Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài PHÂN TÍCH VAI TRÒ của NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.63 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VAI TRỊ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0

SINH VIÊN
MÃ SINH VIÊN
LỚP
GIÁO VIÊN

: Lê Thu Giang
: 11219684
: Quản trị Marketing CLC 63B
: Nghiêm Thị Châu Giang

...... tháng…. năm….


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................................................4
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO
ĐỘNG........................................................................................................................................................4
I. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT......................................................................................................................4
1. Khái niệm.....................................................................................................................................................................4
2. Cấu trúc của lực lượng sản xuất................................................................................................................................4

II. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG....................................................................................................5



PHẦN II: THỰC TIỄN – VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG
4.0...............................................................................................................................................................7
I. CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHỆ 4.0...............................................................................................7
II. VAI TRỊ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0...............8
1. Khái quát......................................................................................................................................................................8
2. Yếu tố tri thức..............................................................................................................................................................9
3. Yếu tố kỹ năng...........................................................................................................................................................10
4. Yếu tố khoa học – kỹ thuật.......................................................................................................................................10

III. LIÊN HỆ VAI TRỊ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP
4.0 Ở VIỆT NAM.......................................................................................................................................12
1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam.........................................................................................................................12
2. Một số giải pháp.........................................................................................................................................................13

KẾT LUẬN.............................................................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................................16

2


MỞ ĐẦU
Trong triết học cổ đại hay hiện đại, con người luôn là đối tượng được quan tâm hàng
đầu. Đặc biệt, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, vai trò của lao động con người trong quá
trình sản xuất của cải vật chất là vô cùng to lớn. Người lao động là lực lượng sản xuất
chính của xã hội, trực tiếp tham gia sản xuất của cải vật chất, là cơ sở tồn tại sự phát
triển của xã hội, giữ vai trị quyết định, khơng thể thiếu trong sản xuất và phát triển nền
kinh tế. Bởi vì tất cả của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều là sản phẩm của bàn tay
và trí óc con người tạo ra, không tách rời con người.
Với sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 hiện nay đã tạo ra

nhiều cơ hội phát triển cho mọi quốc gia. Và cũng chính vì vậy mà chúng ta càng nhận
thấy rõ được vai trò quan trọng của người lao động. Những người lao động có tri thức,
kỹ năng, khả năng ứng dụng khoa học cơng nghệ đóng vai trị quyết định trong lực
lượng sản xuất, trở thành động lực đối với sự phát triển của xã hội. Để không bị tụt lại
phía sau, người lao động cần khơng ngừng phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực của bản
thân để tạo ra những của cải vật chất, sản phẩm chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, tiến bộ xã hội và cuộc sống con người.
Bởi vậy, “ Phân tích vai trị của người lao động trong thời đại 4.0” là đề tài vô cùng
sát với thực tế và luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Qua bài tập lớn này, chúng ta hãy
cùng nhau tìm hiểu vai trị của người lao động là gì và làm rõ vai trò cụ thể của người
lao động trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.


NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT, VAI TRÒ CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1. Khái niệm
Lực lượng sản xuất là toàn bộ những khả năng thực tiễn của con người dùng trong sản
xuất và xã hội ở các thời kì nhất định. Lực lượng sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra sức sản
xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu
cầu nhất định của con người và xã hội.
Lực lượng sản xuất là một khái niệm trung tâm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó tạo ra
tiền đề vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là tiêu chí cơ bản để
đánh giá sự tiến bộ xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Khơng một q trình
sản xuất hiện thực nào có thể diễn ra mà không cần đến sức lao động của con người hay
những yếu tố sẵn có trong tự nhiên. Nói cách khác trong q trình sản xuất vật chất
khơng thể không cần đền lực lượng sản xuất.


2. Cấu trúc của lực lượng sản xuất
Theo Mác – Lênin, lực lượng sản xuất chính là sự kết hợp giữa sức mạnh về thể chất
cùng những công cụ khác để tạo ra sức sản xuất tác động vào vật khác. Khi phân tích
các yếu tố của lực lượng sản xuất, Mác – Lênin đã chỉ ra rằng lực lượng sản xuất được
xem xét trên cả hai mặt, đó là mặt kinh tế - kĩ thuật ( tư liệu sản xuất) và mặt kinh tế - xã
hội ( người lao động):
 Tư liệu sản xuất là những điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất bao
gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động:
4


 Tư liệu lao động bao gồm: công cụ lao động là yếu tố vật chất trung gian
giữa người lao động và đối tượng lao động và phương tiện lao động là
những yếu tố vật chất cùng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao
động trong quá trình sản xuất.
 Đối tượng lao động là những yếu tố nguyên nhiên vật liệu sẵn có trong tự
nhiên hoặc những yếu tố nhân tạo.
 Người lao động là chủ thể trong quá trình sản xuất cũng là chủ thể tiêu dùng của
mọi của cải vật chất xã hội. Với thể lực, trí lực, kỹ năng của mình để tạo ra và sử
dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật
chất.

II. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực
sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Người lao động là chủ thể của
quá trình lao động sản xuất, là chủ thể tạo ra và sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng
lao động để tạo ra sản phẩm. Họ là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất vật chất, có khả năng và năng lực kết hợp những công nghệ tiên tiến, hiện đại để
tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao, năng suất lớn, bền bỉ, phục vụ cho cuộc sống
và nhu cầu của con người.

Lênin đã từng viết: “ Lực lượng sản xuất hàng đầu của tồn thể nhân loại là cơng nhân,
người lao động” đã cho thấy được rằng người lao động là yếu tố quan trọng và có ý
nghĩa quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất. Bởi suy cho cùng, người lao động
quyết định giá trị và hiệu quả thực tế của tư liệu sản xuất và tư liệu sản xuất chỉ là sản
phẩm lao động của con người. Nhân tố trung tâm của con người chính là sức lao động
bao gồm thể lực và trí lực. Khơng có người lao động nào trong sản xuất vật chất lại
không cần đến lao động thể lực hay lao động cơ bắp. Cùng với quá trình lao động sản
xuất, sức mạnh và kĩ năng lao động của con người không ngừng đươc tăng lên, đặc biệt
5


là trí tuệ của con người ngày càng phát triển. Ngồi việc sử dụng những cơng cụ lao
động có sẵn, họ còn biết cải tiến, nâng cấp hay tạo ra những cơng cụ mới với nhiều tính
năng mới bằng cách sử dụng và kết hợp các yếu tố của tư liệu sản xuất như: đối tượng
lao động, phương tiện lao động… Trong khi các yếu tố của tư liện sản xuất đều hữu hạn
và bị bào mòn theo thời gian thì người lao động, ngồi yếu tố thể lực bị hao mịn thì các
kỹ năng lao động, trình độ tay nghề, kinh nghiệm… ln có khả năng tự đổi mới và
nâng cao. Con người khơng những chỉ sử dụng trí tuệ nội tại của mình mà cịn vận dụng
những kinh nghiệm thơng qua q trình tự học, bồi dưỡng và trau dồi kiến thức, học hỏi
lẫn nhau giữa những người lao động,… Kinh nghiệm dần được tích luỹ trở thành kỹ
năng và cao hơn nữa nó có thể trở thành tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ… đáp
ứng được những nhu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất. Giới tự nhiên nói chung
và đối tượng lao động nói riêng chỉ là những vật vơ tri vơ giác mà thơi. Nó chỉ có ý
nghĩa khi trở thành sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Muốn được vậy thì người
lao động phải tác động vào tư liệu sản xuất để sinh sản ra nó.
Có thể khẳng định rằng trong q trình sản xuất vật chất khơng thể thoát ly khỏi lao
động của con người. Trong thời đại mới, những người lao động có tri thức, kinh nghiệm,
kĩ năng, kĩ xảo ngày càng đóng vai trị quyết định trong lực lượng sản xuất, trở thành
động lực đối với sự phát triển của xã hội. Họ mang trên mình trách nhiệm lớn lao, là chủ
thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất, mọi nền văn hoá của các quốc gia…

Các nhân tố khác đều là sản phẩm của người lao động. Chỉ có nhân tố con người mới
làm thay đổi được công cụ sản xuất, làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Cho nên bất
kì sự tiễn bộ xã hội nào đều do con nguời trực tiếp thực hiện. Cho đến nay tất cả những
thành tựu khoa học kĩ thuật, những phương tiện hùng hầu phục vụ cho nền sản xuất có
trên trái đất này đều là thảnh quả của bàn tay và trí óc con người. Con người ngày càng
phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức là động lực của xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã
hội.
6


PHẦN II: THỰC TIỄN – VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CUỘC
CÁCH MẠNG 4.0
I. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Cụm từ “ cách mạng công nghiệp” hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi
kinh tế mà cả văn hố, xã hội một cách tồn diện.
Nhìn lại lịch sử, con người đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lớn:

Theo Klaus Schwab, người sáng lập đồng thời là chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế
Thế giới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay cịn được gọi là cách mạng cơng
nghiệp 4.0 có lịch sử hình thành vơ cũng ấn tượng: “ Cách mạng công nghiệp đầu tiên
sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơi giới hoá sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ
hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ 3 sử
dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Và giờ đây, cuộc cách
7


mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang dần hình thành từ cuộc cách mạng lần 3. Nó là
sự kết hợp của các công nghệ và cũng đồng thời làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật
số và sinh học.”

Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra trên 3 lĩnh vực: vật lý, kỹ thuật số và công nghệ sinh
học. Cụ thể:
 Lĩnh vực vật lý gồm: robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật liệu mới và công
nghệ nano.
 Lĩnh vực kỹ thuật số gồm: trí tuệ nhân tạo ( AI), internet kết nối vạn vật ( IoT) và
dữ liệu lớn ( Big Data).
 Lĩnh vực công nghệ sinh học gồm: nông nghiệp, thuỷ sản, chế biến thực phẩm,
bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hoá học và vật liệu.
Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0
đang tiến triển với tốc độ choáng ngợp, phát triển theo hàm số mũ chứ không phải là tốc
độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang tác động mạnh mẽ đến ngành công nghiệp ở mọi quốc
gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn
bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

II. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0
1. Khái quát
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cơ hội đem đến cũng rất lớn, tuy nhiên
thách thức cũng không hề nhỏ. Trên phương diện vĩ mô, ứng dụng các thành tựu khoa
học kĩ thuật cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy
tăng trường kinh tế, tiến bộ xã hội và chất lượng cuộc sống con người. Tuy nhiên với tốc
độ phát triển theo hàm sỗ mũ, nếu chúng ta khơng thể bắt kịp thì sẽ tụt lại phía sau, sẽ
dẫn đến nguy cơ lỡ hẹn với các cơ hội mới, dần tạo một khoảng cách ngày càng xa khi
so sánh với nền kinh tế xã hội của các nước trên thế giới. Và điều này phụ thuộc rất lớn
8


vào lực lượng người lao động, những người đóng vai trò quyết định cho sự phát triển
của một đất nước.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, trước hết con người cần phải chuẩn bị thể lực tốt và

biết tận dụng sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, những bước ngoặt
đột phá của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 đã chứng minh được rằng ngồi sức mạnh
cơ bắp, trong sản xuất, người lao động còn phải kết hợp và vận dụng các yếu tố tri thức,
kỹ năng, kĩ xảo và biết vận dụng các yếu tố khoa học kĩ thuật tiên tiến hiện đại vào quá
trình sản xuất. Người lao động phải biết kết hợp những yếu tố ấy lại với nhau, vận dụng,
ứng dụng vào thực tế để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Ngồi ra, người lao động khơng
nên chỉ thoả mãn và hài lịng với những kiến thức hay kinh nghiệm mình sẵn có mà cần
phải phát triển nó nhiều hơn nữa, phải liên tục bồi dưỡng, trau dồi và học hỏi nhiều hơn.
Mỗi người đều phải ý thức được trách nhiệm của mình, chủ động trong cơng việc, hỏi
hỏi, tìm kiếm những điều mới mẻ để khai phá nó. Và khi đã chuẩn bị có mình một hành
trang đầy đủ, cơng việc sẽ trở nên thuận tiện hơn, có thêm nhiều cơ hội để phát triển bản
thân, có thể đạt được hiệu quả và năng suất lớn nhất trong sản xuất. Đặc biệt, đây cũng
chính là động lực để xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của một nền kinh tế xã hội.

2. Yếu tố tri thức
Tri thức được xem như là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá một người lao động,
đó là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng ứng ụng nó vào việc tạo ra những cái mới
nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội. Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ
khi con người bắt đầu có tư duy thì lúc đó đã có tri thức. Yếu tố này đã và đang ngày
càng trở nên quan trọng đối với đời sống xã hội bởi nó tác động trực tiếp đến các lĩnh
vực của xã hội như kinh tế, chính trị, văn hố giáo dục… và đặc biệt là đối với những
người lao động trong cuộc cách mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4 này. Tri thức là
sức mạnh. Khi người lao động am hiểu sâu rộng về lĩnh vực của mình thì càng dễ thực
hiện được các mục tiêu đã đề ra, có khả năng làm chủ cuộc sống, làm chủ bản thân và
9


khơng ngừng học hỏi để đóng góp cho xã hội. Một xã hội với nhiều lao động có tri thức,
học vấn, có nhận thức tốt thì càng phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Trong thời
đại công nghệ ngày càng tiên tiến như hiện nay, tri thức sẽ là công cụ để đưa đất nước

phát triển, hội nhập quốc tế, có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi từ nhiều các quốc
gia khác nhau, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm làm việc quý giá. Người lao động
cần vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để đóng góp sức mình
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sáng chế ra những cái mới, tạo ra được những
sản phẩm có ích, phục vụ cho con người, thúc đẩy nền kinh tế xã hội.
3. Yếu tố kỹ năng
Cho đến nay, tất cả những phương tiện hùng hậu phục vụ con người có trên trái đất này
đều là kết quả của bàn tay con người. Không chỉ cần đến mỗi tri thức, cuộc cách mạng
4.0 này còn địi hỏi ở người lao động cần phải có những kỹ năng, kỹ xảo trong sản xuất.
Kỹ năng là khả năng vận dụng các kiến thức, sự hiểu biết của con người để thực hiện
một cơng việc nào đó nhằm tạo ra những kết quả mình mong muốn. Ví dụ như khi làm
việc trong một dây chuyền sản xuất, người lao động luôn cần phải phối hợp với nhau
trong suốt các giai đoạn, quá trình tạo ra sản phẩm. Trong suốt quá trình ấy, người lao
động cần phải biết kết hợp các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng giải quyết vấn đề… bởi trong bất kì hoạt động nào đều có sự bổ trợ và tương tác
qua lại lẫn nhau giữa các kĩ năng. Dần dần những kỹ năng ấy trở thành những kinh
nghiệm trong lao động, giúp chúng ta vượt qua những trở ngại và không bị hoang mang
khi phải đối mặt với những khó khăn. Và trong cơng việc ln cần những sự linh hoạt,
không nên bị động, chỉ tập trung vào những phương pháp cũ mà nên cải tiến nó nhiều
hơn để đẩy nhanh tiến độ cũng như đạt hiệu quả cao nhất.

4. Yếu tố khoa học – kỹ thuật
Ngoài ra, người lao động cũng cần đẩy mạnh, tăng cường vận dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất. Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao vai
10


trò của người lao động và tư liệu sản xuất, C.Mác nhấn mạnh vai trị của khoa học, coi
đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Trong thời gian qua, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động lớn đến sản xuất như:

làm cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, hiện đại hoá các
phương tiện sản xuất… Khoa học sản xuất ra của cải và hàng hoá đặc biệt. Ứng dụng
khoa học vào sản xuất làm năng suất lao động, của cải xã hội tăng nhanh. Khoa học kịp
thời giải quyết những mâu thuẫn, những yêu cầu do sản xuất đặt ra; có khả năng phát
triển “ vượt trước” và thâm nhập vào tất cả các yếu tố của sản xuất, trở thành mắt khâu
bên trong của quá trình sản xuất. Vì vậy vận dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản
xuất là điều thực sự cần thiết.
Tuy nhiên với một số người lại cho rằng đây là điều đáng lo ngại bởi khoa học và công
nghệ đang dần thay thế vai trò quyết định của người lao động. Sự xuất hiện của “ trí tuệ
nhân tạo”, “ người máy thơng minh” là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của
khoa học, cơng nghệ. Nhưng cũng vì vậy mà trong các nhà máy, xí nghiệp, số lượng
cơng nhân ngày càng giảm. Người máy không chỉ làm việc thay thế con người, làm
những cơng việc nặng nhọc mà cịn có thể thay con nguời làm những việc tinh vi và
phức tạp hơn rất nhiều. Song, điều đó khơng có nghĩa rằng khoa học, công nghệ, kỹ
thuật hiện đại trở thành yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất, hay người
lao động trở thành nhân tố thứ yếu, đứng ngồi q trình sản xuất. Thực chất khoa học,
cơng nghệ là sản phẩm của quá trình nhận thức, của sự phát triển trí tuệ con người. Do
yêu cầu sản xuất, nhu cầu của con người mà con người đã sáng tạo, quyết định khuynh
hướng, tốc độ phát triển, đồng thời sử dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo mục
đích của mình. Ví dụ trong hoạt động sản xuất lúa nước, để đạt được hiểu quả cao nhất,
nhiều người nông dân đã sáng chế ra nhiều loại máy móc mới để phục vụ nhu cầu sản
xuất như máy vét bùn, máy xúc lúa, máy lọc sạn… Nhờ vậy mà năng suất lao động ngày
càng cao, giúp ích cho bà con, khắc phục được nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, dù khoa
học cơng nghệ có thể tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại trong sự phát triển lực lượng sản
11


xuất nhưng bản thân nó khơng bao giờ có thể trở thành một yếu tố độc lập, đóng vai trị
quyết định mà chính con người, chính những người lao động mới là yếu tố không thể
thay thế được.

Như vậy, chúng ta đã thấy được người lao động đóng vai trị rất lớn đối với cuộc cách
mạng khoa học công nghiệp lần thứ 4. Dù khoa học, công nghệ hiện đại đến mấy cũng
chỉ là sản phẩm do bàn tay và khối óc của con người tạo ra và chịu sự điều khiển, giám
sát của con người. Trí tuệ nhân tạo dẫu tiên tiến đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của con
người, hoạt động của nó phụ thuộc vào những chương trình mà con người đã lập ra, cài
đặt vào máy tính điện tử và người máy cơng nghiệp. Vì vậy, khoa học - công nghệ là của
con người, gắn liền với con người, phụ thuộc vào con người và phải thơng qua hoạt
động của con người mới có thể được vật hóa vào q trình sản xuất. Nếu khơng xuất
phát từ con người, được tiến hành bởi con người và hướng về mục đích phục vụ con
người, thì khơng có q trình sản xuất nào có đủ lý do để tồn tại và phát triển. Vì thế,
trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học - công nghệ hiện đại, người lao
động vẫn là nhân tố đóng vai trị quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều
đó cho thấy, dù quan điểm của C.Mác về vai trò quyết định của nhân tố người lao động
trong lực lượng sản xuất đã ra đời cách đây gần hai thế kỷ nhưng vẫn có giá trị đúng
đắn, bền vững trong giai đoạn hiện nay.
III. LIÊN HỆ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG
CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM
1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 đã có những thuận lợi đan xen với những khó khăn ở Việt Nam.
Về cơ hội:
 Dân số tượng đối lớn và đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng.
12

 Lực lượng người lao động dồi dào.


 Trình độ chun mơn ngày càng được cải thiệu.
 Số người lao động có tri thức, nắm vững khoa học công nghệ tiên tiến tăng lên.
 Số người lao động trẻ được đào tạo ngay từ đầu gia tăng.

Về khó khăn:
 Tuy đang ở trong giai đoạn cơ cấu “ dân số vàng”, quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế lại chưa tương thích với qua trình chuyển dịch cơ cấu lao động.
 Trình độ, tay nghề của người lao động dù đã cải thiện nhưng vẫn còn thấp và hạn
chế, ảnh hưởng đến việc vận dụng khoa học kỹ thuật.
 Nhận thức về cách mạng công nghiệp 4.0 còn hạn chế.
 Số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu vốn và trình độ cơng nghệ thấp.
 Nhà nước chưa phát huy hết vai trị của mình trong việc phát huy tiềm năng và
khắc phục những rào cản.
2. Một số giải pháp
Trước thực trạng trên, để xây dựng đội ngũ người lao động Việt Nam ngày càng lớn
mạnh, thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4, cần thực hiện tốt một số
những giải pháp sau:
 Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc biệt là người
lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất…
 Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao,
ngày càng làm chủ được khoa học cơng nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong
cơng nghiệp, ý thức kỷ luật.
 Xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến việc
đảm bảo quyền lời, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
 Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền trong việc xây dựng, tổ chức, phát
triển các loại hình doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.

13


KẾT LUẬN
Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã khẳng định yếu tố người
lao động đóng vai trị quan trọng và quyết định sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên
khơng vì những thành tựu ấy mà chúng ta cảm thấy hài lòng và thoả mãn. Như Lênin đã

từng nói: “ Học, học nữa, học mãi”. Để bắt kịp với tốc độ phát triển thần tốc của cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động phải không ngừng học hỏi, trau dồi các kỹ
năng, kiến thức, nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn để nắm rõ những yêu cầu của
các yếu tố trong công việc. Để sản xuất, phát minh ra những sản phẩm, của cải vật chất
phục vụ con người và xã hội quả thật không hề dễ dàng. Thế nhưng đừng vì những lần
thất bại mà bỏ lỡ đi những cơ hội để khám phá chính bản thân mình. Hãy biến thất bại
ấy thành động lực để cố gắng phát triển, lấy đó làm bàn đạp để có những bước tiến xa
hơn. Hãy rút ra cho riêng mình một bài học, tích luỹ kinh nghiệm để khi đối mặt với
những khó khăn và thách thức, bản thân sẽ khơng cịn cảm thấy bị đàn áp mà tự mình
vượt qua những rào cản ấy. Hãy thoả sức sáng tạo và chinh phục những điều với, trong
một lĩnh vực mới…
Đối với Việt Nam, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, để có thể rút ngắn
được khoảng cách giữa nước ta với nước bạn, chúng ta cần phải sẵn sàng và chủ động
hơn nữa trong việc phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt
trình độ tiên tiến để theo kịp với tốc độ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Là một công dân Việt Nam, một sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được
các giảng viên truyền tải những kiến thức cơ bản, quan trọng, đặc biệt là bộ môn Triết
học Mác – Lênin. Từ những bài học giá trị đó, để góp phần vào sự nghiệp phát triển đất
nước, bản thân em cần phải tích cực trong học tập, nâng cao trình độ văn hố, chun
mơn; trau dồi và bồi dưỡng đạo đức, tác phong. Phải có lập trường tư tưởng vững vàng,
14


có lịng u nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tích cực tham gia
các chương trình, dự án của địa phương, góp phần xây dựng địa phương bằng những
việc làm thiết thực. Chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế để nâng tầm ảnh
hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngoài ra cần biết phê phán, đấu tranh với
những hành vi đi ngược với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Trong q trình làm bài, do trình độ cịn hạn chế nên vẫn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của cơ để bài tiểu luận

của em hồn thiện hơn và bản thân em cũng được củng cố thêm vốn kiến thức của mình.
Em xin trân trọng cảm ơn!

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2020), “ Giáo trình Triết học Mác – Lênin” ( sử dụng
trong các trường đại học – hệ không chuyên lý luận chính trị, tài liệu dùng tập
huấn giảng dạy năm 2019).
2. C.Mc v Ph.ngghen, Ton tp, NXB Chnh tr Quc Gia, HN,

1995.
3. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (Dành cho sinh
viên đại học, cao đăng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh), NXB Chính trị Quốc gia.
4. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 – Wikipedia
5. Tính đúng đắn trong quan điểm của C.Mác về nhân tố người lao động trong lực
lượng sản xuất và một số điểm cần bổ sung, phát triển – Lý luận chính trị
(lyluanchinhtri.vn)
6. Bộ khoa học và công nghệ: Những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam

16



×