơn hai đầu đất nước, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa được đồng bộ.
- Các địa phương trong nước có sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu
tư trong và ngoài nước, bằng cách đưa ra ngày càng nhiều các ưu đãi đầu tư riêng
của địa phương mình. Quảng Bình là một tỉnh đi sau trong việc phát triển kinh tế
nhưng lại chưa tận dụng được tối đa những kinh nghiệm của địa phương trên cả
nước.
- Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, xa các cực tăng trưởng (thủ đô Hà Nội,

Thành phố Hồ Chí Minh), khơng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ưu tiên phát
triển của cả nước nên các chi phí liên quan đến đầu tư cao (nhất là các chi phí vận
tải và các dịch vụ khác). Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thường xun có bão lụt
xảy ra nên suất đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư thấp, thậm chí có nguy cơ rủi ro trong
đầu tư.
18


- Cuộc suy thối tồn cầu năm 2008 đến nay đã làm cho đầu tư vào Việt Nam
giảm mạnh và điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình thu hút đầu tư vào
Việt nam, trong đó có tỉnh Quảng Bình.
2.3.2.3. Nguyên nhân chủ quan
a. Cải cách thủ tục hành chính chưa tốt
Cơng tác cải cách thủ tục hành chính nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được u
cầu và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Việc triển khai thực hiện có
lúc, có nơi cịn tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn đối với các nhà đầu tư.
b. Hoạt động xúc tiến thu hút vốn FDI còn kém hiệu quả
Trong những năm vừa qua, tỉnh chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động xúc
tiến đầu tư, chưa có một chiến lược XTĐT tổng thể. Thiếu định hướng và chưa xác
định rõ các đối tượng đầu tư để thu hút đầu tư.
Chất lượng XTĐT thường chưa cao ở các Sở, Ban, ngành. Tỉnh còn chú trọng
quảng bá trong nước, chưa quảng bá đúng mức cho các doanh nghiệp nước ngồi.
Cơng tác XTĐT chỉ quan tâm ở giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, các dịch vụ hỗ
trợ sau cấp phép cho các nhà đầu tư chưa tốt. Nhiều cuộc xúc tiến đầu tư cho kết
quả thấp do có nhiều yếu tố như: phương thức tổ chức chưa phù hợp, vấn đề cần
nắm bắt thông tin và kết nối với các nhà đầu tư trước, trong và sau hội nghị chưa
thơng suốt.
Tài chính là một vấn đề trọng yếu đặt ra cho tất cả các tổ chức. Nguồn tài
chính dành cho việc XTĐT ở các cấp cơ sở đều được rót từ vốn ngân sách tỉnh, nên
chi phí cho XTĐT vơ cùng hạn hẹp. Hạn chế về ngân sách đã hạn chế khả năng của

các tổ chức trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến hiệu quả.
c. Chính sách thu hút đầu tư chưa hấp dẫn
Tỉnh chưa có chính sách thực sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là
đối với các dự án đầu tư lớn. Hiện nay tỉnh chủ yếu áp dụng khung chính sách mà
Trung ương ban hành, vì vậy khơng hấp dẫn các nhà đầu tư, vì tỉnh có hạ tầng kỹ
thuật chưa được tốt, chất lượng nguồn nhân lực thấp, cho nên nếu chỉ áp dụng
khung chính sách do Trung ương ban hành thì khó có thể thu hút được đầu tư.
d. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuận còn nhiều yếu kém
- Cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Bình nói chung và các KCN, KKT nói riêng
cịn yếu kém. Việc phát triển hệ thống hạ tầng khu cơng nghiệp cịn thiếu đồng bộ,
chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác thu hút và triển khai dự án của các nhà
đầu tư, nhất là hệ thống dịch vụ tiện ích đáp ứng cịn ở mức thấp.
19


- Quảng Bình là một tỉnh nghèo, thu ngân sách chưa đủ chi. Do đó, nguồn vốn
chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng và hạ tầng các KCN, KKT ít và nhỏ giọt. Tỉnh cịn
thiếu các dự án có tính khả thi cao và các thơng tin cơ bản liên quan đến các dự án
để cung cấp cho các nhà đầu tư. Chính vì vậy mà khơng thu hút được các nhà đầu
tý hạ tầng đủ mạnh để xây dựng kịp thời, đồng bộ các cơng trình hạ tầng của tỉnh.
e. Chất lượng đội ngũ quản lý còn hạn chế
- Tổ chức bộ máy và hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư chưa tương
xứng với chức năng nhiệm vụ được giao phó. Vai trị tham mưu của Trung tâm xúc
tiến đầu tư chưa thật sự được lãnh đạo tỉnh quan tâm đúng mức.
- Công tác cải cách đầu tư tuy đã được thực hiện song vẫn tồn tại một số cán
bộ có nhận thức ỷ lại, bao cấp gây khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư.
- Các nguồn lực: Đội ngũ cán bộ của tỉnh còn thiếu và chưa ngang tầm với
yêu cầu nhiệm vụ đầu tư trong giai đoạn mới. Nhất là đội ngũ cán bộ làm cơng tác
XTĐT vừa ít lại chưa có tính chun nghiệp cao.
f. Chất lượng lao động còn thấp

Tỷ lệ lao động có tay nghề thấp, phần lớn các doanh nghiệp phải tuyển dụng
và tự đào tạo lao động, điều này làm cho họ mất thời gian và chi phí đào tạo, ngồi
ra các dự án khi tìm kiếm các nhân sự cấp cao, có trình độ rất khó khăn. Chất lượng
lao động cịn chưa cao, tính kỷ luật lao động cịn thấp, chưa đều và có khoảng cách
xa với u cầu cơng nghiệp hố hiện đại hố. Ngồi ra, các cơ chế, chính sách, quy
hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ…cịn bộc lộ nhiều bất cập.
g. Giải phóng mặt bằng cịn gặp nhiều khó khăn
Giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư cịn gặp nhiều khó khăn là ngun
nhân quan trọng nhất làm ách tắc quá trình triển khai thực hiện dự án. Chính sách
đền bù đất đai, nhà cửa, hoa màu cho nhân dân còn chưa hợp lý, thường là thấp hơn
so với thị trường, đơn giá còn bất hợp lý giữa các địa bàn lân cận, thiếu minh bạch,
dân chủ trong quá trình xây dựng phương án bồi thường, khi thực hiện đền bù thì
khơng cơng khai minh bạch, không công bằng làm cho nhân dân nhiều nơi bất
bình, khiếu kiện nên giải toả rất khó khăn;
h. Một số nguyên nhân khác
- Các doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh có nhiều doanh nghiệp hoạt động kém
hiệu quả, hoặc đăng ký đầu tư nhưng kéo dài thời gian, khơng thực hiện đầu tư.
Chính những điều này làm cho sự hấp dẫn của tỉnh Quảng Bình đối với các nhà
đầu tư khác bị giảm sút.
20


- Mơi trường đầu tư kinh doanh, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh tuy đã được
cải thiện nhưng năng lực cạnh tranh về mơi trường kinh doanh cịn nhiều hạn chế,
so với tồn quốc cịn xếp thứ hạng thấp, chỉ đứng thứ 29/63 của cả nước.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH
QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI
Từ định hướng về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời căn cứ định
hướng, nhu cầu huy động các nguồn vốn, đề xuất một số nhóm giải pháp cụ thể

nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình
trong thời gian tới như sau:
3.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG BÌNH

Con người ln là yếu tố quan trọng then chốt trong mọi lĩnh vực hoạt động.
Để tăng cường công tác huy động vốn đầu tư nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa
phương thì có được nguồn lao động trẻ, dồi dào, chịu khó là chưa đủ mà nguồn
nhân lực cần phải được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn. Do đó,
tỉnh cần tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là biện pháp quan trọng, lâu dài để cải thiện
môi trường đầu tư và tham gia hội nhập. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Bình:
3.1.1. Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
Một là, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý;
Hai là, xây dựng, hoàn thiện chính sách thúc đẩy phát triển nhân lực;
Ba là, thực hiện tốt công tác quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực theo nhu
cầu của xã hội.
3.1.2. Tăng cường và nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực
Một là, đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng nâng cao thể lực,
sức khoẻ nhân lực, cải tạo tầm vóc người Việt Nam;
Hai là, tăng cường cơ sở vật chất và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về cơng
tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Thực hiện tốt các chương
trình quốc gia về y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, chất lượng khám
chữa bệnh.
Ba là, cải thiện điều kiện làm việc, ổn định tinh thần, nâng cao sức khỏe cho
người lao động.
21



3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Bằng việc nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm:
Một là, nâng cao trình độ học vấn của nhân lực;
Hai là, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn-kỹ thuật của nhân lực;
Ba là, tạo mơi trường làm việc bình đẳng để khuyến khích người lao động
phát huy hết năng lực, sở trường trong công tác;
3.1.4. Giải pháp về huy động nguồn lực, đảm bảo vốn cho phát triển
nhân lực
Một là, huy động các nguồn vốn đảm bảo cho yêu cầu phát triển nguồn nhân
lực: Tăng ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực; Đẩy mạnh xã hội hoá để
tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực.
Hai là, huy động chuyên gia, nhà quản lý:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút và đào tạo nhân tài tỉnh
Quảng bình giai đoạn 2011-2015 để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong
từng thời điểm cụ thể nhằm thu hút các chuyên gia, nhà quản lý giỏi từ trong nước
và nước ngoài về tỉnh công tác; đặc biệt là tạo môi trường làm việc tốt để thu hút
đội ngũ con em địa phương có tâm huyết về làm việc tại tỉnh, hoặc đóng góp vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực
và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đặc biệt này.
- Xây dựng cơ chế, chính sách độ đãi ngộ, tuyển dụng trí thức trẻ, các nhà
quản lý có trình độ đại học trở lên tăng cường về làm cán bộ chủ chốt cấp xã,
phường, thị trấn.
- Có phương án cụ thể chỉ đạo thực hiện giải pháp bố trí đội ngũ cán bộ trẻ, có
năng lực trình độ, có phẩm chất đạo đức làm việc trong các chương trình, dự án
phát triển, các nhà máy sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để tiếp xúc, cùng làm
việc với các chuyên gia trong nước và nước ngồi nhằm nâng cao trình độ năng lực
về quản lý, kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm công tác để nắm bắt, vận hành
và làm chủ công nghệ mới khi các chuyên gia rút khỏi chương trình, dự án theo
thời hạn quy định.
- Khuyến khích các Dự án phát triển, dự án ODA, FDI, các nhà đầu tư vào các

dự án lớn sử dụng đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý giỏi trong nước và nước ngoài
đến làm việc tại tỉnh; tăng cường sự tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhà quản lý, nhà chuyên môn, đội ngũ lao động kỹ thuật
trình độ cao của tỉnh với các chuyên gia, nhà quản lý giỏi trong nước và nước ngoài
22


thơng qua đó nâng cao năng lực, kinh nghiệm nguồn nhân lực chất lượng cao của
tỉnh.
3.1.5. Hợp tác, phát triển nhân lực
Một là, phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức TW:
- Tranh thủ sự hỗ trợ của TW để đầu tư xây dựng các Trường TC nghề, Trung
tâm dạy nghề đạt chuẩn quốc gia và một số ngành, nghề đạt chuẩn khu vực và quốc
tế.;
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp
nghề thuộc TW và ngoài tỉnh để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh với nhiều hình
thức như: Đào tạo theo địa chỉ, đối với các ngành, lĩnh vực tỉnh ta đang thiếu; liên
kết đào tạo giữa các Trường trong tỉnh với ngoài tỉnh nhằm phát huy cơ sở vật chất
của các trường hiện có và mời đội ngũ giáo viên bên ngồi có trình độ, kinh
nghiệm đào tạo nhằm tăng cường sự hợp tác trao đổi, học hỏi để nâng cao năng lực,
trình độ giáo viên trong tỉnh giải quyết tình trạng đội ngũ giáo viên của các Trường
trong tỉnh đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
Hai là, Tăng cường hợp tác quốc tế:
- Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực để từng bước tiếp thu, chuyển
giao công nghệ đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao của tỉnh
thông qua hợp tác liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa trường Đại học Quảng
Bình, các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề của tỉnh với các Trường Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp nghề của các nước trong khu vực và quốc tế như: Thái Lan, Pháp,
Úc, Singapore, Hàn Quốc,...
- Xúc tiến hợp tác đào tạo nhân lực theo chuẩn khu vực và quốc tế. Mở rộng

hợp tác quốc tế đào tạo giảng viên, giáo viên (bao gồm đào tạo mới và đào tạo bồi
dưỡng, đào tạo trong nước và nước ngoài) ở các bậc học từ trung cấp, cao đẳng, đại
học và trên đại học, giáo viên dạy nghề các cấp.
3.2 HỒN THIỆN CƠNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH

Xác định rõ hoạt động xúc tiến đầu vào tỉnh là trách nhiệm của các cấp, các
ngành, phải được thực hiện thường xuyên và có sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa
các đơn vị chức năng và liên quan trong tỉnh, nhằm đảm bảo thông suốt, thống nhất
và hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư, tỉnh cần xây
dựng chiến lược xúc tiến đầu tư, hoàn thiện kỹ năng xúc tiến đầu tư và bổ sung
chức năng nhiệm vụ cho Trung tâm tư vấn, Xúc tiến đầu tư để thực hiện, với những
nội dung như sau:
23


3.2.1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có trọng điểm
Sự cần thiết của những chiến lược tập trung này xuất phát từ những lý do sau
đây:
Thứ nhất, việc XTĐT có trọng điểm có thể giúp tỉnh đạt được mục tiêu chiến
lược liên quan tới những khía cạnh như nhân sự, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu
và các lĩnh vực khác trong chiến lược phát triển chung.
Thứ hai, hiện đang có một sự cạnh tranh mạnh mẽ của các tỉnh trên cả nước
để thu hút được vốn đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI. Các nhà đầu tư kỳ vọng vào
một thị trường rộng và nhiều tiềm năng hơn khi đầu tư FDI vào các nước Châu Á
và việc XTĐT có tập trung thực sự là rất quan trọng đối với nước nhỏ vả chậm phát
triển.
Một nguyên nhân nữa là vấn đề hiệu quả chi phí, rất nhiều cơ quan xúc tiến
đầu tư đã nhận ra rằng các hoạt động tạo dựng hình ảnh chung và vận động đầu tư
chung chung sẽ không đem lại hiệu quả trừ khi chúng được thực hiện với một chiến

lược xác định nhằm thu hút một dòng đầu tư cụ thể.
Đối với Quảng Bình, việc đầu tiên là cần xác định vị trí của tỉnh so với các đối
thủ cạnh tranh như các địa phương khác trong cả nước nhằm xác định điểm mạnh
cũng như điểm yếu của mình – có nghĩa là cần xác định khả năng và những lợi thế
thu hút của tỉnh Quảng Bình.
3.2.2. Hồn thiện kỹ thuật xúc tiến đầu tư
Có rất nhiều kỹ thuật xúc tiến đầu tư khác nhau nhưng có thể phân làm 3 dạng
chính:
- Kỹ thuật tạo dựng hình ảnh – đây là những kỹ thuật nhằm xây dựng hình ảnh
và thay đổi những ấn tượng đầu tư vào địa phương.
- Kỹ thuật vận động các nhà đầu tư tiềm năng – Đây là những kỹ thuật tập
trung xúc tiến đầu tư trực tiếp.
- Dịch vụ đầu tư – Đây là những kỹ thuật nhằm nâng câp dịch vụ dành cho
các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng.
Tỉnh cần phải thực hiện cả 3 hoạt động này. Tuy nhiên, xác định khâu nào
cần ưu tiên hơn cả trong quá trình xúc tiến lại phụ thuộc vào các yêu cầu đầu tư,
nguồn lực, chính sách và thể chế của quốc gia cũng như các điều kiện thị trường
trong nước và quốc tế. Mức độ ưu tiên đó cũng thay đổi theo thời gian và tùy
vào giai đoạn phát triển của quốc gia và của tỉnh.
24


3.2.3. Thành lập Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư để thực hiện các
hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh
Để triển khai được các giải pháp trên góp phần thực hiện có hiệu quả chiến
lược xúc tiến, tỉnh cần xác định cơ quan làm công tác xúc tiến đầu tư và tăng cường
sự phối hợp giữa cơ quan này và các Sở, ban, ngành của tỉnh. Hiện nay, hoạt động
xúc tiến tại tỉnh được giao cho Trung tâm tư vấn, XTĐT Quảng Bình thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư, tuy nhiên trung tâm chưa có bộ phận chuyên trách về vấn đề thu
hút, đồng thời chức năng, nhiệm vụ được giao đang còn hạn chế nên hoạt động

không hiệu quả.
Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư được thành lập sẽ đóng vai trị là nơi
giao dịch duy nhất cho nhà đầu tư và nhà tài trợ; củng cố và điều phối hiệu quả
công tác phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong thu hút, quản lý nguồn vốn
đầu tư. Làm đầu mối tiếp xúc, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư và các thủ
tục liên quan chuyển đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xử lý,
giải quyết các thủ tục hành chính và trả kết quả cho nhà đầu tư theo quy trình "Một
cửa liên thông - một đầu mối". Làm đầu mối hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn vướng
mắc cho các nhà đầu tư, nhà tài trợ trong quá trình triển khai dự án; Thực hiện các
các hoạt động dịch vụ, tư vấn và hỗ trợ về đầu tư.

3.3. CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG BÌNH

3.3.1. Các nhiệm vụ và giải pháp chung để cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
1) Thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính, thực hiện cải
cách thủ tục hành chính, chế độ cơng chức, cơng vụ. Tập trung rà sốt, đơn giản
hóa và cơng khai thủ tục hành chính ở tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó chú ý
lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuế, chế độ chính sách... nhằm
giảm thời gian, chi phí, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của
các cơ quan hành chính nhà nước.
Các sở, ban, ngành của tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà
soát lại quy chế làm việc của đơn vị mình, kịp thời bổ sung, điều chỉnh theo hướng
giảm thiểu thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trên cơ sở quy định của pháp
luật.

25



×