Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

(TIỂU LUẬN) bài tập NHÓM PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của yếu tố KINH tế xã hội TRONG môi TRƯỜNG vĩ mô đến NGÀNH DỊCH vụ CHĂM sóc sức KHỎE và làm đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING THƯƠNG MẠI
----------

BÀI TẬP NHĨM
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI
TRONG MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐẾN NGÀNH DỊCH VỤ CHĂM
SÓC SỨC KHỎE VÀ LÀM ĐẸP

NHÓM 1
LỚP: 2225SMGM0111
Giáo viên hướng dẫn: Hạnh Quyên

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
I. Ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp............................................................2
1.1. Thực trạng................................................................................................................ 2
1.1.1. Thực trạng ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam...........................................2
1.1.2. Thực trạng ngành chăm sóc sức đẹp tại Việt Nam.............................................3
1.2. Ảnh hưởng của kinh tế tới ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tại Việt
Nam................................................................................................................................. 5
1.2.1. Cán cân thương mại...........................................................................................5
1.2.2. Đầu tư nước ngoài.............................................................................................6
1.2.3. Định hướng thị trường.......................................................................................7
1.2.4. Hệ thống tiền tệ.................................................................................................7
1.2.5. Phân phối thu nhập và sức mua.........................................................................9
1.2.6. Lạm phát..........................................................................................................10


1.2.7. Trình độ phát triển kinh tế................................................................................11
1.2.8. Kết luận...........................................................................................................13
1.3. Ảnh hưởng của xã hội tới ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tại Việt
Nam............................................................................................................................... 13
1.3.1. Chăm sóc sức khỏe..........................................................................................13
1.3.2. Chăm sóc sức đẹp............................................................................................15
II. Cơ hội thách thức và giải pháp................................................................................17
2.1. Cơ hội và thách thức...............................................................................................17
2.1.1. Cơ hội..............................................................................................................17
2.1.2. Thách thức.......................................................................................................17
2.2. Giải pháp................................................................................................................18
2.2.1. Giải pháp cho ngành chăm sóc sức khỏe.........................................................19
2.2.2. Giải pháp cho ngành chăm sóc sức đẹp...........................................................19
III. Kết luận....................................................................................................................21


MỞ ĐẦU
Trong đời sống hiện nay vấn đề chăm sóc sức khỏe cá nhân giữ một vị trí quan trọng
góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện một nếp sống văn minh. Đặc biệt trong bối cảnh dịch
bệnh COVID 19 ngày nay thì chúng ta càng phải để ý tới cách chăm sóc sức khỏe bản
thân của mỗi người. Ngành y học của nước ta đang ngày càng nhận được nhiều sự đầu tư
sau khi đạt được những thành tựu như vắc xin Covid đầu tiên được làm ra ở Việt Nam
NanoCovax. Tuy đã có sự đầu tư và đang phát triển ở một tốc độ cao, ngành y học Việt
Nam vẫn cịn phải đối mặt với vơ số vấn đề được tác động bởi cả nền kinh tế lẫn xã hội.
Để có thể tiếp tục thục đẩy sự phát triển của ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp Việt
Nam, chúng ta cần hiểu rõ và nắm bắt được thực trạng hiện nay của ngành và đưa ra
những biện pháp loại bỏ những rào cản ngăn cách sự phát triển, từ đó tạo ra một ngành
dịch vụ hiệu quả hơn và lợi nhuận hơn.


1


I. Ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
1.1 Thực trạng.
1.1.1 Thực trạng ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

Thị phần ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam hiện đang được chia đều giữa tư nhân và
nhà nước (xét về chi tiêu). Chi tiêu cho các cơ sở tư nhân chiếm 50.5% trên tổng số chi
tiêu cho y tế. Dù cơ sở tư nhân chỉ chiếm 6% tổng số giường bệnh.

2


Thị trường ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Tổng chi
tiêu cho y tế tăng từ 16.1 tỷ đô (2017) lên 20 tỷ đô (2020). Chi tiêu cho dược phẩm cũng
tăng đến 6.6 tỷ đô trong năm 2020.
Tuy nhiên, ngành y tế đang phải đối mặt với một vấn đề lớn. Đó là sự quá tải ở các
bệnh viện công, nhất là bệnh viện cấp trung ương. Các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Bạch
Mai, Việt Đức phải hoạt động quá tải đến 120% – 160%. Trong một số trường hợp, như
bệnh viện Ung bướu TP.HCM phải hoạt động vượt q 200% cơng suất. Cịn tại bệnh
viện Việt Đức, bệnh nhân thường phải chờ đợi từ 30 – 76 phút. Sự quá tải ở các bệnh viện
công cùng với xu hướng chữa bệnh ở nước ngồi dẫn đến mỗi năm có khoảng 400,000
người Việt xuất ngoại để điều trị bệnh, tương ứng với 2 tỷ đơ mỗi năm. Ngun nhân dẫn
đến tình trạng này là do người bệnh không tin tưởng vào bệnh viện tuyến tỉnh/ huyện.
Theo thống kê, Việt Nam chỉ có 8 bác sĩ/ 10,000 dân. Chỉ số này thấp hơn đáng kể so
với các nước láng giềng như Singapore và Malaysia với lần lượt là 23 và 15 bác sĩ/
10,000 dân. Ngoài ra, các bác sĩ và y tá được bố trí không cân đối ở các khu vực thành thị.
Điều này làm cho tình hình quá tải ở bệnh viện tuyến trung ương trở nên trầm trọng hơn.


1.1.2 Thực trạng ngành chăm sóc sức đẹp tại Việt Nam.
Trước đại dịch, mức tăng trưởng của lĩnh vực chăm sóc cá nhân và sắc đẹp đạt 6,8% –
gấp 2 lần ngành FMCG. Trong đó, sản phẩm dưỡng da (+10,7%) và chăm sóc tóc

3


(+8,5%) là hai danh mục phát triển mạnh nhất khi chiếm 39% tổng chi tiêu tồn ngành và
đóng góp hơn 50% tăng trưởng.
Châu Á được xem là khu vực thúc đẩy sự tăng trưởng, chiếm 2/3 (67%) tổng giá trị, và
40% trong đó đến từ Trung Quốc.
So với các thị trường khác, không chỉ do dân số đông, Trung Quốc có 21% hộ gia đình là
nhóm người tiêu dùng chi đặc biệt nhiều cho các sản phẩm làm đẹp. Xu hướng này đóng
góp 65% tăng trưởng tồn ngành.
Nhìn chung, một năm 2019 tăng trưởng mạnh dấu hiệu cho một năm thịnh vượng nữa
sắp tới của ngành hàng.
Cú giáng COVID-19
Không nằm ngoài tác động của COVID-19, đến cuối tháng 9/2020, tốc độ tăng trưởng
giá trị của ngành chậm lại còn 1,1%. FMCG xoay chuyển tình hình khi đến cuối Q3/2020,
tổng doanh thu đạt 5,5% – gấp 5 lần lĩnh vực chăm sóc cá nhân và sắc đẹp. Đồng thời,
Kantar dự đốn đến cuối năm 2020 doanh thu ngành FMCG sẽ tăng từ 7-8%.

Bên cạnh đó, giá trị tiêu thụ (sale value) của ngành hàng chăm sóc cá nhân và sắc đẹp
cũng giảm. Cụ thể, tháng 2/2020, giá trị tiêu thụ giảm 13% do hạn chế đi lại tại Trung
Quốc trong mùa dịch. Tháng 4/2020 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm đáng kể là 10% khi
Châu Âu bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội.

4



Đánh giá một cách tổng quan, giá trị này giảm nhẹ 0,3% trong Q1/2020, và 0,7% vào
cuối Q2/2020. Đến tháng 9/2020, con số sụt giảm chỉ cịn 0,4% vì khả năng phục hồi trở
lại của ngành.
Tác động của COVID-19 lên các danh mục sản phẩm trọng yếu của ngành. Nhìn
chung, một số danh mục sụt giảm mạnh rồi tăng trưởng ổn định trở lại, cịn số khác vẫn
trong tình trạng ảm đạm.
Danh mục bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 là mỹ phẩm khi tháng 9/2020,
doanh số của mặt hàng giảm đến 14,2%. Nguyên nhân chính là do các tụ điểm vui chơi
như nhà hàng, quán bar và câu lạc bộ đêm đóng cửa, nhu cầu làm đẹp cũng từ đó mà suy
giảm.

Tình hình tiêu dùng của sản phẩm khử mùi cũng ảm đạm. Tốc độ tăng trưởng của
Q1/2020 vẫn duy trì ở mức 2% như năm 2019, và bắt đầu tụt dốc vào Q2. Lý do của sự
tác động chậm trễ này là khả năng thâm nhập ngành hàng tại thị trường chủ lực Trung
Quốc suy yếu bởi đại dịch.
1.2 Ảnh hưởng của kinh tế - xã hội tới ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
1.2.1 Cán cân thương mại
Kể từ năm 2016 đến nay, Việt Nam liên tục thặng dư cán cân thương mại, nhất là năm
2020 xuất siêu đạt gần 20 tỷ USD. Dù có thời điểm trong năm 2021 phải nhập siêu, nhưng
đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã xuất siêu trở lại.
5


Theo Tổng Cục thống kê, tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính
xuất siêu 4 tỷ USD (năm trước xuất siêu 19,94 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong
nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) xuất siêu
29,36 tỷ USD. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2021, nhóm hàng tư liê €u sản xuất
chiếm 93,5%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm trước. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng
chiếm 6,5%, giảm 0,2 điểm phần trăm.
Việc xuất siêu liên tục sẽ giúp dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng cao, qua đó giúp ổn

định vĩ mơ và giá trị VND.
Như vậy, thị trường trong nước về các nhóm hàng tư liệu sản xuất, vật phẩm tiêu dùng
trong đó có sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe vẫn có xu hướng tăng.
1.2.2 Đầu tư nước ngồi

Nguồn: Tổng cục thống kê
Có thể thấy nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây đều biến
động. Những kết quả tương đối khả quan của thu hút đầu tư nước ngồi, đặc biệt là cơ cấu
vốn đầu tư có sự chuyển dịch tích cực tập trung vào lĩnh vực phát triển công nghiệp, dịch
vụ tạo cơ hội tốt cho sự phát triển kinh tế đất nước nhưng cũng là nguy cơ tiềm ẩn đòi hỏi
6


sự cạnh tranh của ngành chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp trong nước với các nhà đầu tư nước
ngoài.
Theo Tổng Cục thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm
2021, ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm trước. Điều này khiến cho nguồn vốn
trên thị trường giảm. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động
của ngành chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp gia tăng,
người dân có xu hướng cắt giảm chi tiêu khơng cần thiết và chú trọng tới sức khỏe bản
thân nhiều hơn.
Đồng thời, nhờ chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển khu vực tư nhân bằng
cách nới lỏng các hạn chế đầu tư nước ngoài. Các hiệp định thương mại tự do hiện tại
giữa Việt Nam và các nước ASEAN, EVFTA,... cũng góp phần thu hút vốn đầu tư nước
ngồi. Kết quả là Việt Nam đã tăng đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây, chủ yếu
dưới các hình thức mua lại, sáp nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong hành lang
pháp lý và những thủ tục đầu tư phức tạp đang ngăn cản tăng trưởng đầu tư nước ngồi.
Nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn, đó là địi hỏi phải tìm cách thay đổi cơng nghệ,
phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự
cạnh tranh gay gắt. Về dài hạn, Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm

năng, có khả năng phát triển trong tương lai.
1.2.3 Định hướng thị trường
Việt Nam là một nền kinh tế mở, với tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP hơn 200%, vay nợ
nước ngoài khá lớn và phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) lựa chọn phương án điều hành tỷ giá theo hướng có điều tiết, tỷ giá
trung tâm linh hoạt từ năm 2000.
Điều này không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mà còn tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nói chung và
ngành chăm sóc sắc đẹp, sức khỏe nói riêng.
1.2.4 Hệ thống tiền tệ
 Tỷ giá hối đoái
Từ năm 2012 đến nay, tỷ giá hối đoái giữ mức ổn định. Các giải pháp tiền tệ của Ngân
hàng Nhà nước đã tạo cho thị trường ngoại tệ có những chuyển biến tích cực. Chênh lệch
giữa tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá niêm yết của Ngân hàng thương mại được thu hẹp
7


(chênh lệch 100 – 300 VND/USD), từ đó giảm dần tâm lý găm giữ ngoại tệ của tổ chức,
cá nhân. Cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với các điều kiện của
Việt Nam hiện nay, đề cao tính linh hoạt và chủ động hơn với các biến động của thị
trường.
Năm 2021, dù trải qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19 nhưng tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước;
cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4 tỷ USD. Nhờ đó, con số dự trữ ngoại hối cũng
đạt mức kỷ lục 105 tỷ USD ( theo báo cáo vĩ mô Chứng khoán BIDV (BSC).
Nhờ ổn định tỷ giá thị trường trong nước khơng cịn chịu tác động của giá USD trên
thị trường quốc tế. Điều này tác động tích cực như: Kích thích dịng vốn đầu tư vào Việt
Nam, giảm bớt gánh nặng thanh tốn nợ nước ngồi. Đây là yếu tố quan trọng trong việc
duy trì và củng cố lịng tin của các nhà đầu tư vào ngành ngành CNTT & Viễn thông.
 Lãi suất

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã liên
tiếp điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất, tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất
điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho các ngân
hàng thương mại tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, qua đó
có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đối với việc lãi suất vay thấp đã giúp các doanh nghiệp cụ thể trong ngành chăm sóc
sức khỏe và sắc đẹp tạo thuận lợi để thích ứng và phát triển trong bối cảnh Covid-19.

8


1.2.5 Phân phối thu nhập và sức mua

Theo Tổng Cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính
tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020
nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.
Người Việt bớt sắm sửa, chi nhiều hơn cho sức khỏe
Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me, năm 2021 cách chi
tiêu của người Việt trong bối cảnh hậu Covid đã có sự chuyển dịch đáng kể. Cụ thể: 80%
người được khảo sát bị ảnh hưởng tài chính, giảm thu nhập do Covid; 93% người tiêu
dùng cho biết họ sẽ chủ động tiết kiệm tiền và có kế hoạch quản lý tài chính chu tồn hơn.
Người dân vẫn cố gắng duy trì các hoạt động bình thường nhưng giữ ở mức chi phí tối
thiểu; đồng thời, tránh các khoản chi lớn để dự phòng cho lúc cần thiết. Thay vì các chi
tiêu khơng cần thiết, các gia đình đã lựa chọn giải pháp tài chính là bảo hiểm sức khỏe
hoặc bảo hiểm nhân thọ, vừa giúp tích lũy tiết kiệm có kỷ luật, vừa đảm bảo tài chính
vững vàng cho người tham gia trước các rủi ro khó lường về sức khỏe. Chủ động sẵn sàng
9


để đối mặt hay thụ động tìm cách xoay xở khi biến cố ập đến là phụ thuộc vào quyết định

của mỗi người.
Để tiết kiệm tài chính, người tiêu dùng tập trung cắt giảm chi tiêu vào các khoản như
ăn ngồi (61%), thời trang (60%), giải trí (54%), làm đẹp (43%), đồng thời quan tâm
nhiều hơn đến các đợt giảm giá, ưu đãi khi mua sắm. Ngoài ra, người dân có xu hướng
cẩn trọng hơn với những rủi ro có thể phát sinh cho tương lai, gần 40% người tham gia
khảo sát đã sử dụng khoản tiền tiết kiệm để tham gia các gói bảo hiểm cao cấp.
1.2.6 Lạm phát
Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 0,67% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân
năm 2020.
Ảnh hưởng của lạm phát tới:


Doanh nghiệp: Chi phí đầu vào tăng, cùng với tốc độ trượt giá chung của nhiều
nhóm hàng dịch vụ, các doanh nghiệp cũng có những biện pháp để chống lạm phát,
điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động marketing của những doanh nghiệp trong thị
trường sắc đẹp và sức khỏe này. Cụ thể: ảnh hưởng đến chương trình khuyến mãi,
giảm giá, các gói voucher của các nhãn hàng, doanh nghiệp tại Việt Nam đồng thời
giảm chi phí các yếu tố đầu vào, điều chỉnh chiến lược và chính sách phù hợp để thích

nghi được với tình hình kinh tế hiện nay.

Người tiêu dùng:




Có xu hướng cách mua ít hơn và giảm bớt sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và sắc đẹp. Tiếp theo là hơn 1/3 người tiêu dùng trì hỗn mua những vâ t€ dụng lớn
hơn. 20% đề câ €p đến việc chuyển sang một nhãn hiệu rẻ hơn. Trên 90% dân thành thị

đã thắt lưng buộc bụng hoặc tiết kiệm hơn trong vài tháng qua để chống lại lạm phát.
Theo Tổng Cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm
0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020 do giá xăng dầu, giá gas
trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp
trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm
tại một số địa phương. Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức
tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Điều này khiến các doanh nghiệp kinh doanh trên thị
trường này cũng lo ngại, việc cắt giảm chi tiêu của người dân có thể ảnh hưởng tới nhu
cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
10


1.2.7 Trình độ phát triển kinh tế
Năm 2021, Việt Nam gặp vơ vàn khó khăn, thách thức do dịch COVID-19. Tuy nhiên,
thực hiện phương châm thích ứng an tồn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh nên dù
trong bối cảnh khó khăn đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng” và là một
trong những nước có chỉ số tăng trưởng dương ( Theo báo Chính phủ điện tử ). Cụ thể:
Thứ nhất, sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế trước và sau đợt dịch lần 4 =>
Thể hiện tính năng động của thị trường và năng lực thích ứng, sáng tạo của các
doanh nghiệp.
Sáu tháng đầu năm 2021, nền kinh đã có sự khởi sắc khi tăng trưởng của nhiều địa
phương đạt mức khá cao; tăng trưởng GDP của nền kinh tế quý I/2021 đạt 4,72% và quý
II/2021 đạt 6,73%. Khi đại dịch cơ bản được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế trong quý
IV/2021 đã phục hồi khá nhanh chóng, với mức tăng trưởng GDP ước đạt 5,22% (cao hơn
tốc độ tăng 4,61% của quý IV/2020).
Sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế giữa 2 đợt dịch đã cho thấy nội lực và tiềm
năng phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, khả năng ứng phó, sức sống của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện
khắc nghiệt của đại dịch chính là điểm sáng nổi bật của bức tranh kinh tế Việt Nam năm
2021.

Trong đợt dịch COVID-19 lần 4, các doanh nghiệp Việt Nam đã chung vai gánh vác hỗ
trợ người dân, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời kiên trì chống chọi với dịch bệnh, giữ
chân người lao động, bám trụ sản xuất với nhiều hình thức sáng tạo. Nhiều doanh nhân
cịn tham gia góp ý, phản biện chính sách với chính quyền các cấp trong việc thực hiện
“mục tiêu kép”, kiến tạo các giải pháp phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường
mới”.
Năm 2021, nền kinh tế đón nhận 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 43.100
doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh
nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên đến gần 160.000 doanh nghiệp. Như vậy bình
qn mỗi tháng trong năm 2021 đã có 13.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại
hoạt động. Điều này thể hiện nỗ lực tái cấu trúc và thích ứng của khu vực doanh nghiệp
trong nền kinh tế.

11


Thứ ba, năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục mới,
với tổng giá trị 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ UDS (tăng 19% so với năm 2020), kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa ước đạt 332,25 tỷ USD (tăng 26,5% so với năm 2020), tiếp tục là điểm sáng trong
bức tranh kinh tế Việt Nam. Cùng với việc tháng 12, ước xuất siêu đạt 1,5 tỷ USD, đã
giúp cho kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong năm 2021 có sự đảo chiều ngoạn
mục, xuất siêu cả năm ước đạt 4 tỷ USD.
Điểm sáng của ngoại thương năm 2021 là kết quả của sự nỗ lực của các doanh nghiệp
trong bối cảnh đại dịch, đồng thời cũng là kết quả của sự nắm bắt thời cơ từ các Hiệp định
thương mại (FTA) được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng có hiệu quả.
Thứ tư, hoạt động đầu tư nước ngồi (FDI) cũng là điểm sáng, phản ánh sức thu hút
của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đại dịch đã ảnh hưởng trực
tiếp đến các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nơi tập
trung nhiều doanh nghiệp FDI hàng đầu của các nước, tuy nhiên trong thời điểm khó khăn

này, các nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ, Hàn Quốc, EU... vẫn khẳng định cam kết tiếp tục
đầu tư vào Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.
Đáng chú ý, về địa bàn đầu tư, TP. Hải Phòng đã vượt qua tỉnh Long An, trở thành địa
phương có số vốn đầu tư nước ngồi lớn nhất, với 5,26 tỷ USD, chiếm 16.9% tổng vốn
FDI của cả nước, kế đến là Long An, TPHCM, Bình Dương, Bắc Ninh, Hà Nội. Điều này
cho thấy, đầu tư nước ngoài vẫn được thu hút tập trung tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
Như vậy, nền kinh tế 2021 dần phục hồi và phát triển, nhà nước chú trọng đầu tư, tạo
điều kiện cho cách doanh nghiệp để kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2022, thị
trường nội địa vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng, khi tiêu dùng nội địa (đóng góp
khoảng 68-70% GDP) được phục hồi và phát triển, các khoản chi tiêu của Chính phủ (đầu
tư cơng, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động) sẽ kích thích chi tiêu trong nước, kích
thích tăng trưởng. Hoạt động đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, cần tiếp tục đẩy mạnh
phát triển thơng qua các hình thức khuyến khích đầu tư vào khu công nghệ cao, vườn
ươm sáng tạo, đào tạo nhân lực chất lượng cao.

12


1.2.8 Kết luận
Qua những biến động của môi trường kinh tế nước ta năm 2021, nền kinh tế nước ta có
dấu hiệu phục hồi. Thu nhập người dân bị ảnh hưởng, giảm thu nhập dẫn đến họ bớt sắm
sửa, chi nhiều hơn cho sức khỏe. Vì vậy, đây chính là cơ hội, thời cơ để các doanh nghiệp
gia nhập, phát triển trên thị trường ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.
Tóm lại, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 có khá nhiều “điểm sáng” tạo đà cho
bước phát triển mới của nền kinh tế trong các năm tới. Năm 2022, kinh tế Việt Nam sẽ có
bước phát triển khởi sắc, với các quyết sách phù hợp, kịp thời của Chính phủ và tính năng
động, sáng tạo của các doanh nghiệp, người dân. Đây cũng chính là nhân tố quyết định, là

động lực và niềm tin để nền kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng nhanh và bền vững nói
chung cũng như tạo niềm tin, kích thích doanh nghiệp đổi mới và sáng tạo, phát triển
trong thị trường ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp nói riêng trong năm 2022 và các
năm tiếp theo.
1.3 Ảnh hưởng của xã hội tới ngành chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tại Việt Nam.
1.3.1 Chăm sóc sức khỏe.

 Dịch bệnh COVID-19:
Do dịch bệnh COVID-19 ,y tế kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến. Đến giữa
năm 2019, toàn bộ 14 bệnh viện công đã lắp đặt hồ sơ bệnh án điện tử. Trong mùa
dịch COVID-19 vừa qua, ứng dụng Bluezone giúp theo dấu người bệnh qua bluetooth
do chính phủ ban hành, đã nhận được 21 triệu lượt tải về chỉ sau 4 tháng ra mắt. Nền
tảng khám chữa bệnh từ xa cũng gia tăng nhanh chóng do người dân lo lắng bị lây
nhiễm trong thời gian cách ly xã hội.
 Tăng quy mơ tầng lớp trung lưu:
Việt Nam có tốc độ tăng dân số lớp trung lưu nhanh nhất Đông Nam Á. Dự kiến sẽ
tăng từ 10% dân số năm 2015 lên 44 triệu người vào năm 2020 (gần một nửa dân số) và
95 triệu người vào năm 2030. Thu nhập tăng của tầng lớp trung lưu dẫn đến việc tăng
cường chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là trong y tế tư nhân. Chi tiêu chăm sóc
sức khỏe bình qn đầu người dự kiến tăng 12,4% hàng năm. Điều này thể hiện một thị
trường béo bở nhưng phần lớn chưa được khai thác, đặc biệt là ở các đô thị loại II và loại
III ở Việt Nam.
13


Sự gia tăng dân số tầng lớp trung lưu đồng nghĩa với việc thu nhập khả dụng cá nhân
(disposable incomes) cũng tăng lên. Thu nhập khả dụng bình quân đầu người ở Việt Nam
đạt 2.009 USD vào năm 2020. Tầng lớp trung lưu đặc biệt chú trọng đầu tư cho giáo dục
và chăm sóc sức khỏe để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và gia đình họ.
 Dân số già :

Việt Nam chỉ mất 15 năm để chuyển đổi từ dân số trẻ sang dân số già, so với 26 năm ở
Trung Quốc. Gần 1 trong 4 người Việt Nam sẽ qua 65 tuổi vào năm 2050. Ba bệnh mãn
tính hàng đầu bao gồm huyết áp cao, tiểu đường và ung thư. Số bệnh nhân đó chiếm lần
lượt 25%, 7,4% và 2,33% tổng dân số Việt Nam.
Tuy nhiên hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện tại chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tăng
cao của người cao tuổi. Mặt khác, dân số già có thể gây trở ngại cho sự phát triển và áp
dụng kỹ thuật số trong chăm sóc sức khỏe. Trong tương lai, các ứng dụng chăm sóc sức
khỏe kỹ thuật số cần dễ dàng tiếp cận hơn cho người lớn tuổi.
 Tỷ lệ tiếp cận kỹ thuật số cao :
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ thâm nhập
Internet của cả nước là 67%, với mức gia tăng 28% hàng năm. Hơn nữa, vùng phủ
sóng 4G là 95% trên tồn quốc với các thí điểm 5G đang được triển khai. Sự phát triển
mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tạo điều kiện cho sự phát triển của chăm sóc sức
khỏe kỹ thuật số trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như sức khỏe di động (wearables,
mobile health) và y tế từ xa (telemedicine). Tuy nhiên, chi phí và sự phức tạp của một số
hệ thống chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số (HIS và EMR), cùng với sự thụ động của người
dùng có thể trở thành rào cản cho q trình số hóa.
 Nới lỏng các quy định đầu tư nước ngoài :
Nhận thấy những bất cập của chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiện tại, chính phủ Việt
Nam đã khuyến khích phát triển khu vực tư nhân bằng cách nới lỏng các hạn chế đầu tư
nước ngoài. Các hiệp định thương mại tự do hiện tại giữa Việt Nam và các nước ASEAN,
EVFTA,... cũng góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

14


Kết quả là Việt Nam đã tăng đầu tư nước ngồi trong những năm gần đây, chủ yếu
dưới các hình thức PPP và mua lại, sáp nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong
hành lang pháp lý và những thủ tục đầu tư phức tạp đang ngăn cản tăng trưởng đầu tư


nước ngồi
1.3.2 Chăm sóc sức đẹp.
Danh mục sản phẩm của ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 là mỹ phẩm
khi tháng 9/2020, doanh số của mặt hàng giảm đến 14,2%. Nguyên nhân chính là do các
tụ điểm vui chơi như nhà hàng, quán bar và câu lạc bộ đêm đóng cửa, nhu cầu làm đẹp
cũng từ đó mà suy giảm.
Tình hình tiêu dùng của sản phẩm khử mùi cũng ảm đạm. Tốc độ tăng trưởng của
Q1/2020 vẫn duy trì ở mức 2% như năm 2019, và bắt đầu tụt dốc vào Q2. Lý do của sự
tác động chậm trễ này là khả năng thâm nhập ngành hàng tại thị trường chủ lực Trung
Quốc suy yếu bởi đại dịch.
Tuy nhiên , danh mục kem dưỡng ẩm tăng trưởng trở lại cuối Q3/2020 khi mức giảm
chỉ còn 1,3%. Trong khi đó, doanh số của mặt hàng này ở Q1 giảm 2,2% và Q2 giảm
2,3%. Danh mục chăm sóc tóc, răng miệng tăng trưởng chậm lại và duy trì tốc độ đó
xuyên suốt năm 2020. Hơn nữa, càng về cuối năm, hiệu suất của hai 2 danh mục càng
được cải thiện rõ rệt.
15


Vì sự bùng nổ mạnh mẽ của đại dịch , danh mục dung dịch rửa tay và xà phòng đạt
mức tăng trưởng đáng chú ý nhất. Việc người dân chú trọng giữ gìn vệ sinh hơn cả, cũng
như chính phủ khuyến khích dùng gel rửa tay đã mang lại lợi ích to lớn cho danh mục.
Nhìn chung, cuối Q3/2020, các mặt hàng này đạt mức tăng trưởng đến 12,6%, và doanh
thu cả năm 2020 có thể hơn 15%.
Trước COVID-19, thị phần bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) của
ngành hàng chăm sóc cá nhân và sắc đẹp cao gấp đôi so với tổng FMCG, và tiếp tục tăng
thêm 3,7% vào cuối năm 2019. Cụ thể, doanh thu từ kênh chiếm 19% chi tiêu ngành
hàng, đóng góp 74% tăng trưởng.
Xu hướng này càng được thúc đẩy hơn nữa trong khủng hoảng dịch bệnh. Doanh số
bán hàng trên TMĐT đến cuối tháng 9/2020 tăng thêm 3,2%. Khơng có dấu hiệu chậm
lại, kênh này được dự đoán sẽ đạt hơn 23% chi tiêu vào cuối năm 2020.


II. Cơ hội, thách thức và giải pháp.
16


2.1 Cơ hội và thách thức.
2.1.1 Cơ hội.
Chúng ta có thể thấy rất rõ khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, các nhu cầu
khác cũng sẽ gia tăng rất nhiều. Điển hình nhất chính là nhu cầu làm đẹp, chăm sóc bản
thân. Nếu như trước đây, làm đẹp chỉ là đặc quyền của phái nữ, của những ai “dư dả”, thì
ngày nay mọi giới, mọi lứa tuổi và đa dạng tầng lớp có thể sử dụng các dịch vụ làm đẹp
để giúp mình tự tin hơn.
Khi nhu cầu người dùng tăng cao, kéo theo đó là sự tăng trưởng không ngừng của các
cơ sở cung ứng dịch vụ. Theo thống kê, mỗi năm tại Việt Nam sẽ có khoảng 2.000 đơn vị
kinh doanh lĩnh vực Spa hay thẩm mỹ viện mở ra.
Hiện tại, ngành dịch vụ làm đẹp được đánh giá là một trong những ngành xu hướng, có
tiềm năng phát triển mạnh mẽ bởi nhu cầu làm đẹp thời nào cũng có, và khi cuộc sống
càng đi lên thì tất yếu chúng ta sẽ yêu bản thân hơn, sẽ chú trọng đến hình thức bên ngồi
hơn.
Chính điều này đã ra cơ hội việc làm hấp dẫn một bộ phận lớn người lao động.
2.1.2 Thách thức.
Để mở spa bên cạnh việc đầu tư vốn thì việc trang bị kiến thức và hiểu biết sâu sắc về
ngành spa là rất quan trọng.
Ngoài kỹ năng quản lý bạn cần phải có sự am hiểu về thị trường spa, nhân sự, xây
dựng thương hiệu cũng như quảng bá như thế nào,…cần phải hiểu và nắm chắc những
yếu tố này thì mới thúc đẩy cho việc kinh doanh spa được thành công.
Thị trường Việt Nam hiện nay ngành spa vẫn còn khá nhỏ lẻ, chưa được đầu tư bài bản
nên cũng chưa tạo được tiếng vang lớn. Chính vì vậy, để kinh doanh nghề spa thành cơng
thì bạn phải có lịng đam mê thật sự, nhiệt huyết với nghề, có khả năng xây dựng và hiểu
biết về thị trường.

Bên cạnh đó phải thường xuyên cập nhật những công nghệ mới để mang lại những
dịch vụ tốt nhất cho khách hàng nhằm nâng cao cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh.

17


2.2 Giải pháp.
2.2.1 Giải pháp cho ngành chăm sóc sức khỏe.
 Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số là một trong những phân khúc phát triển nhanh nhất
của thị trường chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số sử dụng nhiều công
nghệ khác nhau để cải thiện chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như cảm ứng từ xa và thiết bị
đeo tay; thông tin y tế và y tế từ xa; công cụ điều chỉnh hành vi sức khỏe; sức khỏe và
phương tiện truyền thông. Người dùng cuối cùng của nó là bệnh nhân, nhà cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người quản lý hệ thống y tế và dịch vụ dữ liệu.
 Thông tin: Việc thiếu thơng tin ngành chăm sóc sức khỏe là điểm yếu lớn nhất của y tế
Việt Nam. Do khơng có thông tin đầy đủ và đáng tin cậy, bệnh nhân thường gặp khó
khăn khi lựa chọn các phương pháp điều trị. Do đó, họ thường tìm kiếm thơng tin từ
các nguồn truyền thống (như bạn bè, người thân và các bác sĩ/ y tá quen thuộc). Tuy
nhiên, những nguồn thông tin này đôi khi đã lỗi thời dẫn đến việc đưa ra các quyết
định khơng chính xác hoặc thậm chí có hại cho sức khỏe.
 Cơ sở vật chất: Cả người trẻ và lớn tuổi đều thích cơ sở hạ tầng y tế hiện đại và chất
lượng cao. Họ có xu hướng tránh những bệnh viện công quá đông. Ngoại trừ những
bệnh hiểm nghèo hoặc vì lo lắng về tiền bạc. Khả năng thuận tiện và thoải mái được
đánh giá là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn bệnh viện cho người trẻ. Ngoài
ra, những người lớn tuổi cũng đánh giá cao cơ sở hạ tầng hiện đại, sạch sẽ của các
bệnh viện tư nhân.
 Dịch vụ: Sự gia tăng của các bệnh mãn tính hay các vấn đề về sức khỏe tâm lý đã phát
sinh nhu cầu về phương pháp điều trị riêng tư hơn. Từ đó tạo cơ hội phát triển cho
hoạt động tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến với bác sĩ. Ngay cả đối với các bệnh nói
chung khác, kỳ vọng của bệnh nhân về các dịch vụ chất lượng cao vẫn còn. Trên thực

tế, dịch vụ là yếu tố quan trọng thứ ba, sau danh tiếng bệnh viện và chất lượng bác sĩ
khi lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
 Sử dụng thuốc: Tình trạng lạm dụng kháng sinh ở Việt Nam đang ở mức đáng báo
động. Nguyên nhân là do thói quen tự mua thuốc mà khơng cần kê đơn của bác sĩ. Các
dược sĩ thường chẩn đoán, kê đơn và cấp phát thuốc cho người tiêu dùng. Ba loại
kháng sinh phổ biến hàng đầu ở Việt Nam là Amoxicillin, Cephalexin và
Azithromycin. Nếu vấn đề này không được kiểm soát, bệnh nhân Việt Nam sẽ bị
kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng.
18


 Y tế dự phòng: Sự gia tăng của các bệnh mãn tính và đại dịch gần đây (SARS, Covid19) cho thấy nhu cầu ngày càng tăng về chăm sóc sức khỏe dự phòng mạnh mẽ. Tuy
nhiên, y tế dự phòng vẫn còn chưa phát triển ở Việt Nam. Thiếu đào tạo về chăm sóc
sức khỏe dự phịng chun nghiệp đã tạo ra một điểm nghẽn lớn về nguồn nhân lực.
Chúng ta cần hệ thống chăm sóc sức khỏe dự phịng tồn diện và cập nhật thường
xun.
2.2.2 Giải pháp cho ngành chăm sóc sức đẹp.
 Số hóa.


Sự phát triển của thời đại kỹ thuật số là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự
tăng trưởng mạnh của thị trường làm đẹp tại Việt Nam. Dễ dàng truy cập Internet thông
qua điện thoại di động giúp tạo ra cầu nối cho người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với
những xu hướng làm đẹp mới nhất, việc tra cứu thông tin sản phẩm cũng trở nên dễ
dàng hơn và đơn giản hơn quá trình mua sắm trên các nền tảng trực tuyến.



Sự bùng nổ của kỷ nguyên công nghệ cũng đã làm thay đổi nhiều đến hành vi mua
sắm của người dùng, từ việc lực chọn sản phẩm và kênh mua sắm đến xuyên suốt quy

trình mua hàng.

 Đa dạng sản phẩm


Thị trường mỹ phẩm đã và đang cung cấp đa dạng vô vàn các mặt hàng khác nhau
với vô vàn các sản phẩm mới, thương hiệu mới, kích thích nhu cầu mua sắm của người
tiêu dùng.

19




Bên cạnh đó, thế giới cơng nghệ hiện nay cũng mở ra nhiều cuộc chơi cho nhiều
thương hiệu mới, trao tiếng nói cho những thương hiệu trẻ mới thành lập và đẩy cao
vai trò của KOLs trong việc giới thiệu và quảng bá sản phẩm.

 Sử dụng người ảnh hưởng (Influencers/KOLs)
 Có một sự thật là quảng cáo thương hiệu hiện nay khơng cịn đạt hiệu suất tối đa. Trên
thực tế, người tiêu dùng hiện nay trở nên khôn ngoan hơn trong việc mua sắm cũng
như thận trọng hơn với những thông tin mà họ nhận được. Bởi vậy nên tiếng nói của
những người ảnh hưởng (Influencers/KOLs) dần trở nên quan trọng và là nguồn tiếp
nhận thông tin đáng tin cậy. Người tiêu dùng hiện nay đánh giá cao thông tin về sản
20


phẩm đến từ những chuyên gia đáng tin cậy, có kiến thức sâu rộng và đúng chuyên
môn về lĩnh vực đang tìm kiếm.


21


III. Kết luận.
Thị trường chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe hiện tại đang có tiềm năng phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là trong giai đoạn hậu Covid-Thời điểm mọi người quan tâm đến sức khỏe
của mình hơn. Tuy nhiên, phần lớn do các doanh nghiệp kinh doanh về ngành hàng chăm
sóc sức khỏe, làm đẹp tại Việt Nam chưa được đầu tư bài bản q trình phát triển cịn gặp
khá nhiều khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn các yếu tố kinh tế-xã hội biến động mạnh
mẽ như hiện nay. Do đó, doanh nghiệp muốn dấn thân vào thị trường này, hãy trang bị
cho mình lượng kiến thức đầy đủ về thị trường, công nghệ,.. để đề ra được chiến lược
phát triển hợp lý, đúng đắn ngay từ đầu thì mới có thể trụ vững, phát triển được.

22



×