Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài thị trường lao động cơ sở lý thuyết và nh ng c a COVID 19 ững tác độ ủ đến thị trường lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.33 KB, 11 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA KẾ TỐN

TIỂU LUẬN MƠN HỌC
KINH TẾ VI MÔ
Đề tài: Thị trường lao động: cơ sở lý thuyết và những tác động của COVID-19
đến thị trường lao động Việt Nam.
Lớp tín chỉ: LT1_CQ59.22.07CLC
Họ và tên: Hoàng Vũ Quỳnh Anh
Phạm Lê Đức Anh
Trần Quỳnh Chi
Nguyễn Tuấn Đạt
Tạ Minh Hằng

Phạm Hồng Anh
Ngơ Thị Bình
Lê Đình Dương
Nguyễn Hương Giang
Phạm Thị Thanh Hoa

Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 4 ngày


MỤC LỤC
A – LỜI MỞ ĐÂU
B – NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường lao động.
1. Khái niệm về thị trường lao động
2. Cung lao động


3. Cầu lao động
4. Cân bằng thị trường lao động
Chương II: Thực trạng thị trường lao động tại Việt Nam trong thời gian gần
đây
1. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam trước dịch bệnh Covid-19.
2. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid19.
3. Đánh giá sự tác động của dịch bệnh COVID-19 đến thị trường lao động tại
Việt Nam.
3.1. Ưu điểm
3.2. Nhược điểm
3.3. Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cung-cầu lao động
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của dịch
bệnh Covid-19 đến thị trường lao động.
1. Giải pháp của chính phủ nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh COVID19 đến thị trường lao động.
2. Giải pháp đối với cung lao động.
3. Giải pháp đối với cầu lao động.
C – KẾT LUẬN
D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề bài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển thị
trường lao động là một yếu tố khách quan vì thị trường sức lao động là một trong
những nhân tố quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng
nhanh và bền vững. Để phát triển kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường
cần phát triển các loại thị trường vì thị trường được ví như mơi trường sống của

kinh tế hàng hố. Thị trường lao động hình thành và phát triển trong nền kinh tế,
nó có mối quan hệ tạo sự gắn kết cung cầu lao động phát huy tính tích cực của
người lao động trong học nghề, tự tạo và kiếm việc làm… Hiện nay dưới sự tác
động mạnh mẽ của đại dịch covid-19 kinh tế Việt Nam hết sức phức tạp thậm chí
có khoảng thời gian đi ngang khơng tăng trưởng hay có dấu hiệu đi xuống. Chính
vì vậy, thị trường lao động Việt Nam cịn gặp rất nhiều những khó khăn, bất cập
gây nên lo ngại cho Chính phủ , doanh nghiệp và người lao động. Nhận thức được
tầm quan trọng, em nghiên cứu đề tài “ Thị trường lao động Việt Nam và tác động
của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động” nhằm đưa ra các giải pháp nhằm
khắc phục những khó khăn, tồn tại, giúp kiểm sốt ổn định nền kinh tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Hiểu rõ được cơ sở lý thuyết về thị trường lao động Việt Nam. Phân tích tác động
của đại dịch covid-19 đến thị trường lao động , từ đó đưa ra những đánh giá nhận
xét , đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Chính phủ,
doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, thơng kê,…
bên cạnh đó có sử dụng thêm có nguồn tài liệu sách báo, internet rồi tổng hợp lại
nhằm làm bài viết trở nên sâu sắc hơn
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thị trường lao động
Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam
Thời gian nghiên cứu : 2 năm (2020-2021)
5. Kết cấu bài tiểu luận
Phần 1: Cơ sở lý luận về thị trường lao động
2


Phần 2: Thực trạng thị trường lao động Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh covid
những năm 2020-2021

Phần 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch covid19 đối với thị trường lao động

Nội dung
I- Những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về thị trường sức lao động
1. Một số khái niệm cơ bản
Sức lao động là toàn bộ năng lực thể chất tinh thần tồn tại trong một cơ thể
con người đang sống
Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam khái niệm về thị trường lao động
đa đạng và phong phú: “ Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động
được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động ( nó bao gồm các quan hệ lao
động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo
hiểm xã hội, tranh chấp lao động…) ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một
bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động” hoặc “ thị
trường lao động được hình thành trong bối cảnh giải phóng người lao động từ
trong các xí nghiệp và tăng thất nghiệp. Bản thân thị trường lao động thường
xuyên đồng nhất với thất nghiệp cũng là những người khơng có việc làm những
đang đi tìm bó, cịn cầu là những chỗ làm việc trống”
2. Vai trò của thị trường lao động trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta thực hiện theo cơ chế tập trung bao cấp chưa
công nhận sức lao động là hàng hố nên chưa có thị trường lao động. Từ khi thực
hiện đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta vận hình theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước hay nói cách khác là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa thì sự hình thành và phát triển thị trường lao động là tất yếu khách
quan. Hơn nữa, nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại
hố và hội nhập kinh tế quốc tế thì thị trường lao động có vai trị đặc biệt quan
trọng là đầu tàu kéo theo các loại hình thị trường khác, đó là:
- Thị trường lao động đóng vai trị quan trọng trong hệ thống các loại thị
trường


3


- Thị trường lao động tham gia điều tiết phân bổ các nguồn lao động giữa
các ngành lĩnh vực với nhau trong nền kinh tế
- Thị trường lao động có tác động đến phát triển con người, góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ cơng
nghệ của nền kinh tế
3. Các nhân tố tác động đến thị trường lao động
3.1. Cung lao động
Cung lao động là lượng hàng hoá sức lao động mà người bán trên thị trường ở
mỗi mức giá có thể chấp nhận được
* Cung về lao động của cá nhân
Khái niệm: là số giờ làm việc mà người lao động có khả năng và sẵn sàng cung
ứng tương ứng với các mức lương khác nhau trong thời gian nhất định
Hiệu ứng thay thế: Khi tiền công tăng thúc đẩy
người lao động làm việc nhiều hơn vì mỗi giờ làm
thêm được trả thù lào nhiều hơn
Hiệu ứng thu nhập: Với mức độ tiền cơng cao hơn
thì thu nhập của lao động cũng cao hơn
* Cung lao động cho một ngành
Trong ngắn hạn, cung về lao động cho một ngành
tương đối ổn định, do đó đường cung ngắn hạn có
chiều hướng dốc hơn như SLS
Trong dài hạn, cung về lao động cho một ngành sẽ
thay đổi. Do đó đường cung dài hạn có chiều hướng
thoải mái hơn, đường SLL
Nói chung trên thị trường lao động tác động của
hiệu ứng thay thế lấn áp hiệu ứng thu nhấp làm cho
đường cung có chiều hướng dốc lên

3.2. Cầu lao động
Cầu lao động là lượng hàng hoá sức lao động mà người mua có thể mua ở
mỗi mức giá có thể chấp nhận được.
Sản phẩm cận biên của lao động (MPL) là sự thay đổi trong tổng quan số sản
phẩm đầu ra do sử dụng thêm một yếu tố đầu vào là lao động
Hàm sản xuất ta xác định theo công thức sau: MPL = F(K,L)
4


Trong đó F(K,L) là khối lượng sản phẩm được sản xuất ra khi sử
dụng K đơn vị vốn và L đơn vị lao động
II- Phân tích tác động của đại dịch covid-19 đến thị trường lao động Việt
Nam trong những năm gần đây (2020-2021)
1. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam dưới tác động của dịch bệnh
covid-19
Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp ở Việt Nam
đã giảm nhanh với tốc độ 1,6% mỗi năm trong giai đoạn 30 năm qua chủ yếu do
lao động từ khu vực này chuyển sang các doanh nghiệp phi nơng, hộ gia đình phi
nơng và làm việc được trả công. Năm 1989, hơn 71% lao động Việt Nam làm
việc trong khu vực nông – lâm - ngư nghiệp và khi đó việc làm tư nhân hầu như
không tồn tại. Tuy nhiên đến năm 2020, tỷ lệ này đã giảm đáng kể với 42% lao
động làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Trang trại và các doanh
nghiệp hộ gia đình đã góp phần cải thiện mức sống cho hàng triệu người lao động
song lại bị hạn chế về tiềm năng sản xuất, vốn, công nghệ và năng suất lao động.
Theo phân loại thống kê hiện nay, lao động làm việc cho các trang trại gia đình
hoặc hộ gia đình phi nơng nghiệp là thuộc nhóm "lao động ăn lương".Tuy nhiên,
trên thực tế số lao động này khơng có hợp đồng làm việc. Khi có việc thì lao động
được gọi đến làm việc, khi hết việc thì tạm nghỉ ở nhà chờ cho đến khi có đơn
hàng mới. Để có thêm thu nhập, nhu cầu tăng ca của người lao động là rất lớn
mặc cho những khó khăn, hạn chế về thời gian, sức khỏe, điều kiện lao động.

Nhiều doanh nghiệp cịn cố tình chây ì, thậm chí khơng đóng bảo hiểm xã hội cho
người lao động. Quan hệ lao động trở nên căng thẳng, phức tạp với nhiều bất cập,
thể hiện ở những tranh chấp về tiền lương, hợp đồng lao động, bảo hiểm, đòi hỏi
xem xét thấu đáo và những can thiệp, điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Tình hình lao động Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy một số đặc điểm
biến đổi so với trước đây, phản ánh xu hướng vận hành chung của thị trường lao
động, đồng thời cho thấy những nét đặc thù của Việt Nam. Kết quả Điều tra lao
động-việc năm 2020 làm cho thấy những đặc điểm và xu hướng trên thị trường
lao động. Tổng số lực lượng lao động cả nước là 55,35 triệu người, trong đó lao
động ở khu vực nơng thơn chiếm 67,4%. Số lao động có việc làm là 54,25 triệu
người. Bình quân hàng năm, đã giải quyết việc làm cho 1,5-1,6 triệu lao động
trong nước và đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
5


Tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp với khoảng 1,2 triệu người trong độ
tuổi lao động. Trong đó, nam chiếm 48,3% và nữ chiếm 51,1%. Tỷ lệ thất nghiệp
ở nông thôn là 2,2% và thất nghiệp ở thành thị dưới 3,4%. Đáng chú ý là tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên xấp xỉ 12% cao gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp của thanh
niên nông thôn, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sồn Cửu Long và Nam Trung Bộ. Xu
hướng thất nghiệp còn phổ biến ở nhóm thanh niên có trình độ học vấn cao đẳng
hoặc đại học trở lên. Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường và thanh niên có
tay nghề, khơng tìm được việc làm phù hợp là một vấn nạn phổ biến đối với các
gia đình những năm gần đây. Nhiều gia đình nhận thực cho nằng do thiếu nguồn
lực tài chính nên đã không muốn đầu tư cho con cái học lên cao đẳng, đại học
trong khi về sau này lại khó có khả năng xin việc, nhất là việc làm trong khu vực
nhà nước.
Tỷ lệ thiếu việc làm là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng việc làm. Nếu như
tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn so với ở nơng thơn thì tỷ lệ thiếu việc làm có
xu hướng ngược lại. Lao động nơng chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng

thời gian làm việc cũng như thu nhập từ các cơng việc đó khơng cao so với khu
vực thành thị. Do đó trong thời kỳ nông nhàn, lao động nông thôn ra các thành
phố lớn tìm việc làm, cải thiện thu nhập. Có thể thấy di cư nông thôn - đô thị tiếp
tục diễn ra với cường độ và quy mô lớn, là một nguồn sinh kế quan trọng đối với
các hộ gia đình có lao động đi làm ăn xa. Di cư nông thôn – thành thị góp phần
thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa hai khu vực.
Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn ở trình độ thấp, chỉ với 22,3% lao
động có việc làm được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Tỷ lệ này đặc biệt thấp ở
khu vực nơng thơn (14,3%). Tỷ trọng lao động có trình độ đại học trở lên khác
nhau đáng kể giữa các vùng miền, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những
nơi tập trung nhiều lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên (tương ứng
26,0% và 20,4%). Cả nước có 16,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia
hoạt động kinh tế, trong đó phần lớn (89%) chưa được đào tạo chun mơn kỹ
thuật, cho thấy rào cản tay nghề rất lớn của lực lượng lao động hiện nay. Bên
cạnh đó, một bộ phận sinh viên đại học sau khi tốt nghiệp khó tiếp cận được việc
làm, nhất là việc làm trong các doanh nghiệp và khu vực chính thức.
Đại dịch Covid-19 tuy cơ bản được khống chế và đẩy lùi trong nước song vẫn
diễn biến phức tạp ở các quốc gia khác, kinh tế thế giới suy thoái và các nhà đầu
6


tư đang cân đối lại, phân bổ lại vốn đầu tư ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Dịch bệnh làm sụp đổ việc làm toàn cầu và ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của
từng người lao động trong hầu hết các ngành nghề. Hoạt động kinh tế, số giờ làm
việc và tiền lương bị cắt giảm mạnh dẫn đến tình trạng mất việc làm, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đóng cửa và phá sản dẫn đến lao động thất nghiệp gia tăng.
2. Đánh giá
2.1. Về ưu điểm:
Bối cảnh dịch bệnh đã tác động rất lớn đến thị trường lao động Việt Nam , bên
cạnh nhưng thách thức thì nhìn chung đại dịch cũng đem lại một số mặt tích cực

cho nền kinh tế,cụ thể:
Thứ nhất, lực lượng lao động vẫn tăng hàng quý nhưng có tốc độ tăng chậm
Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu vẫn giữ được sự ổn
định và phát triển mạnh hơn năm 2019
Thứ ba, những khó khăn mà dịch bệnh mang đến giúp cho doanh nghiệp đánh giá
lại năng lực quản lý lực lượng lao động của mình nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh
Thứ tư, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức tăng trưởng dương dù bối cảnh dịch bệnh
diễn biến ngày một căng thẳng
2.2. Về nhược điểm:
Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chun
mơn, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao động Việt Nam hiện
nay, cụ thể:
Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng
lao động thấp, phân bổ lao động chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai,
tạo việc làm cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động
từ các vùng nông thôn ra thành thị.
Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn,
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện
nay ln xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao
động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thơng tin viễn thơng, du lịch…)
và cơng nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay
nghề, thể lực và tác phong lao động cơng nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh
thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều
7


cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm
việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.
Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt

ra của q trình sản xuất cơng nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được
tập huấn về kỷ luật lao động cơng nghiệp.
Ba là, cịn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần lớn lao động
di cư chỉ đăng ký tạm trú, khơng có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập,
chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đơng chưa qua đào
tạo nghề. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động khơng có khả
năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu
chế xuất.
III-Đề xuất một giải pháp
Thứ nhất, về lâu dài năng suất lao động phải trở thành một nhân tố quan trọng khi
xác định mức lương tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Việt Nam áp
dụng xem xét các chi phí sinh hoạt khi xác định, tính tốn mức lương tối thiểu.
Bảo hiểm thất nghiệp hiệu quả hơn các trợ cấp thôi việc trong việc chia sẻ rủi ro
khi bị thôi việc, mất việc làm. Trong bối cảnh hội nhập và ảnh hưởng lan tỏa của
CMCN4.0, cần dự báo được cung – cầu lao động, đánh giá cơ cấu ngành nghề
mới để dự báo nhu cầu việc làm và khả năng dung nạp của thị trường lao động.
Cần có kế hoạch chủ động đào tạo lao động có tay nghề, kiến thức chun mơn,
đồng thời hỗ trợ cho những lao động ngồi 40 tuổi khơng cịn thời gian để đào
tạo lại để thích ứng với CMCN4.0.
Thứ hai, về quan hệ lao động, cần tiếp tục tăng cường các nỗ lực trong ngắn hạn
nhằm tăng cường năng lực cho các tổ chức công đoàn bằng nâng cao nhận thức
và đào tạo kỹ năng thương lượng tập thể, xử lý tranh chấp lao động, lãnh cơng,
đình cơng, v.v… Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực, khả năng của chính người
lao động trên cơ sở đảm bảo lợi ích của chính mình. Bên cạnh đó, cần tiếp tục
đơn giản hóa các quy định về giải quyết tranh chấp lao động song song với những
cải cách về thể chế, phù hợp với một nền kinh tế thị trường hội nhập.
Thứ ba, cần sớm hình thành hệ thống hòa giải và trọng tài lao động. Việc giải
quyết tranh chấp cần đáp ứng nhu cầu và lợi ích của các bên theo đúng tinh thần
của Bộ luật Lao động 2019 mới ban hành. Người lao động làm việc trong một
doanh nghiệp có quyền được thành lập và tham gia tổ chức đại diện ở cấp cơ sở

8


theo sự lựa chọn của họ mà không cần phải xin phép trước. Việc nhanh chóng
hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để giải quyết được căn bản những bất
cập, yếu kém trong hệ thống quan hệ lao động ở nước ta, đáp ứng yêu cầu hội
nhập quốc tế.

Kết luận
Bằng việc phân tích thực trạng lao động - việc làm và quan hệ lao động, bài tiểu
luận đã chỉ ra những bất cập, khoảng trống và một số giải pháp chính sách nhằm
tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế trong lĩnh vực trên. Phát triển nhanh nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá
phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và
phát triển. Cần tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động hiện
đại, thơng thống, thống nhất. Nâng cao hiệu quả đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng
và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng cơng nghiệp
4.0 đang có tác động lan tỏa. Kinh tế số và kỷ nguyên công nghệ số mang đến
những cơ hội bứt phá về năng suất lao động, phát triển nhân lực chất lượng cao
nhưng chính cơ hội này cũng là thách thức, địi hỏi phải có những đổi mới trong
quản lý nhà nước trong đào tạo, phát triển và sử dụng lao động. Nếu khơng đổi
mới tư duy và cách làm thì Việt Nam không chỉ không đạt được mục tiêu phát
triển bền vững mà còn tụt hậu so với các quốc gia khác.
Trong điều kiện thị trường lao động và hệ thống cung ứng, sản xuất toàn cầu bị
ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh Covid-19, việc đánh giá lại thực trạng lao động việc làm và công tác quản lý nhà nước về lao động và quan hệ lao động là rất cần
thiết trong tình hình mới. Đại dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm những
khó khăn, thách thức trong thị trường lao động và cơ cấu lao động của Việt Nam.
Tình hình trước hết sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường xuất - nhập khẩu
của các nước và khu vực sau khi kiểm soát được đại dịch. Sau Covid-19 q trình
tự động hóa, rơbốt hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu

lao động - việc làm và cơ cấu ngành nghề của Việt Nam.

9


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế học vi mơ, Nhà xuất bản Học viện tài chính
2. />3. />4. />
10



×