Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) bài tập NHÓM bộ môn lý LUẬN NHÀ nước và PHÁP LUẬT 2 đề tài quy trình làm luật ở hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.33 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHĨM
BỘ MƠN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 2
Đề tài: “Quy trình làm luật ở Hoa Kỳ.”
Nhóm 6
Thành viên: Bùi Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Mỹ Linh
Bạch Hoàng Nam

Đàm Đức Anh

Nguyễn Tiến Anh Đỗ Phú Hưng
Nguyễn Đức Dương
Lớp chuyên ngành: Luật kinh tế 63B
Lớp tín chỉ: LLNNVPL2(221)_3
Giảng viên bộ môn: TS. Đào Thu Hà

Hà Nội, 2022

1


Contents
I, Khái quát về hệ thống lập pháp ở Hoa Kỳ:.......................................................3
1. Khái quát về Quốc hội Hoa Kỳ:......................................................................3
Hạ viện...................................................................................................................3
Thượng viện..........................................................................................................3
2. Quyền lực của Quốc hội Hoa Kỳ:...................................................................4
3. Quyền lực của Tổng thống trong lĩnh vực lập pháp:....................................4
II, Quy trình làm luật ở Hoa Kỳ:...........................................................................6


III, Ví dụ về q trình thơng qua một dự luật hiện nay:.....................................9

2


PHẦN NỘI DUNG:
I, Khái quát về hệ thống lập pháp ở Hoa Kỳ:
1. Khái quát về Quốc hội Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là một nước cộng hịa liên bang, trong đó Tổng thống, Quốc hội và Toà án cùng
nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang theo Hiến pháp. Trong khi đó,
chính quyền liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang. Mơ hình
này kết hợp phân chia quyền lực theo cả chiều ngang (tam quyền phân lập) và chiều dọc
(giữa liên bang với tiểu bang). Theo chiều ngang, quyền lực nhà nước được phân chia
cho ba cơ quan tương ứng, Quốc hội nắm quyền lập pháp, Tổng thống nắm quyền hành
pháp và Tòa án nắm quyền tư pháp.
Quốc hội Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Congress) là cơ quan lập pháp lưỡng viện
của Chính quyền Liên bang Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ là định chế
quyền lực theo mơ hình lưỡng viện, gồm Hạ viện (House of Representatives, còn gọi là
Viện Dân biểu) và Thượng viện (Senate, dịch nghĩa là Viện Nguyên lão) đều có quyền
lực trong quy trình thơng qua các dự luật. Cả hai viện đều đặt trụ sở tại Điện Capitol, thủ
đô Washington, D.C.
HẠ VIỆN (VIỆN DÂN BIỂU HOA KỲ)
Hạ viện là gì?
Hạ viện (Viện Dân biểu Hoa Kỳ) là nhánh thấp hơn trực thuộc cơ quan lập pháp lưỡng
viện, tức Quốc hội. Những nhân vật sáng lập Hoa Kỳ đã dự định xây dựng Hạ viện thành
thể chế chính trị chi phối trong chính quyền liên bang. Vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19,
Hạ viện đóng vai trị diễn đàn chính cho các cuộc tranh luận chính trị. Tuy nhiên, sau đó
Thượng viện dần phát triển trở thành thể chế chiếm ưu thế hơn.
Điều kiện “cần” để trở thành Hạ nghị sỹ
• Tuổi đời ít nhất 25

• Là cơng dân Mỹ ít nhất 7 năm
• Sống tại tiếu bang đại diện
Lựa chọn Hạ nghị sỹ
Hạ viện bao gồm 435 Hạ nghị sỹ (thành lập năm 1911), mỗi vị đại diện cho một quận
của Quốc hội và phục vụ nhiệm kỳ 2 năm. Số ghế trong Hạ viện được phân bổ theo tỷ lệ
dân số của các tiểu bang; với điều kiện mỗi tiểu bang phải có ít nhất một Hạ nghị sỹ.
Hiện nay có tới 7 tiểu bang chỉ có một Hạ nghị sỹ. Thông thường một Hạ nghị sỹ sẽ đại
diện cho khoảng 700,000 người dân.
THƯỢNG VIỆN

3


Thượng viện là gì?
Thượng viện là nhánh cao hơn trực thuộc cơ quan lập pháp lưỡng viện, tức Quốc hội.
Theo kế hoạch ban đầu của người sáng lập Hiếp pháp Hoa Kỳ, Thượng viện sẽ là cơ quan
quản lý điều phối, có ít ảnh hưởng chính trị hơn Hạ viện. Tuy nhiên, từ giữa thế kỷ 19,
Thượng viện đã dần trở thành thể chính trị chủ đạo. Ngày nay, nó là một trong những thể
chế có quyền lực nhất trong các cơ quan lập pháp trên toàn thế giới.
Điều kiện “cần” để trở thành Thượng nghị sỹ
• Tuổi đời ít nhất 30
• Là cơng dân Mỹ ít nhất 9 năm
• Sống tại tiếu bang đại diện
Lựa chọn Thượng nghị sỹ
Thượng viện bao gồm 100 Thượng nghị sỹ, mỗi vị đại diện cho một bang và phục vụ
nhiệm kỳ 6 năm (1 phần 3 Thượng viện bầu cử mỗi 2 năm).
Mỗi tiểu bang có hai Thượng nghị sỹ, bất kể dân số như thế nào, và vì Hoa Kỳ có 50
tiểu bang, nên có tổng cộng 100 Thượng nghĩ sỹ. Việc phân bổ số ghế Thượng viện đồng
đều cho các tiểu bang dẫn đến thực trạng bất cân đối; các Thượng nghị sỹ của tiểu bang
nhỏ có quá nhiều ảnh hưởng so với thực tế, và ngược lại.

2. Quyền lực của Quốc hội Hoa Kỳ:
Quyền lực to lớn của quốc hội bao gồm thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy
trong lĩnh vực thương mại giữa các bang và với nước ngoài, đánh thuế, thiết lập các toà
án trực thuộc Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, duy trì quân lực và tun chiến. Trong quy trình
thơng qua các dự luật, cả hai viện có quyền ngang bằng nhau. Thượng viện Hoa
Kỳ không chỉ đơn giản là "một thiết chế kiểm tra" như một số định chế tương tự trong hệ
thống lập pháp lưỡng viện tại nhiều quốc gia khác.
Mỗi viện đều có quyền lực riêng biệt. Thượng viện có nhiệm vụ cố vấn và phê chuẩn
các bổ nhiệm của tổng thống và hiệp ước quốc tế, quyết định bổ nhiệm quan chức cao
cấp và xét xử quan chức nhà nước lạm dụng công quyền, trong khi Hạ viện độc quyền
khởi xướng các dự luật tăng lợi tức (nâng cao thu nhập quốc gia) và buộc tội quan chức
nhà nước lạm dụng cơng quyền. Khi có 1 dự luật được đề xuất trước Thượng viện hoặc
Hạ viện, 2 cơ quan này đều có quyền thơng qua, bác bỏ hoặc sửa đổi. Một khi một dự
luật được thông qua tại một viện, nó sẽ được gởi đến viện kia; tại đó, nó có thể được
thơng qua, hoặc bị bác bỏ, hoặc bị sửa đổi. Để một dự luật có thể trở thành luật, cả hai
viện phải đồng thuận về văn bản của dự luật. Nếu dự luật đã bị sửa đổi, thì một uỷ ban
thương thảo sẽ vào cuộc (thành phần bao gồm thành viên của cả hai viện), và cố soạn ra
một văn bản chung để trình hai viện; nếu được thơng qua, nó sẽ thành luật; cịn ngược lại,
xem như thất bại.
Sau khi được thông qua tại hai viện, dự luật sẽ được trình tổng thống.

4


3. Quyền lực của Tổng thống trong lĩnh vực lập pháp:
Tổng thống là ai?
Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp của chính phủ liên bang Hoa Kỳ. Cho
đến nay chức vụ này vấn luôn được đảm nhiệm bởi nam giới. Tổng thống là người đứng
đầu đất nước và chính phủ, nắm quyền lực tối cao về quân đội và ngoại giao.
Tổng thống điều hành cơ quan hành pháp đơng đảo với khoảng 4 triệu cơng chức, trong

đó bao gồm 1 triệu quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ. Đạo luật Hatch 1939 nghiêm cấm
bất kỳ thành viên nào của cơ quan hành pháp, trừ Tổng thống và Phó tổng thống, sử dụng
chức vụ của mình để can thiệp vào hoạt động chính trị.
Điều kiện “cần” để trở thành Tổng thống
• Là cơng dân bản địa được sinh ra tại Hoa Kỳ
• Tuổi đời ít nhất 35
• Đã sống ở Hoa Kỳ ít nhất 14 năm
Quyền lực của Tổng thống trong lĩnh vực lập pháp:
Với tư cách nguyên thủ quốc gia, Tổng thống là người duy nhất thay mặt Nhà nước
công bố những đạo luật mà Quốc hội thông qua. Chỉ khi được tổng thống công bố, những
đạo luật đó mới được ban hành và mới bắt đầu có hiệu lực.
Tổng thống dù khơng thuộc ngành lập pháp nhưng vẫn đóng một vai trị quan trọng
trong tiến trình lập pháp. Tổng thống sẽ thông báo thường kỳ cho Quốc hội về tình hình
liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy cần thiết và
thích hợp. Điều đó có nghĩa là Tổng thống có quyền cung cấp thơng tin và thực hiện
những biện pháp để tác động hoặc trợ giúp Quốc hội trong việc lập pháp.
Rất nhiều dự luật tại Quốc hội do tổng thống đề nghị qua các thông điệp gửi cho Quốc
hội. Thông điệp của tổng thống đôi khi không chỉ thơng báo tình hình trong nước và quốc
tế, mà còn nhằm sửa đổi những đạo luật cũ hoặc kiến tạo những đạo luật mới.
Tổng thống cũng là một đảng viên chính thức của đảng cầm quyền do đó có thể dự thảo
dự luật rồi trao cho nghị sĩ thuộc đảng mình để trình trước Quốc hội. Trên thực tế cũng có
rất nhiều dự luật được xuất phát từ đề xuất của Tổng thống.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ là người có quyền trong việc lập và thực hiện ngân sách liên
bang. Các cơ quan hành pháp soạn thảo dự luật ngân sách quốc gia trình Tổng thống xem
xét. Sau khi Tổng thống phê chuẩn, dự luật ngân sách được chuyển cho Quốc hội thơng
qua.
Tổng thống cũng có quyền triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường. Trong trường hợp cần
thiết, Tổng thống có quyền triệu tập hai Viện hoặc một trong hai Viện để giải quyết
những vấn đề liên quan.
Khi có ghế thượng nghị sĩ tạm thời bỏ trống ở Thượng viện vào thời gian giữa hai kỳ

họp của Thượng viện thì Tổng thống có quyền bổ sung bằng cách cấp giấy uỷ nhiệm có

5


thời hạn đến cuối kỳ họp sau của Thượng viện. Quyền này giúp tổng thống có thể làm
thay đổi tỷ lệ nghị sĩ trong Thượng viện.
Một quyền quan trọng của tổng thống Mỹ trong lĩnh vực lập pháp không thể khơng nhắc
đến là quyền phủ quyết. Tổng thống có thể chọn ký ban hành, dự luật sẽ trở thành luật;
hoặc tổng thống có thể chọn phủ quyết, gởi trả về Quốc hội kèm theo lời phản kháng.
Trong trường hợp này, dự luật chỉ có thể trở thành luật nếu cả hai viện biểu quyết với hai
phần ba số phiếu để vơ hiệu hố sự phủ quyết của tổng thống. Sau cùng, cịn có một chọn
lựa khác cho tổng thống, là khơng làm gì hết, khơng ký ban hành, cũng khơng phủ quyết.
Trong trường hợp này, Hiến pháp có quy định dự luật sẽ tự động trở thành luật sau mười
ngày (khơng tính ngày chủ nhật). Tuy nhiên, nếu quốc hội chấm dứt kỳ họp trong mười
ngày này, dự luật sẽ khơng thể trở thành luật. Vì vậy, tổng thống có thể phủ quyết một dự
luật được thông qua vào cuối kỳ họp của quốc hội bằng cách lơ nó đi; thủ thuật này được
gọi là pocket veto.

II, Quy trình làm luật ở Hoa Kỳ:
Bước 1: Giới thiệu luật: khởi tạo ý tưởng và chính thức giới thiệu luật
Trước hết thì một ý tưởng xây dựng luật có thể có bởi bất kì một cá nhân nào tuy nhiên
để có thể giới thiệu một dự luật chính thức thì chỉ nghị sỹ mới có thể có quyền chính thức
đề xuất trước Hạ viện hoặc Nghị viện. Dự thảo luật này có thể được đệ trình lên Quốc hội
bất cứ khi nào mà người lên dự thảo muốn tuy nhiên phải đi kèm với một điều kiện là
trong khoảng thời gian mà Quốc hội đang trong kỳ họp với tư cách là người bảo trợ với
một bản viết tay được triển khai từ ý tưởng đã xuất hiện. Trên thực tế thì một dự án luật
có thể được bảo trợ bởi khơng chỉ một mà nhiều nghị sỹ. Dự luật sẽ được đề xuất một
cách chính thức bằng cách bỏ vào một cái hộp ở trước cửa phòng họp của Hạ viện hoặc
nếu trình lên Thượng viện thì người bảo trợ sẽ nộp cho nhân viên thư ký Thượng viện

hoặc công bố cơng khai trong phiên họp Thượng viện. Có một điều cần lưu ý khi đệ trình
lên Quốc hội các dự thảo luật thì cá nhân tổng thống khơng được là người trực tiếp đề
xuất lên lưỡng viện quốc hội mặc dù có ảnh hưởng rất lớn trong q trình làm luật.
Mọi dự luật sau khi được chính thức đệ trình sẽ phải trải qua phiên đọc đầu tiên (first
reading) bằng một thủ tục đơn giản là tên của dự luật sẽ được chủ tọa đọc trước phiên họp
toàn thể Hạ viện.

Bước 2: Thành lập ủy ban
Giai đoạn thành lập ủy ban chính là khoảng thời gian mà Ủy ban có trách nhiệm xem
xét, nghiên cứu, chỉnh sửa nội dung của dự luật cùng với đó là lấy ý kiến của những cá
nhân có liên quan đến dự luật được đề xuất. Các công việc ở giai đoạn này bao gồm tổ
chức các phiên họp, phiên điều trần, ghi chép các ý kiến bỏ phiếu và báo cáo.
6


Giai đoạn này là giai đoạn quyết định bước đầu cho việc một dự luật có được nhất trí
thơng qua để trở thành một đạo luật chính thức được hay khơng. Việc lấy ý kiến, nghiên
cứu, chỉnh sửa cịn có sự tham gia của các Bộ và cơ quan bên ngành hành pháp. Điều này
được thể hiện qua việc lấy ý kiến một cách toàn diện của các cơ quan ban ngành trong bộ
máy chính phủ của Hoa Kỳ trước khi số phận của một dự luật chính thức được quyết định
thông qua hoặc bãi bỏ. Một trong những hành động đầu tiên được triển khai đó chính là
việc Ủy ban gửi bản Dự thảo tới Văn phịng kiểm tốn hoạt động của Chính phủ (The
Government Accountability Office) để yêu cầu Văn phịng này cung cấp một báo cáo
chính thức quan điểm của Văn phịng về tính cần thiết của dự án luật. Đồng thời, bản báo
cáo cũng sẽ được gửi tới các Bộ, cơ quan thuộc ngành Hành pháp để tham vấn ý kiến.
Các ý kiến này sẽ được chuẩn bị một cách cẩn thận và sẽ được gửi tới Văn phòng quản lý
và ngân sách của Nhà trắng để đánh giá tính phù hợp với các đường lối chung của Chính
phủ mà các bình luận/ý kiến này thể hiện. Nếu khơng có vấn đề gì xảy ra trong quá trình
đánh giá, các ý kiến/bình luận sẽ được gửi sang cho Ủy ban để tiếp tục việc xem xét và
đánh giá tính khả thi của Dự luật. Ủy ban có một quyền lực lớn, buộc tổ chức, cá nhân

nhất định phải cung cấp các loại tài liệu cần để phục vụ các quyết định liên quan đến dự
thảo luật trong quá trình Ủy ban làm việc đánh giá và xem xét dự luật. Thậm chí, các cá
nhân bắt buộc phải tham gia phiên điều trần khi được Ủy ban chỉ định để cung cấp chứng
cứ về các nội dung liên quan tới dự án luật, lệnh này còn được biết đến với cái tên là
subpoena. Việc ra lệnh này do tập thể Ủy ban quyết định (với điều kiện là phiên họp phải
có đa số thành viên của Ủy ban có mặt) hoặc đơi khi được ủy quyền cho chủ tịch Ủy ban
để thực hiện.
Ngoài việc nghiên cứu một cách chi tiết, cẩn thận với sự giúp sức của các chuyên gia
phân tích chính sách ở Quốc hội, Ủy ban cịn tổ chức các cuộc họp cơng khai tới dân
chúng, cho họ quyền được đăng ký tham gia tự do. Nếu dự thảo luật liên quan đến nội
dung quan trọng, tác động, ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều nhóm đối tượng khác nhau
trong xã hội thì Ủy ban sẽ phải tổ chức phiên điều trần để tạo cơ hội cho những đối tượng
trên có thể bày tỏ quan điểm về việc xây dựng dự thảo luật. Theo nguyên tắc, phiên điều
trần này phải được tổ chức công khai (ngoại trừ các phiên điều trần có các thơng tin mà
Ủy ban cho rằng việc tiết lộ những thông tin này có thể gây ra hiểm nguy đe dọa tới an
ninh quốc gia hoặc vi phạm pháp luật thì sẽ được tổ chức họp kín), lịch trình của phiên
phải được công bố tới công chúng và các đối tượng liên quan trước thời gian là 1 tuần để
họ biết và đăng ký tham dự
Mục đích của bước thứ 2 này là làm rõ tính cần thiết, ích lợi, tác động tiềm năng và tính
khả thi của dự thảo luật. Kết thúc giai đoạn xem xét và nghiên cứu, hầu hết các dự thảo
luật được đề xuất (với số lượng lên tới gần chục nghìn dự thảo được đề xuất mỗi năm)
7


đều khơng được đồng ý thơng qua. Số ít dự thảo cịn lại được chấp thuận thơng qua thì sẽ
được chia ra thành hai loại sau:
+ Cho phép nhưng đề nghị sửa đổi
+ Cho phép dự án luật đi tiếp và không cần sửa đổi
Trong trường hợp được đi tiếp thì các dự án luật sẽ được Ủy ban báo cáo thêm các thông
tin sau tới Quốc hội để xem xét thêm:

+ Mô tả về nội dung dự thảo luật
+ Nêu rõ mục đích của dự án luật
+ Tác động của dự án luật đối với hệ thống pháp luật hiện hành (thay thế, sửa đổi, bổ
sung trong văn bản nào)
+ Tác động dự kiến lên các đối tượng có liên quan
+ Dự tốn chi phí thực thi luật hàng năm và trong 5 năm tới

Bước 3: Tranh luận, sửa đổi và bỏ phiếu ở Hạ viện
Trước hết, ở giai đoạn này, các thành viên của Hạ viện sẽ dành thời gian thảo luận (cần
ít nhất là 100 người) về dự thảo luật do Ủy ban đệ trình và báo cáo kèm theo về dự án
luật. Sau khi thảo luận, dự thảo luật sẽ bước vào giai đoạn phiên đọc thứ 2 (second
reading) với mục đích là xem xét kỹ càng từng điều khoản của dự luật và các đề xuất sửa
đổi bổ sung cũng đồng thời được đưa ra. Sau đó, dự luật bước vào phiên đọc thứ 3 (third
reading) và chuẩn bị để bỏ phiếu ở Hạ viện.
Việc bỏ phiếu được thực hiện bằng cách nói:
+ Đồng ý (yea)
+ Không đồng ý (nay)
+ Bỏ phiếu trắng (present)
Dự luật phải đạt được hơn ½ số phiếu hoặc đa số phiếu ở Hạ viện thì dự luật sẽ chuyển
sang Thượng viện và bắt đầu lại một quy trình tương tự.

Bước 4: Giai đoạn ở Thượng viện
Khi dự luật được chuyển từ Hạ viện sang Thượng viện, các thành viên của Thượng viện
thường sẽ không giữ nguyên những sửa đổi, ý kiến đề xuất xây dựng dự luật của Hạ viện
mà họ sẽ bàn luận đề xuất thêm những chỉnh sửa, bổ sung của riêng các thành viên
Thượng viện. Trong quá trình này sẽ xuất hiện những mâu thuẫn giữa những bổ sung của
Hạ viện và Thượng viện, vì vậy hai viện sẽ phải thành lập một ủy ban liên hợp
(Conference committee) mang tính lâm thời để dung hịa những điểm mâu thuẫn còn tồn
đọng trong việc xây dựng dự thảo luật. Ủy ban này do Chủ tịch Hạ viện và chủ tọa
8



Thượng viện thống nhất thành lập và chọn khoảng từ 7-11 người từ mỗi viện để tổ chức
các phiên họp làm việc giải quyết bế tắc, sự bất đồng bằng cách đề xuất phương án mà cả
hai viện đều nhất trí và hài lịng. Nếu trong vịng 10 ngày kể từ khi thành lập ủy ban liên
hợp mà chưa đạt được bất cứ sự đồng thuận nào thì một ủy ban mới sẽ được thành lập và
tiếp nhận công việc của ủy ban cũ, đảm bảo việc giải quyết những nút thắt còn tồn đọng.
Khi cả hai viện đều đạt được sự đồng thuận về cách xây dựng dự luật thì mới được
thơng qua và chuyển cho Tổng thống xem xét quyết định cuối cùng.
Sau khi dự luật đã chính thức được cả Hạ viện và Thượng viện thống nhất thông qua, dự
luật được chuyển cho tổng thống (lúc này dự luâ t— được gọi là “Enrolled Bill”). Khi này,
Tổng thống có 4 ch1n l2a ứng xử sau:
(1) Khơng có hành đơ —ng gì trong thời gian Quốc hơ i— vẫn đang họp và có đủ 10 ngày sau
đó là đang họp: khi đó dự l —t tự đơ —ng thành luâ —t sau 10 ngày. Đây thường là các đạo luật
mà Tổng thống khơng muốn gắn uy tín cá nhân của mình với nội dung của đạo luật,
nhưng cũng khơng chính thức phản đối nội dung của đạo luật.
(2) Khơng có hành đơ —ng gì trong thời gian Quốc hơ i— vẫn đang họp và khơng có đủ 10
ngày sau đó là đang họp. Khi đó dự luâ —t sẽ bị coi là bị phủ quyết bỏ túi (pocket veto).
Đây là trường hợp Tổng thống không đồng ý với nội dung của đạo luật đã được thông
qua nhưng cũng khơng muốn chính thức lên tiếng phản đối nội dung của đạo luật. Theo
Điều I, Mục 7, Hiến pháp Hoa Kỳ có nêu rõ:
“Nếu bất kỳ D2 luật nào khơng được Tổng thống trả lại trong vòng mười ngày (trừ Chủ nhật)
sau khi nó được trình cho ơng ta, thì d2 luật đó sẽ là Luật, giống như thể ơng ta đã ký nó, trừ khi
Quốc hội do Điều chỉnh của h1 ngăn cản. s2 trở lại của nó, trong trường hợp đó nó sẽ khơng
phải là Luật.”

(3) Tổng thống coi dự luâ —t là không khôn ngoan và không phù hợp, và quyết định ban
hành văn bản phủ quyết (veto). Khi này dự luâ —t được chuyển trả lại để Quốc hô i— xem xét
(cùng với văn bản phủ quyết của Tổng thống). Khi này, Quốc hơ —i có thể quyết định
không bỏ phiếu chống lại tổng thống hoă c— quyết định bỏ phiếu chống. Nếu Quốc hô —i bỏ

phiếu ngược lại Tổng thống (sau khi đã đọc văn bản phủ quyết của Tổng thống) với tỷ lê —
ở 2 viê —n đều đạt từ 2/3 số nghị sỹ có mă —t trở lên, dự luâ —t mă —c nhiên trở thành luâ —t.
(4) Tổng thống đồng ý (toàn bô )— nô —i dung dự luât— và chấp thuâ —n ký ban hành. Đây là
trường hợp, Tổng thống cũng muốn gắn trách nhiệm và uy tín cá nhân của mình đối với
nội dung của đạo luật. Các đạo luật phản ánh chính sách đến từ phía hành pháp thường sẽ
được Tổng thống trực tiếp ký ban hành.

9


III, Ví dụ về q trình thơng qua một dự luật hiện nay:
“ THE AFFORDABLE INSULIN NOW ACT” BILL
Giá cả Insulin luôn là một vấn đề nhức nhối cho người dân tại Hoa Kỳ. Theo thống kê
hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ là 10,5% dân số tương đương với
khoảng 34,2 triệu người. Chi phí của bốn loại insulin phổ biến nhất đã tăng gấp ba lần
trong thập kỷ qua và chi phí mua thuốc tự trả mà bệnh nhân phải đối mặt hiện nay đã tăng
gấp đơi. Đến năm 2016, giá trung bình mỗi tháng tăng lên 450 đơ la - và chi phí tiếp tục
tăng, đến mức cứ bốn người mắc bệnh tiểu đường thì có một người đang bỏ qua hoặc kéo
giãn mức độ liều lượng - 1 study của báo Vox cho hay.
Vào năm 2021, Virginia đã ra một đạo luật giới hạn giá trần cho Insulin đã nhận được
rất nhiều sự chú ý từ người dân Mỹ cũng như phái đồn của nó từ Washington DC. Sự
hưởng ứng của người dân đối với ý tưởng này đã diễn ra vô cùng bùng nổ. Sau Virginia,
7 bang khác của Hoa Kỳ cũng đã đồng loạt nổ súng đưa ra những đạo luật tương tự. Điều
này nhận được sự chú ý từ những thành phần tổ chức nhà nước tại thủ đô Washington
DC. Nhiều nguồn thông tin cho rằng Thượng nghị sĩ Hoa kỳ Mark Warner cũng đang
soạn thảo 1 dự luật nhằm giải quyết vấn đề giá cả trên phạm vi toàn quốc.
"Là cha của một bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tôi đã tận mắt chứng kiến mức giá cao
của các loại thuốc kê đơn như insulin có thể gây hại cho bệnh nhân cũng như gây thiệt
hại cho gia đình người bệnh như thế nào" -Thượng nghị sĩ Warner cho hay.


Quy trình thơng qua dự luật:
- Bước 1: Giới thiệu luật
+ Ngày 25/02/2022, sau 1 năm soạn thảo, “The Affordable Insulin Now Act” ( tạm
dịch: Đạo luật Insulin giá cả phải chăng hiện tại ) lần đầu được trình lên Hạ viện, được
đề xuất và bảo trợ bởi Thượng nghị sĩ Mark Warner. Phiên đọc đầu tiên tại Hạ viện được
thực hiện, dự luật được giới thiệu đến Ủy ban Năng lượng và Thương mại, Giáo dục và
Lao động, Cách thức và Phương tiện.
Nội dung chính của dự luật:
Dự luật này giới hạn việc chia sẻ chi phí cho insulin theo bảo hiểm y tế tư nhân và
quyền lợi thuốc theo toa của Medicare.
Cụ thể: Hóa đơn giới hạn việc chia sẻ chi phí theo bảo hiểm y tế tư nhân đối với việc
cung cấp các sản phẩm insulin được chọn trong tháng ở mức 35 đô la hoặc 25% giá
thương lượng của chương trình (sau khi có bất kỳ ưu đãi nào về giá), tùy theo mức nào
thấp hơn, bắt đầu từ năm 2023. Hóa đơn giới hạn việc chia sẻ chi phí theo quyền lợi
thuốc kê đơn của Medicare cho các sản phẩm insulin ở mức (1) 35 đô la vào năm 2023
bất kể người thụ hưởng đã đạt đến ngưỡng chi tiêu tự túi hàng năm hay chưa và (2) 35 đô
la bắt đầu từ năm 2024 cho những người vẫn chưa đạt đến ngưỡng này.
10


- Bước 2: Thành lập ủy ban
+ Sau phiên đọc, dự luật được Hạ viện chuyển cho Ủy ban chuyên mơn nhằm xem xét
điều chỉnh nội dung (với sự đóng góp tham gia của cả cơng chúng) và sau đó đã được bỏ
phiếu thông qua.
+ Sang tháng 3, dự luật được chuyển giao cho tiểu ủy ban nhằm tiếp tục được nghiên
cứu qua nhiều khía cạnh. Cùng tháng, dự luật được tiểu ủy ban chấp thuận và gửi về cho
ủy ban. Ủy ban tiếp tục chấp thuận dự luật; dự luật được trình lại lên Hạ viện.
- Bước 3: Tranh luận, sửa đổi và bỏ phiếu ở Hạ viện
+ 31/03/2022:
Dự luật được trình lên tồn thể Hạ viện để cân nhắc -> Dự luật được Hạ viện được chấp

nhận cân nhắc -> Các nghị quyết được cấp một tiếng tranh luận -> Hạ viện tiến hành bỏ
phiếu thông qua dự luật.
Kết quả: Bỏ phiếu được hoàn thành với tỉ lệ 232 yeas /193 nays. Dự luật được Hạ viện
chính thức thông qua, chuyển sang giai đoạn giới thiệu lên Thượng viện.

- Bước 4: Giai đoạn ở Thượng Viện:
+ 4/4/2022: Dự luật chính thức được giới thiệu trước Thượng viện.
Hiện tại, dự luật vẫn đang trong giai đoạn được xem xét bởi thượng viện. Nếu dự luật
được đồng thuận của cả Hạ Viện và Thượng viện dưới hình thức tuyệt đối giống nhau, dự
luật sẽ được trình lên cho Tổng thống Biden xem xét, quyết định phủ quyết hay kí ban
hành.
Tình hình về dự luật đang được các giới chun mơn đánh giá rất tích cực. Ngay cả
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã hối thúc Quốc hội nước này thông qua đạo luật cắt
giảm giá thuốc kê đơn, bao gồm cả insulin, trong bài phát biểu vào ngày 1/3: "Hãy tưởng
tượng bạn sẽ thế nào khi nhìn con bạn cần insulin và khơng biết bạn cần phải làm gì để
có tiền trả cho chi phí thuốc men. Hãy giới hạn chi phí insulin ở mức 35 USD một tháng
để m1i người đều có thể mua được thuốc. Các cơng ty dược sẽ vẫn hoạt động rất tốt".
Đạo luật được dự kiến sẽ ban hành trong vài tháng tới và có hiệu lực kể từ năm 2023.

11


Danh mục tài liệu tham khảo:
Link 1: />Link 2: />Link 3: />Link 4: />Link 5: />
12



×