Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.96 KB, 13 trang )

Đề cương ơn thi học kì 1 mơn Lịch sử lớp 8 năm 2021 - 2022
I. Những nội dung chủ yếu thi học kì 1 Sử 8
1. Những cuộc cách mạng tư sản
Xâm chiếm thuộc địa, vơ vét sức người, sức của nhân dân cực khổ. Phong trào đấu tranh
chống thực dân xâm lược phát triển.
2. Sự xâm lược của thực dân phương Tây


Khởi nghĩa Li –ơng ở Pháp năm 1831



Khởi nghĩa ở Đức năm 1844



Phong trào Hiến chương ở Anh 1836 – 1847



Cơng xã Pari 1871

3. Phong trào đấu tranh của cơng nhân các nước tư bản


Xuất hiện nhiều nhà thơ nhà văn, nhà tư tưởng lỗi lạc…



Xuất hiện máy dệt, máy hơi nước, tàu hỏa, tàu thủy….


4. Sự phát triển của văn học – nghệ thuật, khoa học –kĩ thuật.


Phát triển cơng nghiệp



Ra đời các cơng ty độc quyền



Tiến hành xâm lược mở rộng thuộc địa

II. Một số sự kiện tiêu biểu cần học thuộc
Thời gian
8/1566

Sự kiện
Cách mạng Hà Lan

Kết quả
Lật đổ ách thống trị của
vương quốc Tây Ban Nha
Mở đường cho chủ nghĩa tư

1640 - 1688

Cách mạng tư sản Anh

bản phát triển, đem lại quyền

lợi cho quý tộc mới và tư sản

Chiến tranh giành độc lập
1775 – 1783

của các thuộc địa Anh ở Bắc
Mĩ.

1789 – 1794

Cách mạng tư sản Pháp

Giành độc lập, hợp chúng
quốc Hoa Kì ra đời.
Lật đổ chế độ phong kiến,


đưa giai cấp tư sản lên cầm
quyền, mở đường cho chủ
nghĩa tư bản phát triển.
Những năm 60 thế kỉ XVIII

Cách mạng cơng nghiệp

Máy móc ra đời

Tun ngơn của Đảng cộng

Là văn kiện quan trọng của


sản

chủ nghĩa xã hội khoa học.

Ngày 28 / 9/ 1864

Quốc tế thứ nhất thành lập

Truyền bá học thuyết Mác

1871

Công xã Pa – ri

Tháng 2 năm 1848

Chủ nghĩa tư bản chuyển
sang giai đoạn chủ nghĩa đế

Sự hình thành các công ty

quốc.

độc quyền.

Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế

Phong trào cơng nhân quốc

Các tổ chức chính trị độc lập


kỉ XIX.

tế.

của công nhân các nước ra

Sự kiện này phải thẳng hàng đời quốc tế hai.
với kết quả cách mạng 1905

Thất bại

– 1907.
Cách mạng Tân Hợi (Trung
1911

Quốc).

Tháng 1/ 1868

Cuộc Duy Tân Minh Trị

1914 - 1918

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Thành lập Trung Hoa dân
quốc
Nhật Bản phát triển tư bản
chủ nghĩa.

Thuộc địa được phân chia
lại.

III. Câu hỏi tự luận ôn thi cuối kì 1 Lịch sử 8
Câu 1. Sự thành lập nước Mỹ? Vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ được coi là cách mạng tư sản?


Từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập bên bờ Đại Tây
dương Bắc Mỹ 13 thuộc địa. Kinh tế 13 thuộc địa này sớm phát triển theo con đường
tư bản chủ nghĩa.



Thực dân Anh tìm đủ mọi cách ngăn cản sự phát triển này.




Tháng 12.1773 nhân dân cảng Boston tấn công 3 tàu chở chè của Anh và ném các
thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của Anh.



Năm 1774 đại biểu các thuộc địa họp tại Philadelphia đời vua Anh xố các luật cấm
vơ lý. Nhà vua khơng chấp thuận.



Tháng 4.1775 chiến tranh bùng nổ giữa Anh và các thuộc địa.




Năm 1777 qn thuộc địa thắng trận ở Xa-ra-tơ-ga qn Anh đầu hàng và ký hiệp
ước Véc-xai 1783 thừa nhận nền độc lập các thuộc địa Bắc Mỹ. Chiến tranh kết thúc
với sự ra đời một quốc gia mới Hợp Chúng Quốc Mỹ.



Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ dưới sự lãnh đạo của giới
chủ nô và tư sản đại diện là Washington, đã giải phóng nhân dân Bắc Mỹ thốt ách
đơ hộ của chủ nghĩa thực dân, làm cho kinh tế tư bản Mỹ phát triển. Do đó, cuộc
chiến tranh giành độc lập này đồng thời cũng là cuộc cách mạng tư sản, có ảnh
hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỷ XVIII
– đầu thế kỉ XIX.

Câu 2. Hãy nêu những nét chính về tình hình nước Pháp trước cách mạng?
Trước năm 1789 nước Pháp nổi bật những mặt sau:
A. Kinh tế:


Nơng nghiệp: lạc hậu, công cụ thủ công thô sơ nên năng suất thấp. Mất mùa, đói kém
thường xun xảy ra, đời sống nơng dân khổ cực



Cơng thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển nhưng bị chế độ phong
kiến kiềm chế. Nước Pháp lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

B. Chính trị:



Là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế.



Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba mâu thuẫn với nhau
rất gay gắt. Tăng lữ, quý tộc nắm hết quyền hành và không bị đóng thuế trong khi
đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nơng dân và bình dân thành thị khơng có quyền lợi gì,
phải đóng nhiều thứ thuế.



Về tư tưởng: Các nhà tư tưởng đại diện cho trào lưu Triết học Ánh sáng như Môngte-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản và lên án chế độ
chuyên chế.


Tình hình đó cho thấy một cuộc cách mạng sắp sửa nổ ra ở Pháp.
Câu 3. Vì sao nói việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm-Oát là phát minh quan trọng
nhất của cách mạng công nghiệp?
Phát minh này coi như một cuộc cách mạng về kĩ thuật trong sản xuất. Trước Jame Watt,
người ta sử dụng máy móc chạy bằng sức gió, hoặc bằng sức nước, yêu cầu là phải xây gần
những khúc sông chảy xiết xa trung tâm thành phố và nơi giao thông thuận tiện...Vào mùa
xuân, mùa hè, mùa thu thì máy móc hoạt động bình thường nhưng khi đơng đến, nước đóng
băng, nhà máy phải ngừng hoạt động
Trong hoàn cảnh như vậy, máy hơi nước của Jame Watt ra đời đã khắc phục nhược điểm
trên, nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, không cần xây dựng bên những bờ
sông, xa trung tâm thành phố... Không những vậy, nhờ việc phát minh máy hơi nước mà
động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành
giao thông vận tải.

Câu 4. Cách mạng công nghiệp đã dẫn đến những chuyển biến như thế nào về kinh tế, xã
hội?


Về kinh tế: Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình chuyển biến từ sản
xuất nhỏ thủ cơng sang sản xuất lớn bằng máy móc. Đây là cuộc cách mạng cơng
nghiệp hay cơng nghiệp hóa việc sản xuất. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản
xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào. Cơng nghiệp hố diễn ra đầu
tiên ở Anh sớm hơn ở các nước khác 60 đến 100 năm và trở nên phổ biến ở các nước
tư bản chủ nghĩa. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát
triển nhất thế giới. Thời bấy giờ, nước Anh được gọi là "cơng xưởng của thế giới "



Về xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai
cấp cơ bản của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Câu 5. Nguyên nhân nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống
lại giới chủ tư sản?
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân ra đời và phát triển ở Anh rồi
đến các nước khác. Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh của giai cấp
công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện
lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà trẻ em phải làm việc nặng, lương thấp
hơn đàn ông. Điều kiện ăn ở tồi tàn


Đây chính là nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh của cơng nhân.
Câu 6. Trình bày những nét lớn về phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX?



Cuối thế kỷ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng đã bắt đầu nổ ra
ở Anh. Đầu thế kỷ XIX, phong trào này lan nhanh các nước khác Pháp, Bỉ, Đức.
Cơng nhân cịn đấu tranh bằng hình thức bãi cơng địi tăng lương giảm giờ làm.



Từ những năm 30 - 40 thế kỷ XIX, giai cấp cơng nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu
tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.



Năm 1831, Cơng nhân dệt tơ của nhà máy Lion (Pháp) biểu tình đòi tăng lương,
giảm giờ làm, bị đàn áp mạnh. Năm 1834, thợ tơ Lyon lại tiếp tục khởi nghĩa và
chiến đấu quyết liệt với qn chính phủ trong 4 ngày.



Năm 1844, Công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của
chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Chỉ cầm cự trong 3 ngày rồi bị đàn áp đẫm
máu.



Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào cơng nhân rộng lớn, có tổ chức, diễn ra
ở Anh, đó là "Phong trào hiến chương".

Câu 7. Hãy cho biết nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Anh
của nhân dân Ấn Độ?
Từ giữa thế kỉ XVIII, Ấn Độ trở thành một thuộc địa của thực dân Anh. Chiếm được Ấn Độ,
thực dân Anh thực hiện chính sách trực tiếp cai trị và bóc lột tàn bạo. Nữ hoàng Anh

Victoria cũng được coi là nữ hoàng Ấn Độ. Thực dân Anh đã ra sức cướp đoạt ruộng đất lập
đồn điền, vơ vét của cải mang về chính quốc. Chỉ trong 25 năm cuối thế kỷ XIX, ở Ấn Độ
có 26 triệu người bị chết đói do chính sách cai trị, bóc lột của thực dân Anh.
Sự thống trị tàn bạo của Anh ở Ấn Độ là nguyên nhân dẫn tới phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 8. Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Vì sao nói cuộc cách mạng này
khơng triệt để?
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử rất lớn. Lần đầu tiên trong
lịch sử cách mạng Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra
đời. Cách mạng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và
có ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển giải phóng dân tộc một số nước châu Á.


Cách mạng Tân Hợi cịn có hạn chế. Đây là cuộc cách mạng tư sản khơng triệt để, vì nó
khơng nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và khơng tích cực chống phong kiến. Sau khi cách
mạng giành thắng lợi những người lãnh đạo không kiên quyết tiêu diệt chế độ phong kiến
đến cùng, ngược lại họ còn thương lượng với Viên Thế Khải, một đại thần của nhà Thanh và
đưa ông này lên làm tổng thống thay cho Tôn Trung Sơn. Cuộc cách mạng này chỉ có lật đổ
được chế độ quân chủ chuyên chế nhà Thanh chứ chưa đụng đến giai cấp địa chủ phong
kiến, cũng không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 9. Hãy trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đơng
Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tại sao tất cả phong trào này cuối cùng đều bị thất
bại?
Từ khi thực dân phương tây tiến hành xâm lược, phong trào đấu tranh chống thực dân ở
Đông Nam Á diễn ra không ngừng:


Ở In-đơ-nê-xi-a, nhiều tổ chức u nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời, thu hút
đông đảo nhân dân tham gia. Từ sau năm 1905, nhiều tổ chức cơng đồn được thành
lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác vào In-đô-nê-xi-a. Năm 1908, hội liên hiệp

công nhân In-đơ-nê-xi-a ra đời.



Ở Phi-lip-pin, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị Tây Ban
Nha diễn ra quyết liệt. Cuộc cách mạng 1896-1898 bùng nổ dẫn tới sự ra đời của
nước Cộng hịa Phi-lip-pin nhưng sau đó bị Mỹ thơn tính.



Ở Campuchia, sau khi vua Nơ-rơ-đơm kí hiệp ước thừa nhận đô hộ của Pháp năm
1863, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra. Điển hình là cuộc khởi nghĩa do Acha Xoa lãnh đạo ở Ta Keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa của nhà sư Pu-kom-pơ ở
Cra-chê (1866-1867)



Ở Lào, đầu thế kỉ XX, nhân dân nhiều lần nổi lên chống Pháp. Năm 1901, nhân dân
Xa-van-na-khet tiến hành cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Cùng
năm đó một cuộc khởi nghĩa khác nổ ra ở cao nguyên Bô-lô-ven, lan sang Việt Nam
kéo dài đến tận 1907 mới bị dập tắt.



Ở Việt Nam phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra liên tục và quyết liệt.
Bên cạnh phong trào Cần Vương làn sóng đấu tranh chống Pháp diễn ra khắp nơi.
Tiêu biểu là phong trào nơng dân n Thế.

Các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt thất bại vì:



Lực lượng của bọn xâm lược mạnh.




Chính quyền phong kiến nhiều nước đầu hàng làm tay sai.



Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo chặt chẽ, khơng có
đường lối đấu tranh..

Câu 10. Nhật Bản tiến hành cuộc Duy Tân Minh Trị như thế nào?
Tháng 1.1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ
nhằm đưa Nhật Bản thốt khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy Tân Minh Trị
được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hố, giáo dục và qn sự:
Kinh tế:


Thống nhất tiền tệ.



Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.



Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng,
đường xá, cầu cống... phục vụ giao thơng liên lạc.


Chính trị:


Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản và đại tư bản lên nắm quyền.



Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khóa học kinh tế trong
chương trình giảng dạy, cử học sinh ưu tú đi học phương Tây.

Quân sự:


Được tổ chức, huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ
trưng binh. Cơng nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.



Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX, Nhât Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa
và phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.

V. Câu hỏi tự luyện kiểm tra học kì 1 lớp 8 mơn Sử
Câu 1: Nêu hồn cảnh, nội dung chủ yếu của “Chính sách kinh tế mới”? “Chính sách kinh
tế mới” có tác động như thế nào đến tình hình nước Nga?
Câu 2: Nguyên nhân, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai? Tính chất của cuộc chiến
trước và sau khi Liên Xô tham chiến?
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Câu 4: Trình bày tình hình nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX?



Câu 5: Tình hình của Nhật Bản trong những năm 1918-1939 có điểm gì giống và khác so
với Mỹ cùng thời gian này?
Câu 6: Những nét chung của châu Á trong những năm 1918-1939?
Câu 7: Nêu nội dung cơ bản của Chính sách mới (Ru-dơ ven)?
Câu 8: Nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
là gì?
Câu 9: Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ Tứ có điểm gì mới so với khẩu
hiệu“ Đánh đổ Mãn Thanh „ trong cuộc cách mạng Tân Hợi (1911)?
Câu 10: Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
VI. Bài tập trắc nghiệm ôn thi học kì 1 Lịch sử 8
Câu 1: Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước:
A. quân chủ lập hiến
B. quân chủ chuyên chế
C. cộng hòa tổng thống
D. cộng hòa đại nghị
Câu 2: Sự kiện nào là mốc mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917:
A. cuộc bãi công của công nhân nổ ra khắp thành phố
B. hơn 66 nghìn binh lính đã đứng về phía cách mạng
C. cuộc biểu tình của 90 nghìn nữ cơng nhân ở Pê-tơ-rơ-grat
D. Nga hồng Ni-cơ-lai II tun bố thoái vị
Câu 3: Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt:
A. chính quyền phong kiến và tư sản cùng tồn tại
B. chính phủ tư sản và cơng nhân cùng tồn tại
C. chính phủ tư sản lâm thời và Xơ Viết đại biểu cơng nhân, nơng dân và binh lính cùng tồn tại
D. chính quyền cơng nhân và nơng dân cùng tồn tại
Câu 4: Chính phủ tư sản lâm thời sau khi thành lập đã có thái độ như thế nào về cuộc chiến tranh
đế quốc của nước Nga:
A. rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc
B. tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc

C. thờ ơ với vấn đề chiến tranh đế quốc
D. phản đối của cuộc chiến tranh đế quốc
Câu 5: Ngày 25-10-1917, ở Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trọng đại:
A. Lê -nin bí mật rời từ Phần Lan về Pê-tơ-rô-grat, trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
B. cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ
C. khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grat giành thắng lợi


D. cách mạng tháng Mười thành công trên cả nước
Câu 6: Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo giai cấp vô sản Nga trong hai cuộc cách mạng tháng
Hai và tháng Mười ở Nga năm 1917?
A. Đảng Bơn-sê-vích
B. Đảng Men-sê-vích
C. Đảng cộng sản Nga
D. Đảng cơng nhân xã hội Nga
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
A. lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa người lao động lên nắm chính quyền
B. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga
C. tạo ra sự đối lập giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa
D. chỉ ra cho giai cấp công nhân, dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản
Câu 8: Thành quả lớn nhất của cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. lật đổ được chế độ chuyên chế Nga hoàng
B. lật đổ được nền thống trị của giai cấp tư sản
C. thiết lập được hai chính quyền song song
D. giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động Nga
Câu 9: Đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga, cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm
1917 là một cuộc cách mạng:
A. vơ sản
B. giải phóng dân tộc
C. dân chủ tư sản kiểu mới

D. xã hội chủ nghĩa
Câu 10: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng Nga 1905-1907 với cách mạng tháng Hai
1917 là:
A. lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hịa
B. do cơng- nơng- binh lãnh đạo
C. đều địi Nga hồng thực hiện khẩu hiệu hịa bình- ruộng đất- bánh mì
D. đều là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
Câu 11: Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào:
A. hòa bình.
B. chiến tranh.
C. kinh tế bị tàn phá.
D. khủng hoảng chính trị.
Câu 12: Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ đâu từ:
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. thương nghiệp.
D. công nghiệp và thương nghiệp..
Câu 13: Để xây dựng chủ nghĩa xã hội nhân dân Liên Xô phải ưu tiên thực hiện nhiệm vụ:


A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
C. tập thể hóa nơng nghiệp.
D. quốc phịng.
Câu 14: Thành tựu lớn nhất của cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925 – 1941 là:
A. cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được hồn thành
B. tập thể hóa nơng nghiệp được thực hiện thành công.
C. trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
D. trong 20 năm đã có 60 triệu đồng bào thoát nạn mù chữ.
Câu 15: Mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là:

A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.
C. xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
D. làm cơ sở để cải tạo nền cơng nghiệp.
Câu 16: Vì sao Liên Xơ buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941vì:
A. chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
B. Liên Xô tham gia chiến tranh thế giới thứ hai.
C. phe phát xít tấn cơng Liên Xơ.
D. Phát xít Đức tấn công, Liên Xô tiến hành chiến tranh giữ nước.
Câu 17: Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ( 1925 –
1941 ) là:
A. khôi phục và phát triển kinh tế.
B. tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
C. cải tạo nền nơng nghiệp lạc hậu.
D. phát triển văn hóa giáo dục.
Câu 18: Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa tình hình kinh:
A. ổn định và phát triển
B. tương đối ổn định
C. lâm vào tình trạng khủng hoảng.
D. khủng hoảng trầm trọng và kéo dài.
Câu 19: Sự khủng hoảng về chính trị củ các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 – 1923
biểu hiện:
A. cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc.
B. mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
C. cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản ngày càng quyết liệt.
D. những người đứng đầu của các nước tư bản mâu thuẫn và đấu tranh với nhau.
Câu 20: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị:
A. các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
B. đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
C. tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.



D. mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
Câu 21: Ngành công nghiệp phát triển nhất của Mỹ trong thập niên 20 là:
A. sản xuất ô tô
B. dầu lửa
C. thép
D. than
Câu 22: Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mỹ thốt khỏi khủng hoảng:
A. thực hiện chính sách mới
B. giải quyết nạn thất nghiệp
C. tổ chức lại sản xuất
D. phục hưng cơng nghiệp.
Câu 23: Tác động của chính sách mới đối với chế độ chính trị nước Mỹ là:
A. duy trì chế độ dân chủ.
B. giải quyết nạn thất nghiệp
C. tạo thêm nhiều việc làm
D. xoa dịu mâu thuẫn xã hội.
Câu 24: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước Mỹ sau chiến
tranh thế giới thứ hai là:
A. Mỹ thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. đất nước khơng chiến tranh , tình hình xã hội ổn định.
C. có chính sách cải cách kinh tế - xã hội hợp lý.
D. tăng cường lao động và bóc lột công nhân.
Câu 25: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mỹ bắt đầu từ ngành:
A. nông nghiệp
B. cơng nghiệp
C. tài chính ngân hàng
D. năng lượng
Câu 26: Bí quyết thành cơng của chính sách mới là:

A. giải quyết nạn thất nghiệp.
B. đạo luật về ngân hàng
C. đạo luật phục hưng công nghiệp
D. nhà nước can thiệp vào đời sống kinh tế.
Câu 27: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất
hiện một nét mới, đó là:
A. giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
B. chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi.
C. sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
D. giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.
Câu 28: Điểm nổi bật nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Đơng Nam Á sau chiến tranh thế
giới thứ nhất là:


A. phong trào diễn ra sơi nổi với nhiều hình thức phong phú
B. lan rộng khắp các quốc gia
C. phong trào chủ tư sản phát triển.
D. giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng.
Câu 29: Bước tiến của phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á là:
A. xuất hiện các nhóm
B. xuất hiện các phái
C. xuất hiện các chính đảng
D. xuất hiện các hội.
Câu 30: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất
hiện một nét mới, đó là gì:
A. giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
B. chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá rộng rãi.
C. sự kiên minh giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để chống chủ nghĩa phát xít.
D. giai cấp tư sản đứng ra tập hợp và lãnh đạo cách mạng.
Câu 31: Khối Phát xít gồm những nước:

A. Đức , I-ta-li-a, Nhật Bản
B. Đức, I-ta-li-a, Pháp
C. Nhật Bản, Anh, Pháp
D. Đức, Nhật Bản, Anh
Câu 32: Chiến tranh thế giới thứ hai được mở đầu bằng sự kiện:
A. quân Đức chiếm Tiệp Khắc.
B. sát nhập Áo vào Đức
C. quân Đức tấn công Ba Lan
D. Anh tuyên chiến với Đức.
Câu 33: Những nước thực hiện đường lối nhượng bộ thỏa hiệp:
A. Anh, Pháp
B. Anh, Pháp, Mỹ
C. Anh, Mỹ
D. I-ta-li-a, Đức, Mỹ.
Câu 34: Tồn bộ lãnh thổ Liên Xơ được giải phóng vào thời gian:
A. cuối năm 1944
B. cuối năm 1943
C. đầu năm 1944
D. đầu năm 1945
Câu 35: Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích:
A. chống lại sự tấn cơng của phát xít Đức ở châu Âu.
B. trả thù sự tấn cơng của Nhật vào hạm đội Mỹ.
C. đồn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
D. liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.


Câu 36: Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh
thế giới thứ hai:
A. chiến thắng Xta-lin-grat ( 2/2/1943)
B. chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp ( 6/6/1944)

C. chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin ( 9/5/1945)
D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ( 6 và 9/8/1945)
Câu 37: Đâu khơng phải là ngun nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 –
1945?
A. Đức muốn làm bá chủ châu Âu và thống trị thế giới.
B. sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.
C. chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước ( Anh, Pháp, Mỹ).
D. do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933).
Câu 38: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hau là:
A. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn.
B. do chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ.
C. do hậu quả của Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau.
D. do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 – 1933)
Câu 39: Vai trị của Liên Xơ, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 –
1945 là:
A. lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.
B. hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật bản.
C. lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.
D. giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.
Câu 40: Nhận định nào Đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945) đối với Lịch sử
nhân loại trong thế kỉ XX?
A. cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của.
B. cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.
C. gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất.
D. chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn.



×