Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài nghiên cứu tình trạng học online của sinh viên đại học kinh tế ueh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.28 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG HỌC
ONLINE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
KINH TẾ - UEH
BỘ MÔN: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG
TRONG KINH DOANH VÀ KINH TẾ
GVHD: Nguyễn Văn Trãi
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Nguyễn Thị Huyền
2. Nguyễn Mộng Huyền
3. Sử Thiên Kiều
4. Bùi Thị Hồng Oánh
5. Nguyễn Huỳnh Gia Thư


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU........................................................................... 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................1
1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................... 2
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 3
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................4
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU ĐIỀU TRA.................................... 4
3.2. THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA
SINH VIÊN.......................................................................... 5
3.3. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DẠY VÀ HỌC TRỰC
TUYẾN................................................................................. 9


3.4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ RÀO CẢN CỦA SINH
VIÊN TRONG VIỆC HỌC TẬP TRỰC TUYẾN ........ 12
4. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN.............................................. 15
5. KHUYẾN NGHỊ................................................................... 16
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 18
PHIẾU KHẢO SÁT................................................................. 19


1. GIỚI THIỆU

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, hiện đại và tiến bộ
hơn, địi hỏi con người phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng để hội nhập,
giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, vai trị của việc học luôn
được đề cao và chú trọng. Việc học ngày càng quan trọng thì cách tiếp
cận việc học cũng quan trọng không kém. Nhất là trong thời buổi hiện tại,
kể từ tháng 3 năm 2020 cho đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
(COVID-19) đã tác động rất mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Trong đó, giáo dục được xem là một trong những lĩnh vực
chịu nhiều ảnh hưởng bởi nhiều trường học buộc phải đóng cửa để nhằm
hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Trước những thách thức này,
Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM cũng đã triển khai học trực tuyến để
kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình triển khai hoạt động này, sinh
viên vẫn cịn gặp phải nhiều khó khăn và rào cản. Vấn đề học trực tuyến
là không hề dễ dàng đối với thầy và trị, một số mơn học online khơng thể
thay thế được hồn tồn. Và chính bởi thấy được tầm quan trọng của
những ưu - nhược điểm vượt trội của việc “học online” ngày nay, bài
nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu, đánh giá cách học này đối với đối tượng
sinh viên Đại Học Kinh Tế TP.HCM và dựa trên kết quả nghiên cứu này,

bài viết sẽ đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm điều chỉnh việc dạy
và học trực tuyến đạt được hiệu quả tốt hơn trong tương lai.

1


1.2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, cả thế giới đang gồng mình để chống lại đại
dịch Covid-19, và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi cuộc chiến này. Giãn
cách xã hội là biện pháp được đưa ra nhằm hạn chế sự tiếp xúc và lây lan
của dịch bệnh này.
Đối với giáo dục thì hình thức giảng dạy-học trực tuyến ( online )
được coi là phương pháp thay thế hiệu quả cho hình thức giảng dạy
truyền thống trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19. Thực hiện phương
châm "tạm đừng đến trường, không dừng việc học", Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã triển khai đồng bộ các giải pháp về dạy và học phù hợp với tình
hình thực tế, trong đó, giải pháp dạy học online đã được thực hiện trên
toàn quốc và bước đầu có kết quả.
Nhờ tính linh hoạt và tiện dụng về thời gian lẫn địa điểm mà hình
thức học tập này đã giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn khi người học
có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào
thuận tiện. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống khơng
có được.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc chuyển đổi hình thức học tập truyền
thống sang học tập trực tuyến đã tạo ra khơng ít những thách thức rào cản
đối với sinh viên. Trong thời gian qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc học trực tuyến của người học. Đối
với cá nhân người học, việc sử dụng các cơng nghệ mới có thể là một bất
lợi hoặc rào cản trong chương trình học online. Việc thiếu thơng tin, kỹ
năng giao tiếp và cơng nghệ có thể là rào cản đối với chương trình học

online vì người học có thể cảm thấy thất vọng và khơng tiếp thu được
kiến thức tốt từ môi trường học tập độc đáo này. Nhìn chung, các cơng
trình nghiên cứu về những khó khăn và rào cản của việc học trực tuyến
khá phổ biến, nhưng đặt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 thì vẫn
2


chưa có nhiều đề tài được triển khai thực hiện. Trong khi đó, dịch bệnh
COVID-19 đang ở giai đoạn bùng phát mạnh mẽ và có thể khó kết thúc
trong tương lai. Việc học trực tuyến có thể sẽ phải tiếp tục duy trì nhằm
đảm bảo phịng chống dịch và duy trì việc dạy học, do vậy cần thiết phải
có thêm các nghiên cứu liên quan tới việc học dạy học trực tuyến nhằm
làm rõ bức tranh những thuận lợi và khó khăn của việc học trực tuyến và
đề xuất các giải pháp để đảm bảo hiệu quả của việc dạy học trực tuyến tại
các trường học. Trên cơ sở đó, bài viết này mong muốn góp phần làm rõ
những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi học trực tuyến. Qua đó, đề
xuất một số giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo chất lượng học tập của
sinh viên khi học trực tuyến trong thời gian tới.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để xác định được các yếu tố rào cản trong việc học online của sinh
viên UEH, nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng hình thức online với
tồn thể sinh viên UEH. Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào đặc điểm
cá nhân của sinh viên, thông tin giảng dạy của giảng viên, những khó
khăn khi học trực tuyến và nhu cầu hỗ trợ của sinh viên nhằm nâng cao
hiệu quả học trực tuyến trong thời gian tới. Chúng tôi đã gửi link phiếu
khảo sát đến toàn thể sinh viên trường qua Facebook, Zalo group và kết
quả có 80 sinh viên tham gia khảo sát.
Ngồi ra, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích tài liệu từ
các bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa học của các tạp chí uy tín trên

các website.
Các dữ liệu thu thập từ khảo sát được xử lý bằng phần mềm Excell
với phương pháp thống kê mô tả đơn giản. Các dữ liệu thu thập từ
phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để trình bày tổng quan về
chủ đề và sử dụng linh hoạt trong q trình phân tích trong bài viết.
3


3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU ĐIỀU TRA
Sau q trình đi khảo sát, nhóm nhận được số sinh viên tham gia khảo
sát là 80 bạn. Trong đó, sinh viên hệ tại chức là 49 bạn ( chiếm 61%),
sinh viên hệ chính quy là 31 bạn ( chiếm 39%).
Bảng 1. Tỷ lệ sinh viên UEH tham gia khảo sát
Hệ đào đạo

Số lượng sinh viên tham gia khảo sát

Tỷ lệ

Hệ tại chức

49

61%

Hệ chính quy

31


39%

Qua đó, thấy được các bạn sinh viên năm 1 chiếm 27,5% (gồm 22
bạn), các bạn sinh viên năm 2 chiếm 30% ( gồm 24 bạn), các bạn sinh
viên năm 3 chiếm 17,5% ( gồm 14 bạn), còn lại là các bạn sinh viên năm
4 chiếm 25% ( gồm 20 bạn).
Biểu đồ 1: Năm học

4


Trong tổng 80 bạn sinh viên tham gia khảo sát có 31 bạn nam ( chiếm
38,8%) và 49 bạn nữ (chiếm 61,3%).
Biểu đồ 2: Giới tính

3.2. THỰC TRẠNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát cho đến nay, Trường Đại học
Kinh Tế TP.HCM là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên ở Việt Nam
triển khai hình thức đào tạo trực tuyến. Từ tháng 03 năm 2020 đến nay,
với diễn biến phức tạp của dịch bệnh cũng như thực hiện chỉ đạo chung
về việc phòng, chống dịch COVID-19, Trường Đại học Kinh Tế
TP.HCM đã tổ chức 4 đợt học trực tuyến cho sinh viên.

5


Biểu đồ 3: Thời gian dạy và học trực tuyến

Tuỳ vào chương trình và ngành học mà các bạn sinh viên có số giờ

học online khác nhau. Theo khảo sát của nhóm, câu trả lời của hầu hết
các sinh viên UEH về thời gian giành cho việc học online đa phần từ 24h/ngày là chiếm đến 70,2% (66/80 phiếu). Điều này có thể dễ dàng lý
giải bởi đặc trưng cơ bản của việc học online là tính linh động, cho phép
người học có thể học bất cứ lúc nào khi có thời gian. Một bộ phận nhỏ
dành thời gian một cách cố định cho việc học online từ dưới 2h/ngày,
chiếm khoảng 14,9% (14/80 phiếu) hoặc từ 4-6h/ngày chiếm 11,7%
(11/80 phiếu), hoặc từ trên 6 tiếng 3,2% (3/80 phiếu). Số sinh viên bỏ ra
một lượng thời gian lớn hơn 6h/ngày đều đặn cho phương pháp học này
rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 3,2% (3/80 phiếu).

6


Với sự phát triển công nghệ 4.0 và kinh tế ngày càng phát triển tạo
điều kiện cho các bạn có thể dễ dàng kết nối wifi, truy cập vào học trực
tuyến trên hầu hết tất cả các thiết bị như điện thoại, ipad, laptop, máy tính
bàn,v.v..
Biểu đồ 4: Thiết bị sử dụng học tập của sinh viên UEH

Dựa vào biểu đồ, ta có thể dễ dàng nhận thấy Laptop là thiết bị được
phần đông sinh viên UEH lựa chọn để học online. Điều này có thể dễ
dàng lý giải bởi đặc trưng cơ bản của việc học online là tính linh động,
cho phép người học có thể học bất cứ lúc nào khi có thời gian có thể sử
dụng điện thoại cho việc học online chiếm 54%. Còn lại ipad chiếm 16%
và máy tính bàn cũng chiếm 19% nhưng khơng được phần đơng sinh viên
UEH - sử dụng vì nó khá bất tiện và hơi cồng kênh khi ra ngoài.

7



Biểu đồ 5: Ứng dụng học tập trực tuyến của sinh viên UEH

Việc học online hiện nay được phổ biến hơn rất nhiều vì có nhiều
phương tiện và cách thức để tiếp cận, trong phần này nhóm em tập trung
điều tra, khảo sát về cách thức học online của sinh viên, về các vấn đề
trang web, phương tiện, học phí, v.v..
Thông qua việc khảo sát thực trạng học online của sinh viên UEH,
nhóm nghiên cứu đã thống kê được số lượng các bạn sinh viên học qua
các ứng dụng như Google meet là cao nhất ( chiếm 90%), qua Microsoft
team đứng thứ hai ( chiếm 68%), qua Zoom chiếm 33%, cuối cùng là qua
các kênh khác như Youtube và LMS lần lượt là 13% và 6%.
Từ đó nhóm thấy rằng đa số các bạn sinh viên của trường chọn cách
học qua các ứng dụng như Google Meet, Microsoft team là nhiều nhất.
Qua tìm hiểu thực tế nhóm thấy rằng việc sinh viên chọn lựa các ứng
dụng là có cơ sở vì: Các ứng dụng này đã được các thầy cơ/ và các bạn
sinh viên sử dụng nhiều để dành cho việc học online, nhưng nội dung bài
học có thể tìm trên youtube và các kênh thông tin khác. Thông tin khi tìm
8


kiếm ở các youtube sử dụng tài khoản của trường nên sẽ ít bị nhiễu thơng
tin hơn vì mỗi trang web là của một cá nhân hoặc tổ chức có đăng ký so
với youtube là trang web xã hội... Sinh viên thường được cấp cho 1 tài
khoản của trường để học hoặc tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc
học như:
3.3. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN
Cho dù là học trực tuyến hay trực tiếp thì chất lượng buổi học và
những kiến thức sinh viên nhận được từ buổi học đó đều được chú trọng
hàng đầu. Chất lượng buổi học được đánh giá thơng qua các giáo trình có
phù hợp hay khơng, phương pháp giảng dạy hay hỗ trợ giải đáp thắc mắc

từ giảng viên, v.v.. Dưới đây là một số ý kiến thống kê từ các bạn sinh về
việc học trực tuyến:
Biểu đồ 6: Một số thông tin về dạy và học trực tuyến

9


Từ bảng thống kê này, ta có thể thấy một số ý kiến sau đây:
 Về đề cương chi tiết học phần, giáo trình/bài giảng/video và các tài
liệu của học phần: Có 30/80 sinh viên, tương đương với 38% tổng số
sinh viên đồng ý với việc đề cương và giáo trình bài học được cung
cấp đầy đủ trên hệ thống dành cho sinh viên. Mặc dù học từ xa nhưng
nhà trường có hệ thống để sinh viên có thể nắm rõ những mơn học
của mình. Vì vậy, khơng khó gì để sinh viên có thể tiếp cận được
nguồn tài liệu học tập từ các giảng viên của mình. Tuy nhiên, vẫn cịn
một số giáo trình chưa thể tiếp cận bằng hình thức online, cộng với
học tập trên các thiết bị điện tử khiến việc vừa học vừa nắm bắt các
nội dung trong giáo trình gặp một vài khó khăn nhất định.
 Về phương pháp giảng dạy online: Có 32/80 sinh viên, tương đương
với 40% tổng số sinh viên có ý kiến trung lập với phương pháp dạy
online khoa học giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức. Bởi lẽ, mỗi
giảng viên đều có những phương pháp khác nhau. Nhưng nhìn chung
học online sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc truyền đạt kiến thức.
Chính vì thế, sẽ khó có thể tiếp thu hiệu quả như học trực tiếp được.
 Về kế hoạch dạy học: Có 36/80 sinh viên, chiếm 45% tổng số sinh
viên hoàn toàn đồng ý về việc kế hoạch dạy học được thực hiện đúng
thời gian và thời khóa biểu. Đa số với các mơn đều sẽ được dạy theo
đúng kế hoạch đề ra, tuy nhiên vẫn sẽ có một số mơn sử dụng những
tiết học dự trữ do q kế hoạch giảng dạy, có thể vì những lí do như
giảng viên dạy trực tiếp sẽ giảng kĩ hơn, sinh viên đặt nhiều câu hỏi,

đặt ra nhiều vấn đề thắc mắc… Nhưng có thể thấy việc học online sẽ
dễ đi theo đúng kế hoạch hơn vì sinh viên có thể xem lại bài giảng
cũng như đặt thêm câu hỏi thơng qua các hình thức gửi email, hoặc
qua các phương thức liên lạc khác.
 Về việc đánh giá mức độ hiểu bài: Có 29/80 sinh viên, chiếm 36%
tổng số sinh viên được khảo sát, có câu trả lời là trung lập với việc
10


được kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu bài hàng tuần. Như đã nói ở mục
phương pháp giảng dạy thì mỗi giảng viên có phương pháp dạy khác
nhau, cũng như tùy vào tính chất của mỗi mơn học sẽ cần thực hành
nhiều hay ít. Đó là lí do các bạn sinh viên được khảo sát chọn ý kiến
trung lập.
 Về việc sinh viên được phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu và
làm việc nhóm thơng qua nền tảng online: Có 29/80 sinh viên, cũng
tương đương với 36% trong tổng số các bạn sinh viên chọn câu trả lời
là trung lập. Cho dù là học ở hình thức nào, khi học ở bậc đại học trở
lên, các bạn sinh viên vẫn sẽ phải cố gắng phát huy năng lực tự học,
tự nghiên cứu và làm việc nhóm. Dù vậy có thể thấy rằng mặc dù học
online nhưng các giảng viên vẫn rất tận tình trong việc hướng dẫn, hỗ
trợ các bạn sinh viên.
 Về việc sinh viên được giải đáp thắc mắc tận tình trong giờ học lẫn
ngồi giờ: Ở cả hai ý kiến trung lập và đồng ý đều có 28 sinh viên lựa
chọn, chiếm 35% cho mỗi lựa chọn. Vì học online nên việc tương tác
với giảng viên bằng các phương thức trực tuyến được đề cao hơn cả.
Hiện nay, có rất nhiều các hình thức liên lạc online giúp các bạn sinh
viên có thể chủ động hơn trong việc trao đổi ý kiến với giảng viên.
Khác với việc học trực tiếp là hỏi và được giải đáp ngay, học online
vẫn còn một số những rào cản như có quá nhiều câu hỏi đặt ra khiến

giảng viên chưa thể giải đáp hết, hay các giảng viên phải đảm bảo giờ
học được thực hiện đúng tiến độ nên chưa thể giải đáp tận tình hết
cho các bạn sinh viên… Cho nên các bạn sinh viên phân vân giữa 2
lựa chọn trung lập và đồng ý chứ chưa thể đa số hoàn toàn đồng ý.
Nhận xét:
Từ kết quả khảo sát trên, chúng ta có thể nhận thấy được việc học
online có những lợi thế như dễ kiểm sốt kế hoạch dạy học và có thể tiếp
cận được đầy đủ giáo trình học hơn. Nhưng bên cạnh đó vì chỉ mới thay
11


đổi sang hình thức học online trong thời gian gần đây nên nhiều sinh viên
gặp khơng ít khó khăn trong việc tự học và tiếp thu kiến thức bằng hình
thức trực tuyến.
3.4. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ RÀO CẢN CỦA SINH VIÊN
TRONG VIỆC HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
Trong quá trình khảo sát thực tế, có thể thấy, mặc dù đã có sự chuẩn
bị và thích nghi kịp thời, song hoạt động đào tạo trực tuyến vẫn đặt ra
một số khó khăn đối với sinh viên do các yếu tố chủ quan và khách quan
gây ra:
Biểu đồ 7: Một số khó khăn của sinh viên đối với việc học trực tuyến

Từ bảng thống kê này, ta có thể thấy một số ý kiến sau đây:
 Khó khăn trong việc theo kịp chương trình học: Có 23/80 các bạn
sinh viên có ý kiến trung lập với khó khăn khi theo kịp chương trình
12


học trực tuyến, chiếm tỉ lệ 29% trong tổng số sinh viên. Khi học trực
tuyến, chương trình sẽ được giảm tải hơn so với học trực tiếp. Đồng

thời, giảng viên vẫn dành thời gian giải đáp cho các bạn sinh viên,
một số giảng viên sẽ cho bài tập ôn lại kiến thức nên để bắt kịp
chương trình học chưa thực sự là khó khăn lớn nhất.
 Đối với tâm lý chán nản, không hứng thú: Đa số các bạn sinh viên có
lựa chọn trung lập, 24/80 sinh viên, chiếm 30% số sinh viên. Việc học
online có lợi thế là sinh viên có thể học trong trạng thái tinh thần thoải
mái, khơng cần phải đến trường, học ở bất kì nơi nào mà vẫn có thể
tương tác với bạn bè, thầy cơ dù khơng gặp mặt. Đó chính là lí do
sinh viên khơng gặp cản trở về tâm lí chán nản, không hứng thú học
hành.
 Đối với trở ngại về không gian học: Như đã phân tích ở ý trên, sinh
viên chỉ cần thiết bị điện tử có kết nối với mạng, sinh viên có thể học
ở bất cứ nơi nào bản thân cảm thấy phù hợp. Vì vậy ở vấn đề này có
đến 20/80 sinh viên khơng đồng ý với khó khăn này, chiếm 25%
trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát.
 Khó khăn bởi vì tốc độ đường truyền: Có đến 28/80 sinh viên, chiếm
35% các sinh viên được khảo sát chọn đáp án đồng ý. Đây là một
trong những khó khăn đầu tiên mọi người nghĩ đến khi học online.
Mặc dù đã có nhiều hình thức để kết nối mạng hơn để phục vụ việc
học trực tuyến nhưng đường truyền đôi khi chập chờn là điều không
thể tránh khỏi, thậm chí cả giảng viên cũng gặp khó khăn ở vấn đề
này để duy trì một tiết học trơi chảy.
 Khó khăn khi thiếu các thiết bị hỗ trợ: Ở vấn đề này có đến 24/80 sinh
viên, chiếm 30% sinh viên trả lời hồn tồn đồng ý. Khó khăn này
khá nhiều bạn sinh viên gặp phải chẳng hạn như laptop không kết nối
với micro, webcam không hoạt động được,… Vì việc học online này
cịn khá mới với đại đa số các bạn sinh viên nên các bạn chưa kịp
13



hoặc chưa đủ khả năng trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho việc học
online này.
 Ở vấn đề khó khăn khi sử dụng giao diện trang điện tử, ứng dụng học
trực tuyến: Có 23 trong 80 sinh viên lựa chọn đáp án trung lập, chiếm
29%. Nhìn vào đồ thị có thể thấy đa phần các lựa chọn sẽ thiên về
hướng trung lập trở về khơng đồng ý. Vì những giao diện học trực
tuyến khá tương tự nhau, với khả năng tiếp cận công nghệ thông tin
của các bạn sinh viên hiện nay thì những giao diện và ứng dụng học
sẽ khơng thực sự làm khó các bạn.
 Đối với vấn đề tương tác của giảng viên với sinh viên: Có đến 32/80
sinh viên, chiếm 40% sinh viên chọn ý kiến trung lập. Các giảng viên
thường sẽ cố gắng tạo khơng khí buổi học và quan tâm đến sự tiếp thu
của sinh viên nhiều hơn so với học trực tuyến. Vì vậy, trừ việc phải
đảm bảo thời lượng tiết học thì giảng viên ln cố gắng tương tác hỗ
trợ các sinh viên tốt nhất có thể.
 Cịn về vấn đề tương tác của sinh viên với giảng viên: Có 38/80 sinh
viên có ý kiến trung lập, chiếm đến 48%. Các bạn sinh viên ln được
khuyến khích tương tác với giảng viên để nhận được những điểm
cộng, được tạo cơ hội để thuyết trình làm việc nhóm. Mặc dù vậy, vẫn
còn khá nhiều trường hợp các bạn e dè, thụ động hoặc không thực sự
tập trung vào bài học nên khơng có sự tương tác nhiều với các giảng
viên. Đó là lí do lựa chọn trung lập chiếm đa số của kết quả.
Nhận xét:
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc học online là khơng thể
tránh khỏi. Qua những khó khăn được khảo sát ở trên, chúng ta có thể
thấy được rào cản lớn nhất gây khó khăn cho các bạn sinh viên khi học
online là đường truyền internet và thiết bị chưa được trang bị đầy đủ.
Điều này các bạn sinh viên có thể cải thiện được theo thời gian như tìm
một khơng gian phù hợp cho việc học và có đường truyền mạng ổn định,
14



hay tích cực tương tác với giảng viên để tạo một tiết học sinh động, cũng
như là đầu tư nhiều hơn cho việc học bằng cách tìm mua những thiết bị
hỗ trợ cho việc học online. Tuy vậy, nhưng giảng viên luôn sẵn sàng
thông cảm và tạo điều kiện tốt nhất để các bạn tham gia tiết học được
hiệu quả. Vì vậy để đạt được kết quả học tập tốt nhất, cả giảng viên và
sinh viên đều phải cố gắng hợp tác, thơng cảm, chia sẻ những khó khăn
với nhau để thích ứng trước sự thay đổi sang hình thức học tập trực tuyến
này.
4. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, đại dịch COVID-19 đã gây ra tác động rất lớn
đối với giáo dục bởi quá trình chuyển đổi gần như hồn tồn từ hình thức
đào tạo trực tiếp sang trực tuyến. Đây được xem là biện pháp kịp thời ứng
phó và khắc phục những gián đoạn cho ngành giáo dục trong bối cảnh
dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay. Rõ ràng, trong tương
lai, khi việc dạy học trực tuyến được công nhận, điều này đồng nghĩa với
việc phải tính đến các giải pháp và kế hoạch dài hạn nhưng vẫn phải đảm
bảo chất lượng và hiệu quả dạy học. Do đó, việc tìm hiểu và phân tích các
yếu tố rào cản trong việc học online của sinh viên đã trải nghiệm hình
thức này có ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên UEH. Kết quả nghiên
cứu này sẽ giúp nhà trường đưa ra được những giải pháp góp phần cải
thiện chất lượng giảng dạy online của đội ngũ giảng viên, hoàn thiện cơ
chế quản lý đào tạo để đem lại phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả
hơn dựa trên việc khảo sát thực tế việc học online của sinh viên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các yếu tố phân tích thì những rào
cản về sự tương tác và những rào cản về môi trường được sinh viên đánh
giá là những rào cản lớn nhất. Hầu hết các sinh viên nhận xét là họ muốn
quay lại giảng đường sau khi kết thúc dịch Covid-19 và nếu tiếp tục học

15


online trong thời gian tiếp theo thì giảng viên nên tạo ra những bài giảng
thú vị và lôi cuốn hơn.
5. KHUYẾN NGHỊ

Học online đang là một phương pháp học tập được rất nhiều người
biết đến bởi tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian cũng như những hiệu quả
không thể phủ nhận mà nó mang lại. Nhưng khơng phải cứ học online là
có thể học giỏi và đạt được hiệu quả. Vì nếu học online mà người học
khơng có phương pháp đúng đắn cũng sẽ khó mang lại kết quả như ý
muốn. Chính vì điều này mà nhóm đã nghiên cứu phân tích đề xuất một
số biện pháp góp phần tháo dỡ những rào cản, khắc phục những trở ngại
cải thiện việc học online và giúp các bạn học đạt được hiệu quả hơn:
Thứ nhất, các bạn cần phải có tính tự giác cao và quyết tâm trong học tập.
Mặc dù học trực tuyến là hình thức học rất thoải mái, các bạn có thể học
bất cứ lúc nào nhưng đừng vì thế mà các bạn nghĩ rằng mình học cũng
được, không học cũng không sao hay không học ngày này thì học ngày
khác. Học trực tuyến khơng giống như việc chúng ta học ở trường, có
thầy cơ đứng lớp và giúp đỡ từng chút một, mà khi đã tham gia vào hình
thức này thầy cơ khơng thể giúp đỡ chúng ta như vậy mà chủ yếu phụ
thuộc vào sự chủ động và tự giác của người học.
Thứ hai, chủ động và sắp xếp thời gian học tập hợp lí. Thời gian là một
trong những yếu tố, đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của
học viên khi lựa chọn học trực tuyến: rất linh động về thời gian. Bạn nên
phân bố thời gian một cách khoa học, hợp lí cho việc học online để không
ảnh hưởng đến những công việc khác và đạt được hiệu quả như mong
muốn. Cách học này khác với những cách học truyền thống qua sách vở,
16



giáo trình… ở chỗ bạn có thể xem lại kiến thức khi nào mình muốn
nhưng với việc học online thì khơng.
Thứ ba, kiên trì, quyết tâm, tự nghiên cứu, cần cù và học tập một cách
tích cực. Sau mỗi buổi học, bạn có thể gọi điện trực tiếp cho giảng viên
hoặc liên lạc qua email để được giải đáp những chỗ bạn chưa hiểu, những
thắc mắc, khó khăn trong bài giảng.
Thứ tư, cần rèn luyện một số kĩ năng cần thiết khi học online. Vì phương
tiện chủ yếu của người dùng thường là máy tính, nên cũng cần phải có sự
hiểu biết nhất định như lưu trữ, in tài liệu, check mail hay giải quyết một
số sự cố khi máy tính trục trặc để khơng ảnh hưởng đến tiến độ của việc
học.
Thứ năm, nên có sự cân nhắc, lựa chọn các trang web học online hiệu
quả. Học online ngày càng phổ biến thì cũng có ngày càng nhiều các
trang web hay kênh youtube ra đời, mọi người phải tìm hiểu kĩ trước khi
lựa chọn vì có một số trang web có kiến thức khơng chính xác khiến
chúng ta hoang mang, băn khoăn. Nên lựa chọn những trang uy tín, chất
lượng được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài lần này, mặc dù nhóm nghiên cứu đã
giải quyết được những mục tiêu đặt ra và dừng lại ở việc mơ tả chỉ ra
những khó khăn, rào cản của sinh viên UEH trong quá trình học trực
tuyến thời gian qua. Với kết quả khảo sát ban đầu, có thể nhận định rằng,
sinh viên đã và đang phải đối mặt với một số rào cản khi phải chuyển
sang hình thức đào tạo trực tuyến. Do đó, vẫn còn một số hạn chế nhất
định. Phạm vi điều tra của nghiên cứu ở qui mô nhỏ của sinh viên UEH
nên tính khái qt cịn hạn chế. Ngồi ra, nghiên cứu cần tập trung vào
từng đối tượng người học cụ thể hơn (học lực, trình độ ngoại ngữ, trình
17



độ CNTT… của người học) để có cái nhìn tổng quan hơn về rào cản của
từng đối tượng người học. Đây là những hạn chế cần được tiếp tục nghiên
cứu và giải quyết trong các nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, phân tích sâu
hơn về những yếu tố rào cản ảnh hưởng đến chất lượng học tập trực tuyến
của sinh viên; từ đó, đề xuất các giải pháp mang tính thiết thực nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học trực tuyến trong tương lai.

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo điện tử Đài Tiếng Nói Việt Nam (2020), Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học
[2]. Lữ Thị Mai Oanh, Nguyễn Thị Như Thúy. Đánh giá hiệu quả học tập
trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh dịch bệnh covid 19, tạp chí khoa
học.
[3]. Bộ Y tế. (2021). Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
Covid-19
[4]. Nguyễn Thế Lượng. Dạy học online cần chú trọng phát triển kỹ năng
mềm
[5]. Ngày đầu trải nghiệm học trực tuyến của tân sinh viên

[6]. TS. Dương Kim Anh.Việt Nam: Covid-19 và thách thức đối với
ngành giáo dục

18


PHIẾU KHẢO SÁT
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG HỌC ONLINE CỦA SINH VIÊN ĐẠI
HỌC KINH TẾ - UEH

/>
19



×