Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề cương luận văn Quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề Luật sư trên địa bàn tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.17 KB, 9 trang )

Đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức hành nghề
Luật sư trên địa bàn tỉnh Long An”
Giảng viên hướng dẫn: TS. PHẠM THỊ HUYỀN SANG
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Ngọc

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 10 năm tiến hành công cuộc cải cách tư pháp theo
tinh thần của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm
2002 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005,
dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn và có ý nghĩa về mặt lịch sử. Những kết quả
đạt được từ việc thực hiện các chính sách đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế, cải cách tư pháp, cải cách hành chính, hồn thiện hệ thống
pháp luật và công cuộc hội nhập quốc tế đã tạo tiền đề cho việc
thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tiến
bộ - cơng bằng – bình đẳng của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Với những nội dung cải cách tư pháp đang được triển khai
một cách tích cực cả về chiều rộng và chìu sâu nhằm xây dựng một
nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ
công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hình thành, tổ chức và hoạt động của các tổ chức
hành nghề luật sư ở nước ta. Số lượng các tổ chức hành nghề luật
sư tăng lên đáng kể và có xu hướng ngày càng phát triển, đồng thời
chất lượng hoạt động cũng từng bước được nâng cao, đóng góp
tích cực cho cơng cuộc cải cách, xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.



Tại tỉnh Long An, tình hình hoạt động của các tổ chức hành
nghề luật sư trong những năm qua gặt hái được những kết quả nhất
định. Hiện tại có 34 tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: 26 Văn
phòng luật sư, 6 Công ty luật và 2 Chi nhánh; thực hiện công tác
trợ giúp pháp lý, tham gia tố tụng, đại diện ngồi tố tụng, giải
quyết những khó khăn, vướng mắc cho những đối tượng có yêu
cầu. Đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng cao của cá nhân,
cơ quan, tổ chức, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cơng dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức và hoạt động của
các tổ chức hành nghề luật sư cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế
như: quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức hành nghề luật sư
còn nhiều bất cập, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội
nghề nghiệp của luật sư quản lý chưa chặt chẽ, trách nhiệm pháp lý
của người đứng đầu các tổ chức hành nghề luật sư chưa được quy
định cụ thể, rõ ràng..
Mặc dù đã có một số bài viết và cơng trình nghiên cứu về
luật sư, địa vị pháp lý của người bào chữa, vai trò của các tổ chức
xã hội nghề nghiệp của luật sư.. nhưng chưa có cơng trình nào đi
sâu nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề
luật sư trên địa bàn, cụ thể là địa bàn tỉnh Long An. Xuất phát từ
tình hình thực tế nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà
nước đối với các tổ chức hành nghề Luật sư trên địa bàn tỉnh
Long An” là yêu cầu khách quan, cần thiết về cả phương diện lý
luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như vai
trò của quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư.
2. Tình hình nghiên cứu



Trong những năm qua, vị trí và tầm quan trọng của luật sư trong xã
hội ngày càng được khẳng định và phát triển nên đã có nhiều tổ chức,
cá nhân nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể ra một số đề tài đã được
nghiên cứu như:
-

Đề tài cấp bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn
thiện pháp luật về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư
trong điều kiện mới ở Việt Nam”, Chủ nhiệm đề tài:
Nguyễn Văn Thảo – Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp;

-

Đề tài cấp khoa học cơ sở: “Giải pháp đào tạo luật sư phục
vụ hội nhập kinh tế quốc tế” do Học viện Tư pháp tiến
hành;

-

Đề tài “Vai trị của luật sư trong q trình giải quyết khiếu
nại hành chính hiện nay”, Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ
Nguyễn Sỹ Giao – Viện Khoa học thanh tra;

-

Đề tài “Bàn về khái niệm, đặc điểm nghề luật sư” do Luật
sư Phan Trung Hoài – Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí
Minh thực hiện.

Ngồi ra cịn có nhiều bài viết đăng trên các báo và tạp chí, như:

-

Bài viết “Chuyện về chiếc thẻ luật sư” của Luật sư Phan
Trung Hoài

-

Bài viết “Thực trạng và phương hướng đổi mới về tổ chức
và hoạt động của luật sư” của PTS. Nguyễn Văn Tuấn

-

Bài viết “Chiến lược phát triển nghề luật sư còn thiếu sót”
của Luật sư Ngơ Ngọc Trai

-

Bài viết “Vai trị của luật sư trong tố tụng hành chính” của
Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh.

Tuy nhiên các đề tài, chuyên đề, bài viết nêu trên mới chỉ cụ thể
hóa một khía cạnh về hành nghề luật sư ở Việt Nam. Chưa có đề tài
nào khái quát chung được vấn đề về “Quản lý Nhà nước đối với các


tổ chức hành nghề Luật sư trên địa bàn tỉnh Long An”. Vì vậy, đề
tài mà học viên chọn làm luận văn cao học khơng bị trùng lặp với bất
kì cơng trình nào đã nghiên cứu trước đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Quản lý Nhà nước
đối với các tổ chức hành nghề Luật sư trên địa bàn tỉnh
Long An”

-

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là trên địa bàn tỉnh Long
An từ năm 2015 đến năm 2019

4. Phương pháp nghiên cứu
Xuyên suốt quá trình, luận văn được thực hiện trên phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm,
tư tưởng, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý
nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp phân tích: để phân tích thực trạng quản lý nhà
nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh
Long An. Từ đó tìm ra nhưng ưu và khuyết điểm cần phát huy,
khắc phục.
- Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở phân tích thực trạng, phương
pháp này để tổng hợp những kết quả, vấn đề đã được nghiên
cứu nhằm đưa ra những nhận định, kết luận và đánh giá.
- Phương pháp thống kê để thống kê các số liệu cụ thể trên thực
tiễn địa bàn tỉnh Long An về các tổ chức hành nghề luật sư tạo
cơ sở cho việc đưa ra những nhận xét, kiến nghị hoàn thiện các
quy định về quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề
luật sư.



5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
-

Ý nghĩa lý luận:
Luận văn đã nghiên cứu tồn diện, có hệ thống về cơ sở

lý luận, pháp lý về các tổ chức hành nghề luật sư nói riêng và
quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư nói
chung. Đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời phân tích
những khó khăn vướng mắc để từ đó kiến nghị hồn thiện, tìm
ra những giải pháp, phương hướng phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng cũng như hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề
luật sư.
-

Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có những đóng góp sau:
+ Đánh giá cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý nhà nước

đối với các tổ chức hành nghề luật sư trên cả nước nói chung và
trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng, đánh giá những kết quả đạt
được của quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật
sư.
+ Thông qua việc phân tích, nhận xét, đánh giá quản lý
nhà nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh
Long An, luận văn làm rõ những hạn chế, nguyên nhân của hạn
chế , đề xuất giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện vấn đề này.
+ Luận văn có thể làm tài liệu cho những ai quan tâm đến

lĩnh vực này.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày gồm có 3 chương:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các tổ
chức hành nghề luật sư


-

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các tổ chức
hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Long An

-

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh
Long An.

(còn tiếp trang sau)


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1.1 Khái niệm, hình thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức
hành nghề luật sư
1.1.1 Khái niệm về tổ chức hành nghề luật sư
1.1.2 Hình thức tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật


1.1.3 Mối quan hệ giữa tổ chức hành nghề luật sư với các chủ thể
khác trong quá trình hoạt động
1.2 Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước đối với
các tổ chức hành nghề luật sư
1.2.1 Quản lý nhà nước
1.2.2 Quản lý các tổ chức xã hội – nghè nghiệp của luật sư
1.2.3 Công tác tự quản của các tổ chức hành nghề luật sư
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN
2.1 Các điều kiện, yếu tố tác động đến việc quản lý nhà nước đối
với các tổ chức hành nghề luật sư tại tỉnh Long An
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.
2.1.2 Điều kiện về kinh tế.
2.1.3 Điều kiện về văn hóa – xã hội.
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề
luật sư tại tỉnh Long An
2.2.1 Tình hình tổ chức và hoạt động.
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức
hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Long An.


2.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các tổ chức
hành nghề luật sư tại tỉnh Long An
2.3.1 Những mặt mạnh trong quá trình quản lý nhà nước đối với
các tổ chức hành nghề luật sư.
2.3.2 Những mặt yếu trong quá trình quản lý nhà nước đối với các
tổ chức hành nghề luật sư và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
3.1 Dự báo xu thế phát triển của các tổ chức hành nghề luật sư
trên địa bàn tỉnh Long An
3.2 Quan điểm định hướng về quản lý hoạt động của các tổ chức
hành nghề luật sư
3.2.1 Quan điểm định hướng chung về quản lý hoạt động đối với
các tổ chức hành nghề luật sư của Đảng cộng sản Việt Nam.
3.2.2 Quan điểm định hướng về quản lý hoạt động đối với các tổ
chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Long An.
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh Long An
3.3.1 Tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với các tổ
chức hành nghề luật sư
3.3.2 Tăng cường vai trị tự quản của Đồn luật sư về quản lý nhà
nước đối với các tổ chức hành nghề luật sư
3.3.3 Giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức hành
nghề luật sư
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




×