Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐIỀU CHẾ THUỐC TRỪ SÂU TỪ MỘT SỐ LOẠI HẠT, CỦ, QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 14 trang )

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ DỰ THI

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

DỰ ÁN:
“ĐIỀU CHẾ THUỐC TRỪ SÂU TỪ
MỘT SỐ LOẠI HẠT, CỦ, QUẢ”
Lĩnh vực: Mã lĩnh vực: 03
Tên lĩnh vực: Hóa sinh

NGƯỜI (NHĨM) THỰC HIỆN:
1.

………………………………… Nhóm trưởng

2.

………………………………… Thành viên

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: …………………………….

<Địa danh >, <Tháng /Năm>


PHẦN

NỘI DUNG

TRANG



I

PHẦN CHUNG

2

1

Lí do chọn đề tài

2 -> 4

2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

3

Mục tiêu nghiên cứu

5

4

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

5


5

Phương pháp nghiên cứu

5-> 9

6

Nội dung nghiên cứu

10

II

Kết quả và thảo luận

10 -> 11

III

Kết luận khoa học

11-> 12

IV

Khuyến nghị

12


V

Tài liệu tham khảo

13

2


I. Phần chung:
1) Lý do chọn đề tài
Ăn nhiều rau quả giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể tránh được các
bệnh về tim, đột quỵ, ổn định huyết áp và ngăn ngừa một số bệnh như ung thư,
hạn chế các bệnh liên quan đến đường ruột, đặc biệt là viêm ruột thừa, bảo vệ
mắt khỏi bị đục nhân mắt và chấm đen trong mắt… Sử dụng rau quả sạch là nhu
cầu hết sức cần thiết của con người. Do vậy rau, quả đã là sự lựa chọn không thể
thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình ngày nay.

Nhưng thực tế, các vườn rau thường bị sâu, bọ phá hoại…

Để khắc phục tình trạng này,nhiều người dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
bán trên thị trường để diệt trừ sâu.

3


Khi sử dụng các loại rau, quả còn dư tỷ lệ lượng thuốc bảo vệ thực vật, người
tiêu dùng có thể bị ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, dẫn đến làm suy giảm sức
khỏe hoặc tử vong. Liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về

các vụ ngộ độc do ăn rau quả nhiễm độc gây ra, như ngày 8/4/2015 có khoảng
107cơng nhân Cơng ty thời trang Star (Khu công nghiệp Chương Mỹ- Hà Nội)
phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc rau cải.

Hình ảnh công nhân Công ty thời trang Star (Khu công nghiệp Chương
Mỹ- Hà Nội) bị ngộ độc rau cải đang được bác sĩ điều trị.
4


Lo sợ trước vấn đề này, nhiều gia đình đã cố gắng tận dụng những khoảnh
đất hiếm hoi để trồng rau sạch. Nhiều gia đình cịn trồng rau trên sân thượng hay
trong các hộp xốp nhỏ.

Công sức và tiền bạc bỏ ra đầu tư khơng ít với hy vọng có thể sản xuất rau
sạch cho gia đình nhưng lại gặp phải vấn đề: có q nhiều cơn trùng, sâu bệnh
lại phá hoại vườn rau. Nếu trồng rau sạch mà vẫn phải dùng thuốc trừ sâu đang
bày bán trên thị trường thì bao nỗ lực để có rau sạch trở thành vơ nghĩa. Nhưng
nếu khơng có một biện pháp hữu hiệu thì chúng ta khơng thể có sản phẩm rau
quả sạch như mong muốn.
Trong gia đình em cũng vậy. Chính em nhiều lần thấy mẹ buổi tối phải bỏ
dở các tập phim yêu thích ra bắt sâu bằng đèn pin bởi có những loại sâu trốn
trong đất ban đêm mới chui lên phá rau. Nhiều lần vào buổi sáng , em dậy sớm
ra thăm vườn rau của mẹ thấy những cây rau con non nớt chỉ qua một đêm bị
sâu ăn trụi lá. Nhiều lần em cũng thấy bà ngoại bần thần bên mấy hộp rau bị
chuột cắn nát. Tất cả những điều nhìn thấy đã khiến em có một ao ước: có thể
chế ra một loại thuốc đuổi được cơn trùng, sâu bệnh để bà và mẹ và những
người yêu gia đình khác có thể chăm sóc cho gia đình của họ bằng các loại rau
củ sạch trồng trong vườn nhà. Khơng cịn những “chú” sâu béo mầm nằm vắt
vẻo thưởng thức “bữa tiệc” trên những lá rau non như thế này nữa.


.
Khu vực nhà em ở rất nhiều kiến, vườn rau nhỏ trước sân nhà của mẹ em
cũng vậy đặc biệt những hôm thay đổi thời tiết chuẩn bị mưa nhiều ngày kiến
5


lại đào hầm, duyệt binh suốt ngày đêm, nhiều khi ra vườn hái rau em và mẹ lại
bị kiến đốt. Một hơm, em tìm thấy một lọ rượu ngâm gừng của bà ở trong tủ, em
liền mang ra đổ cạnh một tổ kiến . Thật không ngờ, chỉ sau một tiếng, em quay
lại liền chứng kiến sự di chuyển hỗn loạn của đàn kiến đang nháo nhác di
chuyển xa khỏi đống rượu gừng kia. Một lần khác, khi em đang nhặt rau cho
mẹ, thấy một con sâu rau rất to, em liền rỏ lên nó một giọt dấm tỏi ớt. Con sâu
giãy dụa và chết ngay sau đó. Lần khác, có một đàn kiến đang bị theo hàng rất
ngay ngắn, đột nhiên chúng đổi hướng khi gặp miếng bã trầu của bà. Em liền hỏi
ông em vốn là một thầy thuốc đơng y và ơng có trả lời rằng: Có lẽ do chúng sợ
vị của hạt cau trong miếng trầu. Hạt cau trong Đơng y được đánh giá là có khả
năng tiêu tích, lợi thủy, thơng khí, diệt khuẩn….
Trong đầu em nảy ra ý tưởng sử dụng một số loại hạt, củ và quả có sẵn
trong đời sống hàng ngày để điều chế ra một loại thuốc trừ sâu bệnh hại rau, an
toàn và hiệu quả, giá thành rẻ và thân thiện với môi trường. Em đã đem ý tưởng
này trao đổi với bạn cùng lớp và xin ý kiến cơ giáo dạy mơn Hóa- Sinh. Thật
may mắn, tất cả đều rất ủng hộ ý tưởng của em. Và vì thế, chúng em đã quyết
tâm thực hiện nghiên cứu khoa học và lấy tên đề tài là: “Điều chế thuốc trừ sâu
từ một số loại hạt, củ, quả”
2) Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài:
Chúng em tin tưởng rằng nếu nghiên cứu của chúng em thành công sẽ mở
ra một hướng đi mới cho những người yêu thích làm vườn, có thể yên tâm sử
dụng loại thuốc trừ sâu an tồn, hiệu quả theo cơng thức của chúng em để bảo vệ
vườn rau của mình khỏi sự tấn công của sâu bệnh phá hoại. Loại thuốc này sẽ
không hề làm ơ nhiễm cho mơi trường, khơng có hại cho người sử dụng và

khơng làm ảnh hưởng gì đến chất lượng, năng suất của các loại nông sản. Loại
thuốc trừ sâu chúng em điều chế dễ làm, dễ bảo quản, có thể sử dụng lâu dài.
Bên cạnh đó chúng em cũng mong muốn rằng việc làm nhỏ bé của chúng
em sẽ góp phần vì một thế giới an tồn, mạnh khỏe hôm nay và mai sau.
3) Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu của chúng em nhằm giúp mọi người có thể tự sản xuất ra loại
thuốc trừ sâu an toàn, thân thiện với thiên nhiên và con người, dễ kiếm, dễ làm,
giá thành thấp mà vẫn trừ sâu bệnh hiệu quả, có thể đảm bảo năng suất và chất
lượng nơng sản. Qua đó sẽ giúp cải thiện bữa ăn trong các gia đình, giảm chi phí
sinh hoạt, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể trong đề tài này là sản xuất thành công loại thuốc trừ sâu
từ các loại hạt, củ, quả và ứng dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất rau ở các hộ
gia đình Việt Nam.
+ Các vườn rau có áp dụng loại thuốc trừ sâu bệnh này sẽ được bảo vệ
khỏi sâu bệnh phá hoại.
+ Các loại nơng sản thu được an tồn với người sử dụng.
+ Năng suất và chất lượng nông sản không bị giảm sút.
+ Người trồng trọt được bảo vệ về sức khỏe khi phun thuốc
+ Môi trường xung quanh khu vực trồng rau không bị ô nhiễm.
4) Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
6


Đề tài được áp dụng trong quy mô nhỏ, ở mức hộ gia đình với diện tích
thực nghiệm khoảng 40m2 (gồm 20m2 thực nghiệm và 20m2 đối chứng)
Nguồn lực: Giáo viên hướng dẫn, hai học sinh và hai nông dân tình nguyện
tham gia thử nghiệm loại thuốc trừ sâu từ một số loại hạt, củ, quả trên thửa vườn
tại xã Lũng Hòa- Huyện Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc.
Thời gian sản xuất thuốc là từ 1 đến 2 tháng.
Thời gian thực nghiệm thuốc trên vườn thực tế là 2 tháng.

5) Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp khoa học thực nghiệm
Nguyên liệu là những loại hạt, củ, quả có sẵn trong tự nhiên, dễ tìm, giá thành
thấp.
+ Chi sả: danh pháp khoa học: Cymbopogon là một chi chứa khoảng 55 loài
trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ơn đới ấm. Chúng là các
loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thơng thường là sả. Có vị the, hơi cay,tính
ẩm, mùi hương đặc trưng, dễ chịu. Hợp chất chính trong sả là Citral và Genaniol
có lợi ích chống việm, sát khuẩn, giải cảm, khử mùi hôi.Theo một nghiên cứu
được đăng trên tạp chí Brazil, các nhà khoa học đã sử dụng sả để điều trị nhiễm
trùng staph và phát hiện thấy các đặc tính sát khuẩn tiềm ẩn của sả có hiệu quả
hơn các loại thuốc kháng sinh và streptomycin.

+ Hạt cau già: Hạt cau chứa hoạt chất Arecolin thường được dùng làm thuốc trị
giun sán cho gia súc. Y học hiện đại chỉ ra rằng trong hạt cau có chứa tanin,
alkaloid, giúp diệt giun rất hiệu quả. Arecolin - hoạt chất chính trong hạt cau có
tác dụng tăng cường phân tiết các tuyến như tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi,
tuyến dịch vị, dịch ruột…

7


+ Quả ớt: Thành phần hoá học: Vỏ quả chứa alcaloid chính là capsaicine
(0,2%) và sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4), adenine, betaine.
Một trong những tác dụng của Capsaicin là diệt vi trùng, nên chất này
thường được dùng để bảo quản thực phẩm, giữ cho thức ăn lâu hư. Capsaicin
trong y khoa được liệt kê vào loại độc dược. Đây là một hóa chất có tác dụng
khiến cho ớt có vị cay nóng, thế nhưng, khi ở dạng tinh khiết, hóa chất này có
thể giết chết bất cứ ai thử nuốt nó. Capsaicin gây nóng và bỏng rát khi tiếp xúc
với da người.


+ Quả bồ kết: Trong thành phần của quả bồ kết có chứa nhiều chất protein,
vitaminE, glycosid (một loại có tính chất tẩy rửa nhẹ giống như thuốc xổ). Theo
Đơng y, bồ kết vị cay mặn, tính hơi ôn, có độc, vào 2 kinh Phế, Đại tràng. Có tác
dụng thông khiếu, tiêu đờm, sát trùng.

+ Gừng: Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học
phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, citral, dầu thơm, capsaicin,
diphenyl-heptan... nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học.
Gừng đóng vai trị nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Chiết xuất
gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis.
8


+ Tỏi: Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các
virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có cơng dụng diệt
khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.…
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có cơng dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải
độc và sát trùng. Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc
phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta
cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).

Trọng lượng cụ thể:
- Sả: 300gr

- Hạt cau: 300gr

- Bồ kết: 300gr

- Ớt tươi: 300gr


- Gừng tươi: 500gr

- Tỏi tươi: 500gr

- Cồn 90o: 2 lít

Tổng giá thành là: 110.000 đồng
Bước 1: Tất cả các hạt, củ, quả trên đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào cối
giã nhỏ hoặc cho vào máy nghiền nhỏ.

9


Bước 2: Cho toàn bộ hỗn hợp đã được xay nhỏ ngâm với cồn 90o, ngâm trong
khoảng thời gian từ 1 đến 2 tháng là dùng được, nếu càng ngâm lâu càng tốt, vì
cồn 900 sẽ càng làm dã các chất có trong các loại củ, quả trên.

Bước 3: Lọc lấy phần dung dịch chứa vào lọ để sử dụng dần.( Phần bã có thể
bón ở các gốc rau hay những nơi có nhiều kiến, mối…)
Chú ý: Đậy kín nắp bình tránh làm bay hơi cồn, khơng nên để bình ở nơi có
nắng, nóng.
Bước 4: Đem pha với nước với tỉ lệ: 300ml dung dịch thuốc với 20l nước.

Bước 5: Phun trực tiếp lên rau sau khi đã cấy từ 3 đến 5 ngày

10


Bước 6: Phun lần 2 sau khi đã phun lần 1 khoảng từ 1 đến 2 tuần


* Rủi ro: Sử dụng an toàn (Lưu ý: Khi phun dung dịch nên đeo kính tránh
dây vào mắt).
* Kết quả dữ liệu từ đề tài:
Kết hợp các vị chát cay và tính độc từ các loại hat, củ, quả trên ngâm với cồn
chúng ta được 1 loại dung dịch đậm đặc. Khi pha với nồng độ vừa phải 300ml
dung dịch với 20l nước thì lượng axit có trong dung dịch sau khi pha sẽ tác động
đến mắt, da của những loại sâu bọ hại cây trồng, làm chúng say rồi chết. Đề xuất
phun hai lần: Lần đầu khi rau trồng được ba lá non. Lần hai khi rau đang trong
giai đoạn trưởng thành.
6) Nội dung nghiên cứu:
Khi thực hiện đề tài trả lời được các câu hỏi sau:
+ Tác động của dung dịch thuốc trừ sâu này lên các loại sâu và côn trùng
trong vườn rau thực nghiệm.
+ Tác động của dung dịch lên quá trình sinh trưởng của các loại rau trồng
trong vườn rau thực nghiệm (lưu ý các thời kì: rau được ba lá, rau trưởng thành)
+ Tác động của dung dịch lên người sử dụng (lưu ý các biểu hiện dị ứng
cấp tính và các biểu hiện về bệnh đường hô hấp, các bệnh về mắt…)
+ Nghiên cứu về năng suất cây trồng có sử dụng dung dịch này.
+ Nghiên cứu về chất lượng nông sản khi sử dụng dung dịch này.
11


II. Kết quả và thảo luận.
+ Sau hai tháng theo dõi vườn rau có sử dụng loại dung dịch trừ sâu chế
từ các loại hạt, củ, quả cho thấy: chỉ sau một thời gian ngắn (một ngày) đã có
sâu non chết trên lá, không thấy dấu hiệu của kiến, ốc sên và khơng cịn hiện
tượng rau bị cắn đứt thân, rau bị ăn trụi lá như rau ở luống đối chứng. Qua theo
dõi thấy kết quả này được bảo lưu trong thời gian một tháng sau khi chuẩn bị
phun đợt hai.

+ Sau ba ngày phun dung dịch lên luống rau thực nghiệm khơng thấy có
hiện tượng rau bị phản ứng với dung dich: khơng thấy rau chết sót, khơng thấy
lá rau bị xoăn lại hay bị vàng. Sau một tuần đo được thấy chiều cao trung bình
của cây rau đạt tới 3 cm (bằng với rau ở luống đối chứng) và diện tích trung bình
của lá cũng tương đương với lá của luống đối chứng)
+ Qua hai lần phun dung dịch không sử dụng các công cụ bảo hộ thô sơ
như găng tay, kính mắt và khẩu trang, thấy rằng sức khỏe của người phun dung
dịch được đảm bảo. Không xuất hiện những biểu hiện như mắt đỏ, hắt hơi, sổ
mũi, ho, ngứa ngáy, nổi mề đay. Người phun dung dịch cảm thấy hồn tồn khỏe
mạnh, khơng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, không sốt, không đau bụng, tiêu
chảy.
+ Sau hai tháng rau cho thu hoạch với kết quả như sau: Ở luống sử dụng
thuốc trừ sâu từ hạt, củ quả thu hoạch được 35 kg rau cải với các cây rau khơng
sâu bệnh, đẹp về hình thức.

Sau khi phun thuốc được 2 tuần, rau phát triển tốt và không thấy xuất hiện sâu
Ở luống rau đối chứng cho thu hoạch 20 kg rau cải với các cây rau phát
triển không đều, nhiều cây lá bị sâu ăn, nhiều cây còi cọc, một số cây bị xoăn lá.
+ Chúng em thu hoạch và đã gửi rau về ba gia đình ở gần với hai gia đình
tham gia trồng rau thực nghiệm. Các gia đình tiến hành chế biến hai loại rau từ
hai luống nêu trên với cách thức như nhau và đều có nhận xét: Chất lượng rau
của luống rau thực nghiệm hoàn toàn tốt, nước rau xanh trong, rau khơng bị nát,
nước rau khơng có mùi hóa chất. Mọi thành viên trong 5 gia đình gồm 4 cụ già
trên 70 tuổi, ba em nhỏ dưới 3 tuổi, các thành viên ở các độ tuổi và giới tính
khác nhau đều hồn tồn khỏe mạnh khơng có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy…
sau khi sử dụng rau từ luống rau thực nghiệm.
12


Bà và cháu yên tâm thưởng thức rau sạch

(Ảnh do gia đình nhà bà Nguyễn Thị Nga và bà Dương Thị Hằng - Thơn Hịa
Loan - Xã Lũng Hịa - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc cung cấp)
Kết quả khi so sánh với dùng thuốc bảo vệ thực vật được bán trên thị
trường:
- Nguyên liệu chúng em mua về để điều chế thuốc trừ sâu với giá 110.000đ,
áp dụng đem tưới cho khoảng 100m2 rau cho đến khi thu hoạch.
- Với thuốc bảo vệ thực vật được bán trên thị trường mà người trồng rau
đang sử dụng nhiều, thì kinh phí để tưới cho cùng diện tích rau cho đến khi thu
hoạch thì hết khoảng 150.000đ. Loại thuốc bảo vệ thực vật này gây ơ nhiễm
mơi trường, có tác động khơng tốt cho sức khỏe của con người, hậu quả khôn
lường nếu sử dụng lâu dài.
- Sau hai tháng sử dụng khơng thấy có phản hồi từ những người dân xung
quanh khu vực trồng rau thử nghiệm về các vấn đề ô nhiễm môi trường hay
phàn nàn về mùi thuốc trừ sâu này ngay cả trong ngày phun thuốc tại khu vực
trồng rau.
III. Kết luận khoa học
Các loại hạt, củ, quả trên đều dễ kiếm, được mọi người thường sử dụng
trong bữa ăn hay sinh hoạt hàng ngày, khi hết hợp với nhau hịa trộn các đặc tính
và hương vị như cay, nóng, hắc…sẽ tạo nên một dung dịch có tác dụng xua
đuổi, diệt sâu, bọ, côn trùng bảo vệ rau trồng và thân thiện với môi trường.
Loại dung dịch này sẽ góp phần làm giảm số lượng người phải sử dụng rau
khơng an tồn, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Qua đó góp phần nhắc
nhở mọi người ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình mình, tích cực
sản xuất và sử dụng rau sạch. Việc mọi người biết đến loại thuốc này, hướng dẫn
và chia sẻ với nhau cách làm, sử dụng chúng sẽ góp phần bảo vệ mơi trường,
bảo vệ sức khỏe của mỗi chúng ta.
IV.Khuyến nghị
+ Chúng em mong muốn sản phẩm của chúng em sẽ được áp dụng và nhân
rộng trong nhân dân, hướng tới được sống trong bầu khơng khí trong lành,
khơng có ơ nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu bệnh tật từ nhiễm hóa

chất độc hại từ thuốc bảo vệ thực vật.

13


+ Các bác, các cơ có thẩm quyền kiên quyết ngăn chặn việc buôn bán các
loại thuốc trừ sâu độc hại không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có xuất xứ
khơng rõ ràng đang có ở Việt Nam.
+ Các tổ chức trong xã hội tuyên truyền sâu rộng để người nông dân Việt
Nam hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong sản xuất rau, quả…Nên sử
dụng và điều chế các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thiên nhiên. Có như vậy
chúng ta mới bảo vệ mơi trường vì một tương lai xanh, sạch, đẹp!
V. Tài liệu tham khảo/ trích dẫn khoa học:
- SGK sinh học 6,7,8 – Nhà xuất bản giáo dục
- “Công dụng chữa bệnh không ngờ của cau” Soha.vn Chuyên mục: “Sống
khỏe”
- “Tácdụng chữa bệnh của quả cau” Trên website:
- “Tác dụng chữa bệnh của quả cau” Trên website: giupban.com.vn. Chuyên
mục: Sức khỏe
- Báo khoa học và đời sống: Công dụng của Sả
- “Ớt” Trên website:
- “Chất cay trong ớt là gì” Trên website: www.hoahocngaynay.com chun mục:
Hóa dược và mỹ phẩm
- “Tác dụng thần kỳ của tỏi” Trên website: //vi.vn.facebook.com
- “Những công dụng bất ngờ của tỏi” Trên VN Express
- “Bồ kết nhiều công dụng độc đáo” Báo: Suckhoedoisong.vn
- “Công dụng bất ngờ của quả bồ kết” Trên website:

---------------------------------------------------------


14



×