Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.55 KB, 3 trang )

ÔN TẬP KIỂM TRA HKI LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 6 CTST
A.LICH SỬ:
Câu 1:Vì sao chúng ta phải học Lịch sử?
- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu
được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được
đất nước ngày nay.
- Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm
phục vụ cho hiện tại và tương lai.
Câu 2:Để khám phá quá khứ, người ta thường dựa vào những nguồn sử
liệu nào?
- Tư liệu gốc→là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
- Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu chữ viết
- Tư liệu hiện vật.
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn (Thời
gian xuất hiện, cấu tạo cơ thể)
Đặc điểm
Thời gian xuất hiện
Cấu tạo cơ thể
+ Hình dáng
+ Thể tích não

Người tối cổ
Khoảng 4 triệu năm
trước
+ Hình dáng: Có khả
năng đứng thẳng, đi
bằng hai chân.
+ Thể tích não: 850 1100 cm3

Người tinh khơn


Khoảng 150 000 năm
trước
+ Hình dáng: giống người
ngày nay.
+ Thể tích não: 1450 cm3

Câu 4: Theo em, lao động có vai trị như thế nào đối với bản thân, gia đình
và xã hội ngày nay?
- Tạo ra của cải, vật chất nuôi sống bản thân, gia đình.
- Góp phần xây dựng xã hơi ngày càng phát triển, tiến bộ, văn minh…
Câu 5: Kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất
nước Việt Nam?
+ Ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đổng Nai), An Khê


(Gia Lai),... người ta tìm thấy những cơng cụ đá ghè đẽo thô sơ.
+ Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khoa học
phát hiện được những chiếc răng Người tối cổ cách ngày nay khoảng 400 000
năm.
Câu 6: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai Cập cổ đại?
- Chữ viết: Chữ tượng hình
- Tốn học: Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học.
- Kiến trúc:Nổi tiếng nhất là các kim tự tháp.
- Y học:Nổi bật là kĩ thuật ướp xác.
Câu 7: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại?
- Chữ viết: chữ hình nêm
- Văn học: nổi bật là bộ sử thi Gin-ga-mét (Gilgames)
- Luật pháp: bộ luật Ha-mu-ra-bi
- Toán học: Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học.
- Kiến trúc : Nổi tiếng là vườn treo Ba-bi-lon

B. ĐỊA LÍ
Câu 1: Cấu tạo của Trái Đất?
- Gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, Man-ti và nhân
- Lớp vỏ Trái Đất có vai trị quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên
như: đất, nước, đá, khơng khí, sinh vật…và cả xã hội lồi người.
Câu 2: Động đất, núi lửa là gì? Nguyên nhân, hậu quả ?
- Hiện tượng lớp vỏ TĐ bị rung chuyển với cường độ khác nhau và diễn ra trong
thời gian ngắn gọi là động đất.
- Khi lớp vỏ TĐ bị rạn nứt khiến mắc ma ở dưới sâu phun trào và tích tụ ra
ngồi mặt đất gọi là núi lửa.
- Nguyên nhân: Do các địa mảng dịch chuyển
-Hậu quả: vùi lấp tài sản, nhà cửa, đường sá, làng mạc….tính mạng conngười…
Câu 3: Quá trình nội sinh và ngoại sinh, cho ví dụ?
- Nội sinh là q trình xảy ra trong lòng Trái Đất
VD: động đất, núi lửa, các lớp đất đá bị uốn nếp, quá trình nâng cao tạo
núi…
- Ngoại sinh là q trình xảy ra bên ngồi bề mặt Trái Đất
VD: nước chảy đá mịn, khối đá do gió nhiệt độ, mưa…ăn mòn.
Câu 4: Kể tên các dạng địa hình chính, nước ta có các đồng bằng lớn nào?
- Địa hình chính: núi, cao ngun, đồi, đồng bằng


- Nước ta có đồng bằng Sơng Hồng, đồng bằng sơng Cửu Long
Câu 5: Quan sát hình 10.3 sgk/ trang 146- cho biết cách đo độ cao tương đối
và độ cao tuyệt đối?
- Độ cao tương đối đo từ chân núi lên đỉnh núi
- Độ cao tuyệt đối đo từ mực nước biển trung bình lên đỉnh núi
Câu 6: QS hình 12.1 sgk/ trang 151- cho biết trong khí quyển gồm những
tầng nào? Con người sống ở tầng nào?
- Có 3 tầng: đối lưu, bình lưu và các tầng cao của khí quyển

- Con người sống ở tầng đối lưu
Câu 7: QS hình 12.2 sgk/trang 152- Cho biết trong khơng khí gồm có những
thành phần nào? Kể tên và nêu tỉ lệ các thành phần đó?
- Khí Oxi 21 %
- Khí Nitơ 78 %
- Khí cacbonic, hơi nước và các loại khí khác 1%
Câu 8: Khí áp là gì?Trên Trái Đất có những đai áp nào ?
- Là sức ép của khơng khí lên bề mặt Trái Đất gọi là khí áp
- Đai áp thấp : xích đạo và áp thấp ôn đới bắc và nam bán cầu
- Đai áp cao : cận chí tuyến và vùng cực bắc và nam
Câu 9: Thời tiết khác khí hậu như thế nào ?
- Thời tiết là các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió nhiệt độ… xảy ra
trong một thời gian ngắn ở một địa phương. Thời tiết luôn thay đổi.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại các các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió
nhiệt độ… trong thời gian dài ở một địa phương và đã trở thành quy luật.
Câu 10: QS Hình 13.4 sgk/ trang 158- Trên Trái Đất có những đới khí hậu
nào? Nêu giới hạn từng đới?
- Đới: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới
- Nhiệt đới: 23027’B ->23027’N (Chí tuyến bắc đến chí tuyến nam)
- Ôn đới: 23027’B -> 66033’B, 23027’N -> 66033’N (Chí tuyến bắc đến vịng
cực bắc, chí tuyến nam đến vòng cực nam)
- Hàn đới: 66033’B -> 900 B, 66033’N -> 900 N (Vòng cực bắc đến cực bắc,
vòng cực nam đến cực nam)
------------Hết------------



×