Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tieu luan CNTB chủ nghĩa tư bản hiện đại với cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.95 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
1. Một số vấn đề cơ bản về chủ nghĩa tư bản hiện đại.
1.1. Chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay.
1.2. Những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
1.3. Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
1.4. Chủ nghĩa tư bản với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại.
2. Những vẫn đề mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
hiện đại.
2.1 Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất.
2.2. Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang
kinh tế tri thức.
2.3. Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp.
2.4. Thể chế quản lý kinh doanh trong nợi bợ doanh nghiệp có những
biến đổi lớn.
2.5. Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường.
2.6. Các cơng ty xun quốc gia có vai trị ngày càng quan trọng trong
hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa
kinh tế.
2.7. Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường.
KẾT LUẬN

1


MỞ ĐẦU
Tiếp theo giai đoạn cạnh tranh tự do, chủ nghĩa tư bản phát triển lên
giai đoạn cao hơn là giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền và sau đó là chủ
nghĩa tư bản đợc qùn nhà nước. Thực chất, đây là những nấc thang mới
trong quá trình phát triển và điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về cả lực lượng


sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến đợng mới trong tình
hình kinh tế chính trị thế giới. Từ thế kỷ XX trở lại đây, chủ nghĩa tư bản đó
có những bước phát triển mới từ chủ nghĩa tư bản độc quyền trong phạm vi
quốc gia và khu vực sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong phạm vi
toàn cầu. Chủ nghĩa tư bản hiện đại do có sự điều chỉnh, cải cách nợi bợ để
thích nghi với điều kiện mới, do tận dụng được tối đa những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại nên đã đạt được những thành
tựu lớn về phương diện kinh tế. Trong những thập kỷ tới, chủ nghĩa tư bản
hiện đại vẫn có khả năng tự điều chỉnh và thích ứng với yêu cầu phát triển
mới của lực lượng sản xuất và còn tiếp tục đem lại những thành quả kinh tế
lớn cho nhân loại.
1. Một số vấn đề cơ bản về chủ nghĩa tư bản hiện đại.
1.1. Chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra mợt dự báo hết sức thuyết phục về
tính chất không vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản ngay khi nó đang cịn non trẻ
và tràn đầy nhựa sống. V.I. Lê nin cũng đã có những phát kiến mới vào thời
điểm chế độ tư bản bộc lộ đường nét đầu tiên của sự rạn nứt và dấu hiệu cằn
cỗi. Lê nin tiên đoán khả năng xuất hiện "cơn đau đẻ" cho một xã hội mới,
Người đưa ra kết luận quan trọng: Chủ nghĩa tư bản dường như đã phát triển
tới tợt cùng, cịn ánh rạng đơng của chủ nghĩa xã hợi thì bắt đầu lóe sáng. Sự
dự báo đó đã đúng. Thế giới đã đổi khác.
Nhưng chủ nghĩa tư bản ở những năm đầu của thế kỷ XXI đã nổi lên
những hiện tượng mới, khơng như cách nhìn cũ của chúng ta. Chủ nghĩa tư
bản tỏ ra vẫn còn sức sống nhất định. Mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản
hiện không quyết liệt đến mức dẫn tới tình thế cách mạng. Trước tình hình
2


ấy, mợt số người đã sai lầm gắn nó với tính chất tiên nghiệm của quan điểm
Mác xít - Lêninnít. Họ cho rằng, sự dự báo về buổi hoàng hôn của chủ nghĩa

tư bản là quá sớm, những giải thích về sự tiêu vong của nó là sai lầm. Cũng có
người lại coi những biến đợng của chủ nghĩa xã hội, cũng như những thay đổi
của chủ nghĩa tư bản hiện nay là ngẫu hứng của lịch sử.
Thực ra, nếu tính đến những kinh nghiệm lịch sử và những thực tế
đang diễn ra của thời đại, thì mọi biểu hiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại đều
có thể cắt nghĩa. Chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại, điều này khơng có gì khó
hiểu, dù chúng ta lấy điểm xuất phát của nó là giai đoạn cơng trường thủ cơng
vào nửa cuối thế kỷ XVI, thì chế đợ tư bản đến nay cũng mới tồn tại khoảng
trên 450 năm, như vậy chưa phải đã lâu nếu so sánh với thời gian tồn tại của
chế độ phong kiến và trước đó là của chế đợ chiếm hữu nơ lệ. Bởi vậy, thái đợ
nơn nóng, mong đợi sự diệt vong chóng vánh của chế độ tư bản là thiếu căn
cứ lịch sử. Bên cạnh đó việc chưa đánh giá hết khả năng co giãn của cơ cấu
kinh tế tư bản chủ nghĩa, cũng như tính linh hoạt của những người kinh doanh
tư bản biết di động, tiến thoái, đồng thời vẫn cịn giữ được vị trí của họ. Chủ
nghĩa tư bản hiện đại đã đi rất xa trong quá trình toàn cầu hoá sản xuất xã hội
và nhất thể hoá kinh tế. Sự điều tiết của tư bản tư nhân đối với các quá trình
kinh tế quyện chặt với sự điều tiết của nhà nước tư sản thông qua công cụ luật
pháp - hành chính - kinh tế - xã hợi hết sức đa dạng. Một cơ chế siêu quốc gia
đặc biệt, có chức năng điều tiết mâu thuẫn chính trị và kinh tế của chủ nghĩa
tư bản, đã được thiết lập. Mặc dù cơ chế này chưa hoàn chỉnh, nhưng nó cũng
đã góp phần giải quyết mợt số trục trặc của chủ nghĩa tư bản.
Vì vậy, khi đánh giá chủ nghĩa tư bản hiện đại, cần cân nhắc cả hai
mặt. Một mặt, đúng là những khuyết tật của nó, những mâu thuẫn của nó,
những cặn bã của nó vẫn chưa mất đi. Nhưng mặt khác là năng lực phát triển
và tự cải tạo của nó, khả năng thích ứng của nó với điều kiện mới.
1.2. Những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Nói đến điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản, trước tiên cần nhất trí việc
điều chỉnh hình thức và phạm vi thống trị của nó. Khơng nên khẳng định rằng
3



hiện nay, phạm vi thống trị của chủ nghĩa tư bản bị thu hẹp. Sau chiến tranh
thế giới thứ hai, do sự thay đổi điều kiện chính trị và kinh tế quốc tế, đặc biệt
do nhiều nước thuộc địa và phụ tḥc giành được đợc lập chính trị, hệ thống
tḥc địa cũ đã bị sụp đổ.
Nhưng các nước đế quốc đã thực hiện chính sách thực dân mới, bề
ngoài cơng nhận đợc lập chính trị của các nước vốn là thuộc địa, nhưng trên
thực tế, đã dùng mọi thủ đoạn để kiểm soát gián tiếp các nước này về kinh tế
và chính trị. Xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu tư bản, cho vay, việc trợ.... là
những thủ đoạn quan trọng để các nước đế quốc mở rộng sự thâm nhập vào
các nước đang phát triển. Phạm vi khống chế của chủ nghĩa tư bản về thực
chất chưa giảm mà có phần tăng lên, nhất là sau những biến động ở Liên Xô
và Đông Âu trước đây. Tất nhiên sự khống chế và thống trị của chủ nghĩa tư
bản hiện nay khác trước nhiều.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh để kéo dài sự tồn tại của chủ nghĩa tư
bản mà trọng tâm là điều tiết kinh tế, là sự can thiệp của nhà nước tư sản vào
các quá trình kinh tế - xã hội để tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng
sản xuất và sự thích nghi của những quan hệ sản xuất. Việc điều chỉnh ở đây
xuất phát từ bản thân chế đợ tư bản là chính. Chủ nghĩa tư bản phải cố gắng tự
giải quyết một phần mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
cùng những di chứng của nó trong lịng xã hội tư sản. Mặt khác chủ nghĩa tư
bản phải tự điều chỉnh còn do nguyên nhân bên ngoài, do điều kiện quốc tế đã
thay đổi. Sự xuất hiện và phát triển không ngừng của chủ nghĩa xã hội, sự sụp
đổ nhanh chóng của hệ thống tḥc địa đã làm cho chủ nghĩa tư bản khơng
thể tồn tại tự nó nữa mà phải vì nó, muốn tồn tại được, ḅc nó phải khác đi.
Nguồn gốc và hình thức của việc điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản còn
liên quan chặt chẽ với những nét đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật trong giai đoạn hiện nay. Giai cấp tư sản và chính phủ của nó phải cố
gắng giải quyết một vấn đề kinh tế trọng tâm do cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật đặt ra; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tổ

chức lại khu vực nhà nước rộng lớn để mở rộng môi trường cạnh tranh; giảm
4


bớt mọi chi phí xã hợi, kể cả những chi phí thiết yếu; kích thích các nguyên
tắc tư bản chủ nghĩa hoạt đợng có hiệu lực.
Sự thay đổi cách thức điều chỉnh ở các nước tư bản chủ nghĩa phản
ánh xu hướng thích nghi của chủ nghĩa tư bản thế giới trước tình hình mới.
Trong mọi trường hợp việc giải quyết những vấn đề gay cấn của chủ nghĩa tư
bản đều được trả lời bằng chi phí lấy từ túi dân nghèo trong nước hoặc từ các
nước chậm phát triển. Đó cũng là quy luật của chủ nghĩa tư bản.
1.3. Những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Một trong những cống hiến quan trọng của C.Mác là vạch rõ mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản; mâu thuẫn giữa hình thức chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa với sự xã hội hoá cao của sức sản xuất. Đúng là kinh tế
tư bản chủ nghĩa có những mâu thuẫn gay gắt và xã hợi có nhiều đối kháng
nghiêm trọng. Nhưng tới nay, chưa thể khẳng định rằng những mâu thuẫn gay
gắt đó là thường xuyên liên tục và ngày càng có xu hướng tăng lên. Về cả hai
mặt của mâu thuẫn cơ bản nói trên cũng đã có những biến đổi nhất định.
1.3.1. Thay đổi hình thức sở hữu:
Sự phát triển của cơ chế chiếm hữu tư nhân từ thời tự do cạnh tranh
đã dần được thay thế bằng cơ chế kinh tế có mang những yếu tố kế hoạch
đáng kể. Chủ nghĩa tư bản hiện đại phải được nhìn nhận như mợt thực tế,
trong đó sự phát triển của lực lượng sản xuất được thực hiện, các hình thức
truyền thống của quan hệ sản xuất đã đan xen với các hình thức đợc qùn
nhà nước được sản sinh bởi quá trình xã hợi hoá sản xuất. Đó chính là sự
thống nhất phức tạp giữa điều chỉnh và thị trường, giữa chế độ quản lý kinh tế
hỗn hợp.
Trong tiến trình xuyên quốc gia hoá và toàn cầu hóa nền kinh tế, trong
việc các nhà nước tư bản tìm kiếm các biện pháp điều tiết nền kinh tế, hình

thức sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã có những thay đổi đáng
kể, quan hệ sản xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa đã được xã hợi hoá hơn
trước, vì thế trong mợt chừng mực nhất định có sự thích ứng hơn với sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, mâu thuẫn giữa tính chất xã hợi của
5


sản xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đương nhiên là
vẫn tồn tại và có những mặt gay gắt nhưng ở mặt khác mâu thuẫn đó khơng
cịn những đường nét và ranh giới rõ ràng như trước. Trong chủ nghĩa tư bản
hiện đại, nhà nước tư sản chiếm hữu và phân phối từ 30% - 60% thu nhập
quốc dân. Đây không đơn thuần là sự chiếm hữu tư nhân nữa mà phần nào đã
mang tính chất xã hợi. Mặc dù chủ nghĩa tư bản có những thành công nhất
định trong điều tiết kinh tế nhưng cũng chỉ là thành công nhất thời. Mâu thuẫn
cố hữu của chủ nghĩa tư bản không thể thay đổi. Cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu vừa qua đã khẳng định điều đó.
1.3.2. Thay đổi từ phía những người lao động.
Khác với những năm cuối thế kỷ vừa qua, hiện nay giai cấp công
nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, phần đông đã trả công theo giá
trị sức lao đợng. Sở dĩ như vậy vì giai cấp tư sản có thể dùng mợt phần siêu
lợi nhận để mua cḥc; vì phong trào cơng nhân có tổ chức chặt chẽ trở thành
một lực lượng hùng mạnh là đối trọng đáng kể đối với giai cấp tư sản; vì để
mở rộng sản xuất, chủ nghĩa tư bản cũng rất cần tăng số "cầu" của dân cư,
tăng quy mô tiêu dùng cá nhân. Những điều này dẫn tới sự thay đổi đáng kể
trong đời sống những người lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.
Tình trạng nghèo khổ vẫn cịn nhưng khơng phải phổ biến ở phần lớn những
người công nhân làm thuê đang phát triển một cách tự phát, Lê nin gọi đó là
"ý thức cơng liên chủ nghĩa", không cảm thấy trực tiếp ách áp bức của hệ
thống tư bản chủ nghĩa.
1.4. Chủ nghĩa tư bản với cuộc cách mạng khoa học công nghệ

hiện đại.
Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, các tư liệu
sản xuất truyền thống được thay thế bằng các tư liệu sản xuất hiện đại. Sự
phát triển đó, trước hết được biểu hiện ở công cụ lao động và hệ thống dây
chùn sản xuất đã đạt tới trình đợ tự động hoá rất cao. Trên cơ sở ứng dụng
những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ, mà trước hết là công
nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới. Sự ra đời các thế hệ máy móc có trình
6


đợ tự đợng hoá cao đã làm tăng tính liên tục, tính chính xác, tính hiệu quả của
sản xuất kinh doanh. Những biến đổi của các tư liệu sản xuất đóng góp đáng kể
đến tăng trưởng kinh tế của các nước tư bản phát triển. Chẳng hạn ở Nhật đóng
góp đó tới 65% , ở Anh 73% và ở Pháp là 76%. Do khoa học cơng nghệ phát
triển ở trình độ cao, đối tượng lao động cũng xuất hiện theo hướng đa dạng,
phong phú và bợc lợ nhiều tḥc tính mới. Sự thay đổi về chất của công cụ lao
động và đối tượng lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho
quy trình cơng nghệ sản xuất ra của cải vật chất thay đổi từ thủ công, sang
bán tự động và tự động hoàn toàn.
Việc ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ mới vào sản xuất đã làm cho cách
thức lao động sản xuất của con người cũng thay đổi. Việc sử dụng người máy
thông minh trong các dây chuyền sản xuất nhằm thay thế các thao tác cơ bắp hay
một phần hoạt động tư duy của con người, đã làm cho lao động sống, lao động
giản đơn, lao động trực tiếp giảm dần; lao động gián tiếp sử dụng công nghệ
hiện đại theo hướng tự đợng hoá tăng lên. Nhờ đó chi phí sản xuất bình qn của
mợt sản phẩm giảm xuống; năng suất lao động, khối lượng của cải vật chất và
dịch vụ tăng làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao.
Sự phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất và trình đợ cơng nghệ của
chủ nghĩa tư bản trong hơn nửa thế kỷ qua, phản ánh năng lực kỳ diệu của
con người trong quá trình chinh phục tự nhiên. Trong khuôn khổ của nền

sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã lợi dụng triệt để những thành
tựu đó để thực hiện tái sản xuất mở rợng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc
mở rợng quy mơ và nâng cao trình đợ bóc lợt lao đợng làm thuê. Những
thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế
tư bản xuất hiện những “rô-bôt thông minh”, “nhà máy không người”. Đến giai
đoạn này, phân cơng lao đợng đạt tới trình đợ chuyên môn hoá rất cao, theo
hướng lao động trực tiếp sản xuất giảm xuống, lao động dịch vụ cho sản xuất
tăng lên. Bên cạnh đó do tác đợng của cách mạng khoa học công nghệ, cùng
những mâu thuẫn nội tại của nó, chủ nghĩa tư bản đã nhiều lần tổ chức lại nền
sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh
7


tế. Trong giai đoạn này, các nước tư bản phát triển thực hiện đẩy mạnh mơ
hình phát triển sản xuất, tiết kiệm các nguồn lực, dựa trên cơ sở vận dụng các
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhằm tạo ra khả
năng vượt bậc về sản xuất hoặc làm dịu bớt những tác động mang tính bùng
nổ từ các mâu thuẫn nợi tại nền kinh tế. Do vậy, việc tổ chức lại nền sản xuất
dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật mới có đặc trưng chủ yếu là tiết kiệm đến
mức tối đa các nguồn lực (tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sức lực con
người, trí tuệ), đề cao chất lượng, hiệu quả, khai thác khả năng sáng tạo của
con người kết hợp với điều tiết tích cực của các quan hệ thị trường.
Bên cạnh đó do chủ nghĩa tư bản điều chỉnh cơ cấu tổ chức sản xuất
trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, đã tạo cho nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa có sức cạnh tranh mới, đó là cạnh tranh bằng việc đổi mới công
nghệ. Ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ , nền
kinh tế các nước tư bản phát triển diễn ra theo hai xu hướng dường như đối
lập nhau.
Xu hướng thứ nhất là tập trung hoá, hình thành những cơng ty khổng
lồ, bành trướng sự hoạt động ra ngoài biên giới quốc gia và trở thành những

công ty độc quyền xuyên quốc gia có chi nhánh hoạt đợng ở nhiều quốc gia,
kinh doanh đa ngành với doanh số đạt hàng trăm tỷ đơ la/năm. Ví dụ tập đoàn
GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ đơ la, với 136 chi nhánh hoạt
động ở hơn 100 nước, sử dụng 876 ngàn người, chun sản xuất ơ tơ, đồ điện,
tua-bin khí và đầu máy đieden.
Xu hướng thứ hai là phi tập trung hoá, biểu hiện sự phát triển nhanh
các công ty vừa và nhỏ ở các nước tư bản phát triển. Ở Nhật, doanh nghiệp
vừa và nhỏ chiếm tới 99,43% tổng số doanh nghiệp, sản xuất ra trên 58% mặt
hàng, chiếm quá 1/2 hàng hoá xuất khẩu. Ơ Đức, vào giữa những năm 1990,
có 2,1 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 99% tổng số doanh nghiệp cả
nước, tạo ra 1/2 tổng số sản phẩm quốc dân. Sở dĩ có hiện tượng này là vì, xí
nghiệp nhỏ dễ nhạy cảm trong sản xuất và thị trường, dễ đáp ứng được cá biệt

8


hoá nhu cầu, dễ đổi mới công nghệ và dễ kết hợp công nghệ truyền thống với
công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh.
Cùng với quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất là sự xuất hiện và ứng
dụng có hiệu quả các dạng cơng nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Đó là cơng
nghệ thơng tin, cơng nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch.
Chính nhờ có các tư liệu lao đợng hiện đại cùng công nghệ tiên tiến mà cách
thức sản xuất và cơ cấu giá trị của một đơn vị sản phẩm hàng hoá đã có những
thay đổi căn bản. Chẳng hạn chi phí ngun liệu những năm 1960 cịn chiếm
60% giá thành sản phẩm thì đến năm 2000 chi phí này chỉ cịn dưới 10%. Bước
chuyển từ nền kinh tế cơng nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật truyền thống
sang cơ sở vật chất mới dưới tác động của cách mạng khoa học- công nghệ đã
tạo ra sự chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế.
Cách mạng khoa học công nghệ thúc đẩy phân công lao động xã hội
vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Những biến đổi cơ cấu ngành, vùng ở các

nước công nghiệp phát triển, đã tạo nên sự dịch chuyển tư liệu sản xuất, sức
lao động; sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ nước này sang nước khác, từ khu
vực này sang khu vực khác, hình thành thị trường không biên giới.
2. Những vẫn đề mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
hiện đại.
2.1. Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất phát triển với tốc độ nhanh đã dẫn đến những thay
đổi quan trọng về nhiều mặt trong đời sống kinh tế - xã hội ở các nước tư bản:
năng lực sản xuất xã hội và năng suất lao động, cơ cấu kinh tế thay đổi, kéo
theo sự thay đổi vai trị, vị trí của từng ngành, từng lĩnh vực trong nền kinh tế
thị trường hiện đại. Ngoài ra sự biến đổi về lực lượng sản xuất còn dẫn đến
những thay đổi về quan hệ sản xuất, về vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước
tư bản cũng như quan hệ kinh tế. Nguyên nhân sự phát triển nhanh của lực
lượng sản xuất được thể hiện:
Thứ nhất, cách mạng CNTT và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ
(cách mạng IT). Cách mạng IT khởi nguồn từ các nước phát triển phương Tây
9


là bước nhảy vọt lớn mang tính lịch sử to lớn của phát triển khoa học kỹ
thuật, là kết quả sự tích lũy khoa học kỹ thuật lâu dài của các nước tư bản chủ
nghĩa. Mười mấy năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở
thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh nhất , nửa cuối thập kỷ 90
của thế kỷ 20, ngành công nghệ thơng tin của Mỹ chiếm 8.3% GDP, đóng góp
cho tăng trưởng kinh tế trên 30%. Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của
cách mạng IT, các nghành công nghệ cao mới khác gồm sinh học, vật liệu
mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ … cũng đang phát triển mạnh
mẽ, dự kiến cách mạng khoa học kỹ thuật sẽ bùng nổ một cao trào mới do sự
kết hợp giữa IT với công nghệ cao khác đặc biệt là công nghệ sinh học. Sự
tiến bộ và những bước đột phá của khoa học kỹ thuật đã mở ra không gian

rộng lớn mới cho sự phát triển của sức sản xuất.
Thứ hai, giáo dục được tăng cường và tố chất người lao động được
nâng lên rõ rệt. Ví dụ, thời gian được giáo dục học tập của công nhân Mỹ từ
10,6 năm của năm 1948 đã tăng lên 14 năm vào năm 1999; trong cùng thời
gian này tỷ lệ trên đại học của người dân trên 25 tuổi từ 14% tăng lên đến
50%. Tăng cường giáo dục đào tạo làm cho tố chất cơng nhân được nâng cao,
từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức
cạnh tranh.
Thứ ba, kinh tế tăng trưởng nhanh, năng suất lao động được nâng cao
hơn. Thành quả khoa học kỹ thuật nhanh chóng chuyển hóa vào sản xuất,
kinh doanh. Trước cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, tỷ lệ tăng
trưởng GDP hàng năm của thế giới rất thấp. Sau chiến tranh thế giới thứ II,
tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới nâng cao rõ rệt, từ năm 1920- 1973, GDP
thế giới mỗi năm tăng 4.91%, từ năm 1973- 1998 tăng 3.01%. Những năm 90
của thế kỷ XX, nước Mỹ với sự thúc đẩy của cách mạng IT đã có được 10
năm phồn vinh liên tục, trong khoảng thời gian từ năm 1996 - 2000 mức tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 4%.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Từ
năm 1995 - 2001 năng suất lao động của các nghành phi công nghiệp Mỹ tăng
10


trưởng bình quân hàng năm là 2,6%, gấp hai lần so với khoảng thời gian từ
1973 - 1998 (1,39%), đây chính là kết quả áp dụng rợng rãi IT.
Nhìn chung, ở các nước tư bản phát triển hiện nay, sự biến đổi cơ cấu
ngành thường diễn ra theo xu hướng: ngành I ( nông nghiệp) thu hẹp dần
( hiện nay tỷ trọng ngành này trong GDP chỉ khoảng 2-3%); ngành II (công
nghiệp) cũng giảm dần sau khi đạt tỷ trọng tối đa vào các thập kỷ trước (quá
trình này diễn ra ở cá nước tư bản có sự khác nhau); ngành III (dịch vụ nói
chung) ngày càng phát triển chiếm tỷ trọng lớn trong các nước tư bản phát

triển ( hiện nay, tỷ trọng ngành này thường là 60-70% GDP). Xu hướng chung
là các ngành sản xuất vật chất (I+II) ngày càng giảm, ngành III tăng theo mợt
tỉ lệ thích hợp.
2.2. Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp
sang kinh tế tri thức.
Cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản
chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp; cách mạng IT
hiện nay đang thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế công
nghiệp sang kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế chủ yếu dựa
vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao. Nền kinh tế tri
thức lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tri thức, trí
óc trở thành yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của nền kinh tế
giống như yếu tố sức lao động và tài nguyên. Trong nền kinh tế tri thức nguồn
vốn quan trọng nhất là nguồn vốn trí tuệ và cơng nghệ thơng tin trở thành
ngành kinh tế quan trọng. Đối tượng sản xuất và tiêu thụ của kinh tế tri thức là
"kết tinh tri thức". Trong quá trình phát triển sản xuất của nền kinh tế, tri thức
có thể hình thành nên một ngành kinh tế, tức là kinh tế chuyên ngành với tiêu
chí là ngành khoa học kỹ thuật cao.
Đặc trưng của nền kinh tế tri thức thể hiện trong ba nợi dung:
Kinh tế hóa tri thức nghĩa là nhân tố tri thức với chủng loại ngày càng
phong phú, trình đợ ngày càng cao hịa nhập vào quá trình hoạt đợng kinh tế
và cũng chỉ ra kết quả của việc hòa nhập này. Trình đợ “kinh tế hóa” của tri
11


thức có thể đánh giá bằng tỷ trọng của sản nghiệp tri thức trong nền kinh tế
quốc dân.
Tri thức hóa kinh tế là xu hướng tri thức của quá trình kinh tế và kết
quả của nó càng tăng mạnh thì hàm lượng tri thức càng tăng cao. Trong quá
trình phát triển, yếu tố tri thức không ngừng đan xen và nảy nở vào mọi lĩnh

vực của đời sống.
Sản nghiệp hóa tri thức là vật chất hóa văn hoá, tinh thần, ý tưởng
sáng tạo, là sự thăng hoa của nền kinh tế hàng hóa và sản nghiệp. Như vậy,
sản nghiệp hóa tri thức biểu hiện nét đặc trưng quan hệ thống nhất của tri thức
và kinh tế. Trong tiến trình phát triển, các nhà kinh tế đều nhận định ngoài sản
nghiệp thứ nhất thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; sản nghiệp thứ
hai thuộc lĩnh vực công nghiệp và sản nghiệp thứ ba thuộc khu vực dịch vụ
truyền thống, đã manh nha sản nghiệp mới được cấu thành bởi những yếu tố
cơ bản như văn hóa, trí óc, tri thức, nhân tài, tin tức, khoa học kỹ thuật, ý
tưởng sáng tạo.
2.3. Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp.
Thứ nhất, quan hệ sở hữu cũng có những thay đổi, biểu hiện nổi bật là
sự phân tán quyền nắm cổ phiếu tăng lên. Những năm 90 của thế kỷ XX, số
lượng người dân nắm cổ phiếu và giá trị cổ phiếu ở Mỹ đều tăng khá nhanh.
Năm 1989 là 28% dân số ở Mỹ đều tăng khá nhanh, năm 1999 tới 48.2%,
năm 1995 những người có trong tay cổ phiếu trị giá thấp (5000 USD trở
xuống) đang giảm dần, cịn những người có trong tay cổ phiếu trị giá 50.000
USD trở lên tăng gấp đôi so với năm 1989, lên đến 18.4 triệu người. Phân tán
hóa quyền khống chế cổ phiếu có lợi cho cải thiện quan hệ giữa chủ xí nghiệp
và cơng nhân. Nhưng trên thực tế, công nhân là cổ đông nhỏ, không thể cùng
với nhà tư bản phân chia quyền lực, nên phân tán hóa qùn khống chế cổ
phiếu cũng khơng làm thay đổi địa vị làm thuê của người lao động.
Thứ hai, kết cấu giai cấp cũng đã có những biến đổi lớn, các giai cấp,
tầng lớp, đoàn thể xã hội và tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nổi
bật nhất là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu chiếm khoảng 40 - 50 % dân
12


số. Trên thực tế, phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc một phần vốn, rất
nhiều trong số họ là phần tử tri thức hoặc nhân viên chuyên ngành, có địa vị

nghề nghiệp khá tốt, đã khơng cịn giai cấp vô sản theo quan niệm truyền
thống nữa.
Thứ ba, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất và sự điều chỉnh về quan
hệ sản xuất, thu nhập bằng tiền lương của người lao đợng cũng có mức tăng
trưởng khá lớn. Số liệu thống kê của Cục điều tra dân số liên bang Mỹ cho thấy,
từ năm 1986 - 1993, thu nhập thực tế của số công nhân thuộc các doanh nghiệp
tư nhân ln có xu thế giảm; nhưng từ năm 1993 đến năm 1999 thì lại tăng lên
7.4 %; năm 1999 tỷ lệ nghèo khó giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 1979.
Tất cả những điều này cho thấy, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản
chủ nghĩa vẫn tồn tại nhưng nhờ những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản về
quan hệ sản xuất , mà bắt nguồn từ quan hệ sở hữu, nên đã phần nào xoa dịu
tính gay gắt của mâu thuẫn này. Những điều chỉnh đó nói lên rằng chủ nghĩa tư
bản muốn tồn tại và phát triển cũng phải lo giải quyết vấn đề xã hội, giải quyết
mối quan hệ tư bản và lao đợng song song với sự phát triển nhanh chóng của
lực lượng sản xuất và cuộc đấu tranh bền bỉ của giai cấp công nhân.
2.4. Thể chế quản lý kinh doanh trong nợi bợ doanh nghiệp có
những biến đổi lớn.
Trong điều kiện mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và kinh tế tri
thức, thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp đã được thực
hiện các bước điều chỉnh và cải cách lớn.
Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu tổ
chức ngang hàng và mạng lưới. Phương hướng cải cách là xóa bỏ hệ thống
kiểu kim tự tháp truyền thống như tập trung quá lớn quyền lực, đa tầng thứ và
theo chiều dọc, thay thế bằng hệ thống kiểu mang lưới phân quyền, ít tầng thứ
và theo chiều ngang; nhằm giảm bớt khâu trung gian, thông tin thuận lợi, đơn
giản trình tự quyết sách; phát huy đầy đủ tính chủ động và trách nhiệm của
toàn thể công nhân, nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

13



Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Để
thích ứng với những thay đổi từ thể chế sản xuất theo " đơn đặt hàng ", doanh
nghiệp thiết lập hệ thống sản xuất, linh hoạt, hệ thống sản xuất bằng máy tính,
chế đợ cung cấp thích hợp và cơ chế phát triển theo nhu cầu (tức khâu sản
xuất càng gần gũi với khách hàng hơn).
Thứ ba, thực hiện cải cách quản lý lao động, lấy con người làm gốc,
yêu cầu đối với công nhân chủ yếu không phải là điều kiện thể lực mà là phải
có kỹ năng và tri thức cao hơn, để họ phát huy tính sáng tạo và tính chủ đợng ,
từ đó nâng cao lao đợng và tăng cường thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, xuất hiện xu thế hai
loại hình lớn hóa và nhỏ hóa cùng hỗ trự nhau tồn tại. Các doanh nghiệp lớn
đã không ngừng mở rộng ưu thế về quy mô, tăng cường sức mạnh thị trường
của công ty. Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ linh hoạt hơn, có tinh thần sáng
tạo hơn cũng được phát triển mạnh mẽ, làm cho kinh tế tư bản chủ nghĩa có
sức sống và hiệu quả cao hơn.
2.5. Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường.
Nhà nước sinh ra nhằm thực hiện những chức năng xã hội chung,
nhưng khi tồn tại là mợt lực lượng chính trị mới nó khơng chỉ có được nhờ
những lợi ích đặc biệt, mà cịn có tính đợc lập tương đối trong quan hệ với các
lực lượng xã hội , người đã giao trách nhiệm cho nó. Nhờ có tính đợc lập
tương đối này, nhà nước có khả năng tác đợng trở lại quá trình sản xuất xã
hợi. Do lực lượng phát triển mạnh mẽ, quá trình tích tụ và tập trung tư bản đã
đạt tới quy mơ to lớn, tính xã hợi hoá của sản xuất đạt tới trình đợ cao, trong
nền sản xuất diễn ra nhiều quá trình kinh tế xã hội vượt khỏi tầm tay của các
nhà tư sản, làm cho nền kinh tế xã hội mất ổn định, lạm phát gia tăng, đồng
thời thất nghiệp cũng tăng, buộc nhà nước phải can thiệp sâu vào sự vận của
nền kinh tế, điều tiết quá trình kinh tế, ổn định trật tự xã hội. Sự tăng cường
điều tiết vĩ mô của nhà nước được thể hiện qua:
Thứ nhất, kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế,

nhằm nâng cao sức cạnh tranh tông thể của quốc gia. Trong 20 năm gần dây,
14


chính phủ Mỹ tập trung khai thác phát triển ngành công nghệ cao mới như
công nghệ tin học, lấy phát triển ngành công nghệ cao mới để thực hiện phục
hưng kinh tế Mỹ. Những năm 90 của thê kỷ XX việc thiết lập thị trường
chung châu Âu và sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu, bất kể đối với châu
Âu hay đối với cả thế giới đều có ý nghĩa không thể xem nhẹ.
Thứ hai, sự lựa chọn chính sách thực dụng. Những năm 90 của thế kỷ
XX, bất kể là Mỹ hay châu Âu đều áp dụng mơ hình chính sách "Con đường thứ
ba", trên thực tế là sự dung hòa giá trị truyền thống và chủ trương chính trị của
chủ nghĩa tự do với mợt số biện pháp của chủ nghĩa bảo thủ mới, đóng vai trị
tích cực cho việc xoa dịu những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản hiện nay.
Thứ ba, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế khác nhau của từng
thời kỳ, vận dụng linh hoạt chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, kịp thời
điều chỉnh mâu thuẫn cung cầu trong xã hội và mâu thuẫn giữa các tầng lớp
xã hợi khác nhau.
Qua đó cho thấy sự điều tiết của nhà nước ngày càng linh hoạt, mềm
dẻo với phạm vi rợng hơn cùng với đó là sự kết hợp điều tiết tình thế với điều
tiết dài hạn, các cơng cụ và phạm vi điều tiết của nhà nước cũng đa dạng và
mở rộng hơn.
2.6. Các công ty xuyên quốc gia có vai trị ngày càng quan trọng
trong hệ thớng kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy
toàn cầu hóa kinh tế.
Các cơng ty xun quốc gia (TNC) là các công ty tư bản độc quyền,
bành trướng thế lực ra nước ngoài dưới hình thức cài cắm nhanh. Hiện tại, các
TNC được các nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa nâng đỡ, thông qua đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài trên quy mô lớn, các cơng ty xun quốc gia mua
và thơn tính các tài sản ở nước ngoài, không ngừng tăng cường thực lực mở

rợng thị phần. Cùng với toàn cầu hóa, kinh tế phát triển nhanh, ngày càng
càng nhiều xí nghiệp trong nước trở thành công ty xuyên quốc gia. Theo tài
liệu của trung tâm công ty xuyên quốc gia liên hợp quốc, năm 1968 cá nước
tư bản chủ nghĩa phát triển có 7.276 cơng ty xun quốc gia, với 273.000 chi
15


nhánh và công ty con ở nước ngoài, tài sản rịng khoảng 200 tỉ USD. Năm
1998, số cơng ty xun quốc gia lên tới 44.000, với 280.000 công ty con,
chiếm 44% gái trị tổng sản phẩm toàn cầu, 50% tổng kim ngạch mua bán, 90
% đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên 80 % bản quyền kỹ thuật cao. Dựa vào
thực lực hùng hậu của bản thân, các công ty xuyên quốc gia đã trở thành lực
lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế và chủ nghĩa tư bản đợc qùn
liên quốc gia phát triển. Do có thực lực kinh tế, chính trị hùng mạnh, hệ thống
sản xuất, tiêu thu, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, thông tin toàn cầu hóa, các
TNC đã có tác đợng lớn đến các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hợi. Thể hiện ở những điểm sau đây:
- Các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy toàn cầu hóa sản xuất và
nguồn vốn, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động quốc tế sâu sắc hơn, dựa
vào nhau trong đời sống kinh tế, thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển nhanh.
- Truyền bá khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý trên phạm vi
toàn cầu, tạo không gian rộng lớn để phát triển lực lượng sản xuất và điều
chỉnh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên quy mô quốc tế.
- Chiếm đoạt thị trường toàn cầu, xuất khẩu vốn và hàng hóa trên quy
mơ lớn, thu về nhiều ngoại tệ, phát triển thực lực trong nước, tăng cường
kiểm soát của tư bản độc quyền trên phạm vi toàn cầu. Nhưng mặt khác trong
quá trình xuất khẩu vốn và kỹ thuật ra thị trường thế giới cũng có khả năng
làm kinh tế trong nước "trống rỗng", khiến nạn thất nghiệp thêm trầm trọng,
cũng có khả năng bùng nổ mâu thuẫn với các nước sở tại.
- Tạo cơ hội và cả thách thức to lớn cho các nước đang phát triển. Tuy

nhiên, để độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế dân tộc, trong khi lợi dụng
những cơ hội mà các TNC đưa đến, các nước đang phát triển cũng cần có các
biện pháp đối phó với các thách thức đang gặp phải; giảm bớt tình trạng dựa
dẫm vào các TNC; đề phịng các cơng ty đó thâm nhập về chính trị và kiểm
soát nền kinh tế, bảo vệ nền đợc lập chính trị và lợi ích căn bản của nhà nước
dân tợc.

16


- Ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực tài chính tiền tệ. Các TNC thao túng
nguồn vốn tín dụng quốc tế khổng lồ, hình thành thị trường tiền tệ lớn trở
thành các nhà kinh doanh ngoại tệ lớn nhất và lực lượng chủ yếu thúc đẩy lưu
thông vốn trên toàn thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ổn định thị trường
tiền tệ và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
2.7. Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhà nước của các quốc gia tư
bản chủ nghĩa ngày càng chú trọng phối hợp chính sách vĩ mơ. Vì vậy, những
xung đột kinh tế như chiến tranh mậu dịch, chiến tranh tỷ giá hối đoái, chiến
tranh lãi suất mà trước đây thường có giữa các nước phương tây đã giảm
xuống. Việc giải quyết các mâu thuẫn giữa các nước phương tây thường áp
dụng hình thức thương lượng thỏa hiệp chứ khơng đối kháng gay gắt như
trước. Những năm gần đây, phối hợp và hợp tác quốc tế được tăng cường rõ
rệt, hiệu quả cũng không ngừng được nâng cao. Như sự phối hợp giữa cá
nước tư bản về chính sách tài chính, tiền tệ sau "sự kiện 11-9-2001", sự phối
hợp giưa Mỹ, EU và Nhật Bản để tìm lối thoát khỏi khủng hoảng tài chính
tiền tệ trên quy mơ toàn cầu năm 2008.
Vai trò của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế phát huy tác dụng
ngày càng nổi bật khi điều tiết qua hệ quốc tế trở thành một trong những chủ
thể mới điều tiết quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Như Quỹ tiền tệ quốc tế

(IFM) tham gia một cách toàn diện vào công việc nghiên cứu khủng hoảng tài
chính châu Á, đã giúp các nước hợi viên khắc phục khó khăn tạm thời để thu
chi tài chính quốc tế. Tăng cường điều tiết và phối hơp quốc tế có vai trị
khơng thể xem nhẹ trong việc xoa dịu mâu thuẫn bên trong và bên ngoài các
nước tư bản chủ nghĩa, tạo không gian phát triển rộng lớn hơn cho chủ nghĩa
tư bản.

17


KẾT LUẬN
Như vậy nhìn nhận mợt cách trực quan, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã
khoác trên mình nó mợt bợ áo cánh mới và bợ áo cánh đó đã phần nào che
đậy được một số khuyết tật cố hữu của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên chủ nghĩa
tư bản dầu sao vẫn là chủ nghĩa tư bản với bản chất xã hội mang nặng sự phi
lý, là chế độ đầy rẫy bất công, mâu thuẫn. Chủ nghĩa tư bản ngày nay với
những thành tựu và đóng góp của nó đối với sự phát triển của nền sản xuất xã
hội chính là sự chuẩn bị tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng bước chuyển từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội vẫn phải thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Dĩ
nhiên, cuộc cách mạng xã hội sẽ diễn ra bằng phương pháp nào, hịa bình hay
bạo lực điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của
từng nước và bối cảnh quốc tế chung từng thời điểm, vào sự lựa chọn của các
lực lượng cách mạng./.

18




×