Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Lịch sử sử học thời tây sơn (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.28 KB, 3 trang )

1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm
trọng, các cuộc chiến tranh phong kiến...kéo dài suốt hai thế kỷ để lại hậu quả
nghiêm trọng.
- Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến làm cho mâu thuẫn xã hội cực kỳ gay
gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp...Tuy thất bại nhưng thể hiện sức
mạnh vươn lên của nông dân Việt Nam chống áp bức...
- Năm 1771, ở Ấp Tây Sơn (Bình Định) ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ đã dựng cờ khởi nghĩa. Được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
gia, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, khởi nghĩa Tây Sơn đã
nhanh chóng lớn mạnh, lật đổ chúa Nguyễn, đuổi quân Xiêm xâm lược, đánh đổ
chúa Trịnh, xóa bỏ triều Lê, tiêu diệt quân xâm lược Thanh, lập công đầu trong sự
nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử bấy giờ, phong trào nông dân Tây Sơn vẫn dẫn
tới việc thành lập các vương triều với Trung ương hồng đế Nguyễn Nhạc, Đơng
Định vương Nguyễn Lữ và Quang Trung. Trong các vương triều này, chỉ có triều
đại của Quang Trung là xây dựng được một tổ chức chính quyền quy củ, đã ra sức
phục hồi kinh tế, chấn hưng văn hóa, thực hiện những cải cách tiến bộ trong việc
quản lý đất nước.
2. Thành tựu sử học:
Trong đó, Sử học cũng được chú trọng nhằm giáo dục cho nhân dân long tự hào
dân tộc. Nhưng triều Tây Sơn không tồn tại được lâu nên thành tựu lịch sử trong
thời kì này cũng khơng nhiều.
“Đại Việt sử ký tiệp lục tổng tự”
- Năm Cảnh thịnh thứ 8 (năm 1800), triều đình Tây Sơn đã hồn thành việc khắc in
sách “Đại Việt sử ký”, ngày nay ta gọi là “Đại Việt sử ký Tiền biên”, do chỉ còn
phần Tiền biên, phần tục biên đã bị triều Minh Mạng thiêu hủy và chỉ cịn được
tóm tắt trong bảng “tổng tự”. Trên sách này chỉ có bài đề từ, khơng ghi rõ họ tên
người làm và không cho biết những ai đã phụ trách.
Đại Việt sử ký tiệp lục tổng tự viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Nội dung tổng
luận về lịch sử Việt Nam từ khi "Nước Xích Quỷ dựng nền, họ Hồng Bàng mở


vận", đến khi nhà Lê chấm dứt.
-


+ Sách ấy đã được tóm tắt tồn bộ, thành bài “Tiệp lục tổng tự”, có diễn dịch chú
giải ra chữ Nơm. Bản dịch chữ Nơm có đủ ngun văn chữ Hán, đã được khắc in
khoảng cuối đời Cảnh Thịnh.
+ Sách với bản in đầy đủ do nhiều tác giả làm đi sử lại vào nhiều thời gian khác
nhau. Những tác giả đó thuộc dịng họ Ngơ Thì.
- Bài Tiệp lục tổng tự in đời Tây Sơn dựa trên nhiều kinh nghiệm lịch sử cụ thể và
đơi khi có so sánh sự kiện lịch sử Việt Nam với Trung Quốc. Có lẽ sách Tiệp lục
tổng tự là quyển độc nhất về loại chữ Hán, vừa chữ Nôm ở kho sách sử của dân
tộc.

3. Đặc điểm
- Vương triều Tây Sơn đã có đóng góp lớn cho kho tàng văn hóa của dân tộc đó
là vương triều này cho ra đời một tác phẩm sử học tầm cỡ có giá trị: Đó là bộ Đại
Việt sử ký tiền biên. Tác phẩm một quan điểm rất mới, rất tiến bộ chứng tỏ tinh
thần phê phán, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc rất chính đáng của tác giả. Tư
tưởng này được quán triệt trong toàn bộ nội dung bộ quốc sử của vương triều Tây
Sơn.
- Qua đó, tác giả đã cố ý tập hợp lời bàn của nhiều sử gia nổi tiếng như lê Văn
Hưu đời trần, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Lê Tung, Nguyễn Nghiễm đời Lê và
chủ yếu lời bàn của chính tác giả. Mỗi sự việc xẩy ra, mỗi đời vua, mỗi triều đại,
mỗi nhân vật v.v… tác giả đều có những lời bàn xác đáng, lý luận chặt chẽ, lời lẽ
đanh thép.
- Sử học thời này thể hiện một tinh thần phương pháp viết sử mới, tiến bộ. Tác giả
đã phê bình lối viết cẩu thả khơng khảo cứu, thiếu khoa học của các sử gia thời
trước. Lời bàn trong Đại Việt sử ký tiền biên vô cùng phong phú và đa dạng, đặc
biệt là lời bàn của tác giả, thể hiện quan điểm dân tộc, tình yêu nước thương dân,

căm ghét kẻ thù, bênh vực lẽ phải, khen chê đúng mức
- Một giá trị đặc biệt nữa của Đại Việt sử ký tiền biên mang lại là tác giả đã tra
cứu bổ sung được khá nhiều sự kiện, cải chính được khá nhiều sai sót của sử cũ mà
chính bộ Việt sử thơng giám cương mục đời sau đã phải theo.

4. Đánh giá lịch sử sử học thời Tây Sơn


- Thời Tây Sơn tuy tôn tại ngắn nhưng bên cạnh những chiến công lừng lẫy đánh
bại được các tập đoàn phong kiến trong nước, các đạo quân xâm lược, triều đình
cịn ra sức xây dựng nền văn hóa dân tộc và để lại được tác phẩm sử học có giá trị
- Bộ Đại Việt sử ký tiền biên của Ngơ Thì Sĩ được sử qn triều Tây Sơn in là
một bộ quốc sử rất giá trị. Nó khơng những thể hiện được quan điểm tiến bộ cảu
tác giả mà cịn là bộ sử luận phong phú và có tính khoa học cao.
- "Đại Việt sử ký tiền biên" của Triều đại Tây Sơn - Quang Trung đã đi xa hơn
nhiệm vụ viết sử thông thường khi đặt ra những viên gạch nền tảng đầu tiên cho ý
chí thốt khỏi thuyết thiên mệnh của người Hán, thoát khỏi những tư tưởng thần
phục dựa trên cơ sở bá quyền đã tồn tại từ ngàn năm Bắc thuộc cho đến tận sau
này. Hoàn thành sứ mệnh của một bộ sử lưu truyền tinh thần của thời đại mà mình
được xây dựng nên. Đó là tính tất yếu của lịch sử Việt Nam.
- Những dấu ấn lịch sử về một vương triều đã có cơng phục hưng tư thế hiên
ngang của quốc gia Đại Việt, với niềm kiêu hãnh “Nam quốc anh hùng chi hữu
chủ” vẫn còn âm vang và tồn tại mãi trên đất Phú Xuân - Thuận Hóa xưa, Thừa
Thiên Huế ngày nay



×