Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÀI THU HOẠCH môn QHQT xây dựng mối quan hệ việt nam lào trong thời đại hiện nay , liên hệ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.02 KB, 17 trang )

1

BÀI THU HOẠCH MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ

XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO
TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY. LIÊN HỆ THỰC TẾ?
••••


2

A. MỞ ĐẦU
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền
thống từ lâu đời. Sự gần gũi về trình độ phát triển và lịch sử văn hóa cùng với sự tương
đồng về việc lựa chọn mục tiêu, con đường phát triển trong đấu tranh giải phóng dân tộc
cũng như trong xây dựng đất nước trở thành một trong những nhân tố mang ý nghĩa
quyết định tạo lập mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào. Mối quan hệ hữu nghị
truyền thống đặc biệt Việt - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo và nhân
dân hai nước Việt - Lào dày công vun đắp là một điển hình mẫu mực về tinh thần đồn
kết, gắn bố, thủy chung, trong sáng giữa hai dân tộc. Trước những biến động phức tạp và
khó lường của tình hình thế giới, khu vực cũng như trước những thách thức do các thế
lực thù địch gây ra nhằmchia rẽ và tạo sự bất ổn cho hai nước. Mối quan hệ hữu nghị hai
nước địi hỏi tính cấp bách chiến lược là phát huy những thành tựu đã đạt được, tìm
kiếm, bổ sung những nội dung và hình thức quan hệ mới nhằm góp phần hiệu quả hơn
vào cơng cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc của hai quốc gia và hai dân tộc.
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các
Giảng viên Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, qua những
kiến thức, lý luận chính trị, kinh nghiệm của quý thầy, cô đã giúp tôi hiểu biết sâu sắc
hơn quan điểm hội nhập quốc tế trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nói
chung và trong quan hệ với Lào nói riêng. Xác định quan hệ với Lào chính là mơi trường
dung dưỡng q trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Thơng qua đó, tự xây dựng ý


thức trách nhiệm cho mình trong việc phát huy hơn nữa vai trò của Việt Nam trong quan
hệ với Lào và các nước trên thế giới.


3

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO
1. Các nhân tố bên trong
1.1. Khái quát về vi trí chiến lược, kinh tế, văn hóa và xã hội của Việt Nam Lào
Xét trên phương diện địa - chiến lược: Việt Nam - Lào cùng nằm trên bán đảo
Đông Dương, núi liền núi, sông liền sông và dựa vào dãy Trường Sơn. Tuy Lào
không tiếp giáp với biển nhưng lại có chung đường biên giới với Việt Nam dài
khoảng 2.069 km; trong khi đó Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km,
nằm kề con đường giao thông hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền Đơng Bắc Á qua
Nam Á, nói Tây Thái Bình Dương với Ân Độ Dương, cho nên chiếm vị trí địa chiến lược quan trọng ở vùng Đơng Nam Á. Do đó, vị trí chiến lược của hai nước
ngày càng trở nên quan trọng khơng chỉ từ góc độ địa - chính trị và quân sự - chiến
lược, mà cả ý nghĩa địa - kinh tế vàđịa - văn hóa đối với thế giới.
Về kinh tế: Nền kinh tế của Việt Nam, Lào đạt tốc độ tăng trưởng ổn định
bình quân trên 6%/năm, với tổng GDP năm 2019 đạt 285,9 tỷ USD (GDP của Việt
Nam đạt 266,5 tỷ USD, GDP của Lào đạt 19,40 tỷ USD). Do điều kiện tự nhiên nên
sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước có nhiều điểm tương đồng, lại vừa có
những nét khác biệt. Để hợp tác cùng phát triển, Việt Nam và Lào có thể bổ sung cho
nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước cũng như sự phân vùng kinh tế và
phân công lao động hợp lý.
Về quốc phòng: Bờ biển của Việt Nam dài 3.260 km, nên việc bố trí chiến
lược gặp nhiều khó khăn. Dãy Trường Sơn, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào
như bức tường thành hiểm yếu, để hai nước tựa lưng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn
nhau tạo ra thể chiến lược khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc
phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam - Lào trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ đất nước.
Về các nhân tố dân cư, xã hội: Việt Nam, Lào hiện nay có dân số ước tính
khoảng 105 triệu người, là những quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ.
Về nhân tố văn hóa và lịch sử: Mối quan hệ thân thiết và lâu đời nên người
dân hai nước, đặc biệt là người dân ở vùng biên giới, am hiểu về nhau khá tường tận.
Người Việt và người Lào đều sống hòa hiếu, mềm dẻo, cần cù lao động và trọng
nghĩa tình; người dân hai nước có nhiều điểm tương đồng


4

về văn hóa, đều là nơi có văn minh lúa nước, có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống,
Phật giáo có ảnh hưởng lớn trong đời sống tâm linh và tinh thần. Do đó nền văn hóa
nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, Lào có những cái chung.
1.2.

Khái quát quan hệ Việt Nam - Lào giai đoạn 1945-1991

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 (sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông
Dương) đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành nên mối quan hệ Việt Nam Lào; trong đó có mối quan hệ thân thiết Việt Nam - Lào. Liên minh đồn kết Việt - Lào
hình thành và phát triển, là sự tiếp nối mốiquan hệ truyền thống có từ bao đời giữa nhân
dân hai nước. Đó không chỉ đơn thuần là mối quan hệ láng giềng gần gũi, mà được nâng
lên thành tình bạn, tình anh em, tình đồng chí thủy chung, son sắt cùng chống kẻ thù
xâm lược, vì mục tiêu độc lập dân tộc. Cùng trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (19461954) và chống đế quốc Mỹ (1954-1975).
Việt Nam và Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962 và ký Hiệp
ước hữu nghị và hợp tác ngày 18/7/1977. Sau khi độc lập hoàn toàn, quan hệ giữa Việt
Nam - Lào tiếp tục phát triển và càng thêm gắn kết. Giai đoạn 1976-1991 (thời kỳ có
những biến động lớn tại khu vực và thế giới), hai dân tộc đã tiếp tục sát cánh bên nhau
trong việc bảo vệ nền độc lập, an ninh, ổn định bởi sự liên kết chặt chẽ và vì chính lợi

ích của mỗi nước. Năm 1991, Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra một chương mới trong
tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước.
1.3.
Một số xu hướng kinh tế - xã hội và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
Việt Nam - Lào sau Chiến tranh lạnh
Xu hướng kinh tế của Việt Nam, Lào: (1) Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, trong đó chú
trọng phát triển các ngành công nghệ, kỹ thuật cao; (2) Đẩymạnh tự do hóa nhằm thích
ứng với những thay đổi của tồn cầu hóa; (3) Về chiến lược phát triển kinh tế, hai nước
đều duy trì chiến lược mở cửa, thúcđẩy xuất khẩu sang các thị trường Ân Độ, Mỹ, Nhật
Bản, Tây Âu... bên cạnh thị trường truyền thống là Trung Quốc, kích thích nhu cầu nội
địa.
Trong đối ngoại, Việt Nam và Lào luôn xác định mục tiêu hàng đầu là lợi ích
quốc gia - dân tộc. Cả hai nước đều có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại rõ nét trên ba
hướng chủ yếu: (1) Những điều chỉnh trong quan hệ giữa hai nước với nhau trước bối
cảnh quốc tế và khu vực đang thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Những thay đổi đó
địi hỏi Việt Nam, Lào cần phải tăng cường hợp tác, phối hợp hành động vì sự nghiệp
xây dựng và phát triển ở mỗi nước; (2) Đẩy mạnh quan hệ với các nước khác ở Đông
Nam Á; (3) phát triển quan hệ với các nước ngoài khu vực.


5

Đặc điểm của sự điều chỉnh chính sách đốị ngoại của cả Việt Nam và Lào đều
nhấn mạnh chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chú trọng hợp tác,
phát triển quan hệ với các nước khác.
2. Những nhân tố bên ngoài
2.1.
Bối cảnh quốc tế
Quan hệ Việt Nam - Lào được tăng cường trong hoàn cảnh thế giới có nhiều thay
đổi với xu thế đa cực, đa trung tâm của một trật tự đang trong quá trình hình thành.

Cách mạng cơng nghiệp 4.0 với nền tảng là “Internet kết nối vạn vật”, tự động
hóa và trí tuệ nhân tạo đã làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực trong đời sống quốc tế. Quá
trình quốc tế hóa cùng với sự thúc đẩy của các tập đồn đa quốc gia, xuyên quốc gia là
nhu cầu tất yếu. Trong bối cảnh đó, hội nhập quốc tế trở thành xu thế mới. Các nước tích
cực tham gia vào các thỏa thuận liên kết, hội nhập quốc tế, vào các mạng lưới sản xuất
và chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, do các nước đều đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên
hàng đầu nên hợp tác, liên kết diễn ra khơng đồng đều. Q trình tồn cầu hóa đã dẫn
đến những thay đổi căn bản của cục diện thế giới và sự phát triển của các quốc gia dân
tộc. Nền kinh tế thế giới đã trải qua các giai đoạn phát triển nhanh chóng, đầy ấn tượng,
nhưng cũng xen lẫn các khủng hoảng, để lại những hậu quả lâu dài trên nhiều mặt như
tăng trưởng, thương mại, tài chính - tiền tệ, mơ hình phát triển, vai trị của các thể chế
kinh tế quốc tế...
Sau Chiến tranh lạnh thì hịa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo,
nhưng tình trạng mất an ninh vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi. Vai trò, vị thế của các
nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế được cải thiện. Xu hướng dân chủ hóa quan hệ
quốc tế tiếp tục phát triển, các nước vừa và nhỏ, vừa tham gia hội nhập liên kết, vừa
không ngừng đấu tranh cho một trật tự thế giới công bằng hơn, dựa trên sự tơn trọng luật
pháp quốc tế và bình đẳng chủ quyền. Tuy nhiên, các nước lớn vẫn có tiếng nói quyết
định. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu như: biến
đổi khí hậu; thiên tai, an ninh nguồn nước, lương thực, năng lượng, dịch bệnh, trong đó
có tác động của đại dịch Covid-19... đòi hỏi sự tăng cường hợp tác của giữa các quốc gia
ở mức cao hơn để cùng nhau phối hợp giải quyết.
2.2.
Bối cảnh khu vực
Sau Chiến tranh lạnh, khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm vị trí ngày càng
quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế. Khu vực
châu Á - Thái Bình Dương có bước phát triển mạnh mẽ, sau cuộc khủng hoảng 20082009, nổi lên thành điểm sáng trong kinh tế toàn cầu. Trong khu vực, xuất hiện nhiều cơ
chế hợp tác, liên kết mới như: CPTPP, Cộng đồng ASEAN... Bên cạnh đó, cạnh tranh



6

chiến lược giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên gay gắt hơn tạo
ra những nguy cơ có thể gây bất ổn ở khu vực.
Khu vực Đơng Nam Á hiện nay cịn nổi lên vấn đề tranh chấp chủ quyền, lãnh
thổ, lãnh hải, nhất là ở Biển Đông. Nhiều nước ASEAN gia tăng ngân sách quốc phịng
trong bối cảnh kinh tế cịn khó khăn. Những biểu hiện này làm cho tình hình chính trị an
ninh trong khu vực có nhiều phức tạp, dễ thay đổi và khó dự đốn, tác động mạnh đến
hợp tác, liên kết trong khu vực và giữa khu vực với bên ngoài.
2.3. Bối cảnh quốc tế và khu vực ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - Lào
*

Thuận lợi
Thứ nhất, thuận lợi cơ bản nhất đối với việc củng cố và tăng cường quan
hệ Việt Nam - Lào có sự tươmg đồng về lợi ích chiến lược và cả hai nước đã tích cực
triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc
tế, song vẫn dành ưu tiên cao cho quan hệ hợp tác tồn diện giữa hai nước nhằm đối phó
với các thách thức từ bên ngoài.
Thứ hai, hợp tác, liên kết Việt Nam - Lào được đẩy mạnh trong bối cảnh thế giới
có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc hiện.
Thứ ba, quan hệ Việt Nam - Lào hiện nay vận động trong điều kiện hịa bình, ổn
định, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế.

*

Khó khăn
Trước hết, trong thời kỳ quá độ hình thành trật tự thế giới mới, các nước đều có
lợi ích đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất phát từ lợi ích quốc gia của mình, các nước
lớn có thể thỏa hiệp với nhau, khống chế gây sức ép đối với một số nước khác, nhất là
các nước đang phát triển.

Hai là, sự điều chỉnh chính sách và cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực làm
cho mối quan hệ Việt Nam - Lào trở nên khó khăn hơn. Từ đó làm phức tạp thêm tình
hình và trở thành một thách thức trong quá trình hoạch định cũng như thực thi chiến lược
ngoại giao của Việt Nam và Lào.
Ba là, Mỹ và các nước tư bản phát triển luôn theo đuổi chiến lược “diễn biến hịa
bình”, nhằm thay đổi thể chế chính trị, hạn chế khả năng của Việt Nam và Lào trong việc
huy động nguồn lực trong nước, cũng như những nhântố bên ngoài để phát triển.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ VIỆT
NAM - LÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Phương hướng
1.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng


7

Một là, Việt Nam - Lào là hai quốc gia độc lập, có vị trí trên trường quốc tế, có
quan hệ ngoại giao rộng mở theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc
tế, vì vậy mối quan hệ giữa Việt Nam - Lào phải được tôn trọng theo những quy định,
thông lệ quốc tế; phải bảo đảm ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền tồn vẹn lãnh
thổ của nhau, bình đẳng, tự nguyện, cùng có lợi. Giữ gìn và phát triển quan hệ Việt Nam
- Lào không được hạ thấp, coi nhẹ các mối quan hệ quốc tế khác của hai nước. Quan hệ
Việt Nam -Lào cần duy trì và phát triển cao hơn nữa, song phải bảo đảm đúng nguyên
tắc quan hệ giữa các quốc gia, vừa giữ đúng những quy định, thông lệ quốc tế, vừa có ưu
tiên, chiếu cố hồn cảnh của hai nước, nhưng khong tùy tiên, đặc biệt phải bảo đảm
ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền tồn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng, tự
nguyện, cùng có lợi.
Phương hướng nhiệm vụ hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao bao gồm:
(1)

Duy trì bền vững mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết Việt Nam - Lào;


(2)
Phát triển sâu sắc và tồn diện quan hệ chính trị tốt đẹp sẵn có ở cấp lãnh
đạo của hai nước, đồng thời mở rộng và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị đoàn kết xuống
các cấp địa phương, cơ sở, nhất là thế hệ trẻ;
(3)

Mở rộng quan hệ đối ngoại, coi trọng quan hệ bạn bè truyền thống ...

Hai là, tiếp tục trao đổi ý kiến về những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan
tâm; tăng cường sự hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, xây dựng Đông Nam Á thành khu
vực hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng; khẳng định tiếp tục hợp tác và
phối họp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Ba là, tăng cường phối hợp, trao đổi kinh nghiệm và thơng tin về an ninh quốc
phịng, nhằm chống lại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, chia rẽ quan hệ hai
nước. Chú trọng công tác chuyên gia, tham mưu về công tác đảng, công tác chính trị
trong qn đội. Tăng cường trao đổi thơng tin, kinh nghiệm, tổ chức, quản lý, xây dựng
lực lượng bộ địa địa phương, dân quân du kích và quân dự bị động viên với các nước
bạn. Việt Nam - Lào xây dựng vững chắc thế trận chiến tranh nhân dân, tồn dân, tồn
diện. Cần bố trí phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng biên phòng các nước, đặc biệt là kinh
nghiệm truy bắt tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm ma túy; trợ giúp phía bạn triệt tận
gốc các ổ phỉ, các nhóm chống đối vũ trang và khơng để chúng lan rộng. Đẩy mạnh hợp
tác mọi mặt giữa các tỉnh có chung biên giới, cùng nhau xây dựng đường biên giới Việt
Nam - Lào thành đường biên giới hữu nghị, hợp tác, phát triển toàn diện, bền vững lâu
dài.
1.2.

Trên lĩnh vực kinh tế

Lãnh đạo Việt Nam, Lào tiếp tục khẳng định cùng nhau hợp tác, phát triển kinh tế,

đặc biệt coi trọng và không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào coi đó là


8

quy luật phát triển, nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
của mỗi nước. Hai nước đã xác định phương hướng và biện pháp cụ thể tiếp tục đổi mới
phương thức hợp tác kinh tế, phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước, dành cho
nhau những ưu tiên, ưu đãi, tạo thuận lợi thúc đẩy hợp tác toàn diện trên cơ sở bình
đẳng, cùng có lợi; nhất trí khuyến khích mở rộng quan hệ giữa các địa phương ở khu vực
biên giới, nhằm xây dựng biên giới chung thành khu vực phát triển vững chắc... Đẩy
mạnh hiệu quả hợp tác kinh tế song phương tương xứng với quan hệ chính trị, phát triển
hợp tác giữa các vùng, miền hai nước và hồn thiện hơn nữa các chính sách ưu tiên, ưu
đãi mà ba nước dành cho nhau, phù hợp với luật pháp của mỗi nước và thông lệ quốc tế.
Cần chủ động thúc đẩy hợp tác ở cả ba cấp: chính phủ với chính phủ, địa phương với địa
phương và DN với DN nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau giữa ba nền kinh
tế. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương, khu vực,
quốc tế.
1.3.

Trên lĩnh vực khác

Theo thỏa thuận của các cuộc gặp gỡ cấp cao, Việt Nam - Lào tiếp tục đẩy mạnh
hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, thơng tin, giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực, y tế, thể thao, du lịch... Phía Việt Nam sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của Lào về
giáo dục - đào tạo. Đổi mới và nâng cao chất lượng hợp tác giáo dục, thúc đẩy liên kết
hợp tác giữa các trường đại học, các cơ sở đào tạo của hai nước.
2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Lào hiện nay
2.1 Nhóm giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết song phương
Một là, Việt Nam, Lào cần bổ sung, sửa đổi các chính sách, luật để

khuyến khích và tạo mọi thuận lợi cho quá trình hợp tác. Hai nước cần chú trọng
hơn đến những vấn đề chiến lược lâu dài, trước mắt cần quan tâm đến hiệu quả tổng hợp
(lấy đại cục làm trọng). Về chính trị, hai nước tiếp tục duy trì định kỳ các cuộc tiếp xúc
cấp cao; khuyến khích việc giao lưu giữa các ngành, các cấp, các địa phương; phối hợp
trao đổi lý luận và thực tiễn về xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh mới. Về đối
ngoại, hai nước cần có những cuộc tham vấn bàn bạc cụ thể, ủng hộ lẫn nhau trên những
diễn đàn khu vực và quốc tế, tiếp tục phối hợp chặt chẽ ở các diễn đàn đa phương, nhất
là các hoạt động tại Liên hợp quốc, ASEAN, tiểu vùng Mekong, ... và các hoạt động hợp
tác trong khuôn khổ hợp tác, liên kết song phương, khu vực, quốc tế.
Hai là, về lĩnh vực thương mại, hai nước cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt
động hợp tác thương mại, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, có chính sách ưu tiên, ưu đãi
cho nhau trên cơ sở quan hệ đặc biệt sẵn có. Hai nước cần trao đổi kinh nghiệm đối với
các lĩnh vực cùng quan tâm về thương mại trong quá trình hội nhập. Phát triển kinh tế
cửa khẩu, phấn đấu tăng nhanh kim ngạch thương mại hai chiều. Khuyến khích việc lập


9

các cặp chợ biên giới, các khu kinh tế, thương mại tại các cửa khẩu lớn, đồng thời triển
khai thực hiện các thỏa thuận về tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng
hóa qua lại.
Về lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng, Việt Nam - Lào cần phối hợp xây dựng
kế hoạch hợp tác đầu tư trong những năm tới, đưa ra các biện pháp để đa dạng hóa các
nguồn lực đầu tư bằng nhiều hình thức, tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp
thành lập các tổ hợp, liên doanh để triển khai thực hiện các dự án. Khuyến khích các tập
đồn kinh tế lớn của mỗi nước đầu tư vào những lĩnh vực đem lại lợi ích cho cả hai nước
thúc đẩy hợp tác trong việc trồng cây cơng nghiệp, khai khống, năng lượng và các lĩnh
vực quan trọng khác của nền kinh tế quốc dân; tiếp tục nối mạng cơ sở hạ tầng giao
thơng, bưu chính viễn thơng giữa hai nước.
Việt Nam, Lào tiếp tục đẩy mạnh chương trình hợp tác đầu tư kinh doanh trong

sản xuất nông, lâm, thủy sản, chế biến các sản phẩm nơng nghiệp, lâm nghiệp, khuyến
khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là trong lĩnh vực
trồng, chế biến cao su và các sản phẩm từ cây công nghiệp khác, phối hợp trong công tác
bảo vệ rừng, đề ra các biện pháp ngăn chặn việc phá rừng, bảo vệ môi trường gắn với
định canh định cư. Hai nước cần thống nhất về việc hợp tác và phát triển toàn diện vùng
biên giới, phối hợp với nhau quản lý biên giới, ngăn chặn việc gian lận thương mại, buôn
bán trái phép, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng và phát triển chợ biên giới, khu kinh tế
cửa khẩu, tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dọc các tuyến đường biên giới.
Ba là, về giáo dục, đào tạo: Việt Nam - Lào cần ưu tiên giúp nhau đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chính trị, cán bộ quản lý các cấp, cán bộ đang làm việc tại các chương
trình, dự án hợp tác giữa hai nước. Hai nước cần tiếp tục hợp tác đầu tư cơ sở vật chất
phục vụ học tập và sinh hoạt cho cán bộ học sinh mỗi nước; thúc đẩy giao lưu văn hóa
giữa ba nước với nhau.
2.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế
Kể từ thời điểm ASEAN hình thành (1967), tình hình thế giới và khu vực cũng
như bản thân ASEAN nói chung và Việt Nam - Lào nói riêng đã có nhiều thay đổi.
Những chuẩn mực, nguyên tắc, phương cách hoạt động và những đặc thù riêng của
ASEAN nói chung và Việt Nam - Lào nói riêng vẫn giữ nguyên giá trị và cần được tiếp
tục phát huy trong bối cảnh mới hiện nay. Đẩy mạnh quan hệ Việt Nam - Lào trên các
lĩnh vực trong thời gian tới, hai nước cần vận dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn các
nguyên tắc và phương châm chủ đạo sau:
Một là, thống nhất trong quyết tâm chung và hành động mạnh mẽ nhằm hoàn
thành đúng hạn và hiệu quả các kế hoạch hợp tác trên cả ba trụ cột chínhtrị - an ninh,
kinh tế và văn hóa - xã hội trong lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tiếp tục đẩy
mạnh kết nối ASEAN và thúc đẩy phát triển đồng đều, bền vững, thu hẹp khoảng cách


1
0


phát triển, đồng thời tăng cường ý thức và hành động vì một cộng đồng chia sẻ, đùm bọc
lẫn nhau giữa chính phủ và người dân các nước trong khu vực. Việt Nam - Lào cần đẩy
mạnh hợp tác và hỗ trợ trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.
Hai là, Việt Nam - Lào giữ vững các nguyên tắc cơ bản, đoàn kết, thống nhất
song song với chủ động, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề đặt ra trên chặng đường
phát triển mới, nhất là các thách thức đối với hịa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở
khu vực. Các tiến trình đối thoại về xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử và ngăn
ngừa xung đột cần được tiếp tục thúc đẩy. Các cam kết đã được quy định trong các văn
kiện như TAC, SEANWFZ, DOC... cần thực hiện nghiêm túc; các khác biệt tranh chấp
cần được giảiquyết hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và tinh thần đồn kết ASEAN.
Ba là, Việt Nam, Lào khơng ngừng mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện
với các đối tác bên ngồi, chủ động tạo điều kiện và khuyến khích các đối tác tham gia
hợp tác xây dựng và đóng góp tích cực hơn nữa vào các mục tiêu chung là hịa bình, ổn
định và phát triển ở khu vực cũng như hỗ trợ thiết thực cho ASEAN xây dựng cộng
đồng, tăng cường liên kết và kết nối, ứng phó với các thách thức đang đặt ra. Để giữ
vững được vai trò trung tâm và vị thế của cộng đồng ở khu vực, Việt Nam, Lào cùng với
ASEAN cần chú trọng củng cố đồn kết, duy trì lập trường và tiếng nói chung trên các
vấn đề khu vực và quốc tế mà ASEAN và các đối tác cùng quan tâm và có lợi ích.
CHƯƠNG III: LIÊN HỆ THỰC TẾ - MỐI QUAN HỆ THẮM TÌNH HỮU NGHỊ
GIỮA TỈNH HỊA BÌNH VÀ NƯỚC BẠN LÀO
1. Chủ trương của tỉnh Hịa Bình trong công tác đối ngoại nhân dân
Những năm gần đây, tình hình thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp, tác
động mạnh đến môi trường an ninh, phát triển của các quốc gia, đến phong trào nhân
dân thế giới và công tác đối ngoại nhân dân. Trong bối cảnh đó Đảng bộ, chính quyền và
tổ chức nhân dân trong tỉnh luôn coi trọng, nỗ lực quán triệt chủ trương, đường lối đối
ngoại của Đảng và Nhà nước, hoàn thành khối lượng lớn cơng việc đối ngoại nhân dân,
góp phần thiết thực vào thành tích đối ngoại chung của cả nước.
Xác định đối ngoại Đảng và ngoại giao nhà nước là hoạt động đối ngoại quan
trọng. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần tăng cường khối đại đồn kết dân tộc,
thơng qua cộng đồng người Hịa Bình đang học tập, làm ăn, sinh sống ở nước ngoài làm

cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ hơn về đất nước
và con người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi
mới của nước ta; đồng thời, cũng thông qua cộng đồng kiều bào của tỉnh ở nước ngoài,
quảng bá, giới thiệu về tiềm năng thế mạnh, chính sách khuyến khích, của tỉnh đến bạn
bè quốc tế từ đó tăng cường thu hút đầu tư vào tỉnh, kêu gọi kiều bào góp phần xây dựng
quê hương.


1
1

Để đạt được mục tiêu trên, Tỉnh Hịa Bình đa triển khai tổ chức thực hiện các văn
bản của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân như: Chỉ thị số 04-CT/TW
ngày 06/7/2011 của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu
quả cơng tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới; Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày
19/5/2015 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW,
ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về cơng tác đối với người Việt Nam ở nước
ngồi trong tình hình mới. Đồng thời tỉnh cũng đã ban hành các văn bản nhằm nâng cao
hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân như: Quyết định số 2931/QĐ-UBND ngày
16/11/2016 về việc cho phép thành lập Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hịa Bình;
Nghị quyết số 12 - NQ/TU ngày 06/01/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh
cơng tác đối ngoại nhân dân tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016-2020...
Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền: Trong q trình hội nhập, tỉnh đã ln
đổi mới cơng tác thơng tin, tun truyền với nhiều hình thức phong phú, hiện nay các cơ
quan trong tỉnh đã xây dựng được nhiều ấn phẩm thông tin: sách, báo, tờ gấp, trang
thông tin điện tử có chuyên mục, chuyên trang về hoạt động đối ngoại: Cổng thông tin
điện tử tỉnh, Website các Sở, ngành, chuyên trang thông tin đối ngoại, website Sở Ngoại
vụ ... giúp cho kiều bào của tỉnh, bạn bè quốc tế nắm bắt thơng tin chính xác, kịp thời.
Bên cạnh đó, cơng tác thơng tin, tun truyền cịn được thực hiện trực tiếp thơng qua
những đồn đi cơng tác nước ngoài, những đoàn người nước ngoài đến làm việc tại tỉnh

hoặc những người có thân nhân đang sinh sống và làm việc ở nước ngồi, góp phần nâng
cao hiểu biết và nhận thức của nhân dân ta về chính sách đối ngoại của Việt Nam, về
tình hình thế giới và các vấn đề toàn cầu. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các
Sở, ngành và chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp kiều bào đi lại, cư
trú, tạm trú, làm ăn, kinh doanh; vận động bà con và kiều bào duy trì mối quan hệ chặt
chẽ với người thân, gia đình và quê hương.
Đẩy mạnh phát triển quan hệ tốt đẹp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác với một số Đại sứ quán như: Lào, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Thái Lan... và một số cơ quan, tổ chức hợp tác phát triển, các
tổ chức tài trợ quốc tế để tranh thủ vận động tài trợ, giúp đỡ địa phương triển khai một số
dự án ODA, FDI và NGO. Hằng năm, thăm và làm việc với các Đại sứ quán các nước,
các tổ chức quốc tế, tổ chức đa phương và tổ chức phi chính phủ nước ngồi...Qua đó,
tăng cường quan hệ hợp tác, kết hợp tuyên truyền, quảng bá tiềm năng thế mạnh của
tỉnh, đẩy mạnh công tác xúc tiến vận động các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào hoạt
động hỗ trợ tỉnh. Tổ chức các đồn cơng tác của tỉnh thực hiện các hoạt động xúc tiến
đầu tư trong và ngoài nước. Chủ động tiếp xúc làm việc với các cơ quan, tổ chức có liên
quan như: Thương vụ Việt Nam tại nước ngồi, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt


1
2

Nam, các tổ chức đào tạo hợp pháp, các đối tác nước ngồi vào Việt Nam có hoạt động
liên quan theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, nghiên cứu, dự báo, định
hướng pháttriển thị trường, các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu, hỗ trợ xây
dựng thương hiệu các sản phẩm hàng hóa của tỉnh và doanh nghiệp.
Vận động và quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngồi. Giai đoạn 20102020, trên địa bàn tỉnh thực hiện 227 chương trình, dự án và 21 khoản viện trợ phi dự án
với tổng giá trị cam kết là 51,747 triệu USD, giá trị giải ngân là 29,447 triệu USD, trung
bình mỗi năm tỉnh tiếp nhận 2,8 triệu USD.
Hỗ trợ, phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương và doanh nghiệp trong mở rộng

kinh tế đối ngoại. Lãnh đạo tăng cường kết nối với các Cơ quan đại diện ngoại giao của
Việt Nam giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh đầu tư ra nước ngoài; tạo điều kiện để cán
bộ công chức làm công tác ngoại giao kinh tế của tỉnh có cơ hội được tham gia các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về ngoại giao kinh tế do Bộ Ngoại
giao và một số Bộ, ngành Trung ương tổ chức. Chỉ đạo các sở, ngành của tỉnh như: Công
thương; Kế hoạch và dầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,.. .tăng cường công
tác phối hợp trong triển khai thực hiện các hoạt động liên quan ngoại giao kinh tế. Tích
cực triển khai thực các Biên bản ghi nhớ và Thỏa thuận chi tiết đã ký với các địa phương
của Lào, Hàn Quốc, Mông Cổ.
2. Quan hệ tốt đẹp giữa tỉnh Hịa Bình và nước bạn Lào qua từng thời kỳ
lịch sử
Một vinh dự cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hồ Bình, tại cơ sở CP40,
trường của Ban thống nhất đào tạo cán bộ miền Nam tập kết vào cuối năm 1971, Đại hội
trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào đã diễn ra trong thời gian 1 tuần và thành công tốt
đẹp. Sự thành công của Đại hội trù bị Đảng nhân dân Lào có sự đóng góp to lớn của
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hồ Bình. Dưới sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung
ương Đảng, Tỉnh uỷ Hồ Bình đã giao trách nhiệm cho Văn phòng Tỉnh uỷ, Tỉnh Đồn
thanh niên Hồ Bình, tỉnh Đội Hồ Bình, ty Cơng an, cùng một số ban ngành gìn giữ bí
mật, bảo vệ an toàn cho đại hội, chuẩn bị đầy đủ toàn diện cơ sở vật chất phục vụ Đại
hội trù bị Đảng nước bạn Lào. Sau 3 tháng chuẩn bị từ việc sửa chữa hội trường, nhà ở
cho cán bộ đảng viên nước bạn Lào đến chuẩn bị các cơ sở vật chất khác, công tác chuẩn
bị phục vụ Đại hội trù bị rất tận tình và chu đáo, đảm bảo tốt chương trình làm việc và
thành cơng tốt đẹp, góp phần tăng cường tình đồn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng,
hai Nhà nước và hai dân tộc Việt Nam - Lào. Đây là sự kiện lịch sử đặc biệt của Đảng
nhân dân Lào anh em diễn ra ở tỉnh Hồ Bình và cũng là một bằng chứng lịch sử khẳng
định sự đóng góp của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hồ Bình vào mối quan hệ
tốt đẹp giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc Việt Nam - Lào.


1

3

Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh tồn thắng, đất nước được thống nhất,
Bắc-Nam sum họp một nhà, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hồ Bình phấn khởi,
mừng đất nước sạch bóng quân thù và bắt tay vào khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH.
Tuy nhiên, ở vào thời điểm này, tình hình chính trị nước bạn không ổn định, bọn phỉ
Vàng Pao tay sai của đế quốc Mỹ liên tiếp quấy nhiễu, chống phá chính quyền cách
mạng và phong trào của nhân dân. Theo yêu cầu của Đảng nhân dân cách mạng Lào, đáp
lại tiếng gọi thiêng liêng của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, của Đoàn
TNCSHCM, lớp lớp Đoàn viên- thanh niên tỉnh Hoà Bình lại xung phong lên đường
tham gia quân tình nguyện Việt Nam tại sư đoàn 530 đi làm nhiệm vụ quốc tế tại nước
bạn Lào anh em chiến đấu ở cánh Đồng Chum- Xiêng Khoảng. Biết bao gian khổ, hy
sinh mà các chiến sỹ quân tình nguyện phải chịu đựng vượt qua. Những năm tháng làm
nhiệm vụ quốc tế tại nước bạn Lào, dù phải chống chọi với bao gian khó, những Đồn
viên- thanh niên các dân tộc tỉnh Hồ Bình đã chiến đấu và lao động quên mình, được
quân đội và nhân dân nước bạn Lào anh em biết ơn mãi mãi.
Vào những năm cuối thập kỷ 70, thực hiện chủ trương hợp tác toàn diện giữa hai
Đảng, hai Nhà nước Việt - Lào do Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đạo, tỉnh Hà
Sơn Bình đã kết nghĩa với tỉnh Luông Prabăng của nước bạn Lào. Tại Đại hội Đảng bộ
tỉnh Hà Sơn Bình lần thứ II (tháng 10-1979) đã đề ra nhiệm vụ chi viện cho tỉnh Lng
Pra Băng là một nhiệm vụ đặc biệt. Chính vì vậy, thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ
tỉnh Hà Sơn Bình lần thứ II, từ năm 1980 đến năm 1989, hàng chục đoàn cán bộ kỹ thuật
và cán bộ quản lý trên các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ lợi giao
thông, xây
dựng được cử sang tỉnh Luông Prabăng làm nhiệm vụ hướng dẫn giúp đỡ
các địa phương của nước bạn Lào xây dựng và phát triển kinh tế.
Truyền thống “Hạt gạo chia đôi, bát cơm sẻ nửa” của hai Đảng, hai dân tộc Việt
Nam - Lào đã được khẳng định trong chiến đấu chống quân xâm lược thì nay trong hồ
bình lại được tiếp tục phát huy mạnh mẽ. Hàng chục đoàn xe vận tải chở vật tư, giống
vốn, xi măng sắt thép của tỉnh Hà Sơn Bình chi viện cho nước bạn Lào lại chuyển bánh

lên đường đi Luông Prabăng. Thời kỳ này, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình nói
chung, cán bộ, đảng viên nhân dân các dân tộc vùng Hoà Bình nói riêng cịn rất nhiều
khó khăn, nhưng vẫn thuỷ chung chia sẻ, sát cánh cùng quân dân tỉnh Luông Prabăng
vững bước đi lên, cùng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Có thể khẳng định, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các
dân tộc tỉnh Hồ Bình ln nêu cao tinh thần quốc tế vơ sản, luôn ủng hộ cả vật chất và
tinh thần cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của nước bạn Lào anh em, cả trong
chiến tranh giành độc lập và trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không thể kể hết những


1
4

đóng góp của các chiến sĩ qn tình nguyện Việt Nam nói chung, các chiến sĩ tình
nguyện người Hồ Bình nói riêng đã cố ng hiến trên đất bạn Lào; khơng thể kể hết
những tình cảm của những bà mẹ các bộ tộc Lào dành cho những đứa con quân tình
nguyện Việt Nam. Nhiều thanh niên các dân tộc tỉnh Hồ Bình đã hy sinh tuổi thanh
xn của mình, cống hiến một phần xương máu của mình cho mùa xuân mãi về trên
những bản Mường của nhân dân các bộ tộc Lào. Những tình cảm rất giản dị nhưng thấm
đượm tình u thương q trọng của những ơng bố, bà mẹ các bộ tộc Lào dành cho
những đứa con bộ đội tình nguyện Việt Nam như: Bát cơm, hạt muối hay củ khoai, củ
sắn khi đói lịng... là những bằng chứng thể hiện tình cảm keo sơn gắn bó giữa hai Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hồ Bình với nhân dân các bộ tộc Lào.
3. Tiếp tục tô thắm thêm hữu nghị hợp tác trong tình hình mói
Ngày nay, tiếp tục phát huy truyền thống "Thuỷ chung, gắn bó keo sơn" giữa hai
Đảng, hai Nhà nước, hai dân tộc Việt Nam - Lào, hàng năm bên cạnh hàng trăm các hoạt
động giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai dân tộc thì Đảng bộ và nhân dân các dân tộc
tỉnh Hồ Bình cùng với Đảng bộ và nhân dân các bộ tộc Lào ở tỉnh Luông Phra Băng,
sau này là tỉnh Hủa - Phăn đã có nhiều việc làm thể hiện tình hữu nghị gắn bó keo sơn.
Tính từ đầu 2017 đến nay, Đoàn đại biểu nước Lào và đặc biệt là các tỉnh Luông

Phra Băng và tỉnh Hủa Phăn đã có 11 cuộc gặp, chương trình thăm và làm việc tại tỉnh
Hịa Bình tiêu biểu như Đồn đại biểu cấp cao Ủy ban T.Ư Mặt trận Lào xây dựng đất
nước, Đồn cơng tác của cán bộ Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào ..
Tỉnh Hịa Bình cũng có nhiều hợp tác, hỗ trợ làm tơ thắm thêm tình hữu nghị với
các tỉnh của Lào, cụ thể như:
Ngày 23/1/2021, tại tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào, dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo các sở, ngành hai tỉnh, đã tiến
hành ký biên bản thống nhất nội dung về thực hiện dự án trường THPT huyện
Hủa Mường, tỉnh Hủa Phăn, CHDCND Lào với tổng mức đầu tư 156,2 tỷ đồng.
Đây là dự án được triển khai trên cơ sở căn cứ vào thỏa thuận giữa Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về quy chế tài
chính và quản lý các dự án sử dụng vốn viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ
Việt Nam dành cho Chính phủ Lào.
Ngày 12/3/2021, lãnh đạo UBND tỉnh Hịa Bình đã đến dự khởi
cơng xây dựng dự án khơi phục, tơn tạo di tích lịch sử cách mạng "Địa điểm huấn
luyện chính trị và Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào" (Nay là
Đảng nhân dân cách mạng Lào) tại khuôn viên Bộ CHQS tỉnh. Với mục tiêu bảo


1
5

tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, có giá trị đặc biệt quan trọng của địa
phương nhằm chứng minh cho tình đồn kết gắn bó keo sơn của hai dân tộc Việt Lào, đồng thời khẳng định mối quan hệ truyền thống, tình đồn kết đặc biệt và
hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Việt - Lào, sau khi hồn thành khu di tích lịch
sử này sẽ là nơi đón các đồn khách đến thăm quan nhằm ghi nhớ một sự kiện
chính trị đặc biệt trong mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào, là nơi giáo dục
truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ cũng như giáo dục về tình hữu nghị trong
sáng, thủy chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào. Khu di tích Bia lịch sử

nơi diễn ra Đại hội trù bị, Đại hội II Đảng Nhân dân Lào tại Bộ Chỉ huy Qn sự
tỉnh Hịa Bình là minh chứng về mối quan hệ hết sức chặt chẽ, đặc biệt giữa cách
mạng Việt Nam với cách mạng Lào, hai dân tộc Việt Nam - Lào.
- Tỉnh Hịa Bình và tỉnh Hủa Phăn đã ký quy chế hợp tác giáo dục cho sinh viên
của Lào sang đào tạo tại các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Hịa Bình. Theo đó, đến
thời điểm hiện tại đã có gần 50 lượt sinh viên của tỉnh Hủa Phăn tham gia học tại trường
Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Hịa Bình.
Bên cạnh đó, năm 2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng chỉ đạo tổ chức hưởng ứng
cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Sau 04 tháng phát động (từ
tháng 5 đến tháng 8 năm 2017), Ban Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào” tỉnh Hịa Bình đã nhận được 9.064 bài dự thi. Cuộc thi “Tìm hiểu
lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong
tỉnh tham gia dự thi với các độ tuổi khác nhau. Cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào” đã góp phần tuyên truyền sâu rộng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam
- Lào; tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
tăng cường hợp tác toàn diện, đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào lên một tầm cao mới;
đồng thời, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - văn hoá - con người
hai nước bền vững, đồn kết, gắn bó, thuỷ chung trên con đường hội nhập tồn cầu hố,
từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Có thể khẳng định lại một lần nữa, tình đồn kết hữu nghị đặc biệt và hợp tác tồn
diện Hịa Bình - Lào sẽ mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững; lãnh đạo tỉnh Hịa Bình
tăng cường sự hợp tác về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; giúp đỡ về
đào tạo cán bộ, phát triển du lịch, văn hóa, thể thao; thường xun trao đổi, thơng tin về
di tích lịch sử giữa hai tỉnh, hai nhà nước.


C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích và liên hệ trên, có thể thấy rằng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo
của hai Đảng, hai Nhà nước, các bộ, ban, ngành và các địa phương hai nước đã chủ
động, tích cực phối hợp và triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, hiệp định,

kế hoạch, chương trình hợp tác giữa hai bên và đạt được những thành quả thiết thực
trên tất cả các lĩnh vực. Góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị,
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh ở mỗi nước; tăng cường
quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, đồng
thời nâng cao vị thế, uy tín của hai Đảng, hai nước trên trường quốc tế, đóng góp tích
cực cho hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn mới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến
nhanh chóng, phức tạp và đối mặt với những thách thức không nhỏ, nhất là những
tiêu cực của đại dịch bệnh Covid -19. Để bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi
mới của hai nước, Việt Nam - Lào dựa trên nền tảng mối quan hệ hữu nghị truyền
thống, tiếp tục khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ
đoàn kết đặc biệt trong tình hình mới. Trên cơ sở nhất quán các nguyên tắc mà hai
Đảng đã thống nhất, nhất trí đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam Lào sẽ tiếp tục sánh bước bên nhau dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của mỗi
nước củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đồn kết đặc biệt
và hợp tác toàn diện giữa hai nước, thúc đẩy mối quan hệ này ngày càng phát triển,
hiệu quả, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước. Đó là xây dựng
thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng và văn minh;
nước Lào hịa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng, đóng góp tích cực
vào hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Để tiếp tục vun đắp và nâng mối quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà Nước,
hai dân tộc lên một tầm cao mới địi hỏi phải có sự nỗ lực cố gắng của mỗi Đảng, mỗi
Nhà nước, mỗi dân tộc, mà trước hết là sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc các tỉnh. Hịa Bình cùng với cả nước, đã, đang và sẽ gìn giữ và phát
huy quan hệ đặc biệt với nước ban Lào trong việc vun đắp cho mối quan hệ gắn bó
mẫu mực, thuỷ chung theo như di huấn của 2 lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ
tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản là "Phải coi sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân
các bộ tộc Lào như sự nghiệp cách mạng của chính mình" "Núi có thể mịn, sơng có
thể cạn. Song tình nghĩa Lào - Việt Nam sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông" và
để cho tình nghĩa hai nước Việt - Lào ln " Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long".
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Quan hệ quốc tế


(Dùng cho hệ đào tạo cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính trị, H.2021;
2.

Lê Đình Chính: Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào,

Nxb. Thông tin và Truyền thông, H.2017;
3.

Website: ;

;

;

tinhuyhoabinh.vn;

; ...
4.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hịa Bình, Báo cáo Số 119 - BC/TU, ngày

18/6/2021 về việc Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 15/4/2010
của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5.


Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hịa Bình, Báo cáo Số 124 - BC/TU, ngày

28/7/2021 về việc Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW, ngày 06/7/2011
của Ban Bí thư về công tác đối ngoại nhân dân.
6.

Một số tài liệu tham khảo khác.



×