Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH AN TOÀN SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG TÔM NƯỚC LỢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.11 KB, 21 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
bởi: Tổng cục
Thủy sản
TỔNG CỤCKý
THỦY
SẢN
Thời gian ký: 09/03/2020
16:49:30

TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH AN TỒN SINH HỌC
TRONG SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG
GIỐNG TƠM NƯỚC LỢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 169 /QĐ-TCTS-NTTS
ngày 09 tháng 3 năm 2020 của Tổng cục Thuỷ sản)

Hà Nội, tháng 3 năm 2020


Mục lục
1. MỤC ĐÍCH ................................................................................................................... 2
2. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ ................................................................................................. 2
3. NHẬN DIỆN MỐI NGUY GÂY MẤT AN TOÀN SINH HỌC TRONG SẢN
XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG GIỐNG TÔM NƯỚC LỢ ........................................................ 2
4. YÊU CẦU AN TOÀN SINH HỌC ĐỐI VỚI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, ƯƠNG
DƯỠNG GIỐNG TÔM NƯỚC LỢ .................................................................................. 3
PHỤ LỤC 1. GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CỦA CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
MẶT DÙNG CHO NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN ............................................................. 17
PHỤ LỤC 2. GIÁ TRỊ GIỚI HẠN CỦA CÁC THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
BIỂN VÙNG BIỂN VEN BỜ DÙNG CHO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ...................... 18
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG HỒ SƠ AN TOÀN SINH HỌC CHO CƠ


SỞ SẢN XUẤT, ƯƠNG DƯỠNG TÔM GIỐNG NƯỚC LỢ ......................................... 19

1


1. Mục đích
1.1. Cung cấp kiến thức về thực hành an toàn sinh học cho các cơ sở sản
xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ.
1.2. Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản trong việc kiểm tra,
giám sát các cơ sở sản, ương dưỡng giống tôm nước lợ.
2. Giải thích từ ngữ
Trong tài liệu này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1. Cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ: Là nơi diễn ra hoạt động tiếp
nhận, nuôi vỗ, sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi ấu trùng tôm nước lợ.
2.2. Cơ sở ương dưỡng giống tôm nước lợ: Là nơi diễn ra các hoạt động
tiếp nhận ấu trùng tôm nước lợ (nauplius/zoea/mysis) để ương nuôi thành tôm
giống.
2.3. Mối nguy sinh học trong sản xuất, ương dưỡng tôm giống nước lợ: Là
các tác nhân virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng có khả năng gây hại cho sức
khỏe tôm giống.
3. Nhận diện mối nguy gây mất an toàn sinh học trong sản xuất, ương
dưỡng giống tôm nước lợ
Nhận diện mối nguy gây mất an tồn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng
giống tơm nước lợ là việc xác định các tác nhân sinh học (do virus, vi khẩu…) là
tác nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm trên tôm nước lợ tại Bảng 1.
Bảng 1. Một số bệnh nguy hiểm trên tôm nước lợ
TT
Tên bệnh
1 Bệnh đốm trắng (White
Spot Disease)

2
3
4

5

6

Tác nhân gây bệnh
White spot
syndrome virus
(WSSV)
Bệnh đầu vàng (Yellow
Yellow head virus
Head Disease)
(YHV)
Hội chứng Taura (Taura
Taura syndrome
Syndrome)
virus (TSV)
Bệnh hoại tử cơ (Infectious Infectious
Myonecrosis Disease)
Myonecrosis Virus
(IMNV)
Bệnh hoại tử cơ quan tạo
Infectious
máu và cơ quan biểu mô
Hypodermal and
(Infectious Hypodermal and Hematopoitic
Hematopoitic Necrosis

Necrosis Virus
Disease)
(IHHNV)
Bệnh hoại tử gan tụy cấp
Vibrio
tính ở tơm ni (Acute
parahaemolyticus có
Hepatopancreatic Necrosis mang gen độc lực

Đối tượng
Tôm sú
Tôm thẻ chân trắng
Tôm sú,
Tôm thẻ chân trắng
Tôm sú,
Tôm thẻ chân trắng
Tôm chân thẻ trắng

Tôm sú,
Tôm thẻ chân trắng

Tôm sú,
Tôm thẻ chân trắng

2


7

Disease - AHPND)

Vi bào tử trùng

Enterocytozoon
Tôm sú,
hepatopenaei (EHP) Tôm thẻ chân trắng

(Phụ lục IV Thông tư số 26/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản)
Các mối nguy gây mất an toàn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống
tôm nước lợ do tác nhân sinh học được nhận diện tại:
3.1. Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, ương dưỡng giống tơm
nước lợ, gồm: Vị trí trại giống; tơm bố mẹ; nguồn nước cấp; tảo; artemia; thức ăn
cơng nghiệp; thức ăn tươi sống; hóa chất, vi sinh; chế phẩm sinh học.
3.2. Các yếu tố tham gia vào q trình sản xuất, ương dưỡng giống
tơm nước lợ, gồm: Phân chia các khu chức năng trong cơ sản xuất, ương dưỡng
giống tôm nước lợ; bể nuôi tôm bố mẹ, tôm giống; bể chứa nước, nuôi cấy tảo;
ấp nở artemia; hệ thống đường ống; phòng xét nghiệm, khu văn phòng, nhà ở;
người và dụng cụ sản xuất; người kiểm tra và khách hàng; hàng rào bảo vệ; hệ
thống phòng ngừa động vật gây hại.
3.3. Các yếu tố sinh ra trong q trình sản xuất, ương dưỡng giống
tơm nước lợ, gồm: Rác thải sinh hoạt; chất thải trong quá trình sản xuất, ương
dưỡng; nước thải; bùn thải; thức ăn thừa; xác tơm chết.
4. u cầu an tồn sinh học đối với điều kiện sản xuất, ương dưỡng
giống tôm nước lợ
4.1. Yêu cầu an toàn sinh học trong lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở
sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ
4.1.1. Nơi được lựa chọn làm địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, ương
dưỡng giống tôm nước lợ cần có diện tích đủ rộng, nền đất vững chắc, địa tầng
ổn định, không bị ngập nước khi triều cường, khơng nằm trong vùng bị xói lở và
phù hợp với quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh hoặc có văn bản đồng ý của cơ quan

nhà nước có thẩm quyền địa phương.
4.1.2. Không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm như: Cơ sở nuôi
tôm thương phẩm; khu dân cư; khu du lịch; các nhà máy cơng nghiệp, hóa chất,
chế biến thực phẩm và các nguồn gây ô nhiễm khác.
4.1.3. Có nguồn điện lưới 3 pha ổn định, có máy phát điện dự phịng đủ
cơng suất phục vụ cho sản xuất giống tôm nước lợ trong thời gian mất điện.
4.1.4. Giao thơng thuận tiện và an tồn trong vận chuyển tôm giống.
4.1.5. Nguồn nước cấp cho cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ:
Các chỉ tiêu môi trường của nguồn nước lấy vào cơ sở trước khi xử lý,
đưa vào sản xuất đáp ứng yêu cầu sau:
a) Đối với nước ngọt: QCVN 08-MT: 2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt, ban hành theo Thông tư số 65/2015/TT3


BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các chỉ
tiêu tại Phụ lục 1.
b) Đối với nước mặn: QCVN 10-MT: 2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước biển, ban hành theo Thông tư số 67/2015/TTBTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; các chỉ
tiêu tại Phụ lục 2.
4.2. Yêu cầu an toàn sinh học đối với cơ sở hạ tầng của cơ sở sản xuất,
ương dưỡng giống tôm nước lợ
4.2.1. Yêu cầu chung
4.2.1.1. Sơ đồ bố trí các khu chức năng của cơ sở sản xuất, ương dưỡng
giống tơm nước lợ tham khảo hình dưới đây:

Khu nuôi tôm bố
mẹ cách lý/cho
đẻ, ấp nở

Ương

dưỡng 1

Ương
dưỡng 2

Nơi chứa rác
thải

Ương
dưỡng 3

Khu xử lý nước
thải
Kho thức ăn

Kho vật tư

Bảo vệ

Văn
Phịng

Phịng xét
nghiệm

Khu ni
cấy tảo

Khu ấp
Artemia


Khu xử lý nước
cấp

4.2.1.2. u cầu về khuôn viên
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ phải được ngăn cách với
khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế biến; không bị ảnh hưởng bởi khu nuôi
trồng thuỷ sản thương phẩm; ngăn chặn động vật gây hại và tránh được khói bụi
từ bên ngồi vào khu vực sản xuất, ương dưỡng giống.
4.2.1.3. Nguyên tắc bố trí các khu chức năng
a. Bố trí các khu chức năng trong cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm
nước lợ phải theo nguyên tắc một chiều (không ngang qua, khơng cắt chéo).
b. Từng khu chức năng phải có biển báo để nhận biết và phải có
nội quy kiểm sốt an tồn sinh học.
c. Việc vận chuyển tơm bố mẹ, tôm giống, thức ăn và các vật tư khác
vào khu sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ phải theo nguyên tắc đường
vận chuyển là ngắn nhất và không băng qua bất cứ khu sản xuất nào khác.
4


4.2.1.4. Cấp độ an toàn sinh học trong từng khu chức năng:
Cấp độ an toàn sinh học trong từng khu chức năng được nêu tại Bảng 2.
Bảng 2. Cấp độ an toàn sinh học của các khu chức năng
TT
1.

2.

3.


Cấp độ an toàn sinh học

Cấp độ A:
- Ngăn cách với bên ngồi bằng tường kín,
có bố trí tường bằng kính để người có nhu
cầu có thể quan sát từ bên ngồi mà khơng
cần vào bên trong.
- Cấu trúc, bố trí các vị trí làm việc theo
nguyên tắc một chiều; Dụng cụ và trang bị
phải riêng biệt cho từng loại nhiệm vụ
- Chỉ những người trực tiếp làm việc tại khu
chức năng mới được vào bên trong
- Người làm việc tại khu an toàn sinh học
chế độ A phải trang bị bảo hộ lao động, phải
làm vệ sinh và khử trùng theo quy định
Cấp độ B:
- Ngăn cách với bên ngoài bằng tường kín.
- Cấu trúc, bố trí các vị trí làm việc phải
được sắp xếp riêng theo từng loại và luôn
trong tình trạng được bảo trì tốt.
- Người có nhu cầu vào khu vực cấp độ B
phải được sự chấp thuận của người có thẩm
quyền và phải trang bị bảo hộ lao động,
phải làm vệ sinh và khử trùng theo quy định.
Cấp độ C:
- Ngăn cách với bên ngoài bằng tường kín
- Chỉ những người có nhu cầu mới đến làm
việc tại cơ sở sản xuất giống mới vào trong
khuôn viên của trại giống
- Người có nhu cầu vào khu vực an toàn

sinh học cấp độ C nếu muốn sang khu có
cấp độ an tồn sinh học cấp độ A hoặc B
phải được sự chấp thuận của người có thẩm
quyền của cơ sở và phải làm vệ sinh và khử
trùng theo quy định.

Khu chức năng
1.1. Nơi nuôi cách ly tôm
bố mẹ, tôm giống để kiểm
dịch; nơi cho đẻ và ấp nở
ấu trùng tôm giống
1.2. Nơi ương, dưỡng tôm
giống
1.3. Kho chứa và nơi xử lý
các loại thức ăn tươi, sống.
1.4. Nơi nuôi cấy tảo
1.5. Nơi ấp nở artemia
1.6. Phòng xét nghiệm
2.2. Hệ thống xử lý nước
cấp cho sản xuất, ương
dưỡng giống
2.3. Hệ thống xử lý nước
thải và bùn thải
2.4. Kho chứa các vật tư
cho sản xuất
2.5. Nơi chứa rác thải sản
xuất
3.1. Văn phịng của cơ sở
3.2. Khu nhà ở của cơng
nhân

3.3. Khu vườn hoa, cây
cảnh hoặc không gian
chung

5


4.2.1.5. Yêu cầu đối với khu nuôi cách ly tôm bố mẹ nhập về cơ sở để
kiểm dịch
Khu nuôi cách ly để kiểm dịch tơm bố mẹ nhập từ ngồi vào cơ sở sản
xuất, ương dưỡng giống cần tách biệt với các khu chức năng khác của cơ sở.
Từng lô tơm bố mẹ cần có dấu hiệu nhận biết nguồn gốc xuất xứ, thông
tin về số lượng, chất lượng tôm và cơ sở cung cấp.
4.2.1.6. Yêu cầu nhập ấu trùng tôm để ương nuôi thành tôm giống
Ấu trùng tôm nước lợ (nauplius/zoea/mysis) nhập về cơ sở ương dưỡng
phải được chuyển vào đơn nguyên đã được làm vệ sinh khử trùng và không
đang ương nuôi tôm giống.
Ấu trùng tôm nước lợ nhập về cơ sở ương dưỡng phải có nguồn gốc từ
cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng
giống thuỷ sản; đủ thơng tin về số lượng, chất lượng và có giấy chứng nhận
kiểm dịch.
4.2.1.7. Yêu cầu đối với khu sản xuất tơm giống
Các đơn ngun ương ni tơm giống phải có đảm bảo kín; khoảng cách
mỗi đơn nguyên phù hợp cho việc vận hành trogn quá trình sản xuất.
Mỗi đơn nguyên phải có cửa ở vị trí thuận lợi cho việc nhập ấu trùng vào
nơi ương nuôi; cung cấp thức ăn (tảo, artemia, thức ăn cơng nghiệp), các loại
hóa chất, chế phẩm sinh học và xuất bán tôm giống.
4.2.1.8. Hệ thống xử lý nước (ngọt và mặn) cấp cho sản xuất, ương
dưỡng tôm giống
Hệ thống xử lý nước cấp cho sản xuất, ương dưỡng như hệ thống ao chứa,

ao lắng, hệ thống lọc, các thiết bị diệt khuẩn, các bể chứa nước cần có dung tích
phù hợp, được bố trí ở nơi thuận tiện cho quá trình trình sản xuất, ương dưỡng.
4.2.1.9. Kho chứa các vật tư, dụng cụ
Cần bố trí phòng (kho) riêng, tách biệt với khu sản xuất, ương dưỡng
giống tôm nước lợ. Từng loại vật tư, dụng cụ được bảo quản vào vị trí riêng để
dễ dàng khi sử dụng và kiểm soát.
4.2.1.10. Nhà làm việc, nhà ở và sinh hoạt của công nhân
Khu nhà làm việc, nhà ở và sinh hoạt của công nhân cần tách biệt với các
khu chức năng khác của cơ sở sản xuất, ương dưỡng. Nhà vệ sinh đảm bảo
không ảnh hướng đến sản xuất, ương dưỡng tơm giống.
4.2.1.11. Phịng xét nghiệm
Phịng xét nghiệm mơi trường và bệnh tơm (nếu có) cần tách biệt với các
khu chức năng; Bố trí các bộ phận nhận mẫu, xử lý mẫu, xét nghiệm mẫu, trả
kết quả và chương trình kiểm sốt an tồn sinh học trong xét nghiệm phải tuân
thủ quy định của ISO 17025. Các trang thiết bị xét nghiệm (kính hiển vi,
6


realtime PCR, thiết bị đo mơi trường...) được bảo trì, kiểm định đúng thời gian
quy định và ln trong tình trạng hoạt động tốt.
Trường hợp cơ sở gửi mẫu xét nghiệm ở bên ngồi, thì phịng xét
nghiệm được lựa chọn phải là phịng được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn chỉ định hoặc phịng đã được cơng nhận đạt ISO 17025.
4.2.1.12. Hệ thống xử lý nước thải, chất thải
a. Xử lý nước thải
Khu chứa nước thải phải đủ công suất phục vụ cho sản xuất giống tôm ở
thời điểm cao nhất; vị trí cách xa khu sản xuất và nguồn nước cấp. Bể chứa nước
thải được xây dựng bằng xi măng hoặc các vật liệu đảm bảo khơng rị rỉ, ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh.
Đường ống dẫn nước thải đến nơi xử lý phải kín, có độ dốc và thoát

nước tốt, dễ làm vệ sinh, khử trùng và không gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải của các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ trước
khi thải ra môi trường phải được xử lý cần được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy
định của pháp luật về tài nguyên môi trường.
b. Xử lý chất thải
Chất thải phải được thu gom và xử lý; có quy định khu vực thu gom rác;
quy định tần suất di chuyển về khu tập kết rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho (tối
thiểu theo ngày). Thuê cơ sở xử lý chất thải có năng lực theo yêu cầu của pháp
luật. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có
thẩm quyền phê duyệt (lưu ý với các chất thải nguy hại).
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng tham khảo các quy định về quản lý chất thải
tại: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng
06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải và phế liệu.
c. Xác tôm, thức ăn thừa, bùn thải trong sản xuất, ương dưỡng tơm giống
cần được thu gom vào dụng cụ kín nước để đúng vị trí quy định và xử lý đúng
cách để không lây nhiễm mầm bệnh cho tôm và môi trường.
d. Rác thải sinh hoạt phải được thu gom, phân loại và chứa trong các
thùng kín nước và có nắp đậy, đặt ở vị trí quy định.
4.2.1.13. Hệ thống làm vệ sinh và khử trùng
a. Phương tiện vận chuyển trước khi vào khu vực sản xuất, ương dưỡng
giống tôm nước lợ phải được khử trùng bằng chlorin nồng độ 20 ppm, hoặc
thuốc tím nồng độ 10 ppm).
b. Trước cửa vào khu nuôi cách ly tôm bố mẹ; khu ương nuôi ấu trùng
tơm giống; phịng xét nghiệm, cần bố trí nơi thay bảo hộ lao động, bồn nhúng
ủng (bằng chlorin nồng độ 20ppm, hoặc thuốc tím nồng độ 10 ppm) và nơi khử
trùng tay.
7



4.2.2. Hướng dẫn cấu trúc bên trong của từng khu chức năng của cơ
sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ
4.2.2.1. Bể nuôi tôm bố mẹ, bể ấp trứng, bể ương tôm giống, bể chứa
nước cấp cho sản xuất, ương dưỡng
Được xây dựng trong nhà có mái che, khoảng cách giữa các bể thuận tiện
cho việc di chuyển. Kích thước và dung tích của bể phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Bể làm bằng các vật liệu như xi măng, composite và các vật liệu khác
đảm bảo khơng có vết nứt, nhẵn, dễ vệ sinh, khử trùng.
4.2.2.2. Mái che
Mái che phải có cấu trúc phù hợp với từng khu chức năng. Vật liệu làm mái
che phải không gây độc cho người, nguồn nước, tôm bố mẹ và tôm giống.
4.2.2.3. Đường ống cấp nước và khí cho sản xuất, ương dưỡng
Hệ thống đường ống cấp nước và khí cho sản xuất, ương dưỡng tôm
giống phải được làm bằng vật liệu phù hợp, có dấu hiệu nhận biết. Đường ống
nên đi nổi trên mặt đất để dễ phát hiện rò rỉ, hư hỏng và thuận tiện trong việc
làm vệ sinh và khử trùng.
4.2.2.4. Các loại đường đi trong khu vực sản xuất, ương dưỡng
Đường đi trong khu vực sản xuất và ương dưỡng giống cần đủ rộng để
dễ dàng trong thao tác kỹ thuật và vận chuyển nguyên vật liệu. Đường đi phải
làm bằng vật liệu cứng, nhẵn, khơng có khe nứt, không đọng nước và dễ làm vệ
sinh, khử trùng.
4.2.2.5. Các loại dụng cụ chăm sóc
Mỗi khu chức năng của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cần có đủ
dụng cụ thao tác riêng cho từng bể và có dấu hiệu nhận biết. Dụng cụ chăm sóc
cần có nơi để cố định và ln trong tình trạng sạch sẽ; Dụng cụ thao tác không
bị xuống cấp, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
4.2.2.6. Dụng cụ làm vệ sinh và khử trùng
a. Nơi làm vệ sinh và khử trùng tay, chân:
Có ít nhất 3 nơi khử trùng tay, chân:
i) Trước cửa vào nơi nuôi cách ly để kiểm dịch

ii) Trước cửa vào từng đơn nguyên ương nuôi ấu trùng;
iii) Trước cửa vào phòng xét nghiệm .
Tại nơi khử trùng tay, chân: Vòi nước nên là cần gạt hoặc đạp chân. Bồn
nhúng ủng có chiều dài bằng chiều rộng cửa vào, chiều ngang 60-80 cm, lượng
nước trong bồn cao 15 cm, hệ thống thải nước sau khi làm vệ sinh phải được
thải bằng ống ngầm và không băng qua bất cứ khu vực sản xuất nào khác.
b. Dụng cụ làm vệ sinh các bể chứa nước và bể ương tôm giống
8


i) Bàn chải, xơ, chậu, vịi nước làm vệ sinh bể chứa nước phải là dụng cụ
chuyên dùng và phải được làm vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần sử dụng và được
bảo quản đúng nơi quy định.
ii) Chổi, bàn chải, vòi nước làm vệ sinh nền nhà xưởng phải bằng dụng cụ
chuyên dùng và được làm vệ sinh khử trùng sau mỗi lần sử dụng, được bảo quản
đúng nơi quy định và tách biệt với nơi bảo quản dụng cụ làm vệ sinh các bể chứa.
4.3. Hướng dẫn an toàn sinh học trong việc chuẩn bị thức ăn và bảo
quản thức ăn cho tôm bố, mẹ và tôm giống
4.3.1. Nhân sinh khối tảo
Nơi nhân sinh khối tảo phải biệt lập với các khu vực khác của cơ sở sản
xuất giống và được chia thành 2 khu: Khu giữ giống thuần và khu nhân sinh khối.
Vị trí của nơi nhân sinh khối tảo cần có đủ ánh sáng, liền kề với khu vực
ương dưỡng ấu trùng tôm.
Thùng nhựa, túi ni lon nuôi tảo bằng vật liệu không gây độc, dung tích
đủ cho tảo phát triển tốt và dễ làm vệ sinh, khử trùng.
4.3.2. Ấp nở Artemia
Nơi ấp nở artemia cần tách biệt với các khu chức năng khác của cơ sở,
có diện tích đủ rộng. Vị trí nên liền kề với khu vực ương nuôi ấu trùng (zoea,
mysis, postlavae). Thùng, xô, vợt dùng trong ấp nở Artemia phải là chuyên dùng
và dễ làm vệ sinh, khử trùng.

4.3.3. Sử dụng và bảo quản các loại thức ăn tươi sống
4.3.3.1. Chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn tươi sống
Thức ăn tươi sống (artemia, giun nhiều tơ, động vật thân mềm..) sử dụng
trọng q trình sản xuất, ương dưỡng tơm giống phải đảm bảo theo QCVN 02 31-3: 2019/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TTBNNPTNT ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, chi tiết tại Bảng 3 và Bảng 4.
Bảng 3. Các chỉ tiêu an toàn sinh học đối với thức ăn tươi sống
Chỉ tiêu an tồn sinh học
TT Loại thức ăn

1.
2.

Vibrio
cholerae
(CFU/g)

Vibrio
vulnificus
(CFU/g)

Artemia tươi
Khơng quy định
sống
Động vật thân
Không
phát
mềm hai mảnh
103
hiện trong 25g
vỏ tươi sống


Vibrio
parahaemolytycus
(CFU/g)
Không phát hiện trong
25g
103

9


Bảng 4. Chỉ tiêu ký sinh trùng trong trong thức ăn tươi sống
TT

1.

Loại thức Chỉ tiêu an toàn sinh học
ăn
Mateiliarefringens Perkinsusolseni Bonamiaostreae
Động
vật
thân mềm
Âm tính
hai mảnh vỏ
tươi sống
4.3.3.2. Sử dụng thức ăn cho tôm bố mẹ và tôm giống

a. Thức ăn tươi, sống cho tôm bố mẹ (rươi/giun nhiều tơ, mực, nhuyễn
thể…): Trước khi cho ăn cần ngâm trong thuốc tím 1% trong thời gian 15 phút,
sau đó rửa sạch bằng nước ngọt rồi cho tôm ăn. Trường hợp chưa sử dụng ngay

cần rửa sạch bằng nước ngọt, để ráo nước và bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ từ
-4oC đến +4oC), và sử dụng càng nhanh càng tốt, nhưng không quá 7 ngày.
b. Thức ăn công nghiệp: Phải là loại chuyên dùng cho tôm bố mẹ hoặc
tôm giống, được phép lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật,
chất lượng phù hợp và không chứa chất trong Danh mục hoá chất, chế phẩm
sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thuỷ sản theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.3.3.3. Bảo quản thức ăn tươi, sống và thức ăn công nghiệp cho tôm bố,
mẹ và tôm giống
Kho chứa thức ăn sống (rươi/giun nhiều tơ, mực, nhuyễn thể…), thức ăn
cơng nghiệp có cấu trúc phù hợp cho từng loại và được bố trí gần với đối tượng
sử dụng (tôm bố mẹ/tôm giống).
Thức ăn tươi được bảo quản lạnh với nhiệt độ theo chỉ dẫn cho từng loại
và cần sử dụng trước thời gian hết hạn bảo quản.
Thức ăn công nghiệp cần được bảo quản trong phịng thống, mát nhằm
tránh ẩm, mốc và được sử dụng trong thời gian còn hạn.
4.4. Hướng dẫn an toàn sinh học trong nhập kho, sử dụng và bảo
quản các loại hóa chất, chế phẩm sinh học trong sản xuất, ương dưỡng
giống tôm nước lợ
a. Không sử dụng kháng sinh trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm
nước lợ.
b. Không sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng
trong thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy
định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c. Chỉ nhập vào cơ sở những hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật,
thức ăn được phép lưu hành triên trị trường theo quy định của pháp luật và chất
lượng đảm bảo.
10



d. Sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải theo đúng chỉ
dẫn về liều lượng, cách dùng ghi trên nhãn sản phẩm và hướng dẫn của nhà
chun mơn.
4.4.3. Bảo quản hóa chất, chế phẩm sinh học
Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cần được bảo quản tách biệt
theo từng loại, những loại có khả năng gây phản ứng chéo/nhiễm chéo không để
gần nhau.
Chế độ bảo quản (nhiệt độ và độ ẩm) theo hướng dẫn ghi trên nhãn của
sản phẩm.
Sản phẩm sắp hết hạn, sản phẩm sử dụng dở dang phải được bao gói cẩn
thận, để vào nơi riêng biệt, dễ nhận biết và được sử dụng trước.
4.5. u cầu về chương trình kiểm sốt an tồn sinh học trong sản
xuất, ương dưỡng
4.5.1. Kiểm sốt an tồn sinh học đối với tơm bố mẹ
4.5.1.1. Kiểm sốt nguồn gốc tơm bố mẹ
Đối vớ tơm bố mẹ khai thác từ tự nhiên: Có Giấy chứng nhận kiểm dịch
theo quy định của pháp luật về thú y; quá trình vận chuyển đảm bảo tơm khơng
bị nhiễm bệnh và ln trong tình trạng khỏe mạnh.
Đối vớ tơm bố mẹ được chọn tạo trong nước: Có nguồn gốc từ cơ sở đã
được Tổng cục Thuỷ sản kiểm tra, cấp Gấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất,
ương dưỡng giống thuỷ sản (đố với giống bố mẹ); có Giấy chứng nhận kiểm dịch
theo quy định của pháp luật về thú y; q trình vận chuyển phải đảm bảo tơm
ln trong tình trạng khỏe mạnh.
Đối vớ tơm bố mẹ nhập khẩu: Có nguồn gốc rõ ràng (tại các cơ sở đã
được Tổng cục Thuỷ sản kiểm tra); có Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy
định của pháp luật về thú y; có hồ sơ nhập khẩu; quá trình vận chuyển phải đảm
bảo tơm ln trong tình trạng khỏe mạnh.
4.5.1.2. Ni cách ly để kiểm dịch
Tôm bố, mẹ khi về đến trại giống được đưa đến khu nuôi cách ly để cách
ly, kiểm dịch. Sau khi được thuần hóa mơi trường, tơm được thả vào khu nuôi

cách ly theo đúng yêu cầu của quy trình sản xuất.
Trong suốt thời gian ni cách ly, tơm được chăm sóc tốt, được kiểm
sốt các chỉ tiêu môi trường và theo dõi dấu hiệu bệnh (do tác nhân sinh học)
hàng ngày. Sau khi cơ quan chức năng cho kết quả kiểm dịch âm tính với các
bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn và q trình
giám sát của cơ sở cho thấy tơm khỏe mạnh, bình thường thì đàn tơm được tham
gia vào q trình sản xuất giống.
Trường hợp phát hiện tơm mắc các bệnh do tác nhân sinh học nguy hiểm
(do virus, vi khuẩn) phải thông báo cho cơ quan quản lý để thực hiện tiêu hủy
11


đàn tôm và khử trùng nơi nuôi cách ly (khử trùng băng chlorin nồng độ 30ppm,
để 3 ngày sau mới được thải ra môi trường).
Tất cả các chỉ tiêu và thơng số về kích thước, độ phát dục, các chỉ tiêu về
môi trường và mầm bệnh được ghi chép vào hồ sơ của công đoạn tiếp nhận và
nuôi cách ly để kiểm dịch tơm bố mẹ.
4.5.2. Kiểm sốt an tồn sinh học trong quá trình cho sinh sản
Buồng trứng của tôm cái ở giai đoạn IV và đã thụ tinh, được chuyển đến
bể đẻ. Sau khi tôm mẹ đẻ xong, thì vớt tơm mẹ chuyển sang bể ni vỗ tơm mẹ.
Bể chứa trứng, dụng cụ rửa trứng và quá trình ấp nở ấu trùng tôm nước
lợ phải đảm bảo chế độ vệ sinh và ngăn ngừa lây nhiễm chéo mối nguy sinh học
theo quy định.
Những người được giao nhiệm vụ cho tôm đẻ và ấp nở tôm nước lợ phải
tự mình thực hiện tất cả các thao tác trong quá trình cho đẻ, ấp nở và chăm sóc
ấu trùng tơm.
Trường hợp phát hiện ấu trùng tôm mắc các bệnh do tác nhân sinh học
(do virus, vi khuẩn) phải tiêu hủy đàn tôm ấu trùng và khử trùng các bể ương
nuôi và dụng cụ ấp nở bằng chlorin nồng độ 30ppm theo quy định.
Tất cả các chỉ tiêu và thông số cho đẻ, rửa trứng, ấp nở; các chỉ tiêu môi

trường và kiểm tra mầm bệnh được ghi chép vào hồ sơ của công đoạn cho đẻ và
ấp nở tôm nước lợ.
4.5.3. Kiểm sốt an tồn sinh học trong q trình ương nuôi
Ấu trùng tôm của đợt sinh sản nhân tạo nào được chuyển vào bể ương
ni riêng cho đợt đó. Dụng cụ chăm sóc và kiểm tra tơm, được sử dụng riêng
cho từng bể.
Những người được giao nhiệm vụ nuôi dưỡng ấu trùng tơm nước lợ phải
đảm bảo tự mình thực hiện tất cả các thao tác trong quá trình nuôi dưỡng
nauplius, zoea, mysis, postlarvae.
Việc sử dụng tảo và artemia để nuôi dưỡng ấu trùng tôm phải tuân thủ
các quy định về an toàn sinh học nêu tại mục 4.3.1 và 4.3.2. của tài liệu này.
Trường hợp phát hiện ấu trùng tôm mắc các bệnh do tác nhân sinh học
(do virus, vi khuẩn) phải thực hiện tiêu hủy toàn bộ đàn ấu trùng tôm và khử
trùng theo quy định.
Tất cả các chỉ tiêu và thơng số về kích thước, tốc độ tăng trưởng, các chỉ
tiêu về môi trường và kiểm tra mầm bệnh của ấu trùng tôm được ghi chép vào
hồ sơ của công đoạn ương dưỡng ấu trùng tôm nước lợ.
4.5.4. Kiểm soát lây nhiễm chéo trong cơ sở sản xuất, ương dưỡng
4.5.4.1. Người làm việc trong khu vực sản xuất, ương dưỡng có chế độ
an tồn sinh học cấp độ A (Nuôi cách ly tôm bố mẹ, tôm giống để kiểm dịch;
nơi cho đẻ và ấp nở ấu trùng tôm giống; nơi ương, dưỡng tôm giống; kho chứa
12


và nơi xử lý các loại thức ăn tươi, sống; nơi ni cấy tảo; nơi ấp nở artemia;
phịng xét nghiệm) trước khi vào khu vực sản xuất được phân công phải khử
trùng tay, chân và sử dụng bảo hộ lao động theo đúng quy định. Theo dõi và
ngăn chặn người khơng có nhiệm vụ đi vào khu vực sản xuất do mình phụ trách.
Tuyệt đối khơng đi sang các khu vực sản xuất do người khác quản lý.
4.5.4.2. Người được phép vào khu vực sản xuất, ương dưỡng có chế độ

an toàn sinh học cấp độ B (hệ thống xử lý nước cấp cho sản xuất, ương dưỡng
giống; hệ thống xử lý nước thải và bùn thải; kho chứa các vật tư cho sản xuất;
nơi chứa rác thải sản xuất) trước khi vào khu vực được phép phải khử trùng tay,
chân và sử dụng bảo hộ lao động theo đúng quy định.
4.5.4.3. Người khơng có nhiệm vụ trực tiếp làm việc tại khu sản xuất
giống, ương dưỡng
Người không được phân cơng chăm sóc tơm, khách mua hàng, khách
thăm quan khơng trực tiếp vào nơi sản xuất và ương dưỡng tôm giống mà chỉ
quan sát từ bên ngồi qua tường kính. Trong trường hợp cần thiết phải vào khu
vực xuất giống và ương dưỡng giống thì phải được sự đồng ý của người phụ
trách kỹ thuật cao nhất của cơ sở và được phổ biến về phạm vi được phép tham
quan, những việc được làm/không được làm tại khu vực sản xuất.
Trước khi vào khu vực sản xuất phải làm vệ sinh, khử trùng tay chân và
sử dụng bảo hộ lao động theo đúng quy định của từng khu vực có chế độ an toàn
sinh học cấp độ A, B, C.
Người đã đến thăm trại sản xuất giống tôm khác hoặc cơ sở ni tơm thịt
thương phẩm thì trong ngày khơng vào khu vực sản xuất cơ sở sản xuất và ương
dưỡng tôm giống nước lợ.
Tất cả các dụng cụ cho đẻ, ấp nở, ương dưỡng ấu trùng, dụng cụ thu và
đóng gói tơm giống phải được sử dụng riêng cho từng bể tại từng khu vực.
4.5.5. Kiểm sốt an tồn sinh học trong xuất bán tôm giống
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm giới thiệu với người mua về hồ
sơ sản xuất và vị trí của từng bể giống đến ngày xuất bán để người mua giống
lựa chọn lô giống và bể giống cần mua.
Người chăm sóc tơm giống trực tiếp vào bể giống để lấy mẫu ra phòng
giao dịch cho người mua xem xét, kiểm tra và quyết định. Mẫu tơm sau khi
kiểm tra được hủy bỏ.
Q trình bắt tơm, đóng túi và đưa lên phương tiện vận chuyển chỉ được
thực hiện tại phòng giao nhận sản phẩm.
Sau khi hoàn tất việc giao nhận, cần làm vệ sinh và khử trùng khu vực đã

diễn ra hoạt động đóng gói và giao nhận.
4.5.6. Kiểm sốt việc làm vệ sinh và khử trùng khu vực sản xuất,
ương dưỡng

13


Tất cả rác thải sản xuất và rác thải sinh hoạt phải được phân loại, bỏ vào
thùng rác theo từng loại, để đúng nơi quy định và phải đưa ra khỏi nơi sản xuất
vào cuối mỗi ngày.
Định kỳ hàng tuần hoặc đột xuất khi có sự cố, thực hiện vệ sinh, khử
trùng tất cả đường đi và khuôn viên của cơ sở.
Sau khi kết thúc mỗi đợt sản xuất, thực hiện vệ sinh, khử trùng hệ thống
các bể chứa, các loại đường ống dẫn nước, dẫn khí và các khu vực có liên quan
của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ.
Tất cả các chỉ tiêu và thông số về kiểm soát lây nhiễm chéo; chế độ làm
vệ sinh và khử trùng nêu tại mục 4.5.4; 4.5.5; và 4.5.6. được ghi chép vào hồ sơ
kiểm soát lây nhiễm chéo.
4.5.7. Hồ sơ và lưu trữ hồ sơ
4.5.7.1. Các loại hồ sơ
a. Hồ sơ pháp lý:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Quyết định giao đất/Chứng nhận
thuê đất/Hợp đồng thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thuỷ sản;
- Các loại giấy chứng nhận tham gia tập huấn về an toàn sinh học trong
sản xuất giống tôm nước lợ;
- Hồ sơ nhập khẩu;
- Hồ sơ kiểm dịch;
- Quy trình sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ của cơ sở;
- Các loại giấy tờ liên quan đến pháp lý khác.

b. Hồ sơ an toàn sinh học các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất,
ương dưỡng giống tơm nước lợ
- Tiếp nhận tôm bố mẹ và ấu trùng tôm nước lợ;
- Tiếp nhận thức ăn tươi, sống và thức ăn công nghiệp;
- Tiếp nhận hóa chất, kháng sinh và chế phẩm sinh học;
- Tiếp nhận các loại dụng cụ và vật tư cho sản xuất.
c. Hồ sơ an toàn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ
- Xử lý nước cấp cho sản xuất giống;
- Tiếp nhận, theo dõi và cách ly tôm bố, mẹ để kiểm dịch;
- Cho đẻ và ấp nở ấu trùng tôm;
- Ương nuôi ấu trùng tôm nước lợ;
- Theo dõi nhân sinh khối tảo;
14


- Theo dõi ấp nở artemia;
- Kiểm soát lây nhiễm chéo trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ;
- Kiểm soát làm vệ sinh và khử trùng tay chân người làm việc tại nơi
trực tiếp sản xuất, ương dưỡng giống tơm nước lợ; khách thăm quan;
- Kiểm sốt vệ sinh và khử trùng dụng cụ sản xuất và nhà xưởng;
- Kiểm sốt an tồn sinh học trong xuất bán tơm nước lợ.
d. Kiểm sốt an tồn sinh học trong xử lý chất thải
- Kiểm soát xử lý nước thải;
- Kiểm soát xử lý bùn thải;
- Kiểm soát xử lý rác thải sản xuất;
- Kiểm soát xử lý rác thải sinh hoạt.
Chú thích: Danh mục các loại hồ sơ và hướng dẫn thực hiện trình bày
tại phụ lục 3
4.5.7.2. Thời gian lưu trữ hồ sơ
- Hồ sơ nhóm a: Lưu trữ đến khi có thay đổi.

- Hồ sơ nhóm b, c, d: Lưu trữ 12 tháng.
5. Phân công trách nhiệm kiểm sốt an tồn sinh học trong sản xuất
và ương dưỡng giống tơm nước lợ
5.1. Trách nhiệm kiểm sốt an tồn sinh học của Chủ cơ sở/Giám
đốc kỹ thuật/Trưởng phịng kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống
tôm nước lợ
a. Phê duyệt nội quy, quy trình sản xuất, ương dưỡng giống tơm nước lợ,
đảm bảo an tồn sinh học của cơ sở;
b. Phê duyệt các nội dung đầu tư và biện pháp đảm bảo an toàn sinh học
trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm của cơ sở;
c. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo mọi quy định của cơ sở
được thực hiện có hiệu quả ở tất cả các cơng đoạn của q trình sản xuất và
ương dưỡng giống tơm nước lợ.
5.2. Trách nhiệm kiểm sốt an toàn sinh học của người trực tiếp
phụ trách kỹ thuật tại nơi sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ
a. Chủ trì xây dựng và trình Chủ cơ sở/Giám đốc kỹ thuật xem xét ban
hành nội quy, quy trình sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ đảm bảo an
toàn sinh học của cơ sở.
b. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tất cả các bộ phận trong cơ sở chấp
hành đúng và có hiệu quả các quy định sản xuất đảm bảo an toàn sinh học và

15


chịu trách nhiệm trước Chủ cơ sở/Giám đốc kỹ thuật về an toàn sinh học trong
sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ của cơ sở.
c. Xem xét phát hiện các điểm chưa phù hợp về an toàn sinh học trong
tất cả các cơng đoạn của q trình sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ và
đề xuất với Chủ cơ sở/Giám đốc kỹ thuật cho bổ sung sửa đổi.
5.3. Trách nhiệm đảm bảo an toàn sinh học của người trực tiếp sản

xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ
a. Có bằng chứng chứng minh đã được người phụ trách kỹ thuật của cơ
sở tập huấn về an toàn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tôm nước lợ;
b. Thực hiện thành thạo và hiệu quả các quy định an tồn sinh học tại
cơng đoạn sản xuất và ương dưỡng giống tôm nước lợ được giao;
c. Đề xuất với người phụ trách kỹ thuật hoặc chủ cơ sở những biện pháp
nhằm tăng cường hiệu quả cơng tác an tồn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng
giống của cơ sở.

16


Phụ lục 1. Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt dùng
cho nuôi trồng thuỷ sản
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Thông số
pH
BOD5 (20°C)
COD
Ơxy hịa tan (DO)
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Amoni (NH4+ tính theo N)
Clorua (Cl-)
Florua (F-)
Nitrit (NO-2 tính theo N)

Nitrat (NO-3 tính theo N)
Phosphat (PO43- tính theo P)
Xyanua (CN-)
Asen (As)
Cadimi (Cd)
Chì (Pb)
Crom VI (Cr6+)
Tổng Crom
Đồng (Cu)
Kẽm (Zn)
Niken (Ni)
Mangan (Mn)
Thủy ngân (Hg)
Sắt (Fe)
Chất hoạt động bề mặt
Aldrin
Benzene hexachloride (BHC)
Dieldrin
Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane
(DDTS)
Heptachlor & Heptachlorepoxide
Tổng Phenol
Tổng dầu, mỡ (oils & grease)
Tổng các bon hữu cơ
(Total Organic Carbon, TOC)
Tổng hoạt độ phóng xạ α
Tổng hoạt độ phóng xạ β

35 Coliform
36 E.coli


Đơn vị

Giá trị giới hạn

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
µg/l
µg/l

µg/l

6-8,5
4
10
≥6
20
0,3
250
1
0,05
2
0,1
0,05
0,01
0,005
0,02
0,01
0,05
0,1
0,5
0,1
0,1
0,001
0,5
0,1
0,1
0,02
0,1


µg/l

1,0

µg/l
mg/l
mg/l

0,2
0,005
0,3

mg/l

4

Bq/I
Bq/I
MPN hoặc
CFU /100 ml
MPN hoặc
CFU /100 ml

0,1
1,0
2500
20

17



Phụ lục 2. Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển
vùng biển ven bờ dùng cho ni trồng thủy sản
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Thơng số

pH
Ơxy hịa tan (DO)
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Amoni (NH4+ tính theo N)
Phosphat (PO43- tính theo P)
Florua (F-)
Xyanua (CN-)
Asen (As)
Cadimi (Cd)
Chì (Pb)
Crom VI (Cr6+)
Tổng Crom
Đồng (Cu)
Kẽm (Zn)
Mangan (Mn)
Sắt (Fe)
Thủy ngân (Hg)
Aldrin
Benzene hexachloride (BHC)
Dieldrin
Tổng Dichloro diphenyl
trichloroethane (DDTs)
Heptachlor &
Heptachlorepoxide
Tổng Phenol
Tổng dầu mỡ khống

25 Coliform

Đơn vị

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
µg/I
µg/I
µg/l

Giá trị giới hạn
6,5 - 8,5
≥5
50
0,1
0,2
1,5
0,01
0,02
0,005

0,05
0,02
0,1
0,2
0,5
0,5
0,5
0,001
0,1
0,02
0,1

µg/l

1,0

µg/l

0,2

mg/l
mg/l
MPN
hoặc
CFU/100ml

0,03
0,5
1000


18


Phụ lục 3. Hướng dẫn xây dựng hồ sơ an tồn sinh học cho cơ sở sản
xuất, ương dưỡng tơm giống nước lợ
TT
A
1

2

3

4
B
1

2

3

4

C
1

2

3


Loại hồ sơ
Hướng dẫn thực hiện
Hồ sơ pháp lý
Chứng nhận sử Giấy chứng nhận sử dụng đất/Quyết định giao đất/Chứng
dụng đất
nhận thuê đất/Hợp đồng thuê đất/Quyết định giao đất để
xây dựng cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống
Điều kiện sản xuất, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng
ương dưỡng giống giống thuỷ sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
thuỷ sản
Quy trình sản xuất, Nội dung gồm: Đối tượng sản xuất; Mô tả bố trí các khu
ương dưỡng giống chức năng phục vụ sản xuất giống của cơ sở; Sơ đồ quy
tôm nước lợ của cơ trình sản xuất; Nhận diện mối nguy an tồn sinh học và
sở
biện pháp kiểm sốt từ khâu tiếp nhân tôm bố, mẹ, cho đẻ
và ấp nở; ương nuôi đến xuất bán tôm giống: Mô tả xử lý
nước, nuôi cấy tảo, ấp nở artemia, tiếp nhận, sử dụng và
bảo quản thức ăn, hóa chất chế phẩm sinh học; xử lý chất
thải...
Các loại giấy tờ Nội quy an toàn sinh học của cơ sở; Các phiếu xét
khác
nghiệm bệnh của tơm bố mẹ và tơm giống...
Hồ sơ an tồn sinh học các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, ương
dưỡng giống tôm nước lợ
Tiếp nhận tôm bố Lập bảng để theo dõi, bao gồm: Thời gian nhập tôm bố
mẹ và ấu trùng tôm mẹ; Kết quả kiểm dịch; Nguồn gốc tôm bố mẹ; Tên và địa
nước lợ để nuôi chỉ nơi cung cấp tôm bố mẹ và tôm giống
cách ly, kiểm dịch
Tiếp nhận thức ăn Lập bảng theo dõi, bao gồm: Tên và loại thức ăn; địa chỉ
tươi sống và thức và cơ cở cung cấp; Khối lượng, chất lượng, kết quả kiểm

ăn cơng nghiệp
dịch (nếu có).
Tiếp nhận hóa chất Lập bảng theo dõi, bao gồm: Tên và loại hóa chất, chế
và chế phẩm sinh phẩm sinh học; Địa chỉ và cơ cở cung cấp; Khối lượng;
học
chất lượng.
Tiếp nhận các loại Lập bảng theo dõi, bao gồm: Tên, loại dụng cụ và vật tư
dụng cụ và vật tư cho sản xuất; Địa chỉ và cơ cở cung cấp; Mục đích sử
cho sản xuất
dụng và chất lượng.
Hồ sơ an tồn sinh học trong sản xuất, ương dưỡng giống tơm nước lợ
Xử lý nước và khí Mơ tả quy trình xử lý và sử dụng nước câp cho sản xuất,
cấp cho sản xuất ương dưỡng giống tôm nước lợ. Lập bảng theo dõi từng
giống
đợt xử lý, lượng nước đã dùng, chế độ vệ sinh hệ thống
cấp nước và khí cho sản xuất giống.
Cho đẻ và ấp nở ấu Lập bảng theo dõi từng đợt sản xuất: Ghi chép tất các
trùng tơm
thơng số có liên quan đến số lượng và chất lượng ấu trùng
tôm và kết quả theo dõi các chỉ tiêu môi trường và mầm
bệnh của ấu trùng tôm.
Ương nuôi ấu trùng Lập bảng theo dõi từng đợt sản xuất, gồm: Ghi chép các
tơm nước lợ
thơng số có liên quan đến số lượng và chất lượng ấu trùng
19


TT

Loại hồ sơ


4

Theo dõi nuôi sinh
khối tảo

5

Theo dõi ấp nở
artemia

6

Kiểm sốt lây
nhiễm chéo trong
sản xuất, ương
dưỡng giống tơm
nước lợ
Kiểm sốt làm vệ Lập sổ theo dõi việc thực hiện khử trùng tay chân của
sinh và khử trùng người làm việc tại các khu vực sản xuất an toàn sinh học
tay chân người làm cấp độ A,B,C.
việc tại nơi trực
tiếp sản xuất, ương
dưỡng giống tơm
nước lợ; khách
thăm quan
Kiểm sốt vệ sinh, Lập sổ theo dõi việc làm vệ sinh, khử trùng dụng cụ sản
khử trùng dụng cụ xuất, nhà xưởng theo tần suất định kỳ và đột xuất.
sản xuất và nhà
xưởng

Kiểm sốt an tồn Lập sổ theo dõi mỗi lần xuất bán giống và việc chấp hành
sinh học trong xuất chế độ an tồn sinh học trong xuất bán giống tơm.
bán tơm nước lợ
Kiểm sốt an tồn sinh học trong xử lý chất thải
Kiểm soát xử lý Lập bảng định kỳ kiếm sốt các chỉ tiêu: Tình trạng hoạt
nước thải
động của hệ thống dẫn nước thải, kết quả kiểm tra chỉ tiêu
an toàn sinh học của nước thải trước khi thải ra mơi
trường.
Kiểm sốt xử lý Lập bảng định kỳ kiếm sốt các chỉ tiêu: Tình trạng hoạt
bùn thải
động của hệ thống chứa bùn thải, kết quả kiểm tra chỉ tiêu
an toàn sinh học của bùn thải trước khi thải ra mơi trường.
Kiểm sốt xử lý rác Lập bảng định kỳ kiếm soát các chỉ tiêu: Phân loại rác
thải sản xuất
thải; việc thu gom và bỏ rác thải vào đúng dụng cụ chứa
và thời gian chuyển rác thải ra khỏi trại giống.
Kiểm soát xử lý rác Lập bảng định kỳ kiếm soát các chỉ tiêu: Thu gom và xử
thải sinh hoạt
lý rác thải sinh hoạt đúng cách.

7

8

9

D
1


2

3

4

Hướng dẫn thực hiện
tôm và kết quả theo dõi các chỉ tiêu môi trường và mầm
bệnh của ấu trùng tôm
Lập bảng theo dõi từng đợt sản xuất, gồm: Ghi chép các
thơng số có liên quan đến số lượng và chất lượng của từng
đợt nhân sinh khối tảo và kết quả theo dõi các chỉ tiêu môi
trường và mầm bệnh của tảo.
Lập bảng theo dõi từng đợt sản xuất, gồm: Ghi chép các
thơng số có liên quan đến số lượng và chất lượng của từng
đợt ấp nở artemia và kết quả theo dõi các chỉ tiêu môi
trường và mầm bệnh của artemia
Lập bảng theo dõi quy trình thao tác ở từng khu chức năng
và việc chấp hành quy định chống lây nhiễm chéo trong:
Quy trình sản xuất, di chuyển sản phẩm; sử dụng dụng cụ
và trang thiết bị, ngăn chặn động vật gây hại...

20



×