BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG
VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI
TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
THỦY SẢN TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Công Tráng
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017
BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP TRƯỜNG
VẤN ĐỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI
TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
THỦY SẢN TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chủ nhiệm đề tài: TS. Đặng Công Tráng
Thành viên:
- ThS. Bùi Thị Hải Đăng
- ThS. Trần Thị Tâm Hảo
TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
AB
Appellate Body
Cơ quan phúc thẩm
ACWL
Advisory Centre on WTO Law Trung tâm Tư vấn Luật WTO
ADA
Anti-Dumping Agreement
Hiệp định chống bán phá giá
(thực thi Điều VI của GATT)
DSB
Dispute Settlement Body
Cơ quan giải quyết tranh
chấp của WTO
DSU
Understanding on Rules and
Procedures Governing the
Settlement of Disputes
Thỏa thuận về các Quy tắc và
Thủ tục giải quyết tranh chấp
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
GATT
The General Agreement on
Tariffs and Trade
Hiệp định chung về thuế
quan và mậu dịch
MFN
Most Favoured Nations
Đối xử tối huệ quốc
NME
Non – Market Economy
Nền kinh tế phi thị trường
Panel
Panel
Ban hội thẩm
POR
The period of review
Rà sốt hành chính
SCM
Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures
Hiệp định về trợ cấp và các
biện pháp đối kháng
TPP
The Trans-Pacific Partnership
(TPPA - The Trans-Pacific
Partnership Agreement)
(Hiệp định) Đối tác xuyên
Thái Bình Dương
USTR
United States Trade
Representative
Đại diện thương mại Hoa Kỳ
VASEP
Vietnam Association of
Seafood Exporters and
Producers
Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thủy sản Việt Nam
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
Phần mở đầu .........................................................................................................1
Chương 1. Cơ sở pháp lý về hành vi bán phá giá và biện pháp chống bán
phá giá ............................................................................................. 10
1.1 Quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ........................... 10
1.1.1 Hành vi bán phá giá .............................................................................. 10
1.1.2 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và hậu quả ................ 14
1.1.3 Quy định của WTO về chống bán phá giá............................................ 17
1.2 Quy định của TPP .................................................................................. 22
1.2.1 Hành vi bán phá giá .............................................................................. 22
1.2.2 Biện pháp chống bán phá giá ................................................................ 23
1.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về bán phá giá và chống bán phá
giá ............................................................................................................. 27
1.3.1 So sánh pháp luật Việt Nam và TPP, WTO về vấn đề chống bán
phá giá .................................................................................................. 27
1.3.2 Sự cần thiết phải thay đổi pháp luật Việt Nam về vấn đề chống bán
phá giá .................................................................................................. 31
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 36
Chương 2. Thực tiễn các vụ kiện chống bán phá giá của doanh nghiệp
Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản ................................................ 38
2.1 Tình hình tham gia các vụ kiện chống bán phá giá ............................ 38
2.1.1 Bối cảnh chung ..................................................................................... 38
2.1.2 Việt Nam tham gia với tư cách bên thứ ba ........................................... 39
2.2 Các vụ kiện chống bán phá giá tiêu biểu liên quan đến thủy sản của
doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................ 45
2.2.1 Vụ kiện DS404: Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối với
sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam ................................................. 45
2.2.2 Vụ kiện DS429: Hoa Kỳ – Một số biện pháp chống bán phá giá đối với
sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam .................................................. 52
Kết luận chương 2 .......................................................................................... 57
Chương 3. Giải pháp nâng cao khả năng kháng kiện bán phá giá theo TPP
trong lĩnh vực thủy sản cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long .................................................................... 58
3.1 Giải pháp về vấn đề quản lý.................................................................. 58
3.1.1 Bộ máy quản lý và công tác quản lý ..................................................... 58
3.1.2 Sự phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan ..................................... 65
3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp ........................................................... 67
3.2.1 Vấn đề nhận thức quy định pháp luật về chống bán phá giá ................ 67
3.2.2 Vấn đề hoạt động thương mại quốc tế .................................................. 71
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 74
Kết luận .............................................................................................................. 75
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết bởi Bộ trưởng
phụ trách thương mại của 12 quốc gia (chiếm 40% nền kinh tế thế giới), bao gồm:
Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore,
Brunei, Malaysia và Việt Nam1 vào ngày 04/02/2016. Đây là thành quả sau hơn 5
năm đàm phán với hơn 40 phiên làm việc. Mặc dù vào ngày 23/01/2017, Tổng thống
Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh về việc Hoa Kỳ rời khỏi TPP nhưng điều đó cũng
khơng làm các quốc gia cịn lại thôi quyết tâm thực hiện các cam kết trong TPP2. Với
những nội dung được quy định trong TPP sẽ giúp khơng chỉ các lĩnh vực truyền thống
như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo
thuận lợi cho dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong
nước nói chung.
Tự do hóa thương mại là một quy luật tất yếu của thị trường, tạo nhiều cơ hội
phát triển kinh tế cho hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tự do hóa thương mại giúp
những quốc gia kém phát triển như Việt Nam có cơ hội được hợp tác tồn diện, đón
nhận những dự án đầu tư mới, được hỗ trợ tài chính và khoa học cơng nghệ…, đặc
biệt là việc xóa bỏ dần dần các rào cản thuế quan. Tuy nhiên, vì phải đối mặt với việc
cắt giảm thuế quan nên việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trở
nên gay gắt hơn bao giờ hết. Vì vậy, pháp luật WTO trước đây và TPP hiện nay đều
sớm ban hành các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong
nước. Pháp luật về chống bán phá giá là một trong những công cụ hiệu quả để các
nước thực hiện mục tiêu trên.
Trong WTO, vấn đề chống bán phá giá được quy định trong Hiệp định chung
về thuế quan và mậu dịch – GATT và được cụ thể trong Hiệp định chống bán phá giá
– ADA. Các quy định này của WTO đã và đang trở thành chuẩn mực chung cho pháp
luật của các quốc gia thành viên. Đối với TPP, nội dung về chống bán phá giá được
ghi nhận tại Mục B, Chương VI – Các biện pháp phòng vệ thương mại. Về cơ bản,
TPP tiếp thu hầu hết tinh thần của WTO trong quá trình xây dựng pháp luật về chống
1
(truy cập lần cuối ngày 25/3/2017).
2
(truy cập ngày 27/01/2017).
1
bán phá giá. Bên cạnh đó, TPP cũng có một số quy định bổ sung so với WTO. Với đề
tài nghiên cứu này, các tác giả mong muốn làm rõ những vấn đề lý luận về vấn đề
chống bán phá giá trong TPP dưới góc độ so sánh và đối chiếu lịch sử giữa TPP và
pháp luật WTO. Dù đã trải qua nhiều vòng đàm phán trong một thời gian dài nhưng
so với WTO và những Hiệp định tự do thương mại khác, TPP vẫn cịn khá mới mẻ.
Do đó, việc nghiên cứu những quy định của TPP nói chung, chống bán phá giá trong
TPP nói riêng trở nên rất cần thiết và cấp bách; nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn
những vấn đề lý luận và áp dụng chúng một cách hiệu quả thực tiễn thực hiện pháp
luật hiện nay.
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên tham gia của WTO (2007) và
thành viên sáng lập TPP (2016). Vấn đề chống bán phá giá cũng đã được ghi nhận
trong Pháp lệnh chống bán phá giá 2004 của Việt Nam và những văn bản có liên
quan. Là quốc gia đi sau trong tiến trình tồn cầu hóa nên nhận thức về bán phá giá
của Việt Nam đơn giản là sự học hỏi và kế thừa các nguyên tắc pháp lý đã được các
nước đi trước xây dựng, những chuẩn mực pháp lý chung trong các Hiệp định của
WTO trước đây. Dù có sự tương thích và hịa hợp so với pháp luật WTO, pháp luật
Việt Nam vẫn còn một số điểm bất cập và hạn chế. Các quy định của pháp luật Việt
Nam về việc xác định hàng hóa nhập khẩu và xác định thiệt hại đáng kể còn nhiều bất
cập so với nhu cầu xử lý vụ việc chống bán phá giá trong thực tế. Về nội dung, còn
nhiều vấn đề chưa được pháp luật quy định như xác định thời kỳ điều tra, xác định
phương pháp tính biên độ phá giá. Về hình thức, các quy định về thiệt hại đáng kể
chưa có được vị trí xứng đáng so với các quy định về việc xác định hiện tượng bán
phá giá…
Do đó, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần giải quyết những vấn đề cịn tồn
tại của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá. Tính chất cấp bách và cần thiết của
đề tài còn thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa pháp luật WTO và TPP trong quá trình
xây dựng pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam trong thời gian sắp tới. Đây là
mục tiêu quan trọng mà đề tài hướng tới. Khi tham gia TPP với tư cách là thành viên
sáng lập, vị thế của Việt Nam đã thay đổi rất nhiều so với khi gia nhập WTO. Do đó,
u cầu về sự tương thích giữa pháp luật nội địa và các chuẩn mực pháp lý của TPP là
một trong những đòi hỏi buộc chúng ta phải cam kết và triệt để tuân thủ.
2
Một lý do nữa để các tác giả quyết định chọn đề tài này là trong bối cảnh sản
lượng thủy sản của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ở Đồng bằng
sơng Cửu Long nói riêng đang ngày một tăng và hướng đến những thị trường mới,
việc nghiên cứu quy định chống bán phá giá trong TPP sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu
biết và vận dụng tốt pháp luật có liên quan trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngoài
ra, các vụ kiện về chống bán phá giá của doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long
trong lĩnh vực thủy sản tương đối nhiều và có xu hướng gia tăng. Về mặt thực tiễn,
trong thời gian qua, doanh nghiệp đã bị kiện và áp thuế chống bán phá giá, đặc biệt là
tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Điều này một lần nữa làm dấy lên lo ngại khi Việt
Nam tham gia vào TPP. Dù với mục đích hay động cơ nào thì hành vi bán phá giá là
một trong những hành vi khơng được khuyến khích thực hiện trong thương mại quốc
tế và nếu có thì tất yếu phải chịu chế tài. Đề tài được thực hiện xuất phát từ mục đích
trang bị cho doanh nghiệp Việt Nam những kiến thức pháp lý về chống bán phá giá
khi tham gia vào các sân chơi tự do thương mại trong đó có TPP; với hi vọng giúp các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ở Đồng bằng sơng Cửu Long nói
riêng định hướng được hoạt động thương mại của mình.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, các tác giả chọn đề tài
“Vấn đề chống bán phá giá trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
đối với lĩnh vực thủy sản tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long” để làm đề tài
nghiên cứu khoa học cấp trường.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Bán phá giá và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là đề tài đã được một
số nhà khoa học trong nước nghiên cứu. Cho đến thời điểm hiện nay, đã có nhiều sách
chuyên khảo và sách tham khảo về nội dung bán phá giá và chống bán phá giá, điển
hình như: “Bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu” của tác giả
Đoàn Văn Trường do Nhà xuất bản thống kê xuất bản năm 1998; đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ của Vụ chính sách đa biên – Bộ thương mại “Cơ sở khoa học áp
dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế” được nghiệm thu năm 2000; đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
3
do VCAD chủ trì “Các giải pháp ứng phó của Việt Nam đối với việc chống bán phá
giá trong thương mại quốc tế” đã được nghiệm thu năm 2005.
Ngoài ra, trong quá trình soạn thảo Pháp lệnh chống bán phá giá trước đây, Bộ
thương mại tổ chức nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này, như cuộc hội thảo về pháp luật
chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU vào cuối năm 2003; hội thảo về nâng cao năng
lực chống bán phá giá cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới do Quỹ
xây dựng năng lực quản lý quốc gia có hiệu quả Việt Nam – Australia năm 2005; hội
thảo về Pháp luật và thực tiễn chống bán phá giá tại Liên minh Châu Âu do Nhà pháp
luật Việt – Pháp tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2004.
Bên cạnh các sách chuyên khảo và các đề tài khoa học, cịn có một số bài viết
của các luật gia về bán phá giá trong thương mại quốc tế như:
-
Tác giả Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến với bài viết “Để áp dụng
thành công thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá ở Việt Nam” đăng trên
Tạp chí Tài chính số 4 năm 2003;
-
“Bàn về chống phá giá trong nền kinh tế thị trường” của tác giả Đoàn Văn
Trường đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 227 tháng 4 năm 1997;
-
“Góp ý dự thảo Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào
Việt Nam” của Vũ Thái Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9
năm 2003;
-
“Bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn Việt Nam của tác giả
Nguyễn Quốc Thịnh, “Cam kết 5 theo pháp lệnh chống bán phá giá của
EU” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 9 năm 2004;
-
“Các vụ kiện chống bán phá giá – một chẳng đường nhìn lại”; “Các vụ kiện
chống bán phá giá- những đặc điểm cần lưu ý đối với các DN Việt Nam”
của tác giả Đinh Thị Mỹ Loan trên Tạp chí Thương mại các số 44/2005, số
1+2/2006 và Tạp chí Cộng sản điện tử 2006.
Ngồi ra, vấn đề bán phá giá cũng được đề cập trong một số công trình nghiên
cứu về cạnh tranh như : “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam
hiện nay” của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do PGS. Nguyễn Như Phát và
PGS. Trần Đình Hảo chủ biên do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2001;
“Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện
4
chuyển sang nền kinh tế thị trường” của PGS.TS Nguyễn Như Phát và Thạc sỹ Bùi
Nguyên Khánh do Nhà xuất bản Công an Nhân dân xuất bản năm 2001.
Nội dung về bán phá giá và chống bán phá giá còn được nghiên cứu ở bậc tiến
sĩ và thạc sĩ, trong đó tiêu biểu hai cơng trình sau:
-
“Pháp luật về chống bán phá giá trong ngoại thương một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Niêm đã bảo vệ thành công năm 2003
tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
-
“Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề
lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn thực hiện năm 2004 tại
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi, vấn đề pháp luật chống bán phá giá đã
được đề cập trong các tác phẩm:
-
Policy makers dumping on trade của Casey J.Lartigue Jr được công bố năm
2002 tại cato Institutes, Washington D.C; Trade remedies and WTO
disputes settlement: why are so few challenged của Chad P.Bown được
công bố năm 2004;
-
The politics behind the Application of antidumping Laws to nonmarket
economies: Distrust and informal constraints của Cythia Horne được công
bố năm 2001;
-
Legal and economic interfaces between antidumping and competition
policy của Joses Tavares de Araujo Jr được công bố năm 2001;
-
Antidumping: how it works and who gets hurt của J Michael Finger được
công bố năm 1993,
-
Cải cách hiệp định chống bán phá giá: con đường cho các đàm phán WTO
của các tác giả Lindsey Brink và Dan Ikensoon đăng trên tạp chí phân tích
chính sách thương mại của Viện Casto số 21 năm 2002;
-
Luật chống bán phá giá mới trong quá trình đàm phán của M. Koulen được
công bố năm 1995;
-
Hệ thống thương mại thế giới của John H.Jackson được dịch sang tiếng
Việt do Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2001.
5
Các cơng trình nghiên cứu trên đã tiếp cận vấn đề pháp luật chống bán phá giá
ở nhiều góc độ khác nhau và là những tài liệu có giá trị cho chúng tơi trong q trình
thực hiện nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, nội dung các tác giả lựa chọn chỉ tập
trung nghiên cứu các quy định của WTO, TPP và pháp luật Việt Nam về hành vi bán
phá giá và chống bán phá giá. Pháp luật về chống bán phá giá dường như đã rất quen
thuộc đối với nhiều nước trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới đối với Việt Nam. Đặc
biệt hơn, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của TPP ngày 04/02/2016,
việc nghiên cứu về nội dung bán phá giá và chống bán phá giá trong TPP càng trở nên
cấp thiết. TPP được ký kết có tác động mạnh mẽ và tồn diện đến mọi mặt kinh tế - xã
hội Việt Nam và các nước thành viên. Dù nội dung về bán phá giá và chống bán phá
giá đã được WTO quy định rất cụ thể, nhưng TPP cũng có những quy định đặc thù
riêng. Do đó, theo nhìn nhận của tác giả việc nghiên cứu nội dung về pháp luật chống
bán phá giá trong TPP ở thời điểm hiện nay là phù hợp.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận, quy định pháp luật về
chống bán phá giá của Việt Nam và TPP để làm rõ các vấn đề pháp lý liên quan.
Từ những so sánh và đối chiếu với pháp luật trong TPP về chống bán phá giá,
tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung
và cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng trong việc pḥng tránh, giải quyết các
biện pháp chống bán phá giá trong TPP.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về bán phá giá và các biện pháp
chống bán phá giá trong khuôn khổ của TPP và pháp luật Việt Nam.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về chống bán phá giá trong việc giải
quyết tranh chấp một số vụ kiện về chống bán phá giá đối với thủy sản của Việt Nam
thời gian qua.
Trên cơ sở nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn về chống bán phá giá để
rút ra những nội dung chưa được pháp luật giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để,
các nội dung chưa phù hợp với TPP của pháp luật Việt Nam để đưa ra các giải pháp
6
khắc phục và đề xuất kinh nghiệm kháng kiện cho doanh nghiệp tại Đồng bằng sông
Cửu Long cho các tranh chấp (nếu có) trong tương lai liên quan đến chống bán phá
giá các sản phẩm thủy sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề chống bán phá giá theo quy định của
TPP và ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các quy định về chống bán phá giá của
pháp luật Việt Nam hiện hành, TPP, WTO và một số vụ kiện có liên quan đến bán phá
giá mặt hàng thủy sản có sự tham gia của Việt Nam với tư cách là nguyên đơn và bên
thứ ba. Do đó, các vấn đề liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại khác và
những lĩnh vực khác, ngoài biện pháp chống bán phá giá và trong lĩnh vực thủy sản,
sẽ không được nghiên cứu. Ngoài ra, trong phạm vi của đề tài, thủy sản được hiểu là
những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con
người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày
bán trên thị trường, như một số lồi cá, tơm, cua, sị, trai.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề chống bán phá giá trong TPP theo
văn bản chính thức được ký kết của TPP tính đến ngày 04/02/2016. Ngồi ra, đề tài có
liên quan đến nội dung được quy định trong khuôn khổ WTO tính từ thời điểm WTO
được thành lập ngày 01/01/1995 đến nay. Thời gian nghiên cứu đề tài là 12 tháng
(4/2016 – 4/2017).
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề chống bán phá giá trong TPP
được áp dụng cho các quốc gia ký kết TPP, bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru,
Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.
Tuy nhiên, đề tài giới hạn nghiên cứu thực tiễn trong lĩnh vực thủy sản và khảo sát
thực tế phục vụ cho việc nghiên cứu một số nội dung cơ bản chỉ thực hiện với các
doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đề tài này, Đồng bằng sông Cửu
Long được nghiên cứu bao gồm 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương: Long
7
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp,
An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Cách tiếp cận
Quan điểm hệ thống – cấu trúc: Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, trong mối
quan hệ tác động của nhiều yếu tố (cơ sở pháp lý – thực trạng – giải pháp).
Quan điểm thực tiễn: Từ thực tiễn tình trạng thường xuyên thực hiện hành vi bán
phá giá của doanh nghiệp Việt Nam và thực tiễn thường bị kiện về hành vi bán phá
giá, áp thuế chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam để đề xuất giải pháp
phù hợp. Ngoài ra, từ thực tiễn việc TPP ra đời có những quy định mới về các biện
pháp chống bán phá giá.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước
và pháp luật, quan điểm của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế. Nội dung của đề tài được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp
luật của nhà nước, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và các cam kết của Việt
Nam theo các hiệp định thương mại đa biên trong khu vực và thế giới.
Đề tài vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lê
nin và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề
lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến các quy định về chống bán phá giá. Trong
đó, chú trọng sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh pháp luật để làm
rõ mối quan hệ giữa quy định về chống bán phá giá trong TPP và trong khuôn khổ
WTO so với các quy định hiện hành của Việt Nam. Trong một số vấn đề cụ thể (cách
xác định sản phẩm tương tự, phương pháp zeroing, tính biên độ phá giá) cũng có so
sánh với pháp luật với quy định của WTO trong các vụ kiện thực tiễn được nghiên
cứu.
Đề tài cũng sử dụng phương pháp khảo sát đánh giá thực tiễn để tìm hiểu thêm
quan điểm của các doanh nghiệp tại Đồng bằng sơng Cửu Long có hoạt động xuất
khẩu thủy sản, qua đó góp phần làm rõ thêm thực trạng hiểu biết pháp luật của doanh
nghiệp, cách thức doanh nghiệp tiếp cận với các quy định về chống bán phá giá trong
8
TPP và WTO, cũng như hiểu thêm những mong muốn của các doanh nghiêp qua các
vụ tranh chấp quốc tế vì họ chịu tác động trực tiếp từ các quy định nêu trên.
Ngoài ra, trong mỗi vấn đề, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp
để đi từ nghiên cứu cơ sở pháp lý cho đến thực trạng áp dụng pháp luật chống bán phá
giá qua một số vụ kiện và cuối cùng là các kiến nghị một số đề xuất để hoàn thiện
pháp luật, cũng như giúp công tác quản lý của nhà nước đạt hiệu quả và nâng cao khả
năng kháng kiện trong các vụ tranh chấp có liên quan của các doanh nghiệp.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và các phụ lục, đề tài được xây dựng với kết cấu 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở pháp lý về hành vi bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá
Chương 2. Thực tiễn các vụ kiện chống bán phá giá của doanh nghiệp Việt Nam
trong lĩnh vực thủy sản
Chương 3. Giải pháp nâng cao khả năng kháng kiện bán phá giá theo TPP trong
lĩnh vực thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho doanh nghiệp Việt Nam.
9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI BÁN PHÁ GIÁ VÀ BIỆN PHÁP
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.1. Quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
1.1.1. Hành vi bán phá giá
1.1.1.1. Khái niệm hành vi bán phá giá
Cho đến nay, khái niệm bán phá giá đều được đa số các quốc gia thống
nhất nhìn nhận là hành vi “phân biệt giá quốc tế”. Lý thuyết này dựa trên lý thuyết
chung về hành vi phân biệt giá. Có thể hiểu đây là hành vi tạo sự khác biệt về giá cả
trong các giao dịch tương tựvà luôn luôn được xem xét trên bình diện thương mại
quốc tế, trong mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia với nhau. Theo Từ điển kinh
tế học hiện đại thì “bán phá giá được hiểu là việc bán một hàng hoá ở nước ngoài với
mức giá thấp hơn so với mức giá ở thị trường trong nước”3. Theo Từ điển chính sách
thương mại thì “phá giá được hiểu là thực tiễn bán hàng của một cơng ty với giá bán
ra nước ngồi thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước”4. Theo Black’s Law
Dictionary định nghĩa “phá giá là hành vi bán hàng hố ra nước ngồi với giá thấp
hơn giá bán tại thị trường nội địa”5.
Trong khoa học pháp lý, khái niệm bán phá giá lần đầu tiên được ghi nhận
trong đạo luật thuế hải quan Canada năm 1904; tiếp sau đó New Zealand và Úc cũng
ban hành pháp luật về chống bán phá giá vào năm 1905 và 1906. Mặc dù cịn có
những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là một trong những
hành vi thương mại không lành mạnh. Khi chống bán phá giá đã trở thành một nội
dung quan trọng trong pháp luật thương mại quốc tế thì khái niệm bán phá giá cũng
được ghi nhận tại Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại6 (GATT)
năm 1994 và trong Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 19947 (ADA) của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
3
David W.Pearce (2010), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB. Chính trị Quốc gia, tr. 282.
4
Mutrap (2003), Từ điển chính sách thương mại, tr. 82.
5
Bryan A. Garner (2005), Black’s Law dictionary, tr. 518.
6
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade) 1994 trong khuôn
khổ WTO, viết tắt là GATT 1994.
7
Hiệp định thực thi Điều VI của GATT 1994 cịn có tên gọi là Hiệp định về chống bán phá giá (Agreement on
Anti Dumping), viết tắt là ADA.
10
Theo đó, Điều 2.1 của ADA quy định: “Trong phạm vi Hiệp định này, một sản
phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước
khác với giá thấp hơn trị giá thơng thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu
của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá
có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo
các điều kiện thương mại thông thường”. Cách hiểu đơn giản hơn cho khái niệm này
là: nếu có một sản phẩm A của nước A xuất sang thị trường nước B với giá X và một
sản phẩm A’ tương tự như sản phẩm A được bán ở thị trường trong nước A với giá Y;
và X < Y thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.
Có thể thấy rằng, các quan điểm về bán phá giá trong thương mại quốc tế hiện
đại đều thống nhất bán phá giá hàng hóa nhập khẩu là hiện tượng phân biệt giá
quốc tế. Chi tiết hơn, bán phá giá được xem là hành vi của tự bản thân các doanh
nghiệp của một quốc gia nào đó đưa vào kinh doanh trên thị trường một quốc gia khác
hàng hóa của mình với mức giá thấp hơn giá trị thị trường của sản phẩm. Vì vậy, lý
thuyết bán phá giá là hành vi phân biệt giá quốc tế sẽ đóng vai trị chủ đạo trong việc
xây dựng hệ thống pháp luật về bán phá giá và chống bán phá giá, đặc biệt là trong
những quy định của WTO và hiện nay được áp dụng cho cả Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP).
1.1.1.2. Cách xác định hành vi bán phá giá
Căn cứ để xác định việc có hay khơng sự phân biệt giá là tiến hành so sánh giá
xuất khẩu và giá trị thơng thường của hàng hóa nhập khẩu. Giá xuất khẩu được xác
định là giá bán vào thị trường nhập khẩu. Giá trị thông thường không phải là giá nội
địa của hàng hóa bị điều tra mà là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự được
tiêu dùng tại nước xuất khẩu. Giá thông thường được hiểu là “mức giá chuẩn” mà các
doanh nghiệp áp dụng cho các giao dịch mua bán trên thị trường nước xuất khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu đã có động cơ bán phá giá nhằm tạo lợi thế cạnh tranh về giá
trên thị trường nhập khẩu8.
Tuy nhiên, kết quả so sánh hai chỉ số giá trên chưa phản ánh ưu thế cạnh tranh
của hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa nội địa của nước nhập khẩu mà chỉ cho thấy
8
Nguyễn Ngọc Sơn (2011), Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, tr. 35.
11
hiện tượng phân biệt giá của sản phẩm nhập khẩu. Muốn xác định ưu thế cạnh tranh
về giá của hàng hóa nhập khẩu, ngồi việc xác định giá xuất khẩu thấp hơn giá trị
thông thường, cần tiến hành thêm bước so sánh giữa giá xuất khẩu của hàng hóa nhập
khẩu và giá bán của hàng hóa cạnh tranh nội địa. Kết quả so sánh có thể là:
Thứ nhất, giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá thơng thường
trên thị trường xuất khẩu nhưng vẫn cao hơn giá của sản phẩm cạnh tranh nội địa.
Trong tình huống này, hiện tượng bán phá giá vẫn tồn tại song hàng hóa nội địa đang
có lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa nhập khẩu. Do đó, việc hàng hóa nhập
khẩu bán phá giá khơng thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất
trong nước.
Thứ hai, giá xuất khẩu của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá thông thường trên
thị trường xuất khẩu và thấp hơn giá bán của sản phẩm cạnh tranh nội địa. Trong
trường hợp này, hàng hóa xuất khẩu đang có lợi thế cạnh tranh về giá so với hàng hóa
nội địa. Khi đó, các doanh nghiệp nội địa sản xuất sản phẩm cạnh tranh bị đẩy vào
tình trạng hoặc phải hạ giá bán để giữ khách hàng hoặc mất thị phần với giá bán hiện
tại9.
Có thể thấy rằng, hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu khơng đương
nhiên đưa đến kết quả là hàng hóa nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm
cạnh tranh nội địa. Ngược lại, khi hàng hóa nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh về giá so
với sản phẩm nội địa thì cũng khơng nên vội vàng kết luận có hiện tượng bán phá giá.
Vấn đề được đặt ra là cần có cơ chế để phân biệt hiện tượng bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu với việc hàng hóa nhập khẩu được bán với giá rẻ do có lợi thế cạnh tranh
lành mạnh; cần phân biệt bán phá giá có khả năng hay khơng có khả năng gây thiệt
hại cho ngành sản xuất nội địa.
Theo quy định của WTO, để xác định có hay khơng hành vi bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu, cần phải tiến hành các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xác định giá xuất khẩu và giá thông thường rồi so sánh chúng với
nhau.
9
Nguyễn Ngọc Sơn (2011), Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 36.
12
Giá thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất
khẩu hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba;
hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và
khoản lợi nhuận hợp lý. Giá xuất khẩu: là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước
ngoài với nhà nhập khẩu hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên.
Để so sánh một cách công bằng giá thông thường và giá xuất khẩu, Hiệp định
ADA quy định nguyên tắc so sánh như sau:
-
So sánh hai giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất xưởng/ bán
buôn/ bán lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng;
-
Tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt.
Việc so sánh giá thông thường và giá xuất khẩu là cả một q trình tính tốn
rất phức tạp. Vì khơng phải bao giờ cũng có sẵn mức giá xuất xưởng của giá thông
thường và giá xuất khẩu mà chỉ có mức giá bán bn hoặc bán lẻ của sản phẩm tương
tự ở thị trường nước xuất khẩu và giá tính thuế hải quan, giá hợp đồng hoặc giá bán
bn/bán lẻ sản phẩm tương tự của nhà nhập khẩu. Do đó cần phải có một số điều
chỉnh một số yếu tố thì có thể so sánh giá thơng thường và giá xuất khẩu một cách
khách quan và công bằng.
Bước 2: Xác định biên độ bán phá giá, xác định thiệt hại và nguy cơ gây thiệt
hại đối với ngành sản xuất trong nước10.
Sau khi xác định được giá xuất khẩu và giá trị thơng thường của hàng hóa bị
cho là bán phá giá, nếu có sự phân biệt giá (giá xuất khẩu nhỏ hơn giá thơng thường)
thì cần tiến hành xác định biên độ bán phá giá bằng công thức sau:
Giá thông thường – Giá xuất khẩu
Biên độ bán phá giá =
x 100%
Giá xuất khẩu
10
Ngành sản xuất trong nước là toàn bộ các nhà sản xuất trong nước sản xuất ra sản phẩm tương tự hoặc một số
nhà sản xuất có sản lượng chiếm tối đa số tổng sản lượng trong nước.
13
Ngồi ra, pháp luật WTO cịn nêu ra các cách thức xác định biên độ bán phá giá,
đó là:
(1) So sánh giá trị bình qn gia quyền của giá thơng thường với giá trị bình
quân gia quyền của giá xuất khẩu trong tất cả các giao dịch của từng nhà sản xuất, nhà
xuất khẩu;
(2) So sánh giá thông thường và giá xuất khẩu của từng giao dịch;
(3) So sánh giá trị bình qn gia quyền của giá thơng thường với giá11.
Để xác định thiệt hại và nguy cơ gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong
nước, cần xem xét: tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương lai,
khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả năng tăng nhập
khẩu, tình hình hàng nhập khẩu làm sụt giá sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu, Số
lượng tồn kho sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu…
Bước 3: Kết luận.
Hàng hóa nhập khẩu bị cho là bán phá giá nếu biên độ phá giá từ 2% trở lên.
Điều này có nghĩa là khơng phải mọi trường hợp có sự phân biệt giá12 đều dẫn tới
hành vi bán phá giá. Chỉ khi nào sự phân biệt giá làm cho biên độ bán phá giá từ 2%
trở lên thì mới khẳng định có xảy ra hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu.
1.1.2. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và hậu quả
Thứ nhất, đối với thương mại quốc tế. Bán phá giá hàng hóa nhập khẩu làm
bóp méo cạnh tranh trên thị trường của quốc gia nhập khẩu sản phẩm đó. Từ đó tác
động đến tự do thương mại với chính sách cạnh tranh cơng bằng mà hầu hết các quốc
gia đang theo đuổi13. Các nhà sản xuất ở quốc gia nhập khẩu ngoài việc cạnh tranh
lành mạnh với nhau để tranh giành khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, phải đối đầu với
những chiến lược kinh doanh phi cạnh tranh do hành vi bán phá giá gây ra. Một khi
cạnh tranh bị triệt tiêu, tính cơng bằng của thị trường sẽ không thể tồn tại lâu dài.
11
Điều 2.4.2 ADA.
12
Cụ thể trong trường hợp này là giá xuất khẩu nhỏ hơn giá thông thường.
13
Vũ Thị Phương Lan (2009), “Lịch sử pháp luật chống bán phá giá trong thương mại quốc tế”, Tạp chí Luật
học, (11), tr. 35 – 40.
14
Bán phá giá cịn ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia thứ ba bởi nó cũng làm
cho các nhà xuất khẩu sản phẩm tương tự của họ bị mất thị trường14. Sự hiện diện của
các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và độc quyền đều có tác động khơng tích cực
đến nền kinh tế. Trong khi phân biệt giá là cách thức để phát triển thị phần và điều
này dễ dẫn đến tình trạng độc quyền hoặc có sức mạnh độc quyền. Điều đó càng làm
cho thị trường bị biến dạng. Các quy luật cơ bản của thị trường sẽ bị loại bỏ. Quy luật
cạnh tranh bị khúc xạ, quy luật cung cầu không được tuân thủ vàn quy luật giá trị
không được tôn trọng. Tất cả mọi nguyên tắc hình thành giá đều bị phủ nhận. Khi đó,
giá được hình thành theo ý chí của doanh nghiệp và hồn tồn mang tính chủ quan
thơng qua các biểu giá mang tính phân biệt.
Thứ hai, đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa bị cho là bán phá giá.
Doanh nghiệp tiến hành phân biệt đối xử về giá thường là doanh nghiệp có sức mạnh
thị trường. Bằng việc định giá thấp hơn giá thành tồn bộ thơng thường, doanh nghiệp
tranh giành ưu thế cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự
của nước nhập khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm tương tự từ nước thứ
ba. Tất yếu là họ sẽ phải chịu một số phí tổn nhất định để duy trì lợi thế kinh doanh
nhân tạo này tại thị trường nước nhập khẩu. Đơi khi những chi phí này sẽ được
chuyển sang người tiêu dùng ở quốc gia xuất khẩu – đối với một thị trường đóng,
doanh nghiệp có thể dễ dàng đặt ra mức giá cao đối với hàng hóa được bán trên thị
trường nội địa để bù đắp cho mức trợ giá của họ đối với hàng hóa xuất khẩu. Người
tiêu dùng khơng có lựa chọn nào khác bởi vì quốc gia đã ngăn chặn sự thâm nhập của
hàng hóa nhập khẩu từ bên ngồi15. Kết quả tổng thể của chiến lược này chính là việc
doanh nghiệp khơng những không bị lỗ do đã được bù lỗ bằng lợi nhuận độc quyền
trong nước, mà còn giành được thị phần, thậm chí loại bỏ được đối thủ cạnh tranh trên
thị trường nhập khẩu.
Thứ ba, đối với các nhà sản xuất nội địa sản xuất sản phẩm tương tự ở thị
trường nước nhập khẩu hàng hóa bị cho là bán phá giá. Bản thân khái niệm bán phá
14
Bùi Xuân Lưu (2002), “Bán phá giá hàng hoá và biện pháp chống phá giá trong thương mại quốc tế”, Tạp chí
Kinh tế đối ngoại, (02), tr.9 – 17.
15
Mai Hồng Quỳ & Trần Việt Dũng (2004), “Tìm hiểu ảnh hưởng của pháp luật chống bán phá giá đối với cạnh
tranh: Một số ý kiến đóng góp để hồn thiện chế định chống bán phá giá của Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, (12), tr. 30-47.
15
giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây ra thiệt hại vật chất cho
các ngành sản xuất trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mơ và vi mơ.
- Trên góc độ vĩ mơ: Một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản
của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm
của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác.
- Trên góc độ vi mơ: Khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp
sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các
nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước
luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế.
Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ
trước hiện tượng bán phá giá.
Thứ tư, đối với người tiêu dùng tại nước nhập khẩu hàng hóa bán phá giá.
Trong bối cảnh này, có lẽ bán phá giá sẽ có ảnh hưởng tích cực nhất đến người tiêu
dùng ở quốc gia nhập khẩu - họ có thể mua hàng với mức giá thấp. Nó cũng sẽ có lợi
cho các ngành cơng nghiệp sử dụng những hàng hóa bán phá giá như nguyên liệu sản
xuất. Tuy nhiên, lợi ích này của họ chỉ là tạm thời. Bởi lẽ về bản chất, bán phá giá chỉ
mang tính ngắn hạn. Như vậy, bán phá giá (ngoại trừ những trường hợp được thực
hiện với mục đích loại trừ đối thủ cạnh tranh) trong những điều kiện nhất định thậm
chí sẽ có tác động tích cực đến quốc gia nhập khẩu, dù nó đưa các doanh nghiệp trong
nước vào tình thế bất lợi. Trong dài hạn, quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị xâm
hại nếu doanh nghiệp nước ngồi bán phá giá hàng hóa để thực hiện chiến lược chiếm
đoạt thị trường bằng cách định giá hủy diệt ngành sản xuất trong nước. Mặc dù bán
phá giá đem lại lợi ích cho người tiêu dùng ở hiện tại, song khi đã chiếm đoạt được thị
trường nhập khẩu, giá của hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng vọt trong tương lai để các
doanh nghiệp lấy lại những gì đã mất từ việc phá giá16. Chính vì vậy mà cần phải
đánh giá hành vi bán phá giá trong sự cân bằng giữa lợi ích và thiệt hại mà nó mang
lại cho nền kinh tế để tránh việc ngăn cản một cách tràn lan đối với hàng hóa nhập
khẩu được bán với giá rẻ.
1.1.3. Quy định của WTO về chống bán phá giá
16
Nguyễn Ngọc Sơn (2011), Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam,
Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 20.
16
1.1.3.1. Quan điểm của WTO và các quốc gia về hành vi bán phá giá hàng hóa
nhập khẩu
Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là hành vi
cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu
dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông
thường, nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng
hóa tương tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và
xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị
trường và nền sản xuất trong nước của mình. Do tác động của bán phá giá là rất rộng
lớn nên hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi hiện tượng này.
Đối với WTO, WTO không cấm bán phá giá, mặc dù lên án bán phá giá gây ra
thiệt hại. Bởi vì:
- Thứ nhất, bán phá giá là hành vi của tư nhân mà không phải là hành vi của
nhà nước. Trong khi đó, pháp luật WTO chỉ điều chỉnh hành vi của Nhà nước nên
khơng thể có quyền cấm bán phá giá.
- Thứ hai, các quốc gia nhập khẩu có thể lạm dụng thuế chống bán phá giá để
bảo hộ cho nền sản xuất trong nước nên pháp luật WTO yêu cầu khi áp dụng thuế này
(do Nhà nước thực hiện), phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định trong Hiệp định
ADA.
Đối với các quốc gia phát triển, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kỹ thuật nói
chung và giao lưu thương mại nói riêng, các nước và khu vực công nghiệp phát triển
trên thế giới, như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Úc và Canada luôn lo ngại về
những ảnh hưởng của bán phá giá, đặc biệt là khi hàng hóa bị bán phá giá có xuất xứ
từ các quốc gia đang phát triển. Dù là do điều kiện khách quan (chi phí nhân cơng rẻ,
ngun vật liệu rẻ…) hay cố tình thực hiện bán phá giá, các quốc gia này ln nhạy
cảm với doanh nghiệp nước ngồi có biểu hiện kinh doanh khơng lành mạnh. Họ triệt
để sử dụng các biện pháp phịng vệ thương mại nói chung và biện pháp chống bán phá
giá nói riêng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại cho ngành sản
xuất trong nước. Do đó, các quốc gia này một mặt vẫn khẳng định ủng hộ tự do mậu
17
dịch, mặt khác lại là những quốc gia dùng đến các biện pháp chống bán giá nhiều
nhất.
Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển xem bán phá giá như là phương
pháp để các doanh nghiệp ở quốc gia này dễ dàng thâm nhập vào thị trường xuất
khẩu. Dù đối mặt với sự lên án từ các nhà sản xuất ở thị trường nhập khẩu nhưng các
quốc gia phát triển ln tìm cách để ủng hộ hành vi của các doanh nghiệp quốc gia
mình là đúng pháp luật, khơng làm mất cân bằng thương mại mà vẫn đem lại lợi ích
như mong muốn. Giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2004, bốn quốc gia phát triển là
Hoa Kỳ, EU, Canada và Úc chiếm tới gần 65% tổng số vụ điều tra chống bán phá giá.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, các nước đang phát triển như Argentina, Braxin,
Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Peru, Thổ Nhỹ Kỳ và Venezuela đang trở
thành những quốc gia sử dụng tích cực cơng cụ này. Chín quốc gia này đã chiếm tới
40% số vụ điều tra chống bán phá giá mới và 45% số biện pháp chống bán phá giá
mới được áp dụng17. Như vậy, ngồi việc cơng nhận và hỗ trợ chiến lược bán phá giá,
các quốc gia đang phát triển cũng tìm cách hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống
bán phá giá để phòng vệ, ngăn chặn sự xâm nhập ồ ạt của hàng hóa giá rẻ từ thị
trường nước ngồi vào quốc gia mình.
1.1.3.2. Biện pháp chống bán phá giá của WTO
Trong WTO, các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại Điều VI
GATT 1994 và Hiệp định ADA. Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá
giá, ở một mức độ nghiêm trọng nhất định là hành vi thương mại không công bằng,
những quy định của GATT trước đây và WTO hiện nay đều cho phép các quốc gia áp
dụng biện pháp có tính trả đũa, tự vệ thương mại. Theo đó, WTO và pháp luật nhiều
nước trên thế giới đều có quy định ba nhóm biện pháp cơ bản sau để chống bán phá
giá18:
- Nhóm biện pháp thứ nhất: áp dụng biện pháp tạm thời. Biện pháp tạm thời có
thể được áp dụng dưới các hình thức: thuế tạm thời; hoặc đặt cọc khoản tiền tương
17
Bùi Xuân Lưu (2002), “Bán phá giá hàng hoá và biện pháp chống phá giá trong thương mại quốc tế”, Tạp chí
Kinh tế đối ngoại, (02), tr.9 – 17.
18
Ngồi ba nhóm biện pháp cơ bản trên, WTO cịn quy định một số biện pháp khác như: áp dụng hạn ngạch,
hạn chế số lượng, các biện pháp hạn chế có tính kỹ thuật và phi thuế quan khác.
18
đương với khoản thuế chống bán phá giá dự kiến; hoặc cho thông qua nhưng bảo lưu
quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán
phá giá dự kiến sẽ áp dụng. Trên thực tế, đặt cọc là biện pháp tạm thời được áp dụng
phổ biến nhất hiện nay.
Biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng sớm nhất là 60 ngày sau khi bắt đầu điều
tra và sẽ duy trì càng ngắn càng tốt, không được quá 4 tháng hoặc trong trường hợp
cần thiết thì cũng khơng được q 6 tháng. Trường hợp cơ quan điều tra xác định
được điều khoản thuế thấp hơn biên độ phá giá đã đủ để khắc phục thiệt hại thì thời
hạn áp dụng biện pháp tạm thời có thể là 6 tháng hoặc 9 tháng.
- Nhóm biện pháp thứ hai: các cam kết về giá. Với biện pháp này, các doanh
nghiệp thực hiện hành vi bán phá giá phải cam kết điều chỉnh tăng mức giá xuất khẩu.
WTO khuyến khích việc chỉ yêu cầu mức gia tăng giá thấp hơn biên độ bán phá giá
nếu như mức đó đủ để loại bỏ tổn hại đối với sản xuất trong nước. Việc điều tra có thể
ngừng hoặc kết thúc mà không cần áp dụng biện pháp tạm thời hoặc thuế chống bán
phá giá nếu một nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặc ngừng xuất khẩu
phá giá vào khu vực thị trường đang điều tra và được cơ quan điều tra nhất trí rằng
biện pháp này sẽ khắc phục được thiệt hại. Mức giá tăng không nhất thiết phải lớn
hơn mà thường là nhỏ hơn biên độ phá giá nếu như đã đủ để khắc phục thiệt hại cho
ngành sản xuất trong nước.
- Biện pháp thứ ba, áp dụng thuế chống bán phá giá. Trong các biện pháp nêu
trên, thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến
nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước
nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. Quyền áp dụng thuế bán phá giá
của quốc gia bị thiệt hại thực chất là quyền có tính ngoại lệ đối với hai nguyên tắc
trong thương mại đa biên, đó là:
Một là, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN). Thuế chống bán phá giá chỉ áp
dụng đối với hàng hóa cụ thể của quốc gia xuất khẩu cụ thể, đã bị xác định là đối
tượng của hành vi bán phá giá, chứ không áp dụng cho tất cả quốc gia thành viên theo
nguyên tắc MFN;
19
Hai là, nguyên tắc tôn trọng các cam kết về cắt giảm thuế. Quốc gia bị thiệt
hại khơng có nghĩa vụ tôn trọng giữ nguyên mức thuế đã cam kết đối với các hàng
hóa nhập khẩu là đối tượng của hành vi bán phá giá bị cấm.
Về thực chất, thuế chống bán phá giá là một loại thuế nhập khẩu bổ sung đánh
vào những hàng hoá bị bán phá giá ở nước nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại
do việc bán phá giá đưa đến cho ngành sản xuất của nước đó và bảo đảm sự cơng
bằng trong thương mại19. Thuế này đánh vào các nhà sản xuất riêng lẻ đã có hành vi
bán phá giá chứ khơng phải là thuế áp đặt chung cho hàng hoá của một quốc gia và về
ngun tắc nó khơng được cao hơn biên độ phá giá. Trường hợp các nhà sản xuất,
xuất khẩu nước ngồi khơng được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra nhưng hợp tác
với cơ quan điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ “khơng cao hơn
biên phá giá trung bình” của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa
chọn điều tra. Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu khơng hợp tác, gian lận trong
q trình điều tra thì sẽ phải chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt. Ngồi ra, WTO
cịn có ngun tắc chung là khơng được phân biệt đối xử khi áp dụng thuế chống phá
giá. Điều này có nghĩa là nếu hàng hố bị bán phá giá được xuất khẩu từ những quốc
giá khác nhau với cùng biên độ phá giá như nhau thì sẽ áp đặt mức thuế chống phá giá
thuộc vào biên độ phá giá của từng nhà xuất khẩu chứ không phải áp dụng bình quân
ngay cả khi các nhà xuất khẩu từ cùng một quốc gia và không được phép vượt quá
biên độ phá giá đã được xác định.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp bán phá giá nào cũng bị áp thuế
chống bán phá giá. Theo quy định của WTO và luật pháp của rất nhiều nước thì thuế
chống bán phá giá chỉ được áp đặt khi hàng hoá được bán phá giá gây thiệt hại đáng
kể hay đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất ở nước nhập khẩu. Như vậy,
nếu một hàng hoá được xác định là có hiện tượng bán phá giá nhưng không gây thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất mặt hàng đó ở nước nhập khẩu thì sẽ khơng bị áp đặt
thuế chống bán phá giá và các biện pháp chống bán phá giá khác. Thiệt hại cho ngành
sản xuất trong nước được hiểu là tình trạng suy giảm đáng kể về số lượng, mức tiêu
thụ trong nước, lợi nhuận sản xuất, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm cho người lao
động, đầu tư tới các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc dẫn đến khó
19
Đây được xem là một sự bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước.
20