Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài VAI TRÒ của các THỂ CHẾ và THIẾT CHẾ LÀNG xã cổ TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH tự TRỊ QUẢN của LÀNG xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.35 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____⁂_____

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ: HỌC PHẦN PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT CHÂU Á
ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA CÁC THỂ CHẾ VÀ THIẾT CHẾ LÀNG XÃ CỔ
TRUYỀN VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT HUY TÍNH CỘNG ĐỒNG, TÍNH TỰ
TRỊ QUẢN CỦA LÀNG XÃ

NGUYỄN XUÂN MẠNH 19032342
LỚP: K64 TRIẾT HỌC
KHOA: TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH: TS. PHẠM QUỲNH CHINH

Hà nội, 2022


Mục lục
Lời nói đầu................................................................................................................................................. 3
1.

Nguồn gốc của làng xã.......................................................................................................................3
1.1.

Nguồn gốc của từ “làng”, “xã”..................................................................................................4

1.2.

Nguồn gốc ra đời và đặc điểm của làng xã...............................................................................5

2.



Thiết chế và thể chế làng xã cổ truyền.............................................................................................9
2.1.

Thiết chế làng xã cổ truyền.......................................................................................................9

2.1.1.

Tập hợp người theo địa vực ngõ, xóm..................................................................................9

2.1.2.

Tổ chức dân cư theo họ tộc................................................................................................11

2.1.3.

Tổ chức dân cư theo nghề nghiệp, sở thích, phường hội....................................................12

2.1.4.

Tổ chức dân cư theo giáp...................................................................................................13

2.1.5.

Tập hợp người theo tổ chức hành chính.............................................................................15

2.2.

3.


Thể chế làng xã cổ truyền........................................................................................................16

2.2.1.

Bộ máy tự trị - tự quản.......................................................................................................16

2.2.2.

Hội đồng kỳ mục................................................................................................................18

2.2.3.

Hương ước.........................................................................................................................19

Tính tự trị của các làng xã cổ truyền..............................................................................................22
3.1.

Khái niệm về tính tự trị của làng xã cổ truyền......................................................................22

3.2.

Nền tảng củng cố tình vững chắc của tính tự trị làng xã.......................................................24

3.3.

Biểu hiện của tính tự trị làng xã cổ truyền.............................................................................25

4.

3.3.1.


Tính tự trị về địa vực..........................................................................................................25

3.3.2.

Tính tự trị về văn hóa tín ngưỡng.......................................................................................26

3.3.3.

Tự trị về lệ làng..................................................................................................................27

Những ảnh hưởng của tính tự trị làng xã cổ truyền..................................................................27
4.1.

Mặt tích cực của tính tự trị làng xã cổ truyền...................................................................27

4.2.

Mặt tiêu cực của tính làng xã cổ truyền.............................................................................29

4.2.1.

Làng xã là cơng cụ của chính quyền trung ương nhằm bóc lột nơng dân..........................29

4.2.2.
Tính tự trị của làng xã ln có xu hướng làm cho làng xã hoạt động độc lập hồn tồn, xa
rời quỹ đạo quản lý của nhà nước.....................................................................................................29

5.


4.2.3.

Tính tự trị của làng xã là nguồn gốc và là kẻ nuôi dưỡng chủ nghĩa địa phương, cục bộ..30

4.2.4.

Làng xã là nơi xuất phát các hủ tục...................................................................................31

Kết luận............................................................................................................................................ 31

Danh mục tài liệu tham khảo..................................................................................................................32


Lời nói đầu
Con người sinh ra nếu khơng sinh hoạt trong mơi trường xã hội sẽ mất đi
bản tính người, con người sẽ chẳng thể duy trì được cuộc sống như một con người
bình thường, càng khơng thể sinh sơi và phát triển. Từ những yêu cầu của cuộc
sống con người đã biết cách kết giao, đoàn hết hợp tác với đồng loại.
Những điều này là mầm mống để hình thành nên làng xã, là một địa điểm tụ
cư nơi có cây đa, giếng nước, sân đình, nằm bên những dịng sơng hoặc tựa lưng
vào núi. Nơi có những cánh đồng màu mỡ bạt ngàn thẳng cánh cò bay. Người dân
tập trung lại để được che chở bằng sức mạnh của tập thể, theo sự thúc đẩ của nhu
cầu mưu sinh mà cùng nhau tìm ra phương kế tồn tại. Những sau đó sẽ xuất hiện
nhiều vấn đề trong một tập thể trong một vùng lãnh thổ lớn đòi hỏi phải có những
điều chỉnh mối quan hệ giữa những người trong làng xã. Phải làm sao giải quyết
hài hòa giữa quyền lợi của tập thể cũng như cá nhân trong đó vẫn phải đảm bảo
phúc lợi chung.
Các nghiên cứu về nông thôn cho thấy làng là đơn vị xã hội tồn tại lâu đời.
Trước tiên làng là một công xã nơng thơn, sau mới chuyển thành đơn vị hành chính
cơ sở. Và tự nó đã hàm chứa cả hai yếu tố tự trị và phụ thuộc nhà nước. Các yếu tố

về địa vực, dân cư…đều mang nặng tính cục bộ, bản vị. Vậy tính tự trị của làng xã
là gì? Nó được thể hiện trên những phương diện nào? Nó tác động đến đời sống
làng xã và đất nước ra sao? Trong bài tiểu luận này, người viết sẽ trình bày và làm
rõ vai trò của các thể chế và thiết chế làng xã cổ truyền việt nam trong việc phát
huy tính cộng đồng, tính tự trị quản của làng xã.


1. Nguồn gốc của làng xã
1.1. Nguồn gốc của từ “làng”, “xã”
Tên gọi của mọi khái niệm, sự vật, sự việc hiện tượng ban đầu đều có nguồn
gốc tên gọi của nó, thể hiện đặc điểm mà những người đặt cho nó thấy được. Việc
khảo cứu nguồn gốc chiết tự “làng”, “xã” ít nhiều giúp ta có căn cứ làm rõ ý nghĩa
của thuật ngữ. Trước khi đi vào phân tích nguồn gốc làng xã, sẽ rất hữu ích nếu ta
phân tích cách gọi tên này của người nơng dân đồng bằng Bắc bộ xưa.
Làng là đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ và hoàn thiện nhất của người
Việt. Trong buổi đầu được gọi là các Kẻ, Chạ, Chiềng của người Việt cổ, về sau
được gọi là Làng, còn ở khu vực miền núi được gọi là Bản, Mường, Buôn, Plei,
Plum, Đê, … Làng viết theo chữ Hán là 郎 (lang) có nghĩa là “chàng” chỉ người
con trai. Chữ lang 郎 là thành phần cấu tạo chữ hương 鄉 (nghĩa là làng, quê). Chữ
Nôm “làng” không viết bằng chữ lang 郞 mà dùng chữ lang khác 廊, tuy nhiên
Khang Hy Tự điển chú rằng chữ 廊 đó cũng có thể viết là lang 郞. Rất có thể Làng
là một từ thuần việt được ký lục lại bằng chữ 郞 hoặc 廊. Các nhà sử học và Dân
tộc học vẫn cố gắng đi tìm những thơng số cơ bản, đặc trưng của “khái niệm” làng,
nhưng giữa các nhà nghiên cứu vẫn chưa hồn tồn có ý kiến thống nhất.
Cịn về từ “Xã” 社 (xã)có nghĩa là thần đất hoặc đền thờ thần đất. Chữ 社
cấu tạo từ bộ Kỳ (礻) (thần đất) và bộ Thổ (土)(đất). Điều này cho thấy người nông
dân đồng bằng bắc bộ xưa rất con trong đất, điều này cũng dễ hiểu khi những vùng
này người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Vậy là hai kí tự ghép với nhau tạo nên
một ý niệm về một địa phương quần tụ các cá thể dâng thế thần linh, cụ thể là thần
đất. Khái niệm xã là chỉ đơn vị hành chính thấp nhất của nhà nước Phong kiến ở

các vùng nông thôn Việt Nam xưa. Ngày nay tên gọi xã vẫn dùng để chỉ đơn vị
hành chính địa phương cở sở ở nơng thơn


1.2.

Nguồn gốc ra đời và đặc điểm của làng xã

Làng xã Việt Nam có q trình hình thành khá phức tạp. Cho đến nay trong
giới nghiên cứu về làng xã cổ truyền vẫn còn tồn tại hai ý kiến về nguồn gốc lịch
sử của làng Việt.
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên cách ngày nay
khoảng 4000 năm, trên đất nước ta đã diễn ra q trình tan rã của cơng xã thị tộc
và thay vào đó là q trình hình thành cơng nơng thơn – hay nói cách khác đấy là
q trình hình thành làng Việt. Chính sự tư hữu về tư liệu sản xuất đã đưa đến sự
phân hóa giàu nghèo trong xã hội, tạo ra một sự “phân ly” trong công xã nguyên
thủy, khiến một bộ phận dân cư từ bỏ thị tộc của mình đi nơi khác “kiếm ăn”. Bộ
phận dân cư phân ly của các thị tộc khác nhau đã tập hợp lại trên một địa điểm
mới, tạo nên một công xã nông thôn mới.
Dĩ nhiên công xã nông thôn mới này khơng cịn giữ ngun tắc huyết thống
– ngun tắc duy nhất để kết nối các cá nhân và gia đình, mà nó được bổ sung
bằng một quan hệ mới – quan hệ láng giềng. Mỗi làng bao gồm một số gia đình
sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. Ở đây, bên cạnh quan hệ địa lý
– láng giềng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn và củng cố tạo thành kết cấu
vừa làng vừa họ, hay kết cấu làng họ rất đặc trưng ở Việt Nam. Lúc này toàn bộ
ruộng đất cày cấy cùng với rừng núi, sơng ngịi, ao đầm trong phạm vi làng đều
thuộc quyền sở hữu của làng. Ruộng đất của làng được phân chia cho các gia đình
thành viên sử dụng theo những tục lệ mang tính chất bình đẳng, dân chủ của cộng
đồng làng và có thể là phân chia một lần rồi có kết hợp điều chỉnh khi cần thiết.
Đơn vị sản xuất chủ yếu trong làng là gia đình nhỏ.



Ngoài những ruộng đất phân chia cho các thành viên cày cấy, làng có thể giữ
một phần ruộng đất để sản xuất chung nhằm sử dụng hoa lợi thu hoạch vào những
chi phí cơng cộng. Cơng việc khai hồng, làm thủy lợi và các hình thức lao động
cơng ích khác đều được tiến hành bằng lao động hợp tác của các thành viên trong
làng. Làng Việt như thế, là một loại hình của cơng xã phương Đơng, trong đó nơng
nghiệp gắn liền với thủ cơng nghiệp, làng xóm gắn liền với ruộng đất, nên tự nó
mang tính ổn định cao. Tính ổn định cao này đã hóa thân thành tinh thần cơng xã,
thành truyền thống xóm làng nên nó trở thành nguồn sức mạnh tiềm tàng trong
cuộc đọ sức nghìn năm với các mưu đồ nơ dịch và đồng hóa của phương Bắc.
Những làng Việt cổ được thành lập thời hậu kỳ xã hội nguyên thủy hoặc thời Văn
Lang Âu Lạc thường được gọi tên kèm theo chữ Kẻ. Đó là những làng truyền
thống (những cơng xã nơng thơn cịn được gọi là công xã láng giềng). Dưới thời
phong kiến độc lập có các dạng làng mới được thành lập, đó là những làng khai
canh, làng biệt triện...
Làng khai canh là làng do một vị quan của nhà nước hoặc một nhà giàu đứng
ra vận động gia đình, bà con họ hàng đi khai phá đất hoang hóa lập ra. Người đầu
tiên khởi xướng việc khai canh lập làng thường được gọi là ơng Khai canh. Sở là
làng hình thành từ các đồn điền của nhà nước lập ra sau phát triển thành. Trang
cùng là làng hình thành từ chính sách cho phép quý tộc Trần được phép lập điền
trang, thái ấp bằng cách cho quý tộc mộ dân nghèo đi khai hoang lập điền trang.
Làng biệt triện: thông thường do dân số của làng tăng lên quá nhanh nên một
bộ phận xin tách ra lập làng mới, đặt tên mới, xin nhà nước cấp triện đồng mới,
bầu thêm lý trưởng mới. Có trường hợp cư dân trong làng mâu thuẫn nhau gay gắt
quá không giải quyết được nên một bộ phận cư dân đã làm đơn xin nhà nước tách
riêng ra cấp triện đồng mới, lập nên làng mới.


Ý kiến thứ hai cho rằng: làng xã Việt Nam khơng phải là sự phân hóa của thị

tộc, bộ lạc mà thành, cũng không phải là sự tập hợp dân cư của những thủ lĩnh
quân sự. Làng Việt được hình thành trong q trình liên hiệp giữa những người
nơng dân lao động trên con đường chinh phục những vùng đất mới để trồng trọt. Ở
nơi ấy, họ phải chiến thắng đầm lầy, rừng rậm; chiến thắng lũ lụt và đẩy lùi biển cả.
Ở đó, họ phải cố kết với nhau chiến đấu liên tục và bền bỉ để chống thiên tai, ngoại
xâm nhằm bảo đảm cuộc sống và an ninh chung trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội
đầy biến động. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì ít ra vào cuối thời kỳ
Hùng Vương, trên đất Việt Nam đã tồn tại phổ biến một loại hình làng định cư
công xã nông thôn. Thành viên công xã dựa trên những tục lệ bình đẳng, dân chủ
trên cơ sở kinh tế “ruộng Lạc” – ruộng công làng xã được chia đều cho “dân Lạc”.
Nhiều chuyên gia phương Tây đã nêu lên 3 đặc trưng cơ bản của làng cổ
truyền: về mặt chính trị là sự tự quản; về mặt kinh tế là sự tự cấp, tự túc; về mặt xã
hội là thuần nhất, cộng đồng.Và như thế có thể đồng nhất khái niệm làng cổ truyền
với khái niệm công xã nơng thơn.
Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc thì có 2 tiêu chí sau đây để nhận diện làng:
1) Mỗi làng có một địa vực nhất định coi như khơng gian sinh tồn gồm khu cư
trú, ruộng đất, gò đồi núi, sông, ao, đầm... do cộng đồng hay thành viên của làng sử
dụng.
2) Cư dân là thành viên của một cộng đồng gắn bó với nhau bằng nhiều mối
quan hệ như láng giềng, huyết thống,quan hệ nghề nghiệp, quan hệ tín ngưỡng,
quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau... 1
Theo GS. Bùi Xn Đính thì: “Làng là một đơn vị tụ cư truyền thống của
người nơng dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ 6
1 Gs.Ts Nguyễễn Quang Ngọ c, Quan hệ nhà nướ c – làng xã: quá trình lịch sử và bài học kinh nghiệm. Cập nhật:
20/12/2012


(về cưới cheo, tang ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả
“thổ ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch
sử”. 2

Làng cịn là danh từ dùng để chỉ đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam thời
xưa như ta tìm thấy trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi và nhất là trong sách “Các
trấn tổng xã danh bị lãm”, được viết vào khoảng các năm 1810 – 1813.
Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức cơng xã nơng thơn với những đặc
thù riêng của mình, hình thức cơng xã nơng thơn “nửa kín, nửa hở” những đặc thù
riêng của làng thể hiện ở chế độ ruộng đất, các loại hình và nguyên tắc tổ chức xã
hội, lệ, luật tục, tín ngưỡng, lễ hội của làng. Đặc trưng của làng Việt là ý thức cộng
đồng, ý thức tự quản – quyền quản lý làng xã được thể hiện trong hương ước của
làng – và tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng trong tập qn, nếp sống, tín
ngưỡng, tơn giáo, thậm chí giọng nói và cả cách ứng xử. Giữa ba đặc trưng trên có
mối liên hệ hữu cơ, tạo cho làng một vị trí đặc biệt tạo nên những đặc trưng văn
hóa làng, văn hóa dân tộc. Như thế, làng của người Việt là một mơi trường văn
hóa, là một đơn vị xã hội của văn hóa Việt Nam. Ở đó, mọi thành tố, mọi hiện
tượng văn hóa được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao truyền tới mọi cá thể.
“Làng” là một từ thuần Việt, được sử dụng rất phổ biến trong dân gian,
nhưng không thấy ghi chép trong thư tịch cổ hay trong địa bạ, hương ước cổ.
Những tiêu chí để nhận diện làng truyền thống:
Mỗi làng có một địa vực nhất định coi như không gian sinh tồn gồm khu cư
trú, ruộng đất, gị đồi, núi sơng, ao đầm... do cộng đồng làng hay các thành viên
của cộng đồng làng sử dụng.
2 Bùi Xuân Đính, “Bàn thễm vễề mốối quan h giệ aữlàng và xã qua qui mố câốp xã th ờ
i phong kiễốn”, trong Đinh Xuân
Lâm, D ng
ươLan H i (ch
ả biễn),
ủ Nghiễn c u Vi
ứ t Nam,
ệ m t sốố
ộ vâốn đễề l ch
ị s ửkinh tễố-xã hội- văn hoá, Hà Nội, nxb

Thễố Giớ i, 1998, tr. 97.


Cư dân trong làng là thành viên của cộng đồng gắn bó với nhau bằng nhiều
mối quan hệ như quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống, quan hệ nghề nghiệp,
quan hệ tín ngưỡng, quan hệ tương trợ giúp đỡ lẫn nhau...
Về mặt văn hóa mỗi làng thường có đình làng thờ Thành hồng làng, có
chùa, đền, miếu, am, qn, có cơ sở sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và lễ hội chung
(riêng các làng theo Thiên chúa giáo các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tập trung ở
nhà thờ).
Về mặt quản lý, thời kỳ đầu có thể chỉ là hội đồng già làng, chủ yếu tổ chức
quản lý theo tục, sau đó đến Hội đồng kỳ mục rồi Hội đồng tộc biểu.., quản lý
thông qua hương ước. Làng Việt bắt đầu xuất hiện cùng với quá trình tan rã của
cơng xã thị tộc hình thành cơng xã nơng thơn, có lịch sử khoảng 4000 năm.3

2. Thiết chế và thể chế làng xã cổ truyền
2.1. Thiết chế làng xã cổ truyền
2.1.1. Tập hợp người theo địa vực ngõ, xóm
Nếu coi tổ chức nông thôn theo huyết thống là bước phát triển thứ nhất thì tổ
chức nơng thơn theo địa bàn cư trú là bước phát triển tiếp theo để hình thành nên
làng và xóm, đơn vị tổ chức quan trọng nhất của nơng thơn Việt Nam. Một làng
gồm nhiều xóm gộp lại. Đây là cách tổ chức nông thôn dựa trên quan hệ hàng
ngang, theo không gian. Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ
với nhau.
Ở Việt Nam sự liên kết này chặt chẽ tới mức “bán anh em xa, mua láng
giềng gần”. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc “Một giọt máu đào hơn ao

3 Gs.Ts Nguyễễn Quang Ngọ c, Quan hệ nhà nướ c – làng xã: quá trình lịch sử và bài học kinh nghiệm. Cập nhật:
20/12/2012



nước lã”: người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời
cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.
Ở nơng thơn Việt Nam, việc tổ chức thành làng là cần thiết vì các lý do sau
đây:
Thứ nhất, đối phó với mơi trường tự nhiên: nhu cầu của nghề lúa nước mang
tính thời vụ và cần đơng nhân lực.
Thứ hai, đối phó với mơi trường xã hội: cả làng và thậm chí cả liên làng phải
hợp sức đối phó nhằm chống lại nạn trộm cướp và lớn hơn cả là hoạ xâm lược của
các thế lực bên ngồi.
Xóm ngõ là phần thể của làng về mặt cư trú và có cuộc sống riêng của chúng.
Một cuộc sống khơng ồn ào, có thể nói là thầm lặng đợc kết tinh trong một hình
thái thờ phụng giản đơn nhưng bền chặt: Thờ thổ thần của xóm, của ngõ (nơi thờ tự
là cây hương, miếu, lầu ở đầu xóm, ngõ), lấy việc tế tự theo một lịch gần khớp với
lịch nghi lễ của làng làm thời gian biểu.
Có 4 cách tập hợp theo địa vực:
- Tập hợp cư dân của làng dọc theo chân đê hoặc dọc theo bờ sông. Tiêu biểu
là các làng ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
- Phân bố khu cư trú theo một hình khối liên tục khơng có khoảng cách giữa
các thơn, xóm (các thơn, xóm liền nhau) hay ơ bàn cờ.
- Phân bố theo hình vằn khanh (hình dạng thế đất của làng).
- Phân bố lẻ tẻ cách biệt nhau bởi đồng ruộng và tách thành nhiều thơn xóm.
2.1.2. Tổ chức dân cư theo họ tộc


Những gia đình cùng một huyết thống tập hợp lại trong một cộng đồng gọi
là họ. Mỗi họ thường có nhà thờ họ thờ tổ tiên chung và do một tộc trưởng đứng
đầu. Ngôi tộc trưởng thường thế tập và giành cho người con trai trưởng của dòng
trưởng trong họ.
Cây lúa nước mở rộng từ miền núi xuống đồng bằng và ven biển đã làm tan

quan hệ họ hàng, đã chia nhỏ họ hàng thành kiểu gia đình hạt nhân, người Việt
Nam coi trọng cá thể gia đình mà ít lưu ý đến toàn thể họ hàng, chú trọng cái láng
giềng mà ít lưu ý đến dịng máu, “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Bởi canh
tác lúa nước với mặt bằng nhỏ hẹp, diện tích mỗi thửa ở đồng bằng Bắc Bộ phổ
biến là hơn một sào (không q 600m2), cơng cụ thơ sơ nhẹ thì cái cá thể là thích
hợp, thuận lợi.
Trong quan niệm dân gian “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy,
con trâu đi bừa” là mong muốn, là hình ảnh lý tưởng. Song đó chỉ là một mặt, cịn
một mặt nữa cũng không kém phần quan trọng là người tiểu nông phải liên kết lại.
Địa lý, khí hậu và cả hệ sinh thái ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ phức tạp, khắc nghiệt,
muốn trồng cây lúa, người tiểu nông đã phải chủ động liên kết trị thủy và tạo sinh
thái cho cây lúa nước. Trước đây hơn nửa thế kỷ, P.Guru đã có nhận xét xác đáng
“Nơi mà hầu như duy nhất trên thế giới, vai trò của con người quyết định trong quá
trình hình thành, ngày nay ở đồng bằng Bắc Kỳ có một cảnh quan nặng tính nhân
tạo hơn tự nhiên”4.
Làng Việt Nam là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội mà trước hết là
dòng họ. Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau tạo
thành đơn vị cơ sở là gia đình và đơn vị cấu thành là gia tộc (dòng họ). Các mối
liên kết trong làng có nghề nghiệp, tín ngưỡng tơn giáo, địa vực láng giềng, xóm,
giáp, đơn vị hành chính làng xã và họ hàng dòng máu, nhưng mối liên kết họ hàng
4 Phan Đại Doãn, Làng xã Vi t Nam:
ệ M t sốố
ộ vâốn đễề kinh tễố văn hóa xã hội, NXB.Chính tr quốốc

gia, 2008. Tr.118.


vẫn là bền vững nhất. Có thể coi cộng đồng làng trước tiên là tập hợp của những
dòng họ.
Ở Việt Nam, làng và gia tộc nhiều khi đồng nhất với nhau. Việc đó cịn lưu

lại dấu ấn trong tên của rất nhiều làng hiện nay như: làng Đặng Xá (xá = nơi ở,
Đặng Xá = nơi ở của họ Đặng), Châu Xá, Lê Xá, ... Tương truyền Chử Đồng Tử
sinh ra ở làng Chử Xá, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng n. Ở Tây Ngun cịn phổ
biến tình trạng các thế hệ của một gia tộc sống tập trung trong một mái nhà dài,
bên trong nhà đó được chia thành từng ngăn nhỏ cho các gia đình. Một nhà như thế
có thể chứa đến hơn trăm người. Còn ở phần lớn miền q Việt Nam hiện nay vẫn
có gia đình có đến ba (tam đại đồng đường) hay bốn (tứ đại đồng đường) thế hệ
cùng chung sống. Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian. Vì
gia tộc có vai trị quan trọng nên tơn ti của từng người cũng rất được coi trọng. Ở
Việt Nam hệ thống tôn ti trong gia tộc được phân biệt rất chi li tới 9 thế hệ (gọi là
cửu đại).
2.1.3. Tổ chức dân cư theo nghề nghiệp, sở thích, phường hội
Làng Việt Nam có phường hội, mối dây ràng buộc người tổ chức họ Phường
tổ chức nghề nghiệp người làm nghề thủ cơng bn bán. Phường thủ cơng hay
bn bán có qui định cụ thể gọi phường lệ để ràng buộc người nghề, ổn định sản
xuất, chống cạnh tranh.
Nội dung quy định phường chủ yếu tương trợ điều kiện làm ăn (như cho vay
vốn chịu lãi nhẹ), giá mua bán nguyên liệu thành phẩm để bảo đảm mối đoàn kết
người nghề nghiệp Phường lệ (có văn hay văn bản) kỷ luật bắt buộc tất thành viên,
mối dây ràng buộc chặt chẽ người làm nghề thủ cơng bn bán Làng Việt có hội,
tổ chức theo giới tính, theo chức nghiệp theo lứa tuổi hội Tư văn, Tư võ, hội làng
binh người có học, người lính quan văn, quan võ làng; hội theo giới tính (chồng


xếp tôn giáo) hội Chư bà; hội theo lứa tuổi có hội mục đồng (của trẻ chăn trâu); hội
lão (của người già cả)… Sự ràng buộc loại hội không chặt chẽ phường họ, góp
phần ràng buộc cư dân theo định hướng “tương thân, tương ái” về luân lý đạo đức.
2.1.4. Tổ chức dân cư theo giáp
Nếu như trong làng xã cổ truyền Viêt Nam, ngõ xóm và tổ chức họ là biểu
thị quan hệ làng giềng và huyết thống, thì tổ chức giáp định vị trong làng xã Việt

Nam là tổ chức được coi là “đa diện” quản lý con người, và là tổ chức được rất
nhiều nhà nghiên cứu để tâm lưu ý và khơng ít những tranh luận, ý kiến trái chiều.
Theo cách phân loại của nhà Dân tộc học Trần Từ, giáp là một trong năm
dạng tập hợp người bao gồm: Tập hợp người theo địa vực như ngõ, xóm; Tập hợp
người theo huyết thống họ tộc; Tập hợp người trong những tổ chức tự nguyện của
các thành viên phe, hội, phường; Tập hợp người trong bộ máy chính quyền cấp xã
và tập hợp người theo lớp tuổi… Từ đó ơng cho rằng giáp có vai trị quan trọng
trong các sinh hoạt làng xã, nhất là về tôn giáo5. Gần với quan điểm của tác giả
Trần Từ, P. Gourou cho rằng: “Giáp là một tập hợp có tính cách tơn giáo việc gia
nhập mang yếu tố gia đình và có trung tâm là một ngơi đền…”6.
Theo G. Dumontier: “Trong một số làng, giáp là một hội lo việc tang ma,
tương trợ; trong một số làng khác, giáp sinh hoạt như một hội có mục đích cùng
làm một số nghi thức tôn giáo hay tập tục; giáp cũng có thể chính thức đảm nhiệm
việc phân chia cho các gia đình trong giáp phần sưu thuế mà họ phải đóng, tiến
hành thu thuế má”. Cũng theo tác giả này: Trong các xã thôn theo thiên tước (sắp
xếp ngôi thứ theo tuổi tác) khơng có giáp, các chức năng của nó được tổ chức theo

5 Nguyễễn Duy Thi u (2005),

Gs. Trâền T vàừGs. Trâền Quốốc V ượ
ng và vâốn đễề giáp, T pạ chí di s nả Văn hóa sốố 4 (13).
Tr.64-67.
6 Pierre Gourou, Ng ườ
i Nống Dân Châu Th Băốc
ổ Kỳ - Nghiễn C ứu Đ aị Lý Nhân Văn, Nhà Xuâốt Bả n Trẻ (2015). Tr.296.


địa vực (thơn, xóm, ngõ) đảm nhiệm. Loại làng này ít hơn rất nhiều so với các làng
theo vương tước (ngôi thứ được sắp xếp theo tước vị vua ban).7
Khác với Trần Từ (1984), Nguyễn Tùng (Paris) bằng nghiên cứu của

mình ơng cho rằng: “Giáp khơng phải được tổ chức theo lứa tuổi, vì tuổi tác hay
đúng hơn theo ngày ghi tên vào sổ giáp chỉ đóng vai trị phân định ngôi thứ trong
giáp, chứ không kéo theo sự tổ chức thành lứa tuổi, nhất là theo nghĩa mà các nhà
dân tộc học dùng khi nghiên cứu các xã hội ở châu Phi hay Nam Đảo”.8
Cũng không đồng quan điểm với Trần Từ, bằng nghiên cứu và lập luận của
mình giáo sư Trần Quốc Vượng tin rằng: “Trước thế kỷ XIX, giáp ngồi tập hợp về
người cịn là một tổ chức được xây dựng trên cơ sở địa vực, và ơng tin ở đâu đó
trên thực địa, cịn có thể điều tra hồi cố được các tư liệu này”.
Trong “Đại Nam thực lục” chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn, phần
Mậu Tý, Minh Mệnh năm thứ 9 (1828), tháng mười, ghi rõ: “Bắt đầu đặt huyện
Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, Nam Định…Lĩnh Dinh Điền sứ Nguyễn Công
Trứ đến nơi, chiêu tập phủ dụ lòng người mới yên. Bèn đem đất Tiền Châu cùng
đất đối ngạn bên tả, bên hữu đo đạc đất hoang chia cấp cho dân nghèo, thành 14 lí,
27 ấp, 20 trại, 10 giáp…” Cũng trong sự kiện này sách dẫn tiếp: “Xin biệt lập làm
1 tổng thuộc huyện Nam Châu, được 5 ấp, 2 trại, 3 giáp ở tổng Hoành Nha…”9
2.1.5. Tập hợp người theo tổ chức hành chính
Về mặt tổ chức hành chính thì nông thôn Việt Nam được chia thành các đơn
vị cơ bản là xã, và thôn. Thông thường một xã gồm một làng nhưng cũng có xã
gồm một vài làng. Mỗi thơn gồm một xóm, cũng có thơn gồm một vài xóm. Về dân
cư thì một thơn có hai loại:
7 Nguyễễn Tùng (chủ biễn) (2003), Mống Phụ , mộ t làngở đốềng băềng sống Hốềng, nxb Văn hóa Thống tn. Tr.70.
8 Nguyễễn Tùng (chủ biễn) (2003), Mống Phụ , mộ t làngở đốềng băềng sống Hốềng, nxb Văn hóa Thống tn. Tr.70.
9 Quốốc s ửquán triễều Nguyễễn - Đạ i Nam Thự c lụ c, tậ p 9, nxb Giáo dục. Tr.123.


- Dân chính cư (cịn gọi là nội tịch), là dân gốc của thơn, dân chính cư được
hưởng nhiều quyền lợi hơn dân ngụ cư rất nhiều.
- Dân ngụ cư (còn gọi là ngoại tịch), là dân ở nơi khác đến, những người dân
này chỉ được làm một số nghề mà dân chính cư khơng muốn làm như: làm
th, làm mướn, làm mõ,... trong khi vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa

vụ như dân chính cư. Dân ngụ cư thường bị khinh rẻ, coi thường.
Dân ngụ cư muốn thành dân chính cư thì phải: cư trú ở làng hơn ba đời, có
một ít điền sản. Việc đối xử khắt khe đối với dân ngụ cư là một hình thức ngăn cản
người ở làng này di chuyển sang làng khác nhằm duy trì sự ổn định của làng. Dân
chính cư được chia làm 5 hạng:
- Chức sắc gồm những người đỗ đạt hoặc có phẩm hàm vua ban
- Chức dịch gồm những người đang giữ những chức vụ nhất định trong bộ
máy hành chính
- Lão gồm những người thuộc hạng lão trong các giáp
- Đinh gồm trai đinh trong các giáp
- Ty ấu là hạng trẻ con của các giáp Ba hạng đầu gồm chức sắc, chức dịch và
lão lập thành bộ phận quan viên hàng xã.
Quan viên lại được chia thành ba nhóm theo lứa tuổi là kỳ mục, kỳ dịch, và
kỳ lão:
Kỳ mục là quan trọng nhất, có nhiệm vụ bàn bạc và quyết định các công việc
của xã. Kỳ mục còn được gọi là hội đồng kỳ mục, do tiên chỉ và thứ chỉ đứng đầu;
ở miền nam sau này, hội đồng kỳ mục được gọi là hội tề do hương cả đứng đầu.
Kỳ lão gồm những người cao tuổi nhất, có vai trị làm tư vấn cho hội đồng kỳ
mục.


Kỳ dịch, hay còn gọi là lý dịch, thường do hội đồng kỳ mục cử ra, có nhiệm
vụ thực thi quyết định của hội đồng kỳ mục. Đứng đầu nhóm lý dịch này là lý
trưởng (còn gọi là xã trưởng); dưới đó có phó lý (giúp việc), hương trưởng (lo việc
cơng ích), trương tuần (cịn gọi là xã tuần, lo việc an ninh). Phương tiện quản lý
chủ yếu là hai cuốn sổ là sổ đinh (quản lý nhân lực) và sổ điền (quản lý về kinh tế)

2.2. Thể chế làng xã cổ truyền
2.2.1. Bộ máy tự trị - tự quản
a) Tiên chỉ và thứ chỉ

Tiên chỉ hay Hương trưởng là chức vụ do làng bầu ra, là người có uy tín và có
quyền cao nhất, là người đứng đầu Hội đồng kỳ mục. Thơng thường tiên chỉ là
những người có phẩm tước cao nhất làng, có tuổi đời nhiều nhất trong số các quan
lại đã nghỉ hưu, các chức sắc và khoa mục (có học vấn uyên thâm, có tài ăn nói).
Đây là những nhân vật đứng đầu làng, có quyền quyết định mọi việc của làng. Bởi
vậy, thông thường trong các giấy tờ, văn bản chính thức của làng, họ là người đầu
tiên ký tên phía dưới.
Thứ chỉ là người thứ hai trong bộ máy quản lý của làng, thay mặt cho tiên chỉ
mỗi khi Tiên chỉ vắng mặt, không tham gia hội họp, hoặc trực tiếp thay mặt Tiên
chỉ giải quyết những công việc mà Tiên chỉ phân công. Thứ chỉ cũng là chức vụ
được bầu với những tiêu chuẩn gần như Tiên chỉ.
Muốn được làm tiên, thứ chỉ phải có đủ văn bằng cao nhất làng và phải khao
vọng cúng thần, thiết đãi dân làng. Theo tục lệ hương ẩm, tiên chỉ là người được
dân làng biếu thủ lợn trong những ngày tế lễ ở làng. Dưới chế độ thực dân Pháp đã
có lần thực dân Pháp muốn với tay xuống quản lý làng xã của người Việt nên đã
tiến hành cuộc “Cải lương hương chính” (1921), chúng thay Hội đồng kỳ dịch
bằng Hội đồng tộc biểu lấy tộc trưởng các họ tộc trong làng thay thế Hội đồng kỳ


dịch, tuy nhiên chỉ tồn tại được 6 năm thì phải bãi bỏ vì nó khơng phù hợp với
truyền thống của làng Việt.
b) Bô lão và kỳ mục
Bô lão gồm các người già cả trong làng từ 60 tuổi trở lên sau khi đã khao
vọng làng. Các cụ được quyền tham gia hội họp bàn bạc việc làng.
Kỳ mục (hay còn gọi là Hội đồng kỳ mục) bao gồm các quan lại đã nghỉ hưu,
các chức sắc (từ cửu phẩm trở lên, các tú tài, cử nhân suất đội trở lên), các bậc
khoa bảng, các cựu chánh phó tổng và chánh, phó tổng đương chức, các hương
trưởng, hào trưởng, các cựu lý trưởng, phó lý, các xã nhiêu, chánh phó tổng do
mua mà có. Nhóm kỳ mục do Tiên chỉ đứng đầu (có thứ chỉ giúp việc). Hội đồng
kỳ mục là cơ quan quản lý quan trọng nhất của làng xã do Tiên chỉ (Hương trưởng)

đứng đầu. Thời Văn Lang – Âu Lạc, mỗi kẻ, chạ, chiềng đều có hội đồng bô lão do
một già làng đứng đầu gọi là Bồ chính. Đến thời nhà Lê, Hội đồng bơ lão đổi thành
Hội đồng kỳ mục. Hội địng này đóng vai trò là cơ quan nghị quyết.
Hội đồng kỳ mục thường nhóm họp một tháng hai lần vào ngày mồng một
(sóc) và ngày rằm (vọng) sau khi lễ Thành hoàng ở đình. Hội đồng sẽ xem xét
cơng việc của làng xã gồm quyết định chi thu các ngạch thuế đinh, thuế điền, tiền
cheo, tiên vạ cùng những việc tế tự. Hội đồng kỳ mục cịn có quyền xét xử những
vụ hình luật nhỏ. 42 Hội đồng kỳ mục do Hương trưởng (sau gọi là Tiên chỉ) đứng
đầu.
Thành viên Hội đồng kỳ mục thường là các hương hào danh tiếng, có tuổi, có
phẩm hàm, có học thức, hoặc là hưu quan trong xã. Điều kiện vào hội đồng không
nhất định mà tùy theo Hương ước của mỗi làng. Tính cộng đồng, tự trị của làng xã
cổ truyền
2.2.2.

Hội đồng kỳ mục


Khi quan viên trong làng tập hợp đầy đủ, hợp thành một hội đồng thì lúc này
được gọi là Hội đồng kỳ mục. Mỗi thành viên trong hội đồng sẽ được phân ra một
ban riêng dựa trên những chức trách đã được đảm nhiệm trước đó và đặc biệt là
dựa vào tuổi tác. Các ban khác nhau có những quyền hạn riêng của mình và thành
viên của các ban cũng được gọi với những cái tên khác nhau: “dịch mục”, “kỳ
mục” và “kỳ lão”.
Như đã nhắc đến chức năng ở 2.1.5. của “dịch mục”, “kỳ mục” và “kỳ lão”.
Trên thực tế, sự khác nhau của các vùng vế tên gọi này là không tồn tại. Trong tất
cả các làng vùng đồng bằng Bắc bộ ta đều thấy mọi quan viên giải quyết công việc
đều được gọi là kỳ mục. “Hẳn đó là một chức danh có tính danh dự, bởi ý nghĩa từ
tượng hình tiếng Hán của “kỳ mục” là chỉ một vị cao niên, nói cách khác là một vị
đáng kình”10.

Hương chức là người nắm trong tay nhiều quyền lực nhất trong làng xã. Họ
phải quản lý mọi việc lớn nhỏ trong phạm vi làng xã và đưa ra những quyết định
nhằm bảo vệ lợi ích chung.
Hội đồng kỳ mục là trung gian ngoại giao với bên ngoài nhất là đại diện cho
làng xã giải quyết những vấn đề liên quan đến triều đình. Như vậy Hội đồng kỳ
mục cần có một người đại diện. Họ tìm trong trong số các quan viên để trao quyền
đại diện này. Khi đã chọn được người, Hội đồng kỳ mục sẽ biểu quyết công khai.
Khi trúng cử họ nghiễm nhiên trở thành “lý trưởng” (trước kia gọi là xã trưởng),
người này sẽ có nhiệm vụ thi hành các quyết định của Hội đồng kỳ mục. Mặc dù
xã trưởng vẫn do dân bầu nhưng phải được qua sự xét duyệt của nhà nước. Lý
trưởng sẽ là người đại diện duy nhất của làng xã được triều đình cơng nhận. Giúp
việc cho lý trưởng cịn có Phó lý, trùm trưởng, hương mục…
2.2.3.

Hương ước

10 Paul Ory (2020), Làng xã c u
ả ng ười An Nam ởBăốc kỳ, nxb.Dân trí. Tr.21.


Hương ước là thuật ngữ gốc Hán, khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn được giữ
nguyên nghĩa. Hương ước là danh từ thơng dụng và có ý nghĩa đầy đủ nhất để gọi
bản ghi chép hệ thống lệ làng. GS. Đinh Gia Khánh viết:“Hương ước là bản ghi
chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong
làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi
cần thiết”11. Hương ước cịn có các tên gọi khác như: hương biên, hương lệ, hương
khoán, khoán làng...
Trong làng xã Việt Nam xưa, luật lệ tồn tại dưới nhiều hình thức, từ luật lệ
truyền miệng đến luật lệ thành văn. Một số hương ước thành văn đã thể hiện, chính
nó đã kế thừa luật lệ truyền miệng trước đó. Điều đó chứng tỏ rằng, từ rất sớm các

công xã cổ truyền rồi đến công xã nông thôn đã xuất hiện các khoán ước mà phổ
biến là quy ước truyền miệng.
Về thời điểm xuất hiện hương ước, các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học từ
trước đến nay vẫn chưa khẳng định. Bằng vào các thư tịch cổ, chúng ta mới chỉ
biết rằng đến triều đại vua Lê Thánh Tơng triều đình đã ra sắc lệnh thể chế hoá
hương ước. Bộ luật Hồng Đức đã ghi lại chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông về việc
biên soạn và thi hành hương ước như sau:
Các làng xã không nên có khoản ước riêng vì đã có luật chung của nhà nước.
Riêng làng xã nào có những tục khác lạ thì có thể lập khốn ước và cấm lệ. Trong
trường hợp đó, thảo ra hương ước phải là người có trình độ nho học, có đức hạnh,
có chức và có tuổi tác. Thảo xong, phải được quan trên kiểm duyệt và có thể bị bác
bỏ. Khi đã có khốn ước rồi, mà vẫn có người khơng chịu tn theo, cứ nhóm họp
riêng, thì những kẻ ấy sẽ bị quan trên trị tội. Như vậy, có thể thấy rằng, đến đời vua

11 Gs. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian Vi ệt Nam v ới s ựphát tri n
ểc ủ
a xã h iộVi tệ Nam, nxb. Chính tr quốốc

gia. Tr.62.


Lê Thánh Tơng đã có hương ước rồi nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy
bản hương ước nào được soạn thảo vào thế kỷ XVI chứ chưa nói gì đến thế kỷ XV.
Nội dung của các bản hương ước thường gồm 4 quy ước:
- Quy ước về chế độ ruộng đất
- Quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, môi trường
- Quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm các chức dịch của làng
- Quy ước về văn hố tinh thần và tín ngưỡng
Trong các quy ước trên thì quy ước về chế độ ruộng đất có vị trí quan trọng
nhất, bởi vì đại đa số người dân cua các làng đều làm nông nghiệp là chủ yếu.

Ngoài bốn loại quy ước cơ bản trên, có làng lại ghi thêm vào hương ước
những điều khoản về sự đóng góp các loại cơng quỹ, về tổ chức khao vọng, về “lễ
ra làng” (lễ thành đinh) …
Nhìn chung, nội dung của hương ước là các vấn đề cụ thể gắn với hoàn cảnh,
phong tục tập quán lâu đời của từng làng, đến lợi ích thiết thân của dân làng.
Hương ước ra đời dựa trên các nguyên tắc đạo đức, các quan niệm tín ngưỡng
truyền thống, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, cơ sở xã hội là
thiết chế làng xã với nhiều hình thức tổ chức và các quan hệ đan xen chồng chéo,
cơ sở kinh tế là chế độ công điền, công thổ. Hương ước được soạn thảo thành văn,
nhưng cũng có khi bất thành văn. Có loại được soạn thảo với đầy đủ các quy định
về mọi lĩnh vực như cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội, văn hóa giáo dục, tơn giáo,
tín ngưỡng, vệ nơng, vệ sinh, trật tự, an ninh…, nó được xem như một bộ luật của
làng. Có loại hương ước chỉ đề cập đến một vấn đề như sử dụng công điền, tế tự.
Hương ước thành văn có loại được viết trên giấy, hàng năm được đọc trước dân
làng để duy trì, bổ sung, sửa đổi, có loại được khắc vào bia đá, chng đồng để lưu


truyền (như thể lệ cúng giỗ, ruộng công). Dù được duy trì dưới dạng văn bản hay
truyền miệng thì hương ước vẫn là sản phẩm văn hoá của làng, là một thứ luật tục
buộc mọi thành viên trong làng phải thực hiện.
Hương ước tồn tại song song cùng luật pháp, giữ vai trị là cơng cụ để điều
chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và quản lý làng xã. Trong làng xã Việt
Nam xưa, người nông dân tập hợp lại với nhau bằng nhiều hình thức tổ chức: xóm
ngõ, dòng họ, phe giáp, phường hội và theo các thiết chế của bộ máy chính trị - xã
hội ở địa phương. Mỗi thiết chế hoặc tổ chức ấy có quy định riêng, độc lập, tách
biệt với nhau. Hương ước đóng vai trị quan trọng trong việc điều hồ các thiết chế,
là sợi dây ràng buộc hữu cơ mọi thành viên, tổ chức. Hương ước là phương tiện để
chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo vào làng xã, hỗ trợ và bổ sung cho pháp
luật khi cần xử lí những việc cụ thể nảy sinh từ nếp sống đặc thù của làng. Nó phản
ánh văn hố làng, uốn dân làng vào khn phép, gắn bó họ thành một cộng đồng

chặt chẽ vì trách nhiệm và quyền lợi chung của làng. Hương ước cũng là công cụ
để Nhà nước can thiệp, quản lý, điều hồ lợi ích giữa làng xã với Nhà nước. Khi
Nhà nước phong kiến củng cố địa vị và quyền lực của mình thì 4 làng xã trở thành
các đơn vị cống nạp cho chính quyền trung ương.
Tuy nhiên Nhà nước chỉ tập trung quản lý các nguồn thuế, lính và phu, cịn lại
làng tự điều chỉnh các mối quan hệ của mình. Nhờ vậy, làng xã có quyền tự trị
tương đối để duy trì những tập tục mà nội dung không đối lập với luật pháp của
triều đình. Qua việc thực hiện hương ước, truyền thống hiếu nghĩa, hồ thuận đạo
hiếu gia đình, tình làng nghĩa xóm và sự gắn kết cộng đồng được củng cố, việc
cơng ích, nghĩa vụ với nhà nước được thực hiện tốt. Và hơn hết, việc thực hiện
hương ước đã làm phong phú đời sống văn hố làng xã, giữ gìn được các giá trị
truyền thống.


Tuy nhiên, có thể thấy hương ước cịn thể hiện tư tưởng bè phái, cục bộ, địa
vị, ngôi thứ, đẳng cấp trong các quan hệ ứng xử làng xã, và thực tế đã xẩy ra việc
tranh chấp địa vị, sự thao túng của các chức sắc có đẳng cấp cao. Tuy vậy, hương
ước vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định cuộc sống trong làng. Sức mạnh
của hương ước một phần dựa vào các hình phạt (nộp tiền phạt, làm cỗ lớn để tạ tội,
nặng hơn nữa là đánh địn giữa sân đình, đuổi ra khỏi làng) đối với kẻ vi phạm,
ngồi ra cịn ở sự khen thưởng nhằm biểu dương những người đã làm được việc có
ích cho làng. Tuy nhiên, sức mạnh của hương ước chủ yếu bắt nguồn từ khơng khí
xã hội, từ dư luận khen chê, vì vậy, từ chỗ là quy ước về lối sống, hương ước đóng
vai trị là “Cương lĩnh tinh thần” điều chỉnh các hoạt động của mọi tổ chức và cá
nhân trong làng xã.
3. Tính tự trị của các làng xã cổ truyền
3.1. Khái niệm về tính tự trị của làng xã cổ truyền
Theo GS. Phan Đại Doãn “làng là cộng đồng dân sự tự trị”12. Mỗi làng xã từ
khi mới thành lập đều có một sự độc lập nhất định hay cịn gọi là tính tự trị. Nói
tính tự trị của làng xã là so với Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Ở

phạm vi hẹp hơn cịn là so với làng khác. Có người dùng chữ “nửa cơ lập” để nói
về tình hình này để thay cho chữ “tự trị”. Về bản chất thì hai từ này đều nói về tính
chất tách biệt của làng xã.
Tính tự trị của làng xã làm cho làng xã có xu hướng chống đối lại Nhà nước.
Trong khi phong kiến hoá tập quyền ngày càng cao mà Nhà nước vẫn duy trì tính
tự trị làng xã mà chính tính chất này làm phân hố quyền lực? Ta có thể giải thích
như sau:

12 Phan Đại Dỗn, Làng xã Vi t Nam:
ệ M t sốố
ộ vâốn đễề kinh tễố văn hóa xã hội, NXB.Chính tr ịquốốc gia, 2008. Tr.314.


Thứ nhất, dưới góc độ dân tộc học-pháp luật, thiết chế hoặc tổ chức xã hội
nào cũng có cách quản lý của nó để nắm các thành viên theo một quy chế thống
nhất. Mỗi làng xã cũng vậy. Nó cũng có cách tổ chức quản lý của riêng nó. Khơng
có một cách quản lý dùng chung cho mọi làng xã. Như vậy bản thân làng xã có sự
“độc lập tương đối” với các đơn vị xã hội khác, kể cả nhà nước.
Thứ hai, Nhà nước ra đời trên cơ sở tập hợp các làng xã. Hay nói cách khác
nhà nước xuất hiện là tổ chức của nhiều làng. Điều đó có nghĩa là trước khi Nhà
nước ra đời, làng xã tồn tại như một thực thể riêng biệt với các thành viên, bộ máy
quản lý, bộ phận bảo vệ an ninh, quy ước hành động… Có thể nói làng xã như một
“nhà nước con”. Nhà nước khó có thể “xâm phạm” vào được. Thêm vào đó, sự tồn
tại các phe phái, các quan hệ chồng chéo trong làng làm nảy sinh những mâu thuẫn
ngầm trong nội bộ từng làng mà Nhà nước khơng thể điều hồ nên đành “để mặc”
cho làng xã tự giải quyết (trong phạm vi cho phép là không làm tổn hại đến Nhà
nước).
Thứ ba, Nhà nước để có sức người sức của dùng vào việc cơng và quốc phịng
cần phải có sự đóng góp của người dân. Nhưng người dân lại chịu sự kiểm soát của
làng xã về mọi mặt từ lâu đời. Muốn đạt được mục đích Nhà nước phải đi đến

người dân thơng qua làng xã. Nhà nước giao chỉ tiêu, làng xã trực tiếp thực hiện từ
việc thu thuế, bắt lính, huy động lao dịch…. Như vậy, nhà nước chỉ biết đến làng
xã mà khơng biết đến từng cá nhân. Có thể nói, về mặt này, làng xã là công cụ khá
lý tưởng phục vụ cho Nhà nước. Đổi lại Nhà nước muốn làng xã làm lợi cho mình
thì đương nhiên phải tơn trọng quyền tự trị- quyền “độc lập tương đối” của làng xã.
Những điểm này chính là nguồn gốc và thực chất của cái gọi là “tự trị” của làng xã.
3.2. Nền tảng củng cố tình vững chắc của tính tự trị làng xã


Đó chính là sự cố kết chặt chẽ, khơng thể tách rời khỏi thực thể làng của các
bộ phận, tổ chức, cá nhân trong làng. Làng là tập hợp của một đơn vị cư trú, một tổ
chức sản xuất, tổ chức xã hội, tổ chức quân sự. Sự đan xen nghề nghiệp; nông,
công, thương và mối quan hệ đa dạng phường hội, họ hàng, xóm, giáp; sự dung
hợp các hệ tư tưởng và tôn giáo… đã tạo cho làng cổ truyền một cơ sở vững chắc.
Mỗi cá nhân đồng thời là thành viên của nhiều tổ chức, phe giáp, và là thành viên
của cộng đồng làng, là bộ phận hữu cơ ln gắn bó chặt chẽ với tổ chức làng. Tâm
lý cộng đồng là một trong những đặc trưng của văn hoá làng.
Kết cấu đa dạng và chặt của làng đã tạo ra một định hướng hành vi hành
động của cá thể và toàn thể, đã tạo ra một sự thống nhất tương đối, đồng thời có sự
tự điều chỉnh và ổn định. Chính sự liên kết bền vững này là “nội lực” cho làng xã
có thể duy trì được tính tự trị của mình. Nó tạo cho làng xã “sức mạnh” để chống
lại mọi sự thâm nhập từ bên ngoài.
Với chế độ quân điền, ruộng đất của mỗi làng do làng ấy tự phân chia và sử
dụng. Nhà nước phong kiến khơng trực tiếp phân chia ruộng đất. Chính điều này
đã làm cho tính tự trị của làng xã tiếp tục tồn tại và càng được củng cố. Thực chất,
nhà nước cũng khơng thể kiểm sốt được việc thực hiện quân điền của làng xã.
Việc chia ruộng đất đòi hỏi phải có tổ chức đại diện các giáp, các họ cùng với hội
đồng chức dịch bảo đảm sự phân chia cho hợp lý, tương đối công bằng. Việc phân
chia này có lệ riêng của làng, có khi khơng theo đúng thể lệ quân điền của Nhà
nước. Chế độ quân điền thời Gia Long đề ra 3 năm một lần chia lại ruộng đất công,

nhưng nhiều làng xã kéo dài tới 4 năm, thậm chí có làng 6 năm mới chia lại ruộng
cơng. Có năm nhà nước đề ra phép chia ruộng theo số dân. Nhưng tới làng xã thì
thực hiện lại khác. Vì ngồi việc chia ruộng theo suất đinh, làng còn những loại
ruộng khác cho giáp, chùa, hội tư văn, cho các chức dịch từ xã trưởng đến mõ…
Tính chất tự trị của làng xã tồn tại lâu đời là do nhiều nguồn ni dưỡng nó, nhưng


tơi cho rằng chính việc sử dụng qn điền và cách phân chia ruộng công trong thời
kỳ phong kiến là nền tảng kinh tế vững chắc nhất cho tính chất độc lập của làng xã
được duy trì.
3.3. Biểu hiện của tính tự trị làng xã cổ truyền
Làng xã là một thực thể thống nhất. Nó có đầy đủ các bộ phận để hoạt động,
để “sống” và tự bảo vệ mình khỏi xâm nhập từ bên ngoài. Nguyễn Đổng Chi cho
rằng “làng là một cơ thể trọn vẹn, gần như một con người, nhưng lại là một con
người phi giai cấp. Trong cơ thể người trọn vẹn đó, khơng những có ẩn giấu một
linh hồn, một tâm lý ý thức cộng đồng, mà cịn có một cá tính riêng, nghĩa là một
đặc sắc riêng về tính cách”. Đúng vậy, mỗi làng khơng những có một địa vực riêng
mà cịn có một tín ngưỡng riêng, luật lệ riêng, nhiều nét văn hố khác nhau…
3.3.1.

Tính tự trị về địa vực

Mỗi làng đều có giới hạn phạm vi của làng rất rõ ràng. Nhiều làng có mốc
giới lãnh thổ, có cổng làng và điếm canh… Nếu vì một lý do gì đó, cái ranh giới cũ
bị thay đổi thì sự tranh giành lãnh thổ sẽ diễn ra lâu dài và gay go thậm chí gây tổn
thất rất lớn cho hai bên và kéo dài tới nhiều thế hệ con cháu trong làng. Truyện Lê
Phụng Hiểu và hàng loạt những truỵện dân gian khác đều phản ánh sự tranh giành
địa phận đẫm máu giữa hai làng. Làng khơng cho cái gì thâm nhập làm thay đổi cơ
thể của nó. Vấn đề địa vực cịn thể hiện rất rõ qua “dân chính cư” và “dân ngụ cư”
hay còn gọi là “dân nội tịch” và “dân ngoại tịch”. Những người dân trong làng,

tham gia các hoạt động của làng, chịu những luật lệ của làng, đồng thời cũng được
làng bảo vệ mới được công nhận là một bộ phận trong “cơ thể” làng. Đó là dân
chính cư.
Những người do hồn cảnh gia đình đói kém hay vì điều gì đó mà phải li tán
sang những làng khác, làm dân ngụ cư ở làng đó sẽ khơng được làng đó chấp nhận.


×