Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người CơTu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 119 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

HUỲNH NGỌC THANH

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA
TỘC NGƯỜI CƠTU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐƠNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

THANH HÓA, 2021


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

HUỲNH NGỌC THANH

BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA
TỘC NGƯỜI CƠTU TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐƠNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóa
Mã số: 8.319.042

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thảo

THANH HÓA, 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Lê Thị Thảo. Những nội dung trình bày trong luận văn
là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính khách quan, trung thực, khoa học
và dựa trên cơ sở số liệu từ các cơ quan chuyên ngành, tài liệu tham khảo đã
được công bố. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tơi đều
trích dẫn rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Thanh Hóa, ngày 08 tháng 10 năm 2021
Tác giả luận văn

Huỳnh Ngọc Thanh


i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................... iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10
7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 11
Chương 1. LÝ THUYẾT VỀ BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TỘC NGƯỜI VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CƠ TU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM .......... 12
1.1. Lý thuyết về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người ..................... 12

1.1.1. Các khái niệm ..................................................................................... 12
1.1.2. Một số quan điểm liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc
người Cơ Tu ................................................................................................. 18
1.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa ..................................... 23
1.2. Khái quát về văn hóa tộc người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam ........................................................................................... 25
1.2.1. Khái quát về huyện Đông Giang ......................................................... 25
1.2.2. Khái quát về tộc người Cơ Tu............................................................. 28
1.2.3. Một số giá trị văn hóa của tộc người Cơ Tu ở huyện Đông Giang ........... 30
*Tiểu kết chương 1....................................................................................... 33


ii
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CƠ TU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG
GIANG TỈNH QUẢNG NAM ................................................................... 35
2.1. Bộ máy quản lý ..................................................................................... 35
2.2. Thực trạng các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người
Cơ Tu .................................................................................................... 40
2.2.1. Hoạt động ban hành chính sách và văn bản quy phạm pháp luật .............. 40
2.2.2. Hoạt động tổ chức thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc
người Cơ Tu ................................................................................................. 46
2.3. Đánh giá thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu
ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam ........................................................ 59
2.3.1. Những kết quả đạt được...................................................................... 59
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................ 60
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế ................................................ 65
2.3.4. Những thách thức đang đặt ra đối với việc bảo vệ, phát huy giá trị văn
hóa tộc người Cơ Tu trong bối cảnh hiện nay .............................................. 66
*Tiểu kết chương 2....................................................................................... 68

Chương 3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC
NGƯỜI CƠ TU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................ 70
3.1. Quan điểm, phương hướng .................................................................... 70
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................... 70
3.1.2. Phương hướng .................................................................................... 72
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy văn hóa tộc người Cơ Tu
ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam ........................................................ 74
3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách ................... 75


iii
3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý các hoạt động chun
mơn, nghiệp vụ............................................................................................. 79
3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và hiệu quả quản lý nhà nước 84
3.2.4. Nhóm giải pháp huy động các nguồn lực trong bảo vệ và phát huy giá
trị văn hóa tộc người .................................................................................... 87
*Tiểu kết chương 3....................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 93
PHỤ LỤC.................................................................................................... 98


iv
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ cái viết tắt

Chữ viết đầy đủ


BVHTT&DL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DSVH

Di sản văn hóa

DTTS

Dân tộc thiểu số

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - xã hội

Sở TT&TT

Sở Thông tin & Truyền Thanh

SVHTT&DL


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Ủy ban nhân dân

VH&TT

Văn hóa và Thơng tin

Văn phịng HĐND & UBND

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân

VH-TT-TT

Văn hóa - thể thao - truyền thanh

NCS

Nghiên cứu sinh

VT, PVT

Vật thể, Phi vật thể


CB-CC

Cán bộ, công chức

CNQSDĐ

Chứng nhận quyền sử dụng đất


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa là nền tảng hoạt động tinh thần của con người trong xã hội,
phản ánh trình độ phát triển của nhân loại. Văn hóa tộc người Cơ Tu là tồn
bộ giá trị vật chất và tinh thần của đồng bào Cơ Tu. Ngoài những nét tương
đồng với văn hóa một số dân tộc anh em khác, văn hóa tộc người Cơ Tu có
cịn có những nét đặc trưng riêng, góp phần tạo nên một nền văn hóa Việt
Nam thống nhất trong đa dạng. Đất nước ngày càng phát triển, xu thế hội
nhập quốc tế ngày càng cao ảnh hưởng khơng ít đến nền văn hóa Việt Nam.
Sự nhu nhập các giá trị văn hóa mới đã đặt ra yêu cầu hội nhập, tiếp thu có
chọn lọc, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Bản sắc văn hóa của một dân tộc là những giá trị vật chất và tinh thần đặc
trưng cho sự trường tồn của dân tộc đó. Bản sắc văn hóa của một dân tộc là dấu
hiệu đặc trưng để chúng ta phân biệt và nhận biết dân tộc này với dân tộc khác,
đồng thời phản ánh sinh động đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc đó.
Hiện nay, trước sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, nhiều giá trị văn hóa
truyền thống của các tộc người thiểu số ở Việt Nam có xu hướng mai một.
Thách thức lớn đặt ra hiện nay là làm thế nào để tiếp thu những tinh hoa văn
hóa thế giới mà vẫn bảo vệ và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống

của dân tộc, thực hiện được chủ trương "hịa nhập nhưng khơng hịa tan". Việc
bảo vệ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống có ý nghĩa sống cịn đối
mới mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, đặc biệt trong xu thế hội nhập với cơ chế thị
trường hiện nay thì vấn đề này càng được chú trọng và quan tâm hơn bao giờ
hết, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện các chính sách phát triển KTXH, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đông Giang là một huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Quảng Nam.
Đây là địa phương có tỷ lệ người Cơ Tu chiếm đa số, tới 80,46%, người Kinh


2
chiếm 18,91%, dân tộc khác chiếm tỷ lệ 0,63%… Tính đến hết tháng 6 năm
2021, dân số tồn huyện có hơn 25.563 người và hơn 6.000 hộ, với mật độ
dân số trung bình là 87,53 người/km2. Điều kiện tự nhiên đa dạng và vị trí
giao tiếp với các vùng, miền Nam Trung bộ nên từ rất sớm vùng đất Đông
Giang đã trở thành nơi hội tụ của nhiều luồng cư dân. Trải qua lịch sử phát
triển hàng trăm năm, cộng đồng cư dân Đông Giang luôn tự hào là chủ nhân
của kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng và đặc sắc. Trong những năm qua,
Huyện ủy và HĐND &UBND huyện đã có nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ
nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho tộc người Cơ Tu trên địa bàn
huyện Đông Giang. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân
dân về văn hóa nói chung và văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu nói
riêng được nâng lên. Cơng tác giữ gìn, bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa
dân tộc, đặc biệt là văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu đã có bước phát
triển mới về quy mô cũng như chiều sâu; các thiết chế văn hóa (Nhà sinh hoạt
cộng đồng, Gươl) được triển khai xây dựng đi vào hoạt động; nhiều chương
trình, kế hoạch về sưu tầm văn hóa vật thể và phi vật thể của tộc người Cơ Tu
được thực hiện… Tất cả đã góp phần vào việc bảo tồn, phát triển văn hóa
truyền thống của tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đơng Giang. Các di tích
tiêu biểu như di tích lịch sử Làng Đào (bến Hiên) tại xã Sông Kôn; di tích lịch
sử Dốc Gợp tại xã Mà Cooih; di tích lịch sử Bờ sơng A Vương tại xã A Rooi,

di tích lịch sử Cột Buồm xã Kà Dăng; di tích lịch sử Căn cứ Liên khu ủy 5 và
Nhà làm việc của đồng chí Võ Chí Cơng tại Thơn Tu Bhăù - xã Tư… Một số
lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội ăn mừng lúa mới, lễ hội đoàn kết, Lễ khánh thành
gươl. Mỗi loại hình di sản văn hóa đều khẳng định những giá trị lịch sử, tiềm
năng phát triển du lịch và mang sắc thái độc đáo của văn hóa tộc người vùng
miền núi Quảng Nam nói riêng và Nam Trung bộ nói chung. Cộng đồng tộc
người Cơ Tu có từ lâu đời với đời sống tâm linh phong phú đã hình thành nền


3
văn hóa chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc. Song những giá trị truyền
thống của tộc người này có nguy cơ mai một do chịu sự tác động bởi những
mặt trái của nền kinh tế thị trường, những hạn chế của việc thực hiện chính
sách định cư, quy hoạch phát triển kinh tế… Vì vậy, việc bảo vệ và phát huy
giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu là nhiệm vụ cấp thiết nhằm góp phần giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn huyện Đơng
Giang tỉnh Quảng Nam.
Trong tình hình hiện nay, do mặt trái của sự giao lưu tiếp biến văn hóa
đã làm biến đổi nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu ở huyện
Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam, như: hiện tượng lai căng về văn hóa, ngơn
ngữ, trang phục, các nghi lễ truyền thống. Bên cạnh đó, sự tác động của kinh
tế thị trường và những vấn đề khách quan khác đã làm cho văn hóa truyền
thống Cơ Tu khơng được bảo vệ, giữ ngun vẹn. Một số giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể có nguy cơ bị lãng quên, mai một, người dân dần dần hòa
nhập sống theo phong tục tập quán của người Kinh. Người lớn tuổi và các
nghệ nhân là người Cơ Tu am hiểu về văn hóa truyền thống ngày càng ít đi,
trong khi lớp trẻ khơng có ý thức giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của dân
tộc mình hoặc nếu có muốn cũng gặp khó khăn về việc truyền dạy. Việc bảo
vệ và phát huy các giá trị văn hóa cịn chậm và thiếu, chủ yếu tập trung vào
công tác khôi phục để lưu giữ là chính; cơng tác chống xuống cấp, xử lý lấn

chiếm đất đai, khoanh vùng bảo vệ; việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý và bảo vệ,
phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu đến cộng đồng còn chưa thực hiện
đầy đủ, chưa đi vào chiều sâu, chưa có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện
đồng bộ giữa các ngành của huyện và 11 xã, thị trấn… . Vì vậy, đây là các
vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong việc bảo
vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện trong thời


4
kỳ phát triển đất nước nói chung nền kinh tế huyện Đơng Giang nói riêng về
bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người trên địa bàn huyện Đông Giang
trong giai đoạn hiện nay. Nếu thực hiện tốt sẽ góp phần thực hiện thắng lợi
chủ trương của Đảng trong việc “tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất
lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng
bộ hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội” (Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII).
Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài "Bảo vệ và phát huy giá trị
văn hóa tộc người CơTu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam"
làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống tộc người Cơ
Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống của
tộc người Cơ Tu ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1992, tác giả Nguyễn Tri Hùng đã xuất bản sách "Người Cơ Tu ở
Quảng Nam’’. Công trình này đã mơ phỏng được cuộc sống dân dã và phong
tục tập qn, những tín ngưỡng, những văn hóa vật thể và phi vật thể tộc
người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang.
Năm 2006, tác giả Lưu Hùng đã xuất bản cuốn sách “Góp phần tìm

hiểu văn hóa Cơ Tu”, góp phần làm gia tăng sự hiểu biết về những phương
diện tộc người Cơ Tu ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Đơng
Giang và Tây Giang, Nam Giang tỉnh Quảng Nam nói riêng. Kết quả nghiên
cứu tổng quan về văn hóa dân tộc Cơ Tu của tác giả là cơ sở để luận văn đánh
giá được điểm tương đồng và sự khác biệt cùng thực trạng văn hóa Cơ Tu ở
mỗi địa phương. Từ đó, đề xuất các giải pháp để bảo vệ và phát huy giá trị
văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đơng Giang phù hợp và thực tế
và có hiệu quả.


5
Năm 2006, nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải đã xuất bản sách "Tìm hiểu
đơi nét về kiến trúc Gươl", qua đó đã mơ phỏng được những nét đẹp văn hóa,
kiến trúc Gươl và một số tín ngưỡng của tộc người Cơ Tu nói chung và các
địa phương khác nói riêng.
Cuốn "Từ điển tiếng Cơ Tu-Việt, Việt- Cơ Tu" của Nguyễn Hữu
Hồng, Tạ Văn Thơng, Nguyễn Văn Lợi, Quảng Nam 2007. Đây là tài liệu có
giá trị để luận văn tra cứu, giải mã được kho tàng di sản văn hóa đa dạng và
đặc sắc của tộc người Cơ Tu ở huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.
Cuốn "Lịch sử Đảng bộ huyện Đông Giang giai đoạn 1945 - 2005" của
tác giả Lê Văn Yên soạn thảo năm 2010 đã giới thiệu về sự ra đời và phát
triển của Đảng bộ huyện, tác giả cũng đã điểm qua truyền thống lịch sử - văn
hóa vùng đất Đơng Giang. Cơng trình nghiên cứu khơng chun sâu về bảo
vệ và phát huy văn hóa tộc người Cơ Tu nhưng đây cũng chính là nguồn tài
liệu để luận văn có cái nhìn tổng quan về lịch sử vùng đất, cộng đồng dân cư
và vai trò lãnh đạo Đảng bộ huyện trong sự phát triển kinh tế - văn hóa xã hội
của địa phương.
Năm 2012, đề tài khoa học cấp cơ sở "Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của tộc người Cơ Tu trên địa bàn
huyện Đơng Giang" của nhóm nghiên cứu do tác giả Văn Quý Thành (chủ

biên) đã tập trung nghiên cứu 02 nội dung chính: truyện song ngữ Cơ Tu và
nói lý - hát lý. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã tạo cơ sở khoa học cho việc
lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét cơng nhận văn hóa
phi vật thể cấp Quốc gia cho các giá trị văn hóa này. Nội dung đề tài mặc dù
chưa đề cập đến vấn đề bảo vệ và phát huy văn hóa tộc người Cơ Tu. Tuy
nhiên, cơng trình nghiên cứu này cũng là cơ sở khoa học để luận văn nghiên
cứu chuyên sâu về công tác quản lý, bảo vệ và và phát huy các giá trị văn hóa
tộc người Cơ Tu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với
văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang.


6
Nội dung cuốn sách “Nghề dệt và trang phục cổ truyền của dân tộc Cơ
Tu tỉnh Quảng Nam” của TS. Trần Tấn Vịnh tập trung nghiên cứu về các giá
trị của nghề dệt và trang phục cổ truyền của tộc người Cơ Tu. Đây là cơng
trình rất có giá trị, góp phần thể hiện bản sắc văn hóa Cơ Tu, là cơ sở để luận
văn đánh giá đúng thực trạng một trong những loại hình di sản văn hóa phi
vật thể đặc sắc (nghề dệt) của huyện Đông Giang, từ đó đề xuất ra các giải
pháp bảo vệ và nâng cao giá trị và phát huy di sản văn hóa này.
Cuốn "Đông Giang 15 năm xây dựng và phát triển" xuất bản năm 2018
là cuốn sách đánh giá sự xây dựng và phát triển của huyện Đông Giang về
kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng. Đây cũng là nguồn cơ sở để
luận văn nghiên cứu và đưa ra được giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị văn
hóa của tộc người Cơ Tu trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, nghiên cứu về văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu cịn
nhiều cơng trình khác, như: "Tiếng thơng dụng Cơ Tu - Kinh và Văn hóa
Làng Cơ Tu tỉnh Quảng Nam" của tác giả Bh’riu Liếc (2006), "Những sự kiện
Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-1975) xuất bản năm 2006; Bài viết
“Tín ngưỡng đa thần của người Cơ Tu ở huyện Hiên” của tác giả Phan Thị
Xn Bốn (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2005); Cuốn sách "Tìm hiểu văn hóa

Cơ Tu" của tác giả Tạ Đức (Nxb Thuận Hóa, 2002)…
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của tộc người Cơ Tu
Đã có nhiều cơng trình đề cập đến vấn đề bảo vệ và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống, tiêu biểu như sau:
Tác giả Ngô Đức Thịnh trong công trình Bảo tồn và phát huy văn hóa
phi vật thể đã giới thiệu phân loại di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể, các dạng thức chính của văn hóa phi vật thể đó là ngữ văn truyền miệng,
các hình thức trình diễn xướng và trình diễn, những hành vi ứng xử, các hình


7
thức nghi lễ, tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục, lễ hội, tri thức dân gian. Tác giả
đã nghiên cứu một số đặc trưng của văn hóa phi vật thể. Từ đó đề ra các giải
pháp sưu tầm, bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể dưới dạng “tĩnh” và
dạng “động” và nhất là giải pháp bảo vệ con người - nghệ nhân văn hóa “báu vật sống” của nhân loại.
Tác giả Trương Quốc Bình trong cơng trình Về mối quan hệ văn hóa và
du lịch đã nghiên cứu và phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa
và du lịch được thể hiện rõ trong sự kiên kết giữa việc bảo vệ và phát huy các
di tích lịch sử và văn hóa. Tác giả đã chỉ ra được những tác động tiêu cực do
hoạt động du lịch gây ra đối với việc bảo tồn di sản văn hóa nói riêng và nếp
sống văn hóa nói chung. Qua đó đề xuất các giải pháp quản lý văn hóa và phát
triển du lịch bền vững.
Trong cơng trình Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể: Quan niệm quốc tế
và chính sách pháp luật của một số quốc gia, tác giả Trương Hồng Quang đã
khái quát sự hình thành và phát triển chính sách bảo tồn hệ thống DSVHPVT
trên thế giới từ năm 1939 cho đến nay, phân tích các quan niệm về
DSVHPVT của UNESCO và một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam, từ đó rút ra những nhận xét về điểm giống và khác nhau trong các quan
niệm. Tác giả cũng đưa ra một số chính sách bảo vệ DSVHPVT tại một số

quốc gia cụ thể như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Philipin.... Đây là
những thơng tin rất hữu ích giúp NCS tham khảo các biện pháp bảo vệ
DSVHPVT của một số quốc gia trong khu vực để so sánh và vận dụng vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Nội dung cụ thể về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của
tộc người Cơ Tu ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam chưa có nhiều cơng
trình đề cập đến. Một số bài viết trình bày về việc bảo vệ và phát huy một số
giá trị văn hóa cụ thể như bài viết Biến đổi trong văn hóa ẩm thực truyền


8
thống của người Cơ Tu ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam của tác giả
Trần Thị Thái (Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, số 4 năm 2015) đã trình
bày sự biến đổi trong văn hóa ẩm thực truyền thống, qua đó đề xuất một số
biện pháp bào vệ và phát huy giá trị. Trong hồ sơ đề nghị cơng nhận và xếp
hạng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cũng có mục đề xuất biện pháp
quản lý, tuy nhiên còn ở mức độ khái qt.
Tóm lại, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống
của người Cơ Tu ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam, tuy nhiên, chưa có
cơng trình nào đề cập đến vấn đề bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa
này. Do vậy, luận văn có sự tham khảo các cơng trình nghiên cứu đi trước
nhưng khơng trùng lặp, có đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tốc
người và khái quát hóa các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu ở
huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Đánh giá thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền

thống của người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa
tộc người và nhận diện giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu ở huyện Đông Giang,
tỉnh Quảng Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống của người Cơ Tu ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo vệ và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống của người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.


9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đề cập đến đối tượng nghiên cứu chính là vấn đề bảo vệ và
phát huy giá trị văn hóa tộc người và nhận diện giá trị văn hóa tộc người Cơ
Tu ở huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn bàn huyện Đông
Giang, tỉnh Quảng Nam
- Về phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến nay.
- Về phạm vi vấn đề nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu là một vấn
đề có nội dung rộng, trong khuôn khổ của một luận văn, học viên chỉ đề cập
và nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước
về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện
Đông Giang của tỉnh Quảng Nam trong khuôn khổ hiểu biết của bản thân và
khoảng thời gian từ năm 2015 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu viết về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc

người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đơng Giang, để từ đó phân loại các nguồn tư
liệu theo mục đích và nội dung của đề tài nghiên cứu. Trong phương pháp
này, tác giả luận văn tuân thủ phương pháp kế thừa các nguồn sử liệu, tài liệu
đã nghiên cứu về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong nước, trong
tỉnh cũng như nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn
bàn huyện Đông Giang.
5.2. Phương pháp điền dã thực địa
Kết hợp với việc nghiên cứu qua các tài liệu viết, tác giả đã đi điền dã
thực tế trên địa bàn bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để khảo sát thực


10
trạng về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu, tìm hiểu thái độ
và sự nhận thức của nhân dân địa phương và các hoạt động quản lý nhằm bảo
vệ, gìn giữ của cộng đồng dân cư. Đánh giá mức độ xuống cấp, nguy hại của
các loại hình văn hóa đang tồn tại ở địa phương.
5.3. Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh
Qua việc thu thập, nghiên cứu các tài liệu viết và khảo sát thực tế trên địa
bàn huyện Đông Giang tác giả tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích so sánh
các cơng trình nghiên cứu, các chính sách của địa phương tác động đến việc bảo
vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang
để làm căn cứ củng cố cho nhận định khoa học của tác giả luận văn.
5.4. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn chuyên môn, chuyên gia để đưa ra giải pháp quản lý về bảo
vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông
Giang một cách khoa học, hữu hiệu, phù hợp với quan điểm thực tiễn và khoa
học chuyên ngành.
Nhất quán sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trên cơ sở chủ
đạo của phương pháp nghiên cứu các ngành văn hóa học, quản lý văn hóa như
lấy phương pháp nghiên cứu ngành quản lý văn hóa làm trọng tâm.

6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Trên cơ sở tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu về lý luận
của các tác giả đi trước, luận văn tiếp tục tổng hợp, hệ thống, bổ sung cơ sở lý
luận về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người, hệ thống hóa giá trị văn
hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang của
tỉnh Quảng Nam, từ đó góp phần làm cơ sở để đưa ra những giải pháp khoa
học, khả thi nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa
bàn huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.


11
6.2. Về mặt thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng, đánh giá việc bảo vệ và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu ở Đơng Giang tỉnh
Quảng Nam, luận văn có những đề xuất những giải pháp góp phần vệ và phát
huy bản sắc văn hóa cộng đồng tộc người Cơ Tu ở Đông Giang tỉnh Quảng
Nam trong sự nghiệp hội nhập và phát triển văn hóa hiện nay. Đồng thời, luận
văn có thể trở thành tài liệu tham khảo về lĩnh vực Quản lý văn hóa.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, bố cục của luận văn gồm có
03 chương như sau:
Chương 1: Lý thuyết về bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa tộc người và
khái quát về văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam.
Chương 2: Thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc
người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đơng Giang, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Quan điểm, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả
bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông
Giang tỉnh Quảng Nam.



12
Chương 1.
LÝ THUYẾT VỀ BẢO VỆ, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TỘC NGƯỜI VÀ KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CƠ TU
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG GIANG TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Lý thuyết về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Tộc người
GS.TS. Phan Hữu Dật xác định: thuật ngữ dân tộc trong Dân tộc học
cần được hiểu, đó là tộc người, tiếng Hy Lạp là ethnos, ethnie. Và đưa ra khái
niệm: tộc người là cộng đồng người hình thành trong lịch sử, trên một lãnh
thổ nhất định, cùng có chung những đặc điểm tương đối bền vững về ngơn
ngữ, văn hóa, tâm lý, ý thức sự thống nhất của mình và làm cho mình khác
với các tộc người khác, thơng qua tên tự gọi [0] .
GS. Đặng Nghiêm Vạn phân biệt nation (dân tộc) và ethnie (tộc người),
ngoài sự đồng nhất hai thuật ngữ ethnos, ethnie chỉ định khái niệm chung tộc
người, GS. Đặng Nghiêm Vạn đưa ra luận điểm dân tộc (nation) theo nghĩa
được Liên hợp Quốc công nhận: thuật ngữ nation có nghĩa là một cộng đồng
nhân dân (people) ổn định được phát triển trong lịch sử, với một lãnh thổ, một
sinh hoạt kinh tế, một đặc trưng văn hóa, một tiếng nói chung, chỉ đạo bởi
một nhà nước [0].
Tác giả Bùi Xuân Đính nêu rõ: Tộc người (ethnos, ethnie) là hình thái
đặc thù của một tập đồn người, một tập đồn xã hội, xuất hiện trong q
trình phát triển của tự nhiên và xã hội, được phân biệt bởi ba đặc trưng cơ
bản, mang tính ổn định và tương đối bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử là:
ngơn ngữ, văn hóa, ý thức tự giác về cộng đồng [0].
1.1.1.2. Văn hóa và di sản văn hóa
Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp

quốc (UNESCO): “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động dân tộc trong


13
quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu- những yếu tố
xác định đặc tính riêng biệt của mỗi dân tộc” [0, tr. 142-165].
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã có một số học giả trong và
ngồi nước nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Văn hóa được Chủ tịch Hồ Chí
Minh quan niệm theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất,
những giá trị tinh thần và phương thức sinh hoạt của con người: "Vì sự sinh
tồn cũng như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh
ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ
thuật, những cơng cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" [0, tr. 43].
Tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa "Văn hóa là một hệ hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt
động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội của mình" theo [0, tr.10].
Từ những quan niệm đó, ta nhận thấy:
Theo nghĩa rộng, văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội, mang tính chất
chân, thiện, mỹ và phục vụ cho sự sinh tồn, phát triển của xã hội lồi người.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa là tồn bộ các giá trị tinh thần do con người
sáng tạo, tích lũy trong quá trình lịch sử xã hội.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V (khóa VIII,
1998), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của
xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động, sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là

kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để
không ngừng hồn thiện mình.


14
Văn hóa là sản phẩm của lồi người, được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Tuy nhiên, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn
hóa được tái tạo, phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của
con người. Văn hóa là trình độ phát triển con người của xã hội được biểu hiện
trong các hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
trong giá trị vật chất tinh thần mà do con người tạo ra và được con người thừa
nhận bao gồm trong đó có cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ.
Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2001 [15] và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 [16], DSVH Việt Nam là
tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của
DSVH nhân loại có vai trị lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc đã nêu rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng
dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và
giao lưu văn hóa” [0]. Ngồi ra, DSVH góp phần thỏa mãn nhu cầu văn hóa
của nhân dân, nâng cao ý thức tự hào dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội đất nước.
1.1.1.3. Văn hóa tộc người Cơ Tu:
Văn hóa của tộc người Cơ Tu là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần
được sáng tạo trong cuộc sống cộng đồng của người Cơ Tu. Văn hóa của
tộc người Cơ Tu gồm những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cùng với

văn hóa của các tộc người anh em khác tạo nên nền văn hóa của dân tộc
Việt Nam.


15
- Di sản văn hóa vật thể của tộc người Cơ Tu
“Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích, lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia” (Theo khoản 2 Luật di sản văn hóa năm 2001)
Văn hóa vật thể của tộc người Cơ Tu biểu hiện rất rõ như: Gươl; kiểu
dáng nhà sàn truyền thống; các đồ dùng trang sức; dụng cụ sản xuất, tự vệ;
các phương tiện để săn bắn thú rừng; nhạc cụ cồng, chiêng, tù và; nhà mồ…
- Di sản văn hóa phi vật thể tộc người Cơ Tu
“Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học, được giữ bằng trí nhớ, chữ việt, được lưu truyền bằng truyền
miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao
gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn
truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về
nghề thủ cơng truyền thống, trí thức về y dược cổ truyền, về văn hóa ẩm thực,
về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác..” Theo
khoản 1, Điều 4 Luật di sản văn hóa
Tại Điều 2, Cơng ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
2003 cho rằng: “Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập quán, các
hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là công cụ đồ
vật, đồ tạo tác và không gian văn hóa liên quan mà các cộng đồng, các nhóm
người và trong một số trường hợp là các cá nhân, cơng nhận là một phần di
sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản
văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các nhóm người khơng ngừng tái tạo
để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự
nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc

và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và
tính sáng tạo của con người”.


16
Văn hóa phi vật thể của tộc người Cơ Tu gồm những tri thức về mối
quan hệ của người Cơ Tu với tự nhiên qua hoạt động đời thường như kinh
nghiệm về mùa vụ, sức khỏe; truyện cổ tích, ca dao, dân ca, dân vũ; nghệ
thuật tạo hình như kiến trúc nhà sàn, điêu khắc, chạm trổ hoa văn; trang phục
truyền thống, văn hóa ẩm thực; tiếng nói, chữ viết Cơ Tu, lễ hội…
1.1.1.4. Bảo vệ giá trị văn hóa
Bảo vệ là giữ lại, không để mất đi, không để bị thay đổi, biến hóa hay
biến thái. Là một khái niệm có nội hàm rộng (cả đối tượng di sản văn hóa vật
thể và di sản văn hóa phi vật thể) do có sự khác nhau cơ bản về mặt kỹ thuật và
quan điểm. Theo cách hiểu biết phổ biến thì Bảo vệ văn hóa là tất cả những nỗ
lực nhằm hiểu biết về lịch sử hình thành, ý nghĩa của di sản văn hóa nhằm bảo
đảm sự an tồn, phát triển lâu dài cho di sản văn hóa và khi cần đến phải đảm
bảo việc giới thiệu, trưng bày, khôi phục và tôn tạo lại để khai thác khả năng
phục vụ cho hoạt động tiến bộ của xã hội. Giữa bảo vệ và phát huy giá trị luôn
gắn kết chặt chẽ biện chứng. Bảo vệ thành cơng thì mới phát huy được các giá
trị văn hóa. Phát huy cũng là một cách bảo vệ giá trị văn hóa tốt nhất. Chính vì
vậy bảo vệ và phát huy ln chi phối, hỗ trợ cho nhau.
Ngồi ra, cịn có khái niệm bảo tồn di sản văn hóa, bảo tồn có nghĩa là
giữ lại, không để mất đi.
Đến nay trên thế giới vẫn thừa nhận 2 quan điểm phổ biến đối với bảo
tồn di sản văn hóa là: bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn kế thừa. Các cơng trình
kiến trúc vẫn tồn tại dù trải qua một giai đoạn thời gian rất dài. Đó là quan
điểm “bảo tồn nguyên vẹn”, tức là di sản văn hóa bị “đóng gói” và bảo vệ
trong mơi trường khép kín để tránh mọi tác động bên ngoài làm phương hại
đến chúng.

Đối với quan điểm bảo vệ trên cơ sở kế thừa cũng cần phải có những
điều chỉnh trong tình hình hiện nay sao cho phù hợp. Theo quy luật kế thừa


17
thì những DSVH nào tồn tại trong đời sống xã hội, nếu không phù hợp với hệ
giá trị xã hội tại thời điểm lịch sử hiện tại thì sẽ biến mất vĩnh viển.
Nguyên tắc quan trọng của bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của DSVH theo
dạng thức vốn có. Bảo vệ đồng nghĩa với khơng để DSVH mai một, bị thay
đổi, biến dạng. Xuất phát từ sự duy trì ý nghĩa văn hóa của DSVH mà trong
hoạt động bảo tồn không chấp nhận việc cải biến, nâng cao hay phát triển.
Quan điểm lựa chọn bảo vệ là việc lựa chọn, bảo tồn, giữ gìn những giá
trị từ quá khứ đến hiện tại, cái được bảo vệ tất yếu phải phù hợp với thời đại,
chứa đựng những khả năng có thể được làm giàu thêm về giá trị và có thể tiếp
tục được phát huy, phát triển vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, vì sự phát triển
của văn hóa.
1.1.1.5. Phát huy giá trị văn hóa
Có thể nói, phát huy chính là việc khai thác, sử dụng sản phẩm một
cách có hiệu quả. Phát huy là những tác động làm cho cái hay, cái đẹp, cái tốt
lan tỏa trên diện rộng. Phát huy giá trị di sản văn hóa là một hoạt động có
tính liên ngành, có tiêu chí chung, mục đích là phục vụ cho sự tiến bộ của xã
hội, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, đồng thời là nhịp cầu nối với bạn bè năm châu.
Mục đích quan trọng nhất của hoạt động phát huy giá trị DSVH là làm
cho các ý nghĩa văn hóa, tinh hoa các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp lan
tỏa vào cộng đồng, trong đời sống tinh thần con người, song song với việc giữ
gìn bản sắc truyền thống dân tộc, tạo cơ sở cho giao lưu, phát triển văn hóa
góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Trong phương pháp nhằm phát huy tốt nhất giá trị của DSVH thì
phương pháp kết hợp giữa bảo tồn và phát huy đạt hiệu quả cao.



18
1.1.2. Một số quan điểm liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị văn
hóa tộc người Cơ Tu
1.1.2.1. Quan điểm phát triển cộng đồng trong quan hệ với bảo vệ và
phát huy giá trị văn hóa tộc người.
Khái niệm “cộng đồng” là một khái niệm lý thuyết xuất hiện vào thập
kỷ 40 của thế kỷ XX ở các nước thuộc địa của Vương quốc Anh. Năm 1950,
Liên hiệp quốc công nhận khái niệm phát triển cộng đồng, khuyến khích các
quốc gia thành viên sử dụng khái niệm phát triển cộng đồng như một công cụ
để thực hiện các chương trình viện trợ về kỹ thuật và tài chính.
Theo tinh thần Công ước, UNESCO luôn khuyến cáo và ưu tiên các
biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo duy trì khả năng tồn tại của loại hình
DSVHPVT đang bị đe dọa và có nguy cơ mai một, biến mất. Tuy nhiên để
đảm bảo sự tồn tại bền vững của di sản, UNESCO cũng khuyến khích, ưu tiên
các biện pháp và sự chủ động khởi xướng đề xuất các biện pháp bảo vệ của
các cộng đồng với tư cách họ là chủ thể của di sản một cách sâu rộng nhất;
Chính phủ và chính quyền địa phương cũng có thể đề xuất các biện pháp bảo
vệ coi như các biện pháp bổ trợ.
Về góc độ quản lý di sản, UNESCO cũng khuyến khích cộng đồng trực
tiếp tham gia quản lý di sản, trong đó các Quốc gia thành viên sẽ nỗ lực để
đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhóm người và khi
thích hợp là cả các cá nhân, những người sáng tạo, duy trì và truyền thụ loại
hình di sản này, và sẽ tích cực thu hút họ tham gia vào công tác quản lý di
sản. Chú trọng các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của
những giá trị văn hóa có các mối đe dọa và nguy cơ đối với khả năng tồn tại.
UNESCO tơn trọng vai trị của cộng đồng và không bắt buộc cộng đồng phải
phục hồi tất cả các di sản nếu cộng đồng đó khơng cịn coi các giá trị văn hóa
là phù hợp hoặc có ý nghĩa nữa; đồng thời họ có thể ghi lại trước khi ngừng



×