Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(TIỂU LUẬN) báo cáo môn học THỊ TRƯỜNG ĐỊNH CHẾ CHỦ đề 2 THỊ TRƯỜNG CÔNG cụ nợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.62 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


BÁO CÁO MÔN HỌC : THỊ TRƯỜNG ĐỊNH CHẾ
CHỦ ĐỀ 2 : THỊ TRƯỜNG CƠNG CỤ NỢ

Thành viên nhóm : Biện Thị Hồng Nhung
Dương Thị Nga
Phan Thị Anh Thơ
Nguyễn Thị Thùy Dung
Nguyễn Đình Minh
Quang
Lớp : 45K06.6
GVHD : Nguyễn Thị Nhã Uyên


Đà Nẵng , 23/03/2021

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................................1
Phần 1.
1.

Sự phát triển ( quy mô , đặc điểm ) của các công cụ nợ ngắn hạn tại Việt Nam....................................3
Tín phiếu kho bạc ở Việt Nam:...................................................................................................................3

a.

Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc:...................................................................................................................3


b.

Hình thức tín phiếu Kho bạc:..............................................................................................................3

c.

Lãi suất phát hành:...............................................................................................................................3

d.

Phương thức phát hành:......................................................................................................................3

e.

Phương thức thanh tốn tín phiếu:.....................................................................................................4

f.

Tình hình thực tế của tín phiếu kho bạc tại Việt Nam:.....................................................................4

2.

Thương phiếu..............................................................................................................................................4

3.

Hối phiếu.....................................................................................................................................................4

4.


Chứng chỉ tiền gửi:......................................................................................................................................5
a.

Đối tượng phát hành:...........................................................................................................................5

b.

Thời gian phát hành:............................................................................................................................5

c.

Hình thức phát hành:...........................................................................................................................5

d.

Phương thức thanh toán gốc, lãi:........................................................................................................5

e.

Phương thức thanh toán:.....................................................................................................................5

5.

Hợp đồng mua lại chứng khoán (Repo):.....................................................................................................6

Phần 2.

Sự phát triển của thị trường trái phiếu ở Việt Nam................................................................................7

1.


Trái phiếu chính phủ...................................................................................................................................7

2.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp...........................................................................................................11

Phần 3.
1.

Đặc điểm của thị trường trái phiếu chính tại Việt Nam........................................................................13
Thị trường trái phiếu chính phủ............................................................................................................13

Phần 4.

Vấn đề tồn tại và cơ hội phát triển của thị trường công cụ nợ tại Việt Nam........................................16

1.

Khái niệm..................................................................................................................................................16

2.

Vấn đề tồn tại của thị trường công cụ nợ tại Việt Nam.............................................................................16
a.

3.

2 vướng mắc lớn trong sự tồn tại của thị trường công cụ nợ.........................................................16
Cơ hội phát triển của thị trường công cụ nợ.............................................................................................17


1


NỘI DUNG VÀ CÂU HỎI
Phần 1 : Sự phát triển ( quy mô , đặc điểm ) của các công cụ
nợ ngắn hạn tại Việt Nam
Phần 2 : Sự phát triển của thị trường trái phiếu ở Việt Nam
Phần 3 : Đặc điểm của thị trường trái phiếu tại Việt Nam
Phần 4 : Vấn đề tồn tại và cơ hội phát triển của thị trường
công cụ nợ tại Việt Nam

2


Phần 1. Sự phát triển ( quy mô , đặc điểm ) của các công cụ nợ ngắn hạn tại Việt Nam
Thị trường tiền tệ:


Thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các cơng cụ tài chính có kỳ hạn dưới một năm



Các cơng cụ tài chính ngắn hạn thường được gọi là giấy tờ có giá ngắn hạn



Các cơng cụ tài chính ngắn hạn ở Việt Nam bao gồm: tín phiếu kho bạc, thương phiếu,
hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại chứng khốn (Repo)...
1. Tín phiếu kho bạc ở Việt Nam:

a. Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc:
– Tín phiếu Kho bạc ở Việt Nam có kỳ hạn chuẩn là 13 tuần, 26 tuần hoặc 52 tuần;
– Các kỳ hạn khác của tín phiếu kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tùy
theo nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng khơng vượt quá 52 tuần.
– Mệnh giá phát hành: tín phiếu Kho bạc Việt Nam có mệnh giá là một trăm nghìn
(100.000) đồng hoặc là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
– Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam.
b. Hình thức tín phiếu Kho bạc:
– Tín phiếu Kho bạc được phát hành dưới hình thức bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành;
– Chủ thể tổ chức phát hành quyết định cụ thể về hình thức đối với mỗi đợt phát
hành.
c. Lãi suất phát hành:
– Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, lãi suất phát hành
do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định.
– Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
lãi suất phát hành là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 95/2018/NĐ-CP
d. Phương thức phát hành:
– Đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản
3, khoản 4, khoản 5 Điều 15 của Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
– Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu phát hành tín phiếu Kho bạc
hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo
quy định của Bộ Tài chính.

3


– Phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại Điều 12
Nghị định 95/2018/NĐ-CP.

e. Phương thức thanh tốn tín phiếu:
– Tín phiếu được thanh toán một lần cả gốc và lãi vào ngày đáo hạn.
f. Tình hình thực tế của tín phiếu kho bạc tại Việt Nam:
 Số lượng nhà đầu tư đã được cơng nhận là thành viên tham gia đấu thầu tín phiếu
đông nhưng trên thực tế, số thành viên tham gia mỗi phiên là rất ít, đặc biệt là đối với
các ngân hàng thương mại cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
 Trong tổng số hơn hai chục phiên đấu thầu thì có đến 16/21 phiên khơng có khối
lượng trúng thầu. Điều đáng nói nữa là, ngồi việc khối lượng trúng thầu khá khiêm
tốn thì số lượng thành viên tham gia cũng rất ít, trung bình chỉ có từ 1 đến 2 thành
viên tham gia dự thầu.
 Nguyên nhân chủ yếu là khối các ngân hàng này chưa quan tâm tới thị trường này do
đầu tư vào Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn trung bình 3 - 5 năm có mức lãi suất cao
hơn và thời gian đầu tư phù hợp hơn. Điều này cũng dẫn tới lượng vốn khả dụng dư
thừa để đầu tư vào tín phiếu vẫn còn hạn chế.
2. Thương phiếu
Thực trạng sử dụng thương phiếu ở Việt Nam thời gian qua:





Nghiệp vụ kinh doanh thương phiếu tuy có phát triển, nhưng thị trường thương phiếu
Việt Nam chưa thực sự hình thành.
Thương phiếu chủ yếu được dùng trong thanh toán quốc tế. Các doanh nghiệp Việt
Nam tiến hành giao dịch thông qua các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ doanh số thanh
tốn có sử dụng thương phiếu chiếm đa phần, khoảng trên 80% tổng doanh số thanh
toán quốc tế ở hầu hết các ngân hàng thương mại.
Ngồi ra, trong q trình phát triển các nghiệp vụ thanh tốn bằng thương phiếu, các
tổ chức tài chính trung gian đã không chỉ đưa thương phiếu trở thành một cơng cụ hữu
ích trên thị trường vốn ngắn hạn, mà cịn góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập của

thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính thế giới.

3. Hối phiếu




Theo Luật Các cơng cụ chuyển nhượng của Việt Nam năm 2005 quy định: “Hối phiếu
đòi nợ là giấy tờ có giá do Người ký phát lập, u cầu Người bị ký phát thanh tốn
khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định
trong tương lai cho Người thụ hưởng”.
Có hai loại thời hạn trả tiền: thời hạn trả tiền ngay và thời hạn trả tiền về sau. Trong
thực tiễn sử dụng hối phiếu đòi nợ, thường xảy ra trường hợp ghi thời hạn không rõ
ràng. Song theo luật của Việt Nam quy định sẽ coi như là hối phiếu đòi nợ trả tiền
ngay.

4








Nếu địa điểm ký phát không được xác định cụ thể trên hối phiếu địi nợ, thì sẽ được
coi hối phiếu địi nợ đó là phát hành tại địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của
Người ký phát.
Hối phiếu buộc phải ghi tiêu đề, nếu khơng hối phiếu địi nợ sẽ vô giá trị.
Hối phiếu được sử dụng phổ biến trong thanh toán xuất nhập khẩu & thường gắn

với những hình thức thanh tốn quốc tế như Ủy thác thu, L/C ( thư tín dụng).
Bên cạnh đó, hối phiếu cịn được sử dụng như một cơng cụ lưu thơng tín dụng khi nó
được chiết khấu tại ngân hàng, hoặc khi nó có được lưu thơng từ tay người này q
phái tay người khác trong thời gian nó cịn hiệu lực như một thứ hàng hóa được mua
bán trên thị trường tiền tệ.
4. Chứng chỉ tiền gửi:

a. Đối tượng phát hành:
 Khách hàng là tổ chức trong nước hoặc nước ngoài được phép mua Chứng chỉ tiền
gửi theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
b. Thời gian phát hành:
 Kể từ ngày triển khai phát hành 01/10/2020 đến hết ngày 31/12/2020 hoặc đến khi
hết hạn mức phát hành tùy điều kiện nào đến trước.
c. Hình thức phát hành:
 Hình thức: Chứng chỉ tiền gửi ngắn, trung, dài hạn ghi danh.


Loại tiền: VND.



Mệnh giá phát hành: 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng), giá trị
chứng chỉ tiền gửi phát hành phải là bội số của 100.000.000 đồng.



Kỳ hạn: từ 1 tháng cho tới 36 tháng

d. Phương thức thanh toán gốc, lãi:
 Thanh toán Gốc: Thanh toán 01 lần khi đến hạn.



Thanh toán Lãi: Lãi thanh toán cuối kỳ, định kỳ hàng tháng, hàng quý, 06
tháng/lần theo bảng trên.

e. Phương thức thanh toán:
 Chuyển khoản theo yêu cầu của Khách hàng.
Hiện nay các ngân hàng đang chạy đua về mặt lãi suất đối với chứng chỉ tiền gửi, vậy nên
đây chính là cơ hội để mọi người mở chứng chỉ tiền gửi với các mức ưu đãi khủng. Tuy nhiên
nếu đưa ra con số lãi suất cụ thể thì khơng thể bởi qua một thời kỳ ngân hàng sẽ có sự thay
đổi về lãi suất chứng chỉ tiền gửi.
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi các ngân hàng cao nhất hiện nay:


Ngân hàng VIB: Với kỳ hạn 18 tháng thì lãi suất 6,68%/ năm cịn đối với kỳ hạn 24
tháng thì lãi suất lên đến 6,88%/năm
5




Ngân hàng Vietcapital: 10,2% cho kỳ hạn 60 tháng, 9,5% đối với kỳ hạn 24 tháng.



Ngân hàng SHB : Kỳ hạn 6 năm lãi suất 9,1% và kỳ hạn 8 năm lãi suất 9,3%



Ngân hàng ACB: Kỳ hạn 12 tháng mệnh giá tiền gửi 1 tỷ đồng lãi suất tối đa 6%/

năm cố định trong suốt thời gian gửi



Ngân hàng Bản Việt: Lãi suất 8,6%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng – 60 tháng và
18 tháng cũng có lãi suất lên tới 8,5%/năm.



Ngân hàng Eximbank: 8,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng



Ngân hàng Saccombank : Lãi suất chứng chỉ tiền gửi là 9,78%/năm

Hiện nay các ngân hàng chạy đua lãi suất tiền gửi để chiếm thế thượng phong trên thị trường
nhằm huy động vốn nhanh và nhiều nhất. Nhưng chì vì điều đó mà ngân hàng Nhà nước đã
có những cơng văn nhắc nhở nên lãi suất có sự điều chỉnh lại phù hợp.
5. Hợp đồng mua lại chứng khốn (Repo):
Tại Việt Nam, có nhiều cơng ty chứng khốn đã thực hiện loại hình giao dịch repo với nhà
đầu tư. Về bản chất, đây là giao dịch cho vay tiền thông qua hợp đồng mua bán kỳ hạn cổ
phiếu với những điểm chung như sau:
– Hai bên hợp đồng là nhà đầu tư và công ty chứng khốn. Nhà đầu tư ký hợp đồng
mua bán có kỳ hạn với một cơng ty chứng khốn với điều khoản bán cổ phiếu cho
cơng ty chứng khốn theo giá thỏa thuận, thông thường từ 30-65% so với giá thị
trường của cổ phiếu.
– Khi đến hạn, nhà đầu tư mua lại số cổ phiếu này với bằng với giá đã bán cộng với
một khoản phí gọi là “lãi suất repo” tính trên tổng giá trị khoản mua bán và thơng
thường tương đương với lãi suất cho vay của ngân hàng (có cơng ty tính với một
cách khác là giá mua lại với giá cao hơn giá bán ban đầu; và chênh lệch giữa hai

giá này được coi là lãi suất repo).
– Trường hợp giá cổ phiếu giảm quá đến một tỷ lệ nào đó (thơng lệ 20%), cơng ty
chứng khốn có quyền nắm giữ và bán cổ phiếu (thanh lý) để thu hồi vốn. Nếu giá
bán thấp hơn giá đã mua thì nhà đầu tư phải nộp bù cho cơng ty chứng khoán;
ngược lại, nếu giá bán cao hơn giá của công ty đã mua của nhà đầu tư theo hợp
đồng trước đó thì khoản chênh lệch này được trả lại cho nhà đầu tư.
– Mọi quyền lợi liên quan đến cổ phiếu trong thời hạn hợp đồng vẫn thuộc về nhà
đầu tư (cổ tức nếu nhận được sẽ được Cơng ty chứng khốn khấu trừ khi nhà đầu
tư thực hiện mua lại).
Như vậy, giao dịch “repo” ở Việt Nam gần với hình thức giao dịch Bán/Mua lại cổ phiếu và
đa số “repo” ở Việt Nam khơng có sự khác nhau giữa giá bán ban đầu và giá mua lại cổ
phiếu. Xét về mặt lãi suất trong loại giao dịch “repo” này, nhà đầu tư chỉ có thể vay tiền với
mức lãi suất tương đương lãi suất ngân hàng; đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu vốn mà
6


khơng cần phải bán đi chứng khốn. Một điểm lưu ý khác nữa là so với thông lệ quốc tế,
công cụ chứng khoán cơ sở ở đây là cổ phiếu, khác với trái phiếu trong một giao dịch repo
điển hình ở các nước khác.
Phần 2.

Sự phát triển của thị trường trái phiếu ở Việt Nam

1. Trái phiếu chính phủ
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của các thị trường vốn, coi đó là kênh
cung cấp nguồn tài chính dài hạn và đa dạng cho khu vực sản xuất kinh doanh trong nước.
Các thị trường đó ngày càng được nhìn nhận là nguồn thay thế cho viện trợ nước ngoài khi
quốc gia gần đây đã tốt nghiệp trở thành nước khơng cịn nhận vốn vay ưu đãi của Ngân hàng
Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á, lần lượt vào 2017 và 2018. Với tầm nhìn đó, Chính
phủ ban đầu tập trung vào thị trường trái phiếu, như thể hiện qua Lộ trình phát triển thị

trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017-2020. Lộ trình này được ban hành qua một quyết
định của Chính phủ, có mục tiêu nhằm:
(i) xây dựng thị trường bền vững hơn để huy động tài chính trung và dài hạn hỗ trợ cho nền
kinh tế;
(ii) mở rộng mạng lưới các nhà đầu tư về quy mô và chất lượng;
(iii) đa dạng hóa các nghiệp vụ và sản phẩm thị trường;
(iv) nâng cao hiệu quả và minh bạch trên thị trường;
(v) áp dụng và hài hịa với các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế.
Chính phủ đặt mục tiêu thị trường trái phiếu phải đạt quy mô 45% GDP (38% GDP cho trái
phiếu Chính phủ và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, 7% cho trái phiếu doanh nghiệp) vào
năm 2020. Chính vì vậy, các thị trường vốn ở Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm
gần đây. Quy mô thị trường trái phiếu và cổ phiếu tăng mạnh từ dưới 40% GDP năm 2011 lên
đến gần 100% GDP vào tháng 6/2019, tương đương khoảng 68% tổng giá trị tín dụng của
khu vực ngân hàng (Hình II.3). Mặc dù phát triển nhanh, nhưng Việt Nam vẫn đứng sau các
quốc gia khác là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dựa trên
bằng chứng về quy mô các thị trường trái phiếu của họ (Hình II.4). Thị trường trái phiếu ở
Việt Nam phát triển tương đối nhanh là nhờ vào trái phiếu phát hành của khu vực nhà nước,
do hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ hạn chế ở các ngân hàng và các công
ty bất động sản.

7


Đến cuối năm 2018, quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ đạt 39,1% GDP, so với mức chỉ
17,7% GDP vào cuối năm 2011, đạt giá trị danh nghĩa ở mức 50,9 tỷ US$. Thời kỳ phát triển
mạnh nhất diễn ra vào năm 2016 (tăng gần 8% GDP), là năm chuyển đổi vốn vay của BHXH
thành trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, các cấp có thẩm quyền bắt đầu chiến lược tái cân
đối từ vay nợ bằng ngoại tệ sang vay bằng nội tệ, nhằm giảm nguy cơ với những biến động
của ngoại tệ cho khu vực nhà nước. Một lý do nữa là nhằm ứng phó với dự báo nguồn vay ưu
đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế sẽ suy giảm. Dựa vào nguồn trái phiếu nhiều hơn phải đi

kèm với nỗ lực hiện đại hóa khuôn khổ pháp lý. Luật quản lý nợ công, được Quốc hội sửa
đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Đồng thời, Nghị định số 95 được ban hành nhằm quy định
về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch cơng cụ nợ của Chính phủ, qua đó hình
thành nên khn khổ mới cho hệ thống các nhà đầu tư sơ cấp và cơ chế hỗ trợ thanh khoản
thơng qua phương tiện cho vay chứng khốn của Kho bạc Nhà nước (KBNN). Để cải thiện
hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu Chính phủ, ba thơng tư đã được ban hành Thông tư số 110/2018 về phát hành và thanh tốn cơng cụ nợ của Chính phủ, Thơng tư số
111/2018 về mua lại và hốn đổi trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và
trái phiếu chính quyền địa phương, Thơng tư số 30/2019 về đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao
dịch và thanh tốn cơng cụ nợ của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh. Các thông tư trên
được thiết kế nhằm loại bỏ những bất cập trong quy định hiện hành đồng thời tạo điều kiện
quản lý cơ cấu nợ (thông qua mua lại và hoán đổi), tạo thuận lợi cho hoạt động của hệ thống
các nhà đầu tư sơ cấp. Cơ chế cho vay chứng khoán (hỗ trợ thanh khoản) của KBNN và cho
phép nhà đầu tư sơ cấp giao dịch trong cùng ngày nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống kiến
tạo thị trường.

8


Tiếp tục hỗ trợ chiến lược trên, Chính phủ đã ban hành một số cơ chế trên thị trường nhằm
cải thiện hoạt động của thị trường trái phiếu trong nước.
• KBNN đã áp dụng đấu thầu định kỳ, công bố ngày đấu thầu cho cả năm. Lựa chọn về kỳ
hạn đã trở nên dễ tiên liệu hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, thông tin mới chỉ được công bố
ngay trước khi đấu thầu, chưa giúp được nhà đầu tư lên kế hoạch từ sớm.
• Chương trình phát hành trái phiếu theo mốc chuẩn do KBNN triển khai sẽ giúp giảm tình
trạng manh mún của danh mục nợ. Số lượng các công cụ trên thị trường bắt đầu đã giảm
xuống, tuy nhiên danh mục hiện hành vẫn gồm trên 170 công cụ có thể giao dịch trên thị
trường vào tháng 6/2019. Kể từ đầu năm 2019, KBNN tăng quy mô phát hành theo mốc
chuẩn và liên tục hoàn thành chỉ tiêu về quy mô đối với trái phiếu 10 năm và 15 năm. Chỉ
tiêu về khối lượng dư nợ trái phiếu theo mốc chuẩn, hiện tương đương khoảng 500 triệu US$,
dự kiến sẽ tăng lên trong các năm tới, qua đó cải thiện thêm về thanh khoản cho các công cụ

và hỗ trợ làm gọn danh mục. Các nghiệp vụ quản lý cơ cấu nợ cũng được nghiên cứu nhằm
giảm tính manh mún của danh mục đồng thời giảm rủi ro đảo nợ của trái phiếu Chính phủ
theo mốc chuẩn.21 Nhờ sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ, đường cong lợi suất
từng bước được kéo dài lên đến 30 năm với các đợt phát hành định kỳ cho kỳ hạn 5, 7, 10,
15, 20, và 30 năm, tạo ra lãi suất tham chiếu cho thị trường của khu vực tư nhân . Hầu hết các
đợt phát hành trong chín tháng đầu năm 2019 đều được thực hiện trong phân khúc 10 và 15
năm do nhu cầu của Quỹ Bảo hiểm Xã hội (BNXH) và các lý do khác (Hình II.7). Bên cạnh
đó cịn có nhu cầu lành mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm về các phân khúc dài hạn hơn,
do tài sản nợ của họ có tính chất dài hạn hơn, qua đó hỗ trợ từng bước tăng phát hành ở phân
khúc kỳ hạn trên 15 năm. Kỳ hạn bình qn của danh mục trái phiếu Chính phủ được kéo dài
đáng kể trong những năm qua, tăng từ 3,18 năm vào năm 2011 lên đến 6,83 năm vào cuối
năm 2018.
9


Nhờ cải thiện về thị trường sơ cấp và quy mô thị trường tăng lên, thanh khoản trên thị trường
thứ cấp cũng tăng lên .Giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp được cải thiện với tốc độ quay
vòng bình quân hàng ngày rơi vào khoảng 10.000 tỷ VND mỗi ngày năm 2019 so với 1.670
tỷ VND mỗi phiên năm 2013 và 6.285 tỷ VND năm 2016. Ngân hàng là các thành viên chính
tham gia vào trên 80% khối lượng giao dịch, trong khi mức độ tham gia của nhà đầu tư nước
ngoài giảm từ gần 20% năm 2013 xuống dưới 5% trong năm 2018. Trong thời gian tới, các
cấp có thẩm quyền cần tiếp tục làm gọn danh mục và cải thiện khả năng dự liệu về các đợt
phát hành. Các cấp có thẩm quyền nên áp dụng chỉ tiêu về phát hành theo mốc chuẩn và tiếp
tục mở lại mã trái phiếu cho đến khi quy mô mục tiêu được hoàn thành đầy đủ trên từng phân
khúc kỳ hạn. Nỗ lực đó cần song hành với nỗ lực cải thiện về quản lý ngân quỹ vì huy động
vốn bằng trái phiếu đòi hỏi phải quan tâm hơn đến biến động về thanh khoản, đặc biệt thông
qua Tài khoản kho bạc duy nhất (TSA). Cuối cùng, bốn cơ quan liên quan đến quản lý nợ của
Chính phủ cần tăng cường phối hợp, bao gồm:
i) Cục Quản lý Nợ và Tài chính Đối ngoại, Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm về huy động nợ
nước ngồi

ii) Vụ Tài chính và Ngân hàng, Bộ Tài chính, phụ trách về chính sách phát triển thị trường
trong nước;
iii) Kho bạc Nhà nước là nơi thiết kế lịch phát hành và thực hiện huy động nợ trong nước;
iv) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Nâng cao khả năng dự liệu qua cả ba biện pháp kết hợp nêu trên sẽ giúp tăng thanh khoản,
qua đó giúp cải thiện về phát hiện giá, nâng cao độ tin cậy của đường cong lợi suất làm mốc
tham chiếu giá cho trái phiếu ngồi Chính phủ và cuối cùng là cải thiện độ tin cậy của trái
phiếu Chính phủ để trở thành nguồn huy động tài chính phục vụ phát triển kinh tế ở Việt
Nam.

10


Một điểm nữa cần quan tâm là minh bạch về hoạt động trên thị trường thứ cấp. Ngày nay, thị
trường giao dịch mua lại (repo) vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do những rào cản pháp lý.
Do thiếu lãi suất tham chiếu ngắn hạn, chi phí cao khi thực hiện giao dịch mua lại (repo) ngắn
hạn, sự thiếu nhất quán giữa quy định của NHNN và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HNX), các quy định về kế toán và hạn mức nắm giữ, nên các ngân hàng thương mại chưa
đẩy mạnh cách hoạt động trên thị trường giao dịch mua lại (repo) của họ. Đường cong lợi
suất do HNX công bố đến nay chưa nhận được sự tin cậy của các thành viên thị trường vì nó
chưa có khả năng phản ánh các mức thực tế trên thị trường sơ cấp do chậm trễ trong công bố
và công khai thông tin.
2. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trong những năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có phát triển tuy chưa mạnh bằng
thị trường trái phiếu của Chính phủ. Dù sao thì quy mơ thị trường cũng tăng gấp đôi từ 4,1%
GPP năm 2011 lên trên 9,4% GDP năm, 2019, đạt khoảng 590 ngàn tỷ VND vào cuối tháng
6. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành chủ yếu bởi các ngân hàng (chiếm 35% tổng
lượng phát hành), các doanh nghiệp bất động sản (21%) và công ty chứng khoán (5%). Tuy
nhiên, hầu hết trái phiếu doanh nghiệp đều được phát hành riêng lẻ và chưa được niêm yết
trên thị trường chứng khoán của quốc gia. Trong những năm tới, các nỗ lực tái vốn hóa những

ngân hàng quốc doanh lớn, bổ sung vốn cho các DNNN lớn, tài trợ cho các dự án hạ tầng,
bao gồm cả cho dự án phát triển bất động sản sẽ là những động lực chính để phát triển của thị
trường trái phiếu doanh nghiệp. Các lĩnh vực trên đòi hỏi nguồn vốn dài hạn mà khu vực
ngân hàng thường không cung cấp. Sử dụng thị trường trái phiếu trong nước để tái vốn hóa
các ngân hàng quốc doanh và DNNN lớn sẽ gây tác động lớn trong ngắn hạn về cải thiện ổn
định tài chính, có thể thu hút thêm các nhà đầu tư tổ chức trong nước và nước ngoài. Chẳng
hạn, với những giới hạn về nợ và ngân sách hiện nay của Chính phủ, cần phải tìm ra phương
thức mới để huy động vốn phát triển thị trường điện. Nhu cầu tiếp cận các nguồn tài chính
11


mới của ngành điện (EVN) là vô cùng lớn để đảm bảo đầu tư cho ngành nhằm đáp ứng nhu
cầu dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tốt sẽ tạo cơ hội cho nhiều lĩnh vực theo hướng
đem lại các công cụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu vốn của họ, nhưng khuôn khổ quy phạm
pháp luật dường như là trở ngại chính để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn
non trẻ ở Việt Nam. Trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu được phát hành riêng lẻ nên chưa minh
bạch, khơng thể hiện hết được sự tham gia tích cực của cộng đồng các nhà đầu tư tổ chức nói
chung. So với các quy định về chào bán đại chúng, phát hành riêng lẻ khơng địi hỏi cơ quan
quản lý nhà nước phải phê chuẩn và chỉ cần công khai thông tin ở mức tối thiểu cho các nhà
đầu tư, khiến cho khả năng tiếp cận thị trường này trở nên khá đơn giản và ít tốn kém. Vì các
thủ tục phát hành riêng lẻ đơn giản và nhanh hơn nhiều so với thủ tục chào bán trái phiếu đại
chúng, nên hầu hết các đơn vị phát hành đều muốn phát hành riêng lẻ. Ngoài ra, hoạt động
phát hành riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp cho thấy có lỗ hổng về quy định để né tránh phát
hành đại chúng. Mãi đến gần đây, nhiều nhà đầu tư, bao gồm nhà đầu tư cá nhân, mới có thể
mua trái phiếu phát hành riêng lẻ trên thị trường thứ cấp. Tận dụng lỗ hổng quy định đó, một
số trái phiếu dự kiến được bán cho nhà đầu tư cá nhân, đầu tiên được các liên danh hoặc tổ
chức mua trên thị trường sơ cấp (thông qua phát hành riêng lẻ), sau đó được bán lại ngay trên
thị trường thứ cấp. Lỗ hổng quy định này khiến cho thị trường chào bán đại chúng không thể
hoạt động được trên thực tế. Nghị định số 163, ban hành cuối năm 2018 tuy mang tính xây

dựng nhưng chỉ là giải pháp tạm thời và chưa hoàn hảo. Khi cấm bán lại trái phiếu phát hành
riêng lẻ cho các nhà đầu tư cá nhân/ đại chúng trong vòng một năm, mục tiêu là để giữ trái
phiếu phát hành riêng lẻ trong thị trường riêng lẻ. Tuy nhiên, Nghị định chưa xử lý được rủi
ro liên quan đến bảo vệ nhà đầu tư cá nhân/ đại chúng, vì trái phiếu đó rốt cuộc sẽ được sang
tay các nhà đầu tư đại chúng trong khi họ chưa được bảo vệ đầy đủ. Xác định ra định nghĩa
tốt hơn về phát hành riêng lẻ và nhà đầu tư chuyên nghiệp/ đủ điều kiện cũng là nội dung cần
sửa đổi quan trọng trong Luật chứng khoán. Thách thức của thị trường phát hành riêng lẻ
hiện nay là thông tin cơng khai về thị trường cịn hạn chế. Lịng tin là yếu tố căn bản trên thị
trường riêng lẻ, nhưng chưa có nhiều số liệu đáng tin cậy được cơng khai ra công chúng để
họ tiếp cận thông tin thị trường, kể cả số liệu tổng hợp. Mặc dù báo cáo lên các cấp có thẩm
quyền là yêu cầu bắt buộc nhưng số liệu chưa được chia sẻ một cách nhất qn và định kỳ.
Nếu có thơng tin, thơng tin đó chưa đảm bảo chuẩn mực có thể chấp nhận với nhiều nhà đầu
tư chuyên nghiệp. Để cải thiện minh bạch trên thị trường, điều cần thiết là phải đẩy mạnh
hoạt động trên các thị trường trái phiếu doanh nghiệp niêm yết và đại chúng. Một trở ngại
quan trọng với sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là thiếu văn hóa đánh giá
định mức tín nhiệm trên cơ sở công khai thông tin đầy đủ. Hầu hết nhà đầu tư trên thị trường
trái phiếu doanh nghiệp là các ngân hàng. Họ có thể dựa vào mối quan hệ của họ cũng như tài
sản thế chấp khi cần đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Các nhà đầu tư khác, chẳng hạn các
doanh nghiệp bảo hiểm hoặc quỹ tư nhân thường ít được tiếp cận thơng tin về bên vay. Hiện
Chính phủ đang có những nỗ lực nhằm ban hành quy định mới nhằm khuyến khích hình
thành dịch vụ đánh giá định mức tín nhiệm trong nước vì hiện chưa có tổ chức đánh giá định
mức tín nhiệm được công nhận nào đang hoạt động tại Việt Nam. Khi thị trường phát triển
thêm, nhu cầu đặt ra là phải cải thiện hoạt động trên thị trường thứ cấp về trái phiếu doanh
nghiệp. Niêm yết cần được khuyến khích để cải thiện về công khai và khả năng phát hiện giá,
12


thông qua công bố thông tin nhiều hơn về giao dịch và áp dụng giá sạch, là mốc tham chiếu
giá hữu ích hơn, như giá cơ bản để báo cáo và công bố các giao dịch. Cơ chế thị trường và hạ
tầng thanh toán/ bù trừ cũng cần được cải thiện, để loại bỏ yêu cầu phải nộp tiền trước khi

giao dịch, làm hạn chế thanh khoản trên thị trường thứ cấp. Hợp nhất hai sở giao dịch chứng
khoán và nâng cấp hạ tầng thị trường trong thời gian tới sẽ tạo cơ hội để cải thiện chung về
hiệu suất của giao dịch, cơ chế thanh toán, bù trừ.
Phần 3.

Đặc điểm của thị trường trái phiếu chính tại Việt Nam

1. Thị trường trái phiếu chính phủ
Trái phiếu chính phủ là cơng cụ vay nợ đặc biệt của Chính phủ, nó có độ an tồn cao. Vì nó
đặc biệt nên ngồi những đặc điểm chung của trái phiếu, TPCP cịn có những đặc điểm riêng :
 TPCP là loại trái phiếu có độ rủi ro thấp nhất. vì nó có nguồn ngân sách nhà nước đảm
bảo
 Là loại trái phiếu có uy tín cao, an tồn nhất trên thị trường
 Quy mơ phát hành và giao dịch lớn chính vì vậy TPCP có ảnh hưởng lớn đến thị
trường chứng khốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung
 Do TPCP là cơng cụ an tồn, khối lượng phát hành lớn, có nhiều loại ưu đãi, do đó
chủ yếu TPCP do trung gian tài chính nắm giữ.

Qua 10 năm, lãi suất huy động vốn trên thị trường TPCP đã giảm đáng kể, giúp tiết kiệm cho
ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng tiền trả lãi và hỗ trợ tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ
mô của Nhà nước.
Ngược chiều giảm lãi suất, kỳ hạn của các trái phiếu ngày càng tăng. Đến nay, Kho bạc Nhà
nước đã phát hành thành cơng các trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lên tới 30 năm. Nhờ sự đa
dạng kỳ hạn, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn hơn trên thị trường này và ở góc độ quản lý điều
này cũng giúp giảm áp lực trả nợ trong thời gian ngắn và làm tăng hiệu quả cho đầu tư phát
13


triển của toàn xã hội. Nếu như năm 2009, TPCP phát hành chỉ có 4 kỳ hạn 2, 3, 5 và dài nhất
là 10 năm trong đó kỳ hạn 5 năm trở lên chỉ chiếm 15% tổng khối lượng phát hành thì đến

2019 đã có thêm các kỳ hạn dài 15 năm, 20 năm và 30 năm, trong đó kỳ hạn dài từ 10 năm
trở lên đã chiếm đến 90% tổng khối lượng phát hành.
2. Trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khốn phổ biến, có thời hạn từ 1 năm trở lên, do doanh
nghiệp phát hành và có xác nhận nghĩa vụ trợ nợ gốc, lãi và các điều khoản khác. Tất cả sẽ
được thực hiện dựa trên trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu
đó. Mệnh giá của trái phiếu này 100 000 đồng hoặc bội số của 100.000 VNĐ
Trái phiếu DNVN có 7 loại chính:trái phiếu thu nhập, trái phiếu thế chấp, trái phiếu không thế
chấp, trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu có thể chuộc lại, trái phiếu có lãi suất ổn định,
trái phiếu có lai suất thả nổi và trái phiếu chiết khấu. Các loại trái phiếu này có kỳ hạn rất đa
dạng nhưng ln phải đúng theo quy định luật tại nghị định 90/2011/NĐ-CP là phải có kỳ hạn
từ 1 năm trở lên.

14


Tóm lại
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng lành mạnh trong
quý I/2020 và đạt 57,6 tỷ USD vào cuối tháng 3, tăng tới 9,5% so với quý trước.
Điều này chủ yếu là nhờ tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm trái phiếu chính phủ với mức
tăng 10,5% trong quý I/2020 so với quý trước đó, đạt 53,3 tỷ USD và chiếm 92,6% toàn thị
trường trái phiếu quốc gia, theo báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á do Ngân hàng Phát triển
Châu Á (ADB) vừa công bố.
Trái lại, trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam trong quý I/2020 lại giảm 1,7% so với quý
trước đó khi chỉ đạt 4,2 tỷ USD vào cuối tháng 3 do không ghi nhận hoạt động phát hành trái
phiếu mới.

15



Phần 4. Vấn đề tồn tại và cơ hội phát triển của thị trường công cụ nợ tại Việt Nam
1. Khái niệm
Thị trường công cụ nợ là nơi diễn ra việc mua bán , trao đổi các công cụ nợ. rong đó , cơng
cụ nợ là các hối phiếu , cơng trái ,tín phiếu , trái phiếu và các cơng cụ khác làm phát sinh
trách nhiệm phải trả nợ .
Theo đó , cơng cụ nợ bao gồm :




Cơng cụ nợ ngắn hạn : thời gian đáo hạn  1 năm
Công cụ nợ trung hạn : thời gian đáo hạn từ 1  10 năm
Công cụ nợ dài hạn : thời gian đáo hạn từ 10 năm trở lên.
2. Vấn đề tồn tại của thị trường công cụ nợ tại Việt Nam

Trong những năm gần đây , vấn đề hình thành và phát triển thị trường công cụ nợ tại Việt
Nam đã được nhìn nhận như là một trong những nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh
tế đất nước . Trên thực tế , hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam đã xuất hiện từ 2003 với sự ra
đời và hoạt động của công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp – Bộ tài
chính.
Tuy hoạt động mua bán nợ tại Việt Nam đã tồn tại được 15 năm thế nhưng sự phát triển của
thị trường này ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu , chưa có sự
tham gia mjanh mẽ của các nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế.
a. 2 vướng mắc lớn trong sự tồn tại của thị trường công cụ nợ.
 Khung pháp lí quản lí thị trường mua bán nợ
) Đối tượng áp dụng : gồm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và tổ chức, cá
nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ( Nghị định 69 , 2016 )
) Điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ : Doanh nghiệp mua bán nợ khơng được nhận
cấp tín dụng từ ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính ngân hàng đó” ( Nghị
định 69 , khoản 5, Điều 7)

 Hoạt động của các thành phần tham gia trên thị trường mua bán nợ
Hiện nay, trên thị trường mua bán nợ Việt Nam, vẫn chưa có đủ các thành phần cơ bản hoặc
là có nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Đây được coi là một trong những điểm yếu rất lớn
trong phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Nam.
) Về hàng hóa trên thị trường : thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn rất quan trọng thế
nhưng ở Việt Nam huy động vốn này gần như chưa phát triển do nhiều nguyên nhân như tính
thanh khoản và tính minh bạch của doanh nghiệp …
) Về các bên mua nợ , bán nợ :  Hạn chế về số lượng : Số lượng các công ty tham gia mua
nợ chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam hiện còn hạn chế và hoạt động chưa hiệu quả.
16


Hiện bên cầu về mua nợ chỉ có DATC, VAMC và một số công ty mua bán nợ trực thuộc ngân
hàng cũng như công ty mua bán nợ tư nhân
 Hạn chế về năng lực và nhân sự : Năng lực tài chính và nhân sự các cơng ty tham gia mua
bán nợ còn hạn chế đặc biệt là thiếu chuyên gia giỏi trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp.
 Hạn chế về thời gian xử lí nợ và tài sản : Việc tiếp nhận xử lý nợ và tài sản nhìn chung là
chậm, kéo dài
 Hạn chế về vốn : Số vốn của các công ty tham gia mua bán nợ cịn thấp trong khi vẫn chưa
có các quỹ đầu tư lớn tham gia vào thị trường mua bán nợ của Việt Nam
) Về tổ chức quản lí , giám sát hoạt động thị trường : Thị trường mua bán nợ của Việt Nam
hiện vẫn đang giai đoạn sơ khai, vì vậy, vẫn chưa có một cơ quan quản lý nhà nước nào được
giao nhiệm vụ chính thức quản lý và giám sát hoạt động của thị trường này
) Về yêu cầu công bố thông tin : cho tới thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng
được khung pháp lý đủ mạnh có tính răn đe trong việc yêu cầu các doanh nghiệp minh bạch
trong cung cấp thơng tin và cũng chưa có khung pháp lý trong việc bảo vệ nhà đầu tư.
) Về các tổ chức hỗ trợ :  Bên môi giới, tư vấn và cung cấp dịch vụ sàn giao dịch nợ : tuy
nhiên trên thực tế thị trường mua bán nợ hiện nay vẫ chưa có sự tham gia của các bên mơi
giới , tư vấn mua bán nợ chuyên nghiệp


 Các tổ chức tín nhiệm và thẩm định giá : hiện Việt Nam chưa có các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm và thẩm định giá có uy tín
3. Cơ hội phát triển của thị trường công cụ nợ.
Để thị trường công cụ nợ ở Việt Nam có thể phát triển hơn nữa , chúng ta cần thực hiện
những biện pháp nhằm giúp mở ra cơ hội phát triển cho thị trường này
 Hồn hiện khung pháp lí quản lí thị trường mua bán nợ
 Thực hiện tổ chức quản lí giám sát hoạt động thị trường mua bán nợ : Để thị trường mua
bán nợ phát triển, cần đảm bảo lợi ích cho các thành viên chính tham gia vào thị trường cụ
thể là bên bán nợ, bên mua nợ và khách hàng/con nợ mà mấu chốt là đảm bảo hoạt động thu
nợ phải được diễn ra một cách công bằng, minh bạch và hợp pháp
 Quy định các thông lệ tốt nhất về hoạt động của công ty thu/mua nợ : địi hỏi phải có những
tổ chức tư vấn hỗ trợ cho các công ty mua nợ và thu nợ
 Các tổ chức độc lập hỗ trợ :
 Công ty thẩm định giá tài sản chuyên nghiệp : Để thị trường mua bán nợ hoạt động có hiệu
quả thì cần thiết phải có mặt các cơng ty thẩm định giá chun nghiệp có chức năng định giá
độc lập các khoản nợ sẽ được đưa ra mua bán trên thị trường.

17


 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm : đảm bảo tính minh bạch cho thị trường mua bán nợ đặc biệt
liên quan tới quy trình định giá các khoản nợ cần có sự tham gia của các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm, đặc biệt là các cơng ty xếp hạng tín nhiệm trong nước vì kết quả đánh giá xếp hạng do
các cơng ty nước ngồi cung cấp có thể khơng giúp ích gì nhiều do hạn chế của dữ liệu thông
tin

18




×