Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(TIỂU LUẬN) đoạn nào của bản án cho thấy toà án theo hướng hợp đồng giữa anh sơn, chị cúc với bà lan anh vô hiệu do vi phạm điều kiện tự nguyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.54 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
----
----

MƠN HỌC:
LUẬT HỢP ĐỒNG
GVHD: PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI
LỚP 19_12BBCQ2
NHĨM 05

STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1.

TRẦN PHƯƠNG LAN (NT)

1963801010242

2.

NGUYỄN VĂN LANH

1963801010243

3.


NGUYỄN THANH LIÊM

1963801010244

4.

LÊ THẾ LINH

1963801010245

5.

NGUYỄN THỊ TRÚC LINH

1963801010246

6.

ĐINH VĂN LỘC

1963801010249

1


Vấn đề 1 : Hợp đồng được xác lập vi phạm điều kiện tự nguyện
Nghiên cứu :
- Điều 117, Điều 122, Điều 125 và Điều 128 BLDS 2015 (Điều 122, 127, 130 và 133
BLDS 2005);
- Bản án số 02/2014/DS-PT ngày 05/01/2014 của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn ;

- Tình huống sau: Ngày 17/9/2010, ơng Út chuyển nhượng cho bà Hên một phần đất
thổ cư, bà Hên đã thanh tốn đủ tiền cho ơng Út. Thực tế, trong một quyết định
ngày 21/10/2009, Uỷ ban nhân dân huyện đã «xác định ông Út là đối tượng tâm
thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối loạn thâm thần». Trong kết luận giám định
pháp y tâm thần ngày 22/6/2012, Trung tâm pháp y tỉnh đã xác định «ơng Út có tiền
sử bệnh tâm thần phân liệt 04 năm đang điều trị tại trung tâm phòng chống bệnh xã
hội tỉnh».
Và cho biết :
1. Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng giữa anh Sơn, chị
Cúc với bà Lan Anh vô hiệu do vi phạm điều kiện tự nguyện?
Trả lời
Từ khi xây dựng ngôi nhà tranh chấp, vợ chồng anh Sơn có vay tiền bà Lan Anh nhiều
lần khơng trả được dẫn đến việc phải viết giấy bán nhà cho bà Lan Anh. Vì vậy mới có nhiều
lần việc giấy tờ nợ tiền, bán nhà, đất cho bà Lan Anh. Từ đây, có căn cứ là việc bán nhà cho
bà Lan Anh khơng phải hồn tồn tự nguyện như cấp sơ thẩm xác nhận. Ở đây việc bán nhà
cho bà Lan Anh khơng phải hồn tồn tự nguyện. Ở đây việc bán nhà đất là do mắc nợ nhiều
lãi q cao khơng trả được, bị sức ép từ phía Lan Anh nên phải viết giấy bán nhà để trừ một
phần nợ và chỉ được nhận thêm 500 triệu đồng. Anh Sơn, Chị Cúc viết giấy hẹn giao nhà cho
bà Lan Anh hạn cuối là ngày 28/07/2007. Sau đó 8 ngày (06/08/2007) vợ chồng anh Sơn, chị
Cúc lại viết giấy bán nhà cho anh Lưu Minh Hồng với giá 760 triệu đồng và đã nhận tiền 700
triệu đồng, có xác nhận của chính quyền. Ngày 27/08/2007 vợ chồng anh Thanh chị Hạnh viết
giấy xác nhận đã nhận 740 triệu đồng trong số 760 triệu đồng tiền bán nhà cho anh Hồng và
cùng ngày bàn giao nhà cho vợ chồng anh Hồng, chị Hương sử dụng. Như vậy anh Sơn chị
Cúc đã bán nhà cho bà Lan Anh rồi vẫn làm giấy tờ bán nhà đó cho anh Hồng, chị Hương vào
ngày 06/08/2007 và giao nhà cho anh Hồng vào ngày 27/08/2007. Từ các căn cứ trên thấy rằng
giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất giữa anh Sơn và bà Lan
Anh là do nợ tiền lãi không trả được phải làm giấy bán nhà trừ nợ, một phần do sức ép đòi nợ
tiền lãi cao theo ngày 10.000 đ/1 triệu/1 ngày từ phía bà Linh Lan Anh. Vì vậy giao dịch này
khơng hồn tồn tự nguyện, vi phạm điều c khoản 1 điều 122 bộ luật dân sự. Vì vậy giao dịch
vơ hiệu theo quy định tại điều 127 Bộ luật dân sự, lội dẫn đến hậu quả này do cả hai phía. Phía

anh Sơn đã khơng có khả năng trả nợ nhưng vẫn vay nhiều lần. Lỗi phía Lan Anh là cho vay
lãi nặng.
2. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án. Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Trả lời

2


Hướng giải quyết buộc anh Sơn và chị Cúc trả lại tiền mua nhà và bồi thường thiệt hại
do giao dịch dân sự vơ hiệu vì sau khi bán nhà cho Lan Anh nhưng anh Sơn và chị Cúc vẫn
bán nhà cho anh Hồng và chị Hường => hành vi này không trung thực vi phạm khoản 2 Điều
412 Luật Dân sự 2005.
Hệ quả khi hợp đồng vô hiệu: Bồi thường thiệt hại do giao dịch dân sự vô hiệu được
xác định là lỗi của anh Sơn và chị Cúc dẫn đến hợp đồng vô hiệu, nên áp dụng theo quy định
khoản 2 điều 137 thì hai bên hồn trả những gì đã nhận và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi
thường là có căn cứ hợp lý.
Tuyên giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất giữa anh Sơn
và bà Lan Anh là do nợ tiền lãi không trả được phải làm giấy bán nhà trừ nợ, một phần do sức
ép đòi nợ tiền lãi cao theo ngày 10.000 đ/1 triệu/1 ngày từ phía bà Linh Lan Anh. Vì vậy giao
dịch này khơng hoàn toàn tự nguyện, vi phạm điều c khoản 1 điều 122 bộ luật dân sự. Vì vậy
giao dịch vơ hiệu theo quy định tại điều 127 Bộ luật dân sự, lỗi dẫn đến hậu quả này do cả hai
phía. Phía anh Sơn đã khơng có khả năng trả nợ nhưng vẫn vay nhiều lần. Lỗi phía Lan Anh là
cho vay lãi nặng. Là có căn cứ và hợp lý.
3. Hợp đồng của ơng Út trong tình huống trên có thuộc trường hợp hợp đồng vơ hiệu
khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời
Có vơ hiệu, điểm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015.
Trước thời điểm, Ông Út chuyển nhượng đất thì UBND Huyện đã xác định ông Út là
đối tượng tâm thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối loạn thâm thần. Do đó, việc chuyển nhượng

đất cho Bà Hên xảy ra sau thời điểm UBND huyện đã xác định nên việc chuyển nhượng này
vô hiệu căn cứ theo Điều 130, Luật Dân sự 2005 thì khi giao dịch dân sự do người mất năng
lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo
u cầu của người đại diện của người đó, Tồ án tun bố giao dịch đó vơ hiệu.
Vấn đề 2 : Giao dịch xác lập do có lừa dối
Nghiên cứu:
- Điều 127, Điều 132 BLDS 2015 (Điều 132, Điều 136 BLDS2005);
- Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao; Quyết định số 210/2013/DS -GDDT ngày 21/5/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao.
Và cho biết:
1. Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vơ hiệu do có lừa dối theo BLDS;
Trả lời:
Căn cứ Điều 127 BLDS 2015, điều kiện để tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa
dối là:
“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có
quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu.”
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch
dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

3


2. Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hốn nhượng đã bị tun vơ
hiệu do có lừa dối?
Trả lời
Đoạn: “Việc anh Vinh và người liên quan (ơng Trần Bá Tồn, bà Trần Thị Phú Vân họ hàng của anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các
bên thỏa thuận đất đã có Quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo
dỡ do xây dựng trái phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa

đất bị thu hồi thì khơng có đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐUB ngày 21-11-2008) là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thỏa thuận hốn nhượng” khơng
có chữ ký của ơng Đơ (chồng bà Thu) và là người cùng bà Thu bán nhà 115/7E Nguyễn Kiệm,
quận Gò Vấp cho bà Phổ (mẹ của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng”
giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên phải áp dụng Điều 132 - BLDS 2015 để giải quyết.”
3.
biết.

Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh/chị

Trả lời
Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ rồi, tóm tắt:
Ơng A bán đất chông ông B năm 2013 theo hợp đồng chuyển nhượng đất lập ngày
30/07/2013, trong hợp đồng chuyển nhượng thể hiện ông A bán cho ông B quyền sử dụng đất
theo Giấy chứng nhận cấp năm 1995. Tuy nhiên tại thời điểm này ông A đã được UBND Quận
cấp đổi giấy chứng nhận mới vào năm 2000. Tòa tuyên, Ông A đã căn cứ vào giấy chứng nhận
năm 1995 để lừa dối người mua là ông B, lỗi thuộc về ông A nên hợp đồng vô hiệu.
4. Trên cơ sở kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, suy nghĩ của anh/chị về hướng
giải quyết trên của thực tiễn xét xử (về mối quan hệ giữa không cung cấp thông tin và lừa
dối).
Trả lời
Theo quan điểm cả nhân, thì hướng giải quyết của Tòa về 02 trường hợp trên, về việc
không cung cấp thông tin và lừa dối trong hợp đồng tương đối giống với hướng giải quyết của
luật dân sự nước ngồi.
Mối quan hệ giữa khơng cung cấp thơng tin và lừa dối:
Hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai về chủ
thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch thì đó là lừa dối.
“Khơng cung cấp thơng tin” có thể là do lỗi vơ ý hoặc cố ý.

Vô ý là khi không hiểu rõ thông tin nào là thông tin cần thiết dẫn đến một bên
vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn, hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung

giao dịch.

Còn cố ý là một bên biết rõ thông tin gây ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng
giữa các bên thì mà khơng thơng báo bên kia biết thì đây được xem như là hành vi lừa dối.
5. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được u cầu và ai khơng được u cầu
Tịa án tun bố hợp đồng có tranh chấp vơ hiệu?
Trả lời
Theo Quyết định số 210 của Tịa án thì:
4


Nếu khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông
Dưỡng và ông Tài vơ hiệu do bị lừa dối thì theo quy định tại điều 132 BLDS 2005: bên tham
gia giao dịch do bị lừa dối có quyền u cầu Tịa án tun giao dịch vô hiệu. Tức là trong
trường hợp này ông Thi là một bên tham gia giao dịch bị lừa dối có quyền u cầu tun bố
giao dịch vơ hiệu do bị lừa dối cịn bà Nhất khơng có quyền.
Bà Nhất chỉ có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa ông Dưỡng và ơng Tài vơ hiệu vì lý do nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của
luật: Theo Điều 28 luật Hơn nhân và gia đình thì việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng
phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng nhưng ông Dưỡng tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng
đất là tài sản chung của vợ chồng là không đúng.
6.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm?
Trả lời:
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý, phù hợp với các tình tiết của
vụ án, quy định của pháp luật và đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.
7. Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng vơ hiệu do lừa dối có cịn khơng? Vì sao?
Trả lời:

Quyết định 210 xác định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa
dối là 2 năm kể từ khi giao dịch dân sự được xác lập (năm 2003) nhưng đến 10/12/2010 bà
Nhất mới khởi kiện. Vì vậy thời hiệu khởi kiện đã hết.
8. Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tun bố hợp đồng vơ hiệu do lừa
dối, Tịa án có cơng nhận hợp đồng khơng? Vì sao?
Trả lời:
Theo Điều 136 BLDS 2005 không quy định hết thời hiệu yêu cầu Tịa án tun bố giao
dịch dân sự vơ hiệu do bị lừa dối thì giao dịch được cơng nhận. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều
132 BLDS 2015 thì hết thời hiệu u cầu Tịa án tun giao dịch vơ hiệu do bị lừa dối mà
khơng có u cầu thì giao dịch dân sự có hiệu lực. Đây cũng chính là điểm mới của BLDS
2015 nhằm khắc phục bất cập, lỗ hổng của BLDS 2005.
Vấn đề 3 : Hợp đồng được xác lập vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội
Nghiên cứu :
- Điều 117, Điều 122, Điều 123 BLDS 2015 (Điều 122, Điều 127, Điều 128 BLDS
2005);
- Bản án số 02/2014/DS-PT ngày 05/01/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Và cho biết :
1. Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng với anh Hồng, chị
Hường vô hiệu do vi phạm điều cấm?
Trả lời
Căn cứ phần xét thấy của Toà án nhân dân tỉnh Lạng Sơn:

5


“Còn việc sau khi bán nhà đất cho Lan Anh, anh Sơn, chị Cúc và anh Thanh, chị Hạnh
vẫn bán nhà đất đó cho anh Hồng, chị Hường, hợp đồng này cũng vơ hiệu, phía các đồng bị
đơn vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội vì đã bán nhà đất cho Lan Anh
trước đó mà vẫn chính nhà đất đó cho anh Hồng, chị Hường, […]”
Theo đó, anh Sơn chị Cúc đã bán nhà cho Bà Lan Anh trước đó, nhưng lại làm giấy tờ

đó bán cho anh Hồng chị Hương ngày 06/8/2007 và giao nhà cho anh Hồng ngày 27/8/2007 là
vi phạm với điều cấm thuộc Đ123 BLDS 2015.
2. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (đánh giá tình tiết vụ
việc với quy định về điều cấm).
Trả lời
Vợ chồng anh Sơn đã viết giấy hẹn giao nhà cho bà Lan Anh hạn cuối là ngày
28/7/2007, trên cơ sở việc bán nhà cho bà Lan Anh là có căn cứ. Tuy nhiên 8 ngày ngày
06/8/2007 sau vợ chồng anh Sơn lại viết giấy bán nhà cho anh Hồng với giá 760 triệu, đã nhận
700 triệu và có xác nhận của chính quyền. Ngày 27/8/2007, vợ chồng anh Sơn đã bàn giao nhà
cho anh Hồng. Như vậy căn nhà này đã được bán cho bà Lan Anh nhưng lại vẫn chính căn nhà
này tiếp tục bán cho anh Hồng. Vì vậy hợp đồng giữa anh Sơn và anh Hồng vi phạm Điều 123
BLDS 2015 được tuyên vô hiệu là vô cùng hợp lý.
Bên cạnh đó hợp đồng giao dịch giữa anh Sơn và bà Lan Anh là hợp đồng được hình
thành dựa trên việc anh Sơn vay nợ nặng lãi bà Lan Anh nhiều lần và khơng có khả năng trả.
Vì vậy có thế xác định rằng giao dịch này khơng hồn tồn tự nguyện vi phạm điểm b khoản 1
Điều 117 và tuyên vô hiệu căn cứ trên Đ122. Tuy nhiên lại khơng có chủ thể nào u cầu vì
vậy hợp đồng này khơng bị xét vơ hiệu. Do đó tồ xét cơng nhận hợp đồng tặng cho ngơi nhà
đó của bà Lan Anh và bà Linh Thị Thu Loan có hiệu lực, là mặc nhiên đã cơng nhận hợp đồng
giao dịch của anh Sơn và bà Lan Anh. Trong khi giao dịch của bà Lan Anh và ông Sơn phải bị
vô hiệu do vi phạm sự tự nguyện.
3. Đoạn nào của bản án cho thấy toà án theo hướng Hợp đồng với anh Hồng, chị
Hường vô hiệu do trái đạo đức xã hội?
Trả lời
Căn cứ phần xét thấy của Tồ án nhân dân tỉnh Lạng Sơn:
“Cịn việc sau khi bán nhà đất cho Lan Anh, anh Sơn, chị Cúc và anh Thanh, chị Hạnh
vẫn bán nhà đất cho anh Hồng, chị Hường, hợp đồng này cũng vô hiệu, phía các đồng bị đơn
vi phạm điều cấm của pháp luật và trái đạo đức xã hội vì đã bán nhà đất cho Lan Anh trước
đó mà vẫn chính nhà đất đó cho anh Hồng, chị Hường, hành vi này không trung thực vi phạm
điểm b, c Điều 112 Bộ luật Dân sự.”
Hành vi khơng trung thực cịn vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được

quy định tại khoản 3 Điều 3 BLDS 2015 khi anh Sơn đã không thông báo cho anh Hồng biết
về việc vay nợ và dùng ngôi nhà thế chấp.
4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (đánh giá tình tiết vụ
việc với quy định về về trái đạo đức xã hội).
Trả lời

6


Việc bán nhà cho người này rồi lại tiếp tục bán cho người khác, hành vi này của vợ
chồng anh Sơn là khơng trung thực và khơng thiện chí trong giao dịch mua bán. Vì vậy giao
dịch giữa anh Sơn và anh Hồng bị tun vơ hiệu là hợp tình hợp lý.
Vấn đề 4 : Xác lập hợp đồng giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản
Nghiên cứu :
- Điều 124 BLDS 2015 (Điều 129 BLDS 2005);
- Quyết định số 17/2014/DS-GĐT ngày 20/01/2014 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao; Quyết định số 52/2017/DS-GĐT ngày 07/7/2017 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Đà Nẵng.
Và cho biết :
* Đối với vụ việc thứ nhất
1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
giữa ông Tịnh, bà Quỳnh với bà Sáu được xác lập sau khi có quyết định của Tịa án buộc
ơng Tịnh thực hiện nghĩa vụ cho bà Huệ?
Trả lời
Đoạn đầu tiên ở phần trình bày của bà Huệ:
“Ơng Trần Tịnh nợ bà Huệ số tiền 1.186.000.000, sự việc được giải quyết bằng bản án
dân sự sơ thẩm số 360/2009/DSST ngày 29/12/2009.
Ngày 11/05/2010 ông Tịnh và bà Quỳnh đã bán ngôi nhà cho bà Sáu.”
Phần XÉT THẤY:
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 360/2009/DSST ngày 29/12/2009, Toà án nhân dân quận

Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng quyết định buộc ông Trần Tịnh trả bà Nguyễn Thị Huệ số tiền
1.186.000.000.
2. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng trên là
nhằm trốn tránh nghĩa vụ?
Trả lời
Như vậy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất giữa ông Tịnh,
bà Quỳnh với bà Sáu chưa hồn thành. Việc ơng Tịnh và bà Quỳnh chuyển nhượng cho bà Sáu
đất và tài sản trên đất là hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ.
3. Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là hành vi nhằm trốn
tránh nghĩa vụ.
Trả lời
Hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là hành vi nhằm trốn tránh nghĩa vụ:
- Thứ nhất, việc này giúp xác định đúng đối tượng và bản chất của hợp đồng chuyển
nhượng đất và tài sản trên đất giữa ông Tịnh, bà Quỳnh và bà Sáu là hành vi tẩu tán tài sản
nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ.
- Thứ hai, xác định được căn cứ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà Huệ là có căn cứ.
- Thứ ba, tồ sơ thẩm và phúc thẩm đã bỏ qua yêu cầu xác định phần tài sản của ông
Tịnh trong khối tài sản chung với bà Quỳnh là việc dân sự, không phải vụ án dân sự.

7


* Đối với vụ việc thứ hai
1.
Đoạn nào cho thấy Tịa án xác định vợ chồng ơng Thống, bà Tun xác lập giao
dịch tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ? Suy nghĩ của anh/chị về hướng
xác định nêu trên của Tòa án.
Trả lời
Phần NHẬN ĐỊNH CỦA TỒ ÁN:
“Trong q trình Tồ đang thụ lý, giải quyết vụ án nêu trên thì ngày 29/03/2013, vợ

chồng ơng Thống, bà Tun lập hợp đồng chuyển nhượng….Do đó, Tồ án cấp sơ thẩm nhận
định vợ chồng ông bà lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà An ngày
23/09/2013 là có hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho các bà Bảy, bà
Chín và bà Hiệu là có cơ sở.”
Suy nghĩ: Đây là một sự linh hoạt khi xác định mục đích của hành vi lập hợp đồng
chuyển nhượng tài sản nhưng thực chất là hành vi tẩu tán tài sản trước khi có bản án và quyết
định của cơ quan tài phán.
2.
Hình vi tẩu tán trên được tiến hành trước hay sau khi có quyết định của Tịa án
buộc ơng Thống, bà Tuyên trả nợ cho người khác?
Trả lời
Hành vi tẩu tán trên được tiến hành trước khi có quyết định của Tịa án buộc ơng Thống,
bà Tun trả nợ cho người khác.
3.
Theo Tòa án, hướng xử lý giao dịch của vợ chồng ông Thống, bà Tuyên được xử
lý như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tịa án
Trả lời
Hướng xử lý của Tồ vẫn chưa nêu rõ được cách xử lý nếu những số nợ mà ơng Thống
trình bày là đúng sự thật. Nếu vậy, căn cứ để xác định đối tượng ưu tiên thanh tốn cho ngân
hàng và các tổ chức tín dụng như Ngân hàng và Quỹ tính dụng (giả sử hình thức thế chấp hay
cầm cố). Chính vấn đề này có thể làm phát sinh rủi ro về hiệu lực đối kháng trong trường hợp
có đăng ký giao dịch bảo đảm.
4.
Theo Tòa án, tài sản là đối tượng của việc tẩu tán được xử lý như thế nào? Suy
nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án.
Trả lời
Theo Toà án, tài sản là đối tượng của việc tẩu tán tài sản cần được xác định nguồn gốc
và chủ sở hữu địch thực. Theo đó, giá trị chủ sở hữu của người có Nghĩa vụ mới xác định chính
xác nhằm đảm bảo được quyền lợi của bên có quyền.
Vấn đề 5 : Hợp đồng vơ hiệu một phần/tồn bộ và hậu quả của hợp đồng vô hiệu

Nghiên cứu:
- Điều 130, Điều 131, Điều 133 BLDS 2015 (Điều 134, Điều 135, Điều 137 và Điều 138
BLDS2005);
- Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao;

8


-

Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày13-8-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.

Và cho biết:
1. Khi nào hợp đồng vơ hiệu một phần, vơ hiệu tồn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Trả lời
* Giao dịch vô hiệu từng phần khi một phần giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh
hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch, Điều 130 BLDS 2015
* Giao dịch vơ hiệu tồn phần khi:
- Hợp đồng vơ hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, Điều 123 BLDS
2015
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo, Điều 124 BLDS124
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự xác lập, thực hiện, Điều 125 BLDS 2015
- Giao dịch dân sự vô hiệu di bị nhầm lẫn, Điều 126 BLDS 2015
- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, Điều 127 BLDS 2015
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức là làm chủ được hành vi

của mình, Điều 128 BLDS 2015
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, Điều 129 BLDS
2015
2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung
của hộ gia đình mà khơng có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình?
Trả lời
Đoạn [2] phần Nhận định của Tồ án:
“Hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực ngày
27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vu cùng ủy quyền cho bà Dung được làm thủ
tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Tổ 2, khu
phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy không thừa nhận ký vào hợp đồng ủy
quyền nêu trên. Bà Dung cho rằng chữ ký của bên ủy quyền không phải do các anh, chị Khánh,
Tuấn, Vy ký, ai ký thì bà Dung khơng biết. Tại Kết quả giám định số 1055/C54B ngày
25/7/2013, Phân viện Khoa học hình sự tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã kết luận “Sử dụng các
phương tiện hỗ trợ, tiến hành nghiên cứu, phân tích so sánh, đánh giá các đặc điểm của chữ ký
cần giám định và mẫu so sánh chưa đủ cơ sở kết luận giám định”. Ủy ban nhân dân thị trấn
Lộc Ninh thừa nhận vào thời điểm chứng thực chữ ký, khơng có mặt các anh, chị Khánh, Tuấn,
Vy. Như vậy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực chữ ký trong Hợp đồng ủy quyền
không đúng quy định tại Điều 17 Nghị đinh 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ
về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; nay không đủ
yếu tố giám định chữ ký của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy, nên Hợp đồng ủy quyền được
chứng thực ngày 27/7/2011 khơng có hiệu lực.”

9


3. Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp
đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Trả lời
Đoạn [3] Phần nhận định của Tòa án:

“ Tòa án cấp sơ thẩm xác định tại thời điểm chuyển nhượng, cả bà Dung và vợ chồng
ông Học, bà Mỹ đều nhận thức được tài sản chuyển nhượng là tài sản của hộ gia đình bà Dung,
việc chứng thực Hợp đồng ủy quyền ngày 27/7/2011 không đúng theo quy định của pháp luật,
nhưng hai bên vẫn ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào ngày 27/7/2011,
làm cho hợp đồng vi phạm cả hình thức và nội dung, dẫn đến hợp đồng vô hiệu là có căn cứ.
Tuy nhiên, tại Điều 216, khoản 1 Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “ Sở hữu chung
theo phần là sở hữu mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với
tài sản chung; Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu
chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”; “Mỗi
chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của pháp luật”. Trường hợp này, do các thành viên trong gia đình khơng có
thỏa thuận về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất của các thành viên
trong hộ gia đình theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết.
Theo đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông
Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực. Cịn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu
của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều 135 Bộ luật dân sự năm
2005.”
4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển
nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
Trả lời
Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần là
hợp lý, có cơ sở căn cứ luật định. Tuy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản
trên đất giữa bà Dung và ông Học, bà Mỹ khơng tn thủ quy định về hình thức và nội dung
nhưng xét thấy trong phần tài sản chung hộ gia đình bà Dung thì bà Dung vấn có quyền sở hữu
1 phần cho nên hướng giải quyết hợp đồng vô hiệu một phần là phương án tối ưu trong trường
hợp này.
5. Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vơ hiệu thì Cơng ty Phú Mỹ có
phải thanh tốn cho Cơng ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện khơng? Vì sao?
Trả lời

Khi xác lập hợp đồng vơ hiệu thì Cơng ty Phú Mỹ phải thanh tốn cho Cơng ty Orange
phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện. Theo khoản
2 Điều 131 BLDS 2015 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu “Khi giao dịch dân sự
vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả.”
6. Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công
ty Orange đã thực hiện như thế nào?
10


Trả lời
Theo Hội đồng thẩm phán về khối lượng mà Công ty Orange đã thực hiện phải làm rõ
các vấn đề như sau: Công ty Orange đã bàn giao sản phẩm thiết kế vào ngày nào; sản phẩm
thiết kế được bàn giao gồm những gì nội dung và khối lượng cơng việc được Cơng ty Orange
thực hiện có đúng như thỏa thuận hai bên khơng? Trong vịng 10 ngày sau khi bàn giao, Cơng
ty Phú Mỹ có ý kiến phản hồi về sản phẩm khơng (nếu có phản hồi thì phản hồi bằng gì hình
thức nào, nếu khơng có phản hồi thì sau khi bàn giao sản phẩm hai bên có thỏa thuận gì khác
khơng)? Có việc Cơng ty Orange tiếp tục bàn giao các bản thiết kế sau khi hồn chỉnh theo u
cầu của Cơng ty Phú Mỹ vào tháng 11/2007 và tháng 01/2008 như trình bảy của cơng ty Phú
Mỹ hay khơng, nếu có việc bàn giao này thì bàn giao trên cơ sở thỏa thuận nào giữa hai bên?
Công ty Phú Mỹ đã sử dụng một phần hay tồn bộ thiết kế của Cơng ty Orange và Cơng ty Phú
Mỹ đã phải th Cơng ty khác hồn thiện thiết kế như thế nào…
7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan
tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu.
Trả lời
Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà
Công ty Orange thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là hợp lý. Nếu sau khi làm rõ các vấn
đề Hội đồng thẩm phán đưa ra mà Công ty Orange chứng minh được đã thực hiện theo đúng
Điều 4 Hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai bên thì việc Cơng ty Phú Mỹ phải trả cho Công
ty Orange một khoản tiền đúng với công việc mà Công ty Orange đã thực hiện.

8. Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung
xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của
anh/chị về chủ đề này như thế nào?
Trả lời
Theo Hội đồng thẩm phán thì Tịa án phải yêu cầu các bên đương sự cung cấp tài liệu,
chứng cứ chứng minh cũng như sử dụng các biện pháp thu thập chứng cứ khác để làm rõ tính
hợp pháp của Hợp đồng dịch vụ ngày 15/6/2007. Nếu xác định Hợp đồng dịch vụ vơ hiệu thì
phải buộc cơng ty Phú Mỹ thanh tốn cho cơng ty Orange phần giá trị tương ứng với khối
lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng. Còn nếu Hợp
đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc cơng ty Phú Mỹ thanh tốn cho công ty Orange phần
giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại
hợp đồng cùng số tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Vấn đề 6 : Đứng tên giùm mua bất động sản
Nghiên cứu :
- Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hậu quả hợp đồng vô hiệu
trong BLDS ;
- Tình huống : Năm 1991, bà Lâm là Việt Kiều Pháp không đủ điều kiện để đứng tên
sở hữu nhà đất ở Việt Nam nên đã gửi tiền cho chị Hồng 200 triệu đồng để chị Hồng
đứng tên giùm mua nhà đất của ông Hải. Nay nhà đất trên trị giá 1,6 tỷ đồng và bà
Lâm có tranh chấp với chị Hồng liên quan đến nhà đất này tại Tòa án.
11


-

Quyết định số 61/2013/DS -GĐT ngày 11/06/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.

Và cho biết :

1. Theo văn bản và theo thực tiễn xét xử, Tòa án có tun bố vơ hiệu hợp đồng mua
bán nhà đất với ông Hải không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
Trả lời
Theo văn bản và theo thực tiễn xét xử, Tịa án khơng tun bố vơ hiệu hợp đồng mua
bán nhà đất với ông Hải theo các căn cứ pháp lý như sau:

Xét các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực
- Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với
hợp đồng được xác lập.
- Thứ hai, chủ thể tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện.
- Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng khơng vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội
- Thứ tư, hợp đồng phải đảm bảo quy định về hình thức theo quy định pháp luật.

Hợp đồng vơ hiệu quy định tại Điều 407 và Điều 408 BLDS năm 2015. Cụ thể
như sau:
- Theo Điều 407 quy định giao dịch vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133, ngoài ra bộ sung
thêm Điều 122 BLDS năm 2015.
+ Giao dịch vơ hiệu nếu khơng có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 như
xác định chủ thê có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; chủ thể tham
gia giao dịch hồn tồn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm
điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội; phải đảm bảo hình thức của giao dịch theo
quy định.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 – Bộ Luật dân sự năm 2015);
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 – Bộ Luật dân
sự năm 2015);
+ Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn (Điều 126 – Bộ Luật dân sự năm 2015);
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 127 – Bộ Luật dân sự năm 2015);
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của

mình (Điều 128– Bộ Luật dân sự năm 2015)
- Theo Điều 408 BLDS năm 2015: Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng khơng thể thực
hiện được.

Hậu quả pháp lý của giao dịch (hợp đồng) vô hiệu: Theo Điều 131 BLDS năm
2015 quy định như sau:
- Giao dịch (hợp đồng) vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
của các bên kể từ thời điểm xác lập.
- Khi giao dịch (hợp đồng) vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu khơng hồn trả bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền, trừ
trường khơng thể hồn trả bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
12


2. Nếu bà Lâm vẫn không đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất nêu trên và chị
Hồng muốn là chủ sở hữu nhà đất này thì phải xử lý như thế nào ? Nêu rõ cơ sở khi trả
lời.
Trả lời
Theo tình huống trên và thực tiễn xét xử (theo quyết định số 61/2013/DS -GĐT) thì
trong trường hợp bà Lâm vẫn không đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất thì Tịa giao nhà
đất trên cho chị Hồng và chị Hồng phải thanh toán số tiền bà Lâm đã gửi về và khoản tiền
chênh lệch về tài sản các bên đều được hưởng.
3. Nếu nay bà Lâm đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất nêu trên thì Tịa án có
được để bà Lâm đứng tên sở hữu nhà đất đó khơng? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
Trả lời
Theo tình huống trên và thực tiễn xét xử (theo quyết định số 61/2013/DS-GĐT) thì
trong trường hợp bà Lâm đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất thì Tịa cơng nhận nhà đất
trên thuộc quyền sở hữu của bà Lâm, nhưng trước khi cơng nhận có xem xét cơng sức của chị

Hồng trong việc nhận chuyển nhượng nhà đất và đứng tên hộ.
4. Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác khơng khi chị Hồng cũng muốn đứng tên sở
hữu nhà đất nêu trên? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
Trả lời
Câu trả lời cho câu hỏi trên không khác khi chị Hồng cũng muốn đứng tên sở hữu nhà
đất nêu trên vì lẽ cơng bằng và việc chị Hồng chiếm hữu khơng ngay tình nên xét ưu tiên phần
quyền thuộc về phía người có quyền sở hữu là bà Lâm để quyết định định đoạt tài sản của
mình.
5. Đối với khoản tiền chênh lệch giữa tiền đầu tư và giá trị hiện tại của nhà đất có
tranh chấp (1,4 tỷ đồng), Tòa án phải xử lý như thế nào, Tòa án có được tịch thu sung
quỹ Nhà nước khơng? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
Trả lời
Theo Điều 221: Căn cứ xác lập quyền sở hữu và Điều 224: Xác lập quyền sở hữu đối
với hoa lợi, lợi tức thì Tịa án không được tịch thu sung quỹ Nhà nước mà Tịa án phải xét và
tính cơng sức nhận chuyển nhượng nhà đất, cơng bảo quản, giữ gìn, tơn tạo làm tăng giá trị nhà
đất, do vậy ưu tiên trên cở sở thỏa thuận phân chia khoản tiền chênh lệch là 1,4 tỷ đồng giữ bà
Lâm và chị Hồng. Trong trường hợp 02 bên khơng thỏa thuận được thì Tịa án chia đôi số tiền
chênh lệch phân chia cho các bên.
6. Hướng giải quyết trên về tiền chênh lệch của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ
chưa? Nếu có, nêu Án lệ đó.
Trả lời
Với hướng giải quyết trên về tiền chênh lệch của Tòa án giải quyết là có Án lệ. Cụ thể
Án lệ số 02/2016/AL được Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thơng qua ngày 06
tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ -CA ngày 06 tháng 4 năm 2016
của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

13


7.


Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
Trả lời
Theo quan điểm của nhóm, hướng giải quyết trên của Tịa án nhân dân tối cao là thấu tình
đạt lý, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, và đúng với lẻ công bằng ở chổ: Một
là, phải xác minh lại ông Thọ và bà Tư đã đủ điều kiện để đứng tên căn nhà hay chưa để có
hướng xử lý phù hợp. Hai là, việc ông Thọ và bà Tư đã ly hơn năn 2006, cịn số tiền gửi về
Việt Nam để mua đất xây nhà là năm 2003, nên đây là tài sản chung của ông Thọ và bà Tư.
Nếu ông Thọ và bà Tư đủ điều kiện đứng tên quyền sở hửu nhà ở Việt Nam, thì phải tuyên
cho 1 trong 2 người được quyền sở hửu và buộc người cịn lại phải hồn lại ½ giá trị tài sản.
kèm theo đó cả ơng Thọ và bà Tư phải xem xét công sức cho vợ chồng bà Tám ông năm cho
việc nhận chuyển nhượng đất, xây nhà và đứng tên hộ cho ơng Thọ, bà Tư. Trong khi đó 2
phiên tịa trước đã khơng làm được những u cầu trên nên việc Tòa án nhân dân tối cao ra
quyết định như vậy là hợp tình, hợp lý và đúng với lẻ công bằng.

14



×