BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
BÁO CÁO MÔN CÔNG TÁC KỸ SƯ
ĐỀ TÀI : TOP 10 CÔNG VIỆC THÚ VỊ CỦA NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngành: Công nghệ Thông tin
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Hồng Yến
Lớp : 21DTHA5 và 21DTHA6
Nhóm : 2
Sinh viên thực hiện:
1.
Thái Bá Hải Anh – 218060526
2.
Ngơ Trí Ngọc Sơn – 2180603627
3.
Đinh Nguyễn Trí Vĩnh – 2180606845
4.
Ngơ Đức Anh – 2180605463
5.
Đồn Duy Long - 2180605864
TP. Hồ Chí Minh, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
BÁO CÁO MÔN CÔNG TÁC KỸ SƯ
ĐỀ TÀI : TOP 10 CÔNG VIỆC THÚ VỊ CỦA NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Ngành: Công nghệ Thông tin
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Hồng Yến
Lớp : 21DTHA5 và 21DTHA6
Nhóm : 2
Sinh viên thực hiện:
1.
Thái Bá Hải Anh – 218060526
2.
Ngơ Trí Ngọc Sơn – 2180603627
3.
Đinh Nguyễn Trí Vĩnh – 2180606845
4.
Ngơ Đức Anh – 2180605463
5.
Đồn Duy Long - 2180605864
TP. Hồ Chí Minh, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
- Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm em xin gửi đến cơ Lê Hồng Yến ở môn Công
tác kỹ sư ngành Công nghệ thông tin,cô đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập tại lớp. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo
của cô nên đề tài nghiên cứu của nhóm em mới có thể hồn thiện tốt đẹp.
- Bài báo cáo được nhóm em thực hiện trong khoảng thời gian gần 1 tuần. Lần đầu làm
báo cáo nhóm em cịn hạn chế và cịn nhiều bỡ ngỡ nên khơng tránh khỏi những thiếu
sót , chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của cô, và các bạn
cho bài báo cáo này được hồn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao
kiến thức của nhóm.
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................... i
MỤC LỤC.......................................................................................... ii
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................ iii
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU 10 CÔNG VIỆC TRONG NGÀNH
CƠNG NGHỆ THƠNG TIN............................................................... 1
2.1 Phân tích hệ thống máy tính.....................................................................1
2.2 Thiết kế và phát triển website...................................................................3
2.2.a Thiết kế website ( Web design ).................................................................................3
2.2.b Phát triển website ( Web development )..................................................................6
2.3 Thiết kế game............................................................................................. 8
2.4 Chuyên gia bảo mật.................................................................................11
2.5 Lập trình ứng dụng di động....................................................................12
2.6 Kĩ sư phần mềm.......................................................................................14
2.7 Quản trị cơ sở dữ liệu..............................................................................16
2.8 Quản trị mạng..........................................................................................18
2.9 Kỹ thuật viên thơng tin y tế.................................................................... 20
2.10 Lập trình viên Java ( Java Developer )................................................22
CHƯƠNG 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển của ngành CNTT trong thời đại 4.0 đang ngày càng mạnh mẽ
ở Việt Nam. Nhất là trong những năm gần đây, ngành này đã thu hút rất nhiều bạn trẻ
tìm hiểu và theo học. Đặc biệt là những bạn đam mê cơng nghệ, máy tính và lập trình.
Tuy nhiên, ở trong ngành CNTT lại có rất nhiều cơng việc khác nhau với các vai trị
khác nhau. Vì vậy, bài báo cáo này của nhóm em sẽ giới thiệu về 10 công việc được
coi là thú vị và dành được nhiều sự quan tâm nhất trong ngành CNTT hiện nay.
1
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU 10 CÔNG VIỆC TRONG
NGÀNH CÔNG NGHỆ THƠNG TIN
2.1 Phân tích hệ thống máy tính
a. Khái niệm :
- Một chuyên gia phân tích hệ thống máy tính có nhiệm vụ giúp cho một cơng ty hay
tổ chức sử dụng cơng nghệ máy tính một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
- Người đó sẽ tích hợp công nghệ mới vào hệ thống hiện tại của công ty. Phân tích chi
phí và lợi ích để xác định xem liệu việc đó có cần thiết và tương xứng với chi phí tài
chính bỏ ra hay khơng? Việc nâng cấp đó có phục vụ cho các cơng việc, hoạt động của
cơng ty hay tổ chức đó hay khơng?
b. Vai trị :
- Nhà phân tích hệ thống máy tính hoạt động giống như một nhà điều tra kỹ thuật số.
Họ ghi lại các hệ thống công nghệ để biết, thay đổi, cải tiến và giúp xây dựng lại các
hệ thống này. Điều này có thể bao gồm việc tìm hiểu lý do tại sao một hệ thống máy
tính bị lỗi bằng cách sử dụng phần mềm cụ thể để theo dõi các ứng dụng, hệ thống, cơ
sở dữ liệu và mạng.
- Ở mọi giai đoạn của vòng đời phát triển hệ thống, các nhà phân tích hệ thống máy
tính hợp tác với các lập trình viên máy tính, nhà thiết kế trải nghiệm người dùng và
người kiểm tra đảm bảo chất lượng để xây dựng hệ thống máy tính. Họ cũng làm việc
chặt chẽ với giám đốc điều hành của tổ chức, cũng như tư vấn cho các thành viên khác
trong nhóm cơng nghệ để hiểu rõ hơn về cách hệ thống máy tính có thể phục vụ tốt
nhất cho tổ chức. Họ thường chuyên về một số loại hệ thống máy tính cụ thể cho
ngành mà họ làm việc, chẳng hạn như hệ thống máy tính kỹ thuật hoặc hệ thống máy
tính tài chính. Trong một số trường hợp, những nhà phân tích này được gọi là người
quản lý dự án CNTT, vì họ theo dõi tiến độ của dự án để đảm bảo rằng các mục tiêu
chi phí, thời hạn và tiêu chuẩn được đáp ứng.
- Các nhà phân tích hệ thống máy tính sử dụng mơ hình dữ liệu để thiết kế hệ thống
máy tính, giúp họ có thể xem xét các quy trình và luồng dữ liệu ngay cả trước khi
bất kỳ chương trình nào được viết.
2
- Khi các chương trình đã được viết xong, các bài kiểm tra chuyên sâu sẽ được tiến
hành và thông tin sẽ được phân tích để nhận ra bất kỳ xu hướng nào trong dữ liệu có
thể đưa ra manh mối về cách tăng hiệu suất và hiệu quả của hệ thống.
- Các nhà phân tích hệ thống máy tính sẽ đưa ra các yêu cầu về dung lượng bộ nhớ và
tốc độ mà hệ thống máy tính cần, chuẩn bị sơ đồ cho các kỹ sư hoặc lập trình viên sử
dụng khi xây dựng hệ thống và tham gia giải quyết các vấn đề nảy sinh sau khi hệ
thống ban đầu được thiết lập.
Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính chia làm 3 loại:
Chuyên gia thiết kế hệ thống: Tìm giải pháp kỹ thuật phù hợp với mục tiêu dài
hạn của công ty hoặc tổ chức.
Chuyên gia phân tích đảm bảo chất lượng phần mềm (QA): Kiểm tra và chẩn
đoán các vấn đề trong các hệ thống máy tính.
Chun gia phân tích lập trình: Phát triển và viết mã cho phần mềm đáp ứng
nhu cầu của chủ lao động hoặc của khách hàng.
Hình 1
c. Những kỹ năng cần có của một chun gia phân tích hệ thống máy tính :
Một nhà phân tích hệ thống máy tính phải có một số kỹ năng mềm, hoặc phẩm chất cá
nhân, ngoài các kỹ năng kỹ thuật của họ.
Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phê phán: Những khả năng này sẽ cho
phép bạn dễ dàng xác định các vấn đề. Sau đó đánh giá các giải pháp thay thế
để xác định đó là một trong những tốt nhất.
3
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng lắng nghe tuyệt vời sẽ cho phép bạn hiểu được nhu
cầu của khách hàng hoặc đồng nghiệp. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói mạnh mẽ
sẽ cho phép bạn chuyển tải thông tin hiệu quả.
Đọc hiểu: Bạn sẽ phải đọc hướng dẫn sử dụng và các báo cáo kỹ thuật để theo
kịp những tiến bộ và triển khai công nghệ mới. Đáp ứng được nhu cầu của chủ
lao động hoặc khách hàng.
Viết: Mong muốn đưa ra các báo cáo bằng văn bản về các đề xuất của bạn.
Kỹ năng phân tích: Bạn sẽ cần khả năng phân tích số lượng lớn dữ liệu.
Sáng tạo: Bạn phải có khả năng liên tục tạo ra những ý tưởng mới.
Kiến thức về các ngơn ngữ lập trình như: SQL, C++, Java, XML,…
2.2 Thiết kế và phát triển website
2.2.a Thiết kế website ( Web design )
a. Khái niệm :
- Đây là việc tạo ra bộ mặt website hoàn chỉnh và trình bày các ý tưởng nội dung lên
trên website ấy. Thông qua Internet, người dùng sẽ truy cập được trang này với các
thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy tính, laptop, …. Hiểu đơn giản,
thiết kế web là thiết kế một trang web. Người thiết kế web sẽ chịu trách nhiệm diễn
đạt tốt nhất ý tưởng nội dung của website. Từ bố cục, màu sắc, hình ảnh, … đến cách
bố trí link sao cho thật hài hòa và hợp mắt người dùng. Người làm công việc thiết kế
web được gọi là chuyên viên thiết kế web (Web Designer). Bộ mặt website được gọi
là giao diện (Template) website. Giao diện này có thể ở dạng động hoặc tĩnh.
4
b. Vai trò :
- Người thiết kế web chịu trách nhiệm tạo ra phiên bản sơ khai của một website (thiết
kế web trực quan). Sau quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện, thiết kế hoàn chỉnh sẽ được
chuyển cho các web developer để mã hóa HTML, mã hóa tập lệnh web hoặc hồn
thành các loại mã hóa khác nói chung. Cả web designer lẫn web developer đều làm
việc cho một mục đích chung duy nhất – tạo ra một website hoặc một ứng dụng web
thu hút người dùng.
- Nếu nhiệm vụ chính của nhà phát triển web là sử dụng các ngơn ngữ mã hóa phức
tạp để xây dựng cấu trúc lõi của trang web nhằm đảm bảo trang web sẽ vận hành mượt
mà, không gặp các trục trặc về mặt kỹ thuật, thì nhiệm vụ chính của người thiết kế web
là sử dụng các yếu tố trực quan (màu sắc, hình dáng) để xây dựng “bộ mặt” của trang
web. Công việc của người thiết kế web tập trung mang lại trải nghiệm trực quan cho
người nhìn nhiều hơn. Có thể tưởng tượng developers như những công nhân xây dựng
trong khi designer đóng vai trị là kiến trúc sư – cả 2 đều cần thiết để xây dựng lên một
website, chỉ là họ phụ trách những phần khác nhau.
Hình 2
5
Thiết kế website được chia làm 2 loại :
1. Trang web tĩnh :
- Website tĩnh là dạng trang web cơ bản. Chúng khơng thường xun thay đổi nội dung
của mình và không được cập nhật bởi người dùng. Với dạng web này để thay đổi nội
dung trên trang web, chủ sở hữu phải truy cập trực tiếp vào các lệnh mã để thay đổi
thông tin và phải biết thiết lập chuyên mục. Hầu hết, các loại trang web này đều được
tạo ra cho thông tin mục tiêu hơn là tương tác.
2. Trang web động :
- Là những trang web có nội dung được cập nhật thường xuyên. Với trang web khi xây
dựng sẽ bao gồm hai phần. Một phần hiển thị trên trình duyệt mà khi truy cập internet,
chúng ta thường thấy và một phần bên dưới được sử dụng để điều khiển nội dung của
trang web, phần nội dung ở phía sau là phần quản trị và thường thì chỉ những người
quản trị trang web mới có quyền truy cập vào. Tính tương tác của trang web động cao
hơn trang web tĩnh.
c. kỹ năng chuyên môn :
Thiết kế đồ họa : Dù không yêu cầu các chứng chỉ, văn bằng liên quan đến mỹ
thuật nhưng một web designer chuyên nghiệp phải nắm chắc được kiến thức về
thiết kế đồ họa như typography (tạo hình các con chữ), phân chia bố cục, tỷ lệ
trang web, phối màu, v.v - toàn bộ những nguyên tắc cốt lõi để thiết kế giao
diện bất kỳ trang web nào.
Thiết kế trải nghiệm người dùng (User experience) : Để thu hút người dùng
dành nhiều thời gian cho trang web của mình, một web designer giỏi cần áp
dụng các nguyên tắc phân cấp (hierarchy) để xây dựng sitemap thật bắt mắt.
Ngoài ra, web designer cũng cần phải có kỹ năng trực quan hóa dữ liệu và tìm
hiểu cách thức người dùng tương tác với các dữ liệu trên website.
Coding (HTML và CSS) : Kỹ năng này trước đây không được chú trọng nhiều,
nhưng với sự phát triển đáng kinh ngạc của công nghệ thông tin, kỹ năng
coding thành thạo đang dần trở thành yêu cầu chuyên mơn đối các vị trí liên
quan đến phát triển website. Coding là cách tối ưu nhất để tạo trang web từ con
số 0, nhúng video hay hình ảnh.
6
Các web designer cần phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình HTML
(Hypertext Markup Language) để xây dựng nội dung website và CSS để tìm
kiếm và định dạng HTML cũng như chữ viết, nội dung trên trang web đó.
Kỹ năng mềm :
Kỹ năng quản lý thời gian : Quy trình phát triển website sẽ được chia thành các
giai đoạn nhỏ và nhiệm vụ của bạn là phải hoàn thành từng công việc trong thời
hạn cho phép. Việc bạn chậm trễ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của
những người khác và tiến độ chung của toàn bộ dự án, uy tín của cơng ty.
Kỹ năng giao tiếp : Khả năng giao tiếp tốt cực kỳ quan trọng với một web
designer do đặc thù công việc phải thường xuyên tương tác, cập nhật thông tin
cho khách hàng hoặc cấp trên về tiến độ công việc. Kỹ năng soạn thảo báo cáo
và thuyết trình cũng phải được đặt lên hàng đầu.
2.2.b Phát triển website ( Web development )
a. Khái niệm :
- Web development chính là người tạo ra những ứng dụng trang web có thể chạy
được trên các trình duyệt web khác nhau. Và là người sẽ thực hiện toàn bộ cơng việc
đó gọi là web developer.
- Ngồi những cơng nghệ lập trình cơ bản như HTML, CSS, JavaScript. Thì các nhà
phát triển web ngày nay cũng đang áp dụng sử dụng nhiều ngơn ngữ lập trình khác
nhau để có thể tạo ra các ứng dụng website chuyên nghiệp hơn. Có thể kể đến một vài
ngơn ngữ phổ biến như PHP, Java, Python, Scala, Asp.net v.v...
b. Vai trò :
- Web developer sẽ chịu trách nhiệm viết code để đảm bảo trang web hoạt động hiệu
quả và trơn tru. Nhờ vậy, người dùng cuối cùng sẽ khơng gặp bất cứ khó khăn gì trong
việc điều hướng trang web đó. Web developer cần khiến website vừa có tính hấp dẫn
với những người dùng nâng cao, vừa có tính đơn giản và thân thiện với những người
dùng mới bắt đầu truy cập.
- Thực tế thì cơng việc của một Web Developer rất đa dạng ở nhiều vị trí và chịu trách
nhiệm khác nhau. Tuy nhiên, Web Developer nói chung chịu trách nhiệm thiết kế giao
diện người dùng, duy trì và mở rộng website cũng như cập nhật xu hướng công nghệ
7
mới. Và dù ở vị trí nào, để đạt được năng suất công việc cao nhất cũng cần phối hợp
một cách đồng nhất với đồng nghiệp.
c. Kỹ năng chuyên môn :
- Kĩ năng front-end : Nói đơn giản: Front-end là những gì người dùng nhìn thấy và
tương tác. Nó là “mặt tiền” của một trang web. Nếu bạn thích thiết kế, bạn có thể tập
trung phát triển những kĩ năng front-end, trở thành một front-end developer. Những kĩ
năng bạn cần phát triển bao gồm:
HTML/CSS/Javascript cơ bản.
Một số thư viện/framework nổi tiếng: Bootstrap, jQuery, AngularJS,
EmberJS.
Kĩ năng thiết kế va sử dụng Photoshop, kiến thức và kinh nghiệm về
UI/UX.
LESS, SASS (stylesheet language).
Sử dụng npm, grunt,… để optimize, minimize HTML/CSS/JS.
Kiến thức về Ajax, cách thiết kế giao diện responsive…
Vai trò của front-end trong 1 dự án là khá quan trọng, vì giao diện là thứ đập vào mắt
người dùng đầu tiên. Front-end developer khơng chỉ thiết kế giao diện đẹp, mà cịn
phải rõ ràng, dễ sử dụng. Người dùng có thể làm việc mình mn một cách đơn giản,
nhanh gọn (Google là một ví dụ).
Hình 3
- Kĩ năng back-end : Back-end là những thứ người dùng khơng nhìn thấy nhưng giúp
cho hệ thống hoạt động trơn tru. Dữ liệu của người dùng, thuật toán phân tích… đều
8
nằm ở back-end. Nếu front-end là lớp sơn, lớp vỏ của một ngơi nhà thì back-end chính
là giàn giáo, xương sườn của ngơi nhà đó. Những kĩ năng bạn cần có gồm có:
Ngơn ngữ server-side để viết back-end: C#, Java, Python, Ruby,…
Dĩ nhiên là phải bao gồm kiến thức về những web framework đi kèm các
ngôn ngữ này: ASP.NET MVC, Spring, Django, Rails…
Kiến thức về database SQL: MS SQL Server, MySQL,… Gần đây
một số
database NoSQL đang khá thịnh hành: Neo4j, MongoDB,…
Kiến thức về web nói chung, cách viết Web Service, cách đăng
nhập và phân quyền.
Kiến thức về 1 số CMS: WordPress, Joomla, Umbraco,…
Kiến thức phần back-end rất nhiều và phức tạp, do đó một back-end developer chỉ nên
tập trung vào 2-3 ngơn ngữ chính, đừng ráng ơm hết kẻo “tấu hỏa nhập ma”. Code
phần back-end thường rất nhiều và “khủng”, do đó cần có cấu trúc tốt, dễ cải tiến và
mở rộng (bằng cách áp dụng SOLID). Back-end developer có thể trau dồi kiến thức để
leo lên vị trí System Analyst hoặc Software Architecture.
- Kỹ năng phân tích thiết kế : Ngày nay ranh giới của phần front-end và back-end
trong lập trình là rất mong manh. Gần như các web developer thường làm tốt phần
back-end đồng thời có kiến thức khá về phần front-end. Việc này sẽ giúp cho các
developer phát triển nhanh hơn mạnh hơn. Đồng thời việc hiểu và có thể làm tốt cả hai
phần back-end và front-end các developer có thể hiểu được tồn bộ trang web của
mình. Họ hiểu trang web đó hoạt động như nào, nó có đang tốt hay đang xấu đi hay
khơng.
Kỹ năng mềm :
Tư duy logic, rõ ràng, khoa học, khả năng sáng tạo.
Kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, khắc phục các lỗi phát sinh…
Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
2.3 Thiết kế game
a. Khái niệm :
- Game design – Thiết kế game được hiểu đơn giản nhất là lên những ý tưởng cho
game bao gồm viết những bản mô tả về game: game này là game gì, cách chơi ra sao,
9
nhân vật trong game như thế nào… Nghề này đòi hỏi người thực hiện phải có được sự
cân bằng giữa tính sáng tạo và tính thực tế để có thể thiết kế được một game hay mà
mọi người đều thích.
- Có khác biệt rất lớn giữa những người thiết kế game và những game thủ. Khác biệt
chủ yếu có lẽ là ở tâm trạng và cách “chơi”. Bạn chơi game chỉ để giải trí, bạn chỉ lựa
chọn game mình u thích nhất, một khi khơng thích nữa thì ngừng chơi. Nhưng
những nhà thiết kế game, ngoài việc chơi game ra, họ cịn phải tìm hiểu đâu là ưu
điểm, đâu là khuyết điểm trong thiết kế, bản thân họ có đủ sức chỉnh sửa cho hồn
thiện hơn khơng và chỉnh sửa thế nào?… Một khi sống với nghề thiết kế game, sự
hứng thú với công việc là tối cần thiết và quan trọng là phải biết cách ni dưỡng hứng
thú đó.
b. Vai trị :
- Thiết kế game tương thích với nhiều thiết bị và nền tảng theo thị hiếu người dùng,
sáng tạo và hấp dẫn nhất.
- Xem xét, lập kế hoạch và chi tiết hóa mọi yếu tố của một trị chơi điện tử mới bao
gồm thiết lập, quy tắc, kịch bản, đạo cụ, giao diện nhân vật và chế độ chơi.
- Xây dựng tài liệu khái niệm và sử dụng tài liệu đó để thuyết phục các bên liên quan
tham gia, đầu tư cho dự án.
- Tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu đối tượng người dùng mục tiêu.
- Chuyển đổi ý tưởng thô thành khái niệm chi tiết và sau đó trực quan hóa ý tưởng
thành game.
- Viết kịch bản và thiết kế bảng phân cảnh.
- Hợp tác với các lập trình viên game, người làm nhạc... để tạo ra nguyên mẫu và
phiên bản đơn giản của game.
- Thực hiện các điều chỉnh đối với các thông số kỹ thuật khi thiết kế game.
- Đào tạo, hướng dẫn tester (hoặc nhân viên QA) để họ có thể kiểm thử game đúng
cách.
10
- Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) của trò chơi, đảm bảo người chơi có trải
nghiệm tốt nhất.
Hình 4
c. Những kĩ năng chun mơn cần có để trở thành lập trình viên game :
Lập trình : bạn cần biết code để có thể tạo dựng các bản prototype thử nghiệm
concept Game
UI Designer : là công cụ thiết kế giao diện người dùng. Kỹ năng sử dụng công
cụ này sẽ giúp bạn thấu hiểu hành vi người chơi, đảm bảo tương tác tốt giữa
Game và người chơi.
Đồ họa : không cần quá suất nhắc nhưng chí ít bạn phải biết vẽ, biết phân chia
bố cục và mô tả đại khái được những gì mình muốn thể hiện trong Game
Làm việc nhóm : sẽ rất khó để bạn tự tạo Game tốt mà không cần đến sự trợ
giúp của người khác. Một đội nhóm tốt và một thái độ chuyên nghiệp khi làm
việc chung sẽ giúp ích rất nhiều cho Game của bạn
Kỹ năng mềm :
Sáng tạo : Đây là cách khai phá ra các hình ảnh, cảm giác, khái niệm trong tâm
trí bạn ngay cả khi bạn chưa nhận thức các đối tượng đó qua các giác quan
thơng thường. Trí tưởng tượng phong phú có thể rèn luyện bằng cách bổ sung
11
các kiến thức phụ trợ trong nhiều lĩnh vực như: phim ảnh, âm nhạc, đi du lịch,
quan tâm đến các nền văn hóa…
Quản lý thời gian : Trong bất cứ ngành nghề nào, đều có gia hạn thời gian hồn
thành. Sự phức tạp của Game Design cần tới cả một đội ngũ làm việc chuyên
nghiệp. Với nhiều bộ phận hoạt động cùng lúc, hoàn thành task (nhiệm vụ)
đúng thời hạn là việc bắt buộc với các nhà thiết kế game.
Tư duy logic : Để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh, nảy ra các ý tưởng vượt
khỏi khuôn mẫu là chưa đủ. Yêu cầu dành cho các game designer là khả năng
tư duy logic để thực tế hóa thành bản thiết kế – Game Designer Document.
Cùng với đó, nghề thiết kế game có cường độ tranh luận cao. Tính logic giúp
bạn bảo vệ được quan điểm hay nói cách khác là đứa con tinh thần của mình
thành cơng.
Tư duy hệ thống: Với bất kỳ vấn đề nào, bạn là người có thể giải thích một cách
ngắn gọn và rõ ràng bản chất của chúng.
Làm việc nhóm : Là một Game Designer, mặc dù mỗi người được làm việc
riêng với một máy, nhưng tinh thần đồng đội rất được coi trọng và là yếu tố
quan trọng. Cách vận hành công việc giữa các cá nhân có sự ảnh hưởng đến
tồn bộ nhóm.
Xử lý vấn đề : Các trục trặc kỹ thuật là việc thường thấy khi làm việc với công
nghệ. Vậy nên Game Designer cần biết cách làm gì để giữ cho mọi thứ hoạt
động trơn tru.
Theo dõi biến động thị trường : Thấu hiểu nhu cầu của người chơi để dự đoán
xu hướng, phát hành các game.
12
2.4 Chuyên gia bảo mật
a Khái niệm :
- Chuyên gia bảo mật mạng là thiết kế, vận hành và đảm bảo sự duy trì ổn định cho
các hạ tầng, hệ thống mạng, đồng thời có những giải pháp chiến lược nhằm khắc phục
các đợt tấn công, các sự cố về an ninh mạng, bảo mật.
- Chuyên gia bảo mật hay còn gọi là hacker mũ trắng : là người trực tiếp tấn cơng hệ
thống với mục đích kiểm tra tính bảo mật của nó, hành động này khơng có mục đích
phá hoại hoặc đánh cắp dữ liệu. Khác với Hacker mũ trắng, Hacker mũ đen tấn công
vào các lỗ hổng không được sự cho phép để nhằm trục lợi cá nhân.
Hình 5
b. Vai trị :
- Cơng việc chính của một chuyên gia an ninh mạng là thiết kế, vận hành và đảm bảo
sự duy trì ổn định cho các hạ tầng, hệ thống mạng, đồng thời có những giải pháp chiến
lược nhằm khắc phục các đợt tấn công, các sự cố về an ninh mạng, bảo mật.
- Khi xảy ra một cuộc tấn công mạng, công việc của các nhà khoa học máy tính và nhà
nghiên cứu an ninh mạng là tìm hiểu xem tin tặc đã làm thế nào để có thể đột nhập vào
được những hệ thống bảo mật tối tân nhất thế giới, và chúng đang làm những gì để thực
hiện ý đồ xấu cũng như gây rắc rối cho người dùng Internet. Đây là vấn nạn nan giải
thường trực, ảnh hưởng tới mọi người và mọi ngành nghề, từ dự án chính phủ tới cửa
hàng bán lẻ cũng như các tập thể và cá nhân trên tồn thế giới.
c. Kỹ năng chun mơn :
13
Kỹ năng quan sát nhạy bén và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Khả năng phân tích vấn đề, tư duy logic cùng sự hiểu biết rộng, chính xác
về đa dạng các hệ thống máy tính khác nhau.
Hiểu về các tiêu chuẩn bảo mật, quy tắc và quy định trong ngành và các mối
đe dọa bảo mật thơng tin mới nhất.
Có khả năng xây dựng, kiểm tra và thực thi các kế hoạch và chính sách khơi
phục hệ thống sau thảm họa tấn công.
Kỹ năng phát hiện rủi ro trên hệ thống xử lý dữ liệu bằng các thử nghiệm
thực tế.
Có kiến thức chuyên môn vững vàng trong cài đặt tường lửa, các phần mềm
bảo mật hoặc mã hóa dữ liệu.
Kỹ năng mềm:
Sáng tạo đưa ra các giải pháp mới khắc phục các đợt tấn công
Tự tin giải quyết vấn đề
Tập trung khi làm việc
Có trách nhiệm trong cơng việc
2.5 Lập trình ứng dụng di động
a. Khái niệm :
- Lập trình ứng dụng di động – Mobile App là việc thiết kế và phát triển những phần
mềm ứng dụng chạy trên thiết bị điện thoại thông minh với những chức năng riêng
biệt của sản phẩm nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người. Một số loại ứng
dụng phổ biến có thể kể đến như ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội, chỉnh sửa hình ảnh,
nghe nhạc, xem phim, đọc sách, ứng dụng game,…
- Hầu hết các ứng dụng di động được tạo ra dựa trên nhu cầu của xã hội, khi con người
ngày càng phát sinh sở thích, nhu cầu thì càng có nhiều nhà cung cấp, cơng ty tận dụng
cơ hội này để xây dựng những ứng dụng di động đáp ứng kịp thời những nhu cầu đó.
Một số loại ứng dụng được phát triển gần đây dựa theo xu hướng thiết kế của xã hội
như ứng dụng đặt món, ứng dụng giao hàng, ứng dụng xe ôm công nghệ, ứng dụng
chụp ảnh đẹp, ứng dụng hẹn hò, ứng dụng đặt vé ( đặt khách sạn, đặt bàn,…).
- Những ứng dụng này thường được phát hành rộng rãi phổ biến trên cửa hàng ứng
dụng App Store (hệ điều hành IOS) và CH Play (hệ điều hành Android).
14
b. Vai trị :
- Bạn sẽ ln được tiếp cận với những tri thức mới. Bạn có thể thấy những kiến thức,
những công nghệ của vài năm trước đây đã hoàn toàn lỗi thời so với hiện tại. Làm việc
trong ngành này, bạn sẽ luôn được nắm bắt những tri thức mới nhất, công nghệ hiện
đại nhất của nhân loại. Nếu bạn là người say mê khám phá và ưa sự mới mẻ, bạn sẽ
không bao giờ cảm thấy nhàm chán.
- Lập trình di động là một lĩnh vực đầy năng động và sáng tạo. Phần lớn các nhân viên
làm việc trong lĩnh vực LTDĐ đều còn rất trẻ, đầy tài năng, hoài bão và khát vọng.
Làm việc trong một cộng đồng như thế, bạn có thể phát huy hết những tiềm năng và
năng lực vốn có của bản thân. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp bạn thể hiện tối đa óc
sáng tạo.
- Bạn có nhiều thách thức và cơ hội để khẳng định mình. LTDĐ là một trong những
nghề có tính cạnh tranh gay gắt và tính đào thải khốc liệt. Bởi đây là lĩnh vực phát
triển với tốc độ nhanh nhất và quy tụ nhiều nhất những trí tuệ siêu việt trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu bạn là người tài năng và có hồi bão, bạn có thể vượt qua tất cả. Hầu
hết những nhân vật nổi tiếng trong ngành Công nghệ thông tin đều khởi đầu từ hai bàn
tay trắng, nhưng ngày nay họ được cả thế giới ngưỡng mộ.
Hình 6
c. Kỹ năng chun mơn :
Thiết kế giao diện người dùng : Có lẽ yếu tố quan trọng nhất của phát triển ứng
dụng di động chính là xây dựng giao diện người dùng (UI) có chất lượng tốt.
Giao diện người dùng của app sẽ đảm nhiệm về mặt tương tác giữa người dùng
15
và phần mềm. Giữa vơ vàn những ứng dụng có sẵn hiện nay, hấp dẫn nhất vẫn
là các ứng dụng dễ sử dụng, có thiết kế bắt mắt và vận hành mượt mà.
Xây dựng ứng dụng đa nền tảng : Một lập trình viên phát triển ứng dụng chun
nghiệp khơng những có kinh nghiệm và có thể viết mã cho một nền tảng, mà cịn
có khả năng để tạo nên các ứng dụng trong mọi nền tảng, cho mọi thiết bị.
Kỹ năng lập trình ngơn ngữ mới : Một kỹ năng thiết yếu khác cần có để lập
trình ứng dụng di động chính là kiến thức lập trình về sử dụng những ngơn
ngữ lập trình mới.
Kỹ năng mềm :
Kỹ năng phân tích : Các nhà phát triển di động cần phải nắm bắt nhu cầu của
người dùng nhằm tạo ra các ứng dụng mà họ muốn sử dụng. Việc phân tích
cách mọi người sử dụng thiết bị di động của họ là rất cần thiết đối với một lập
trình viên ứng dụng di động.
Giao tiếp : Các nhà phát triển di động cần có khả năng giao tiếp thơng qua lời
nói và văn bản. Nếu được yêu cầu phát triển một ứng dụng di động, bạn cần
phải lựa chọn các câu hỏi dành cho khách hàng để hiểu được nhu cầu của họ.
Sáng tạo : Các nhà phát triển phải có khả năng suy nghĩ, sáng tạo về cách thức
người dùng kết hợp các thiết bị di động của họ vào đời sống, từ đó phát triển
các ứng dụng giúp họ hoàn thành những nhiệm vụ khác nhau.
Giải quyết vấn đề : Phần lớn công việc của một nhà lập trình ứng dụng di động
là khắc phục sự cố với những ứng dụng chạy trên nền tảng Android hoặc iOS.
Bạn cần có khả năng nhận biết các vấn đề kỹ thuật khác nhau và nắm cách giải
quyết chúng.
Hiểu biết nhiều ngơn ngữ lập trình : Kiến thức về ngơn ngữ lập trình là rất cần
thiết cho một nhà xây dựng ứng dụng di động.
2.6 Kĩ sư phần mềm
a. Khái niệm :
- Kỹ sư phần mềm là những người tạo ra các sản phẩm phần mềm và hệ thống trên
máy tính.
- Họ thường có tầm nhìn tổng qt và kiến thức chun sâu về ngơn ngữ lập trình, hệ
điều hành cũng như các kĩ thuật ứng dụng toán học, khoa học, thiết kế. Nhiệm vụ
16
chính của họ nói đơn giản là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, khách hàng và so sánh
với nguồn lực của công ty để thiết kế ra những phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
- Cơng nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Bằng
chứng là trong đợt dịch này, chúng ta phải làm việc hằng ngày với các ứng dụng gặp
mặt trực tuyến Zoom, Google Meet và phần mềm tin học như Word, Excel,
Powerpoint,... Và chắc chắn nó sẽ khơng ngừng phát triển trong tương lai. Đó cũng là
lý do vì sao ngành kỹ sư phần mềm đang rất “hot” và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” trên
thị trường việc làm tại Việt Nam.
Hình 7
b. Vai trị :
- Từ quan điểm của khách hàng, các kỹ sư phần mềm sẽ gặp gỡ khách hàng để phân
tích nhu cầu của họ và hiểu chính xác phần mềm mà họ sắp tạo ra cần những yếu tố
nào.
- Một khi các tiêu chí được xác định, thì lập trình viên sẽ bắt đầu thiết kế phần mềm,
điều này sẽ bao gồm phát triển các thành phần khác nhau của phần mềm và làm cho
chúng hoạt động cùng nhau. Là một phần của quá trình này, lập trình viên sẽ tạo ra các
mơ hình khác nhau về cách phần mềm sẽ hoạt động và trông như thế nào.
- Bên cạnh đó kỹ sư phần mềm sẽ phải kết nối với nhiều bộ phận công việc khác để
phát triển sản phẩm. Một khi họ đã tạo ra được bản thiết kế ban đầu, họ sẽ chuyển qua
cho bộ phận lập trình viên và bắt đầu viết code cho phần mềm hoạt động. Các kỹ sư
phần mềm sẽ đồng thời phải kết nối , hiểu khách hàng và các bộ phận khách liên quan
quan trọng khi cần thiết.
17
- Trong giai đoạn cuối cùng, các lập trình viên phần mềm sẽ hỗ trợ trong q trình khi
tích hợp phần mềm vào một doanh nghiệp cụ thể. Sau đó, họ sẽ liên tục hỗ trợ và đề
xuất các bản cập nhật hệ thống trong khi vẫn đảm bảo khách hàng vẫn có thể sử dụng
được trong khi cơng việc bảo trì đang diễn ra.
c. Kỹ năng chun mơn :
Ngơn ngữ lập trình : cần phải biết về các ngơn ngữ lập trình và framework.
Xử lý cơ sở dữ liệu : trong công việc của các kỹ sư phần mềm, điều rất quan
trọng là phải hiểu cách hoạt động của cơ sở dữ liệu. Đây là phần chính của ứng
dụng, nơi dữ liệu đã thu thập được lưu giữ.
Kiểm thử : Lỗi lớn nhất trong q trình sản xuất chính là ngay lập tức triển khai
và sử dụng những đoạn mã chưa được kiểm tra hoặc bị hỏng. Do đó, dù bạn
không phải là một Tester, một trong những kỹ năng làm việc tuyệt vời nhất mà
bạn có thể muốn sở hữu là khả năng kiểm tra và gỡ lỗi mã của chính bạn.
Cấu trúc dữ liệu và thuật tốn : Việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và thuật toán như
thế nào là thứ quan trọng nhất và được kiểm tra nhiều nhất trong kiến thức của
các kỹ sư phần mềm. Vì vậy, đây có thể coi là một trong những kỹ năng làm
việc mà mọi kỹ sư phần mềm nên thành thạo.
Kỹ năng mềm :
Khả năng phân tích thơng tin kỹ thuật phức tạp
Phân tích, thiết kế và thể hiện cấu trúc cơ sở dữ liệu
Khơng ngừng tìm kiếm và học tập các công nghệ mới
Định hướng rõ ràng
Khả năng tự giải quyết vấn đề
Có hứng thú trong việc phát triển trải nghiệm người
dùng
Giao tiếp và viết lách tốt
Làm việc hiệu quả độc lập hoặc trong một nhóm
2.7 Quản trị cơ sở dữ liệu
a. Khái niệm :
- Người Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Administrator) là người thiết kế, chăm sóc hệ
thống thơng tin tới người sử dụng. Xác định các nhu cầu của người dùng thông tin để
18
thiết lập các cơ sở dữ liệu máy tính đảm bảo dữ liệu được bảo vệ một cách an toàn
nhất khi gặp phải sự cố.
- Công việc của Database Admin là tìm cách lưu trữ hiệu quả nhất nhằm đưa thông tin
đến người dùng vào đúng thời điểm. Họ sẽ xác định nhu cầu của người sử dụng để
thiết lập và đảm bảo hệ thơng hoạt động thơng suốt.
Hình 8
b. Vai trò :
- Trách nhiệm của một Database Administrator là rất rộng. Bạn phải làm việc với
nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến CSDL:
- Thiết kế, cài đặt, cấu hình và quản trị cơ sở dữ liệu của cơng ty. Đảm bảo cơ sở dữ
liệu hoạt động hiệu quả và không bị lỗi. Lên kế hoạch, theo dõi và phân bổ tài nguyên
hợp lý cho CSDL như đĩa, bộ nhớ, mạng…Thay đổi, điều chỉnh cấu trúc database khi
có yêu cầu.Quản trị và tối ưu hóa hiệu suất (performance) của CSDL. Đảm bảo CSDL
ln sẵn sàng và tồn vẹn (integrity).Thiết kế, cài đặt, nâng cấp và quản trị database
server. Trong nhiều công ty việc quản trị database server được thực hiện bởi team
server nhưng việc cũng có thể do DBA đảm trách. Quản trị người sử dụng
database.Đảm bảo cơ sở dữ liệu được bảo mật.Sao lưu và khôi phục cơ sở dữ liệu khi
cần thiết trong các điều kiện hoạt động bình thường và khi có thảm họa (disaster
recovery)Một số DBA tham gia vào việc phân tích và cung cấp các dữ liệu báo cáo
19
cho công ty. Đảm bảo việc sử dụng license là đúng theo những gì đã được cấp phép và
thỏa thuận với nhà cung cấp.
c. Kỹ năng chun mơn :
Có nền tảng kỹ thuật vững chắc về cấu trúc cơ sở dữ liệu.
Có kiến thức và kinh nghiệm quản trị những hệ thống cơ sở dữ liệu mà bạn
sẽ làm việc trên đó (Oracle, MS SQL Server, IBM DB2…)
Sử dụng thành thạo ngôn ngữ truy vấn (query language) . SQL (Structured
Query Language) là ngơn ngữ truy vấn thơng dụng nhất.
Có kiến thức về hệ điều hành, phần cứng và mạng sẽ giúp DBA rất nhiều
trong công việc hàng ngày.
Hiểu biết về các ứng dụng (application) liên quan đến cơ sở dữ liệu mà bạn
quản trị sẽ rất lợi thế.
Kỹ năng mềm :
Kỹ năng giao tiếp & làm việc nhóm : cơng việc của Người Quản trị cơ sở
dữ liệu đòi hỏi phải thường xuyên giao tiếp với các đối tượng khác nhau:
end users, developers, quản lý, đội dự án… Vì vậy giao tiếp và làm việc
nhóm tốt là rất quan trọng đối với họ.
Kỹ năng phân tích : là một DBA, bạn cần có khả năng thu thập thơng tin,
phân tích và ra quyết định nhanh chóng để đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu
được vận hành một cách tối ưu nhất.
Chi tiết, cẩn trọng : vì bạn làm việc với khối lượng dữ liệu lớn, chỉ cần một
sai sót nhỏ cũng có thể gây nên những vấn đề lớn không dễ giải quyết. Cẩn
trọng và tỉ mỉ là rất cần thiết đối với một DBA
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Troubleshooting skills) : Bạn cần phải có kỹ
năng đáng giá tình huống, vấn đề để có những giải pháp giải quyết nhanh
chóng khi làm việc với CSDL.
2.8 Quản trị mạng
a. Khái niệm :
- Người quản trị mạng có nhiệm vụ cài đặt, hỗ trợ và quản lý mạng và hệ thống máy
tính giúp thơng tin ln được lưu thơng. Họ thực hiện và duy trì phần cứng và phần
mềm mạng, khắc phục sự cố mạng và đảm bảo an ninh mạng, tính khả dụng và các
tiêu chuẩn hiệu suất.
20
- Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các tổ chức giữ lại và thuê quản trị mạng mới để tối
ưu hóa hệ thống đã có, làm giảm chi phí và tăng năng suất. Trong nền kinh tế mạnh
như hiện nay, các công ty triển khai các công nghệ giao tiếp và mạng mới để tăng lợi
thế cạnh tranh, dẫn đến nhu cầu về quản trị mạng được đào tạo và có bằng cấp tăng
cao để cài đặt, bảo mật và tối ưu hóa hệ thống mới.
Hình 9
b. Vai trị :
- Người quản trị hệ thống mạng phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu
hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng,
giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ
virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin,
phá hoại mạng.
- Công việc cụ thể của một quản trị mạng sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, bảo
hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử thì cần phải tới 1 phịng
quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm. Các doanh
nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một
nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng.