TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
DỰ ÁN MƠN HỌC
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CƠNG TY ĐA QUỐC GIA
DỰ ÁN CÔNG TY SEPHORA
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
(2022 - 2027)
Giảng viên: ThS. Phùng Tuấn Thành và ThS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp
TP. HCM THÁNG 10/2021
DANH SÁCH NHĨM
Thành viên
Họ và tên
MSSV
1
Nguyễn Thị n Bình
K184080984
2
Nguyễn Đào Quỳnh Nga
K184081014
3
Trần Huỳnh Anh Thư
K184081035
4
Nguyễn Võ Bảo Trân
K184081041
5
Phan Nguyễn Hồng Nhung
K184081023
6
Lê Thanh Hải
K194081062
7
Nguyễn Thị Thanh Ngân
K184081015
8
Bùi Thị Tố Khuyên
K184081001
9
Nguyễn Thị Ngọc Diễm
K184080988
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn dự án:...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu dự án:......................................................................................................2
3. Hạn chế dự án:..........................................................................................................................2
Chương 1: GIỚI THIỆU SEPHORA.......................................................................................3
1. Lịch sử hình thành..................................................................................................................3
2. Giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh.....................................................................................3
3. Thị trường hiện nay................................................................................................................4
4. Sản phẩm nổi bật.................................................................................................................... 4
Chương 2: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM............................. 6
1. KHÁI QUÁT DỰ ÁN.............................................................................................................6
1.1. Cơ sở hình thành ý tưởng.................................................................................................... 6
1.2. Mục tiêu dự án......................................................................................................................7
1.3. Thị trường mục tiêu............................................................................................................. 8
2. MƠ HÌNH KINH DOANH CANVAS..................................................................................9
3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG....................................................................10
3.1. Tài chính............................................................................................................................. 10
3.2. Nhân sự...............................................................................................................................12
3.3 Hệ thống thông tin...............................................................................................................12
3.4. Quản trị............................................................................................................................... 13
3.5. Hệ thống phân phối............................................................................................................13
4. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI (VIỆT NAM)............................................ 15
4.1. Mơi trường vĩ mơ PESTEL................................................................................................15
4.1.1. Chính trị............................................................................................................................15
4.1.2. Kinh tế...............................................................................................................................15
4.1.3. Xã hội................................................................................................................................16
4.1.4. Công nghệ.........................................................................................................................17
4.1.5. Môi trường........................................................................................................................18
4.1.6. Pháp luật...........................................................................................................................19
4.2. Môi trường vi mô...............................................................................................................19
4.2.1. Đối thủ hiện tại.................................................................................................................19
4.2.2. Đối thủ tiềm ẩn................................................................................................................. 20
4.2.3. Nhà cung ứng................................................................................................................... 21
4.2.4. Khách hàng.......................................................................................................................21
4.3. Mơ hình SWOT..................................................................................................................23
5. PHÂN TÍCH DỰ ÁN............................................................................................................24
5.1. Kế hoạch thực hiện............................................................................................................24
5.1.1. Giai đoạn 1: Tiền kinh doanh (2022).............................................................................. 24
5.1.2. Giai đoạn 2: Bắt đầu kinh doanh (2023 - 2024)............................................................. 26
5.1.3. Giai đoạn 3: Mở rộng thị trường.....................................................................................26
5.2. Phân tích tài chính.............................................................................................................27
5.2.1. Cơ cấu vốn........................................................................................................................27
5.2.2. Chi phí đầu tư ban đầu.....................................................................................................28
5.2.3. Doanh thu......................................................................................................................... 32
5.2.4. Chi phí.............................................................................................................................. 37
5.3. Rủi ro dự án....................................................................................................................... 41
5.3.1 Rủi ro kinh tế..................................................................................................................... 41
5.3.2. Rủi ro cạnh tranh............................................................................................................. 42
5.3.3. Rủi ro tỷ giá......................................................................................................................43
Chương 3: TỔNG KẾT........................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 47
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nằm ở khu vực Đông Nam Á – Thái Bình
Dương. Với nền văn hóa phương Đơng ưa chuộng sự hài hịa và tinh thần đồn kết hữu nghị
sâu sắc, cùng vị trí địa lý đắc địa thuận tiện cho việc trao đổi, thơng thương với mọi quốc gia
bên ngồi, Sephora xác định đây là một trong những quốc gia vô cùng tiềm năng và xứng
đáng được quan tâm để phát triển thương hiệu.
Sau quá trình nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và đo lường các yếu tố khách quan lẫn
chủ quan, nhóm nghiên cứu quyết định triển khai bản kế hoạch cho dự án “Sephora thâm
nhập thị trường mỹ phẩm Việt Nam” trong giai đoạn 2022 – 2027.
1. Lý do lựa chọn dự án:
Về các yếu tố vĩ mô, Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định, chính phủ chú
trọng đầu tư cho việc phát triển kinh tế quốc tế khá cao. Đồng thời, mối quan hệ hữu nghị
giữa Việt Nam và Pháp (quốc gia mẹ của Sephora) cũng vô cùng tốt đẹp trong hiện tại. Trong
năm 2020, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng chính thức có hiệu lực,
giúp cho việc thơng thương hàng hóa giữa Việt – Pháp cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
GDP danh nghĩa của Việt Nam vào năm 2020 đạt 340.602 tỷ USD, xếp thứ 35 trên thế giới,
đây là một con số không hề nhỏ và cho thấy được tiềm năng chi tiêu dùng của người dân.
Bên cạnh đó, với văn hóa quốc gia đa dạng, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ hiện
đại, giới trẻ Việt Nam có ý thức khá cao trong việc kiếm tìm vẻ đẹp cá nhân và đầu tư cho
cuộc sống tinh thần. Khi tìm hiểu về thị trường nội địa, nhóm nghiên cứu nhận thấy được sự
phát triển không ngừng của ngành công nghiệp mỹ phẩm tại Việt Nam. Theo báo cáo của
Kantar, đây là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng
doanh thu hơn 2,3 tỷ USD vào năm 2019. Mặt khác, 90% thị phần tại Việt Nam được chiếm
giữ bởi các thương hiệu quốc tế. Người dân có mức chi tiêu trung bình cho mỹ phẩm khá cao,
khoảng 500.000 VNĐ/ tháng, và đặc biệt mức chi này có xu hướng tăng đều qua các năm. Từ
đó, chúng tơi nhận thấy, Việt Nam thích hợp làm thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp.
1
Cuối cùng, tại các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay, trình độ dân trí đã đạt ở mức
cao và nguồn nhân lực trí thức ở Việt Nam đặc biệt dồi dào. Vốn thuê nhân công cũng là một
lợi thế khi lao động Việt Nam rất dễ tiếp thu kiến thức công việc mới, và mức lương phải chi
lại rẻ hơn rất nhiều thị trường khác hiện nay. Từ những lí do đó, dễ thấy rằng đây là một dự
án tiềm năng và khả thi trong tương lai sắp tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu dự án:
- Hoạch định chiến lược xâm nhập thị trường mới (cụ thể là Việt Nam), gia tăng nguồn
lợi nhuận về cho công ty mẹ.
- Phát triển độ phủ thương hiệu, đưa Sephora đến gần hơn với khách hàng toàn cầu.
- Gia tăng thị phần quốc tế của công ty trong dài hạn.
- Tạo lợi thế với các đối thủ cạnh tranh khác chưa gia nhập thị trường Việt Nam, kiến
tạo nền tảng thương hiệu vững chắc trong mắt khách hàng địa phương.
- Dự trù tài chính phù hợp, đưa ra các vấn đề cần quan tâm về rủi ro (tỷ giá, thị trường,
môi trường…) khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
3. Hạn chế dự án:
Trong quá trình triển khai dự án đầu tư, chắc chắn sẽ khơng thể tránh khỏi những sai
sót (như việc các chi phí và lợi nhuận sẽ khơng chính xác tuyệt đối, các rủi ro khác phát sinh
trong quá trình thâm nhập thị trường, hay tỷ giá biến động khơng đúng như dự kiến…) Song,
nhóm nghiên cứu vẫn nhận thấy được nhiều tiềm năng trong dự án lần này và tin tưởng dự án
có thể gặt hái được nhiều kết quả đúng như mong đợi.
2
Chương 1: GIỚI THIỆU SEPHORA
1. Lịch sử hình thành
Sephora là chuỗi cửa hàng mỹ phẩm được thành lập bởi Dominique Mandonnaud vào
năm 1969 với cái tên đầu tiên “Shop 8” - một cửa hàng bán lẻ nước hoa đặc biệt ở khu Haute
Vienne, Pháp. Đó là mơ hình bán lẻ tự phục vụ, với thiết kế mặt sàn lớn, khách hàng có thể đi
lang thang trong cửa hàng, chạm thử – cảm nhận – dùng thử tất cả các loại sản phẩm.
Năm 1993, Mandonnaud quyết định về hưu và bán chuỗi cửa hàng cho cho một trong
những tập đoàn xa xỉ phẩm uy tín bậc nhất thế giới lúc đó là Louis Vuitton Moet Hennessy
(LVMH). Sau khi LVMH có được sở hữu, họ tái định vị thương hiệu với tên Sephora, mua lại
khoảng 129 cửa hàng và tiếp tục bán hàng với tầm nhìn độc đáo của Mondo Aud. Kết quả là,
cuối năm 1997, doanh số của Sephora đạt đỉnh 2 tỷ đơ la.
Chưa dừng lại ở đó, Sephora mở rộng sang thị trường các nước khác như Tây Ban
Nha, Anh, Mỹ, Czech. Đến nay Sephora bao gồm cả phụ kiện, hơn 100 dịng sản phẩm dành
cho make-up, chăm sóc da, tóc, nước hoa… Năm 1998, Sephora mở cửa hàng đầu tiên được
mở tại Mỹ, trở thành nhà vô địch hàng đầu trong ngành mỹ phẩm về sự đa dạng, tính tồn
diện và nâng cao vị thế của hãng
2. Giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh
Với gần 300 nhãn hiệu, cùng với nhãn hiệu cá nhân sở hữu riêng, Sephora cung cấp
sản phẩm làm đẹp bao gồm đồ trang điểm, dưỡng da, dưỡng thể, nước hoa, sơn móng và
dưỡng tóc. Sephora được thúc đẩy bởi bảy giá trị cốt lõi được thể hiện có trong các dịch vụ,
sản phẩm của doanh nghiệp. Đây các giá trị cơ bản hình thành và tác động lên văn hóa,
thương hiệu và chiến lược kinh doanh của công ty.
Tôn trọng - Đam mê - Đổi mới - Sáng kiến - Chuyên môn - Cân bằng - Làm việc nhóm
(Respect - Passion - Innovation - Initiative - Expertise - Balance - Teamwork)
3
Năm 2019, Sephora đã công bố tuyên ngôn “We Belong to Something Beautiful
(Chúng tơi thuộc một điều gì đó xinh đẹp)”. Sephora mong muốn trở thành công ty hàng đầu
trong lĩnh vực bán lẻ đa năng có uy tín, mục đích của Sephora là tạo ra trải nghiệm mua sắm
làm đẹp được chào đón và truyền cảm hứng về tinh thần “không sợ hãi” trong cộng đồng.
3. Thị trường hiện nay
Sephora thống trị ngành công nghiệp làm đẹp với mô hình tự phục vụ, bán sản phẩm ở
dải tuổi rộng cho cả nam và nữ từ 15 tuổi đến 70 tuổi. Hiện nay, Sephora đang ở đỉnh cao của
mình, dẫn đầu chuỗi hệ thống làm đẹp. Hệ thống hoạt động của Sephora trên thế giới:
- Hoạt động trên 35 quốc gia với khoảng 2700 cửa hàng.
- 280 cửa hàng ở Mỹ và Canada, bao gồm 270 cửa hàng mini trong JCPenney.
- Bán hơn 11,000 dòng sản phẩm và 250 thương hiệu.
Sephora có cơ sở mở rộng hơn 200 cửa hàng trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương
bao gồm Úc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ.
4. Sản phẩm nổi bật
Sephora cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là các loại mỹ
phẩm rất đa dạng đến từ các thương hiệu đình đám nhất trên thế giới như AmorePacific,
Lancome, Burberry, Chanel, Shiseido, SKII.
Trang điểm: Son moi, Mascara, bút kẻ mày, phấn trang điểm, phấn mắt, sơn móng tay,
nước tẩy trang,… của các thương hiệu như SEPHORA, Danessa, Charlotte, LANEIGE, Dior,
AmorePacific.
Sản phẩm chăm sóc da: sản phẩm dưỡng ẩm, làm sạch da, mặt nạ chăm sóc gia, kem
chống nắng, nước hoa hồng,… đến từ các nhãn hàng SEPHORA, Glow Recipe, Caudalie,
Tatcha, Shiseido, Supergoop!, Nécessaire.
Sản phẩm chăm sóc tóc: dầu gội, dầu xả, dầu dưỡng tóc, dụng cụ tạo mẫu tóc và chăm
sóc tóc hư tổn,… của các thương hiệu SEPHORA, Olaplex, OUAI, Moroccanoil, Oribe,
Kérastase, Gisou, PATTERN, adwoa, OUAI.
4
Được xem là khởi nguồn của thương hiệu Sephora, nước hoa là dòng sản phẩm được
ưa chuộng và đầu tư, phát triển đa dạng về mùi hương và chủng loại sản phẩm dành cho cả
nam, nữ và trung tính (cho cả nam và nữ), ngồi ra cịn có cả nến thêm, tinh dầu xông hơi,...
đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng như CHANEL, HERMÉS, Dior, Burberry, Yves Saint
Laurent, Gucci, Viktor&Rolf, Sol de Janeiro, Valentino.
Phụ kiện trang điểm đa dạng từ: cọ trang điểm, mút trang điểm, dao cạo, túi trang điểm,
bài chải, máy rửa mặt, tủ đựng đồ trang điểm, máy mát xa mặt,… Bên cạnh đó, dịng sản
phẩm chăm sóc cơ thể rất đa dạng từ sữa tắm, sữa dưỡng thể, kem dưỡng ẩm cơ thể, tinh dầu
dưỡng da, xịt khoáng,... của Các thương hiệu Clarins, goop, Dr. Jart+, NARS, Nécessaire.
Ngồi ra, Sephora có ra mắt nhiều bộ sưu tập do chính thương hiệu nghiên cứu và phát
triển. Cơng ty cung cấp các dịng sản phẩm với kích cỡ nhỏ (mini size) giúp khách hàng dễ
dàng lựa chọn và dùng thử trước khi quyết định sử dụng lâu dài.
5
Chương 2: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. KHÁI QUÁT DỰ ÁN
Tên dự án: Dự án Thâm nhập thị trường Việt Nam của Sephora
Mơ hình kinh doanh: Cửa hàng bán lẻ và kinh doanh online
Quy trình của dự án:
- Giai đoạn 1 (Tiền kinh doanh - 2022): Thành lập văn phòng đại diện và khai trương
chuỗi cửa hàng
- Giai đoạn 2 (Bắt đầu kinh doanh 2023 - 2025): Kinh doanh và mở rộng cửa hàng ở
TP Hồ Chí Minh
- Giai đoạn 3 (Mở rộng thị trường 2025 - 2027): Mở rộng hệ thống chuỗi cửa hàng
sang Hà Nội và Đà Nẵng.
Tổng nguồn vốn đầu tư: 120.000.000.000 VND
1.1. Cơ sở hình thành ý tưởng
Nhu cầu thị trường lớn và có xu hướng tiếp tục gia tăng:
Ngày nay, sử dụng mỹ phẩm đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt trong
thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19, con người có nhiều thời gian để chăm sóc
bản thân hơn.
Trong khi thị trường mỹ phẩm tiêu dùng Âu Mỹ dần trở nên bão hòa, các chuỗi cửa
hàng đã trở nên quá phổ biến thì tại Châu Á cụ thể là Việt Nam thì thị trường mỹ phẩm vẫn
đang trong giai đoạn phát triển và vẫn còn nhiều tiềm năng để được khai phá.
Theo báo cáo của Kantar và Mintel, Thị trường Việt có mức tăng trưởng cao nhất
Đông Nam Á với quy mô hơn 2,3 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm của
Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ khoảng 355 triệu đô la Mỹ năm 2010 lên hơn 790 triệu đơ la
Mỹ năm 2018.
Cùng với đó là sự phát triển của internet đã phá vỡ khoảng cách địa lý giữa các quốc
6
gia, các xu hướng mới được cập nhật liên tục trên toàn thế giới và gần đây xu hướng quan
tâm đến trong giới mỹ phẩm song song với các thay đổi trong lối sống và nhận thức, đó là:
- Quan tâm đến xuất xứ, các thành phần trong sản phẩm, tính đặc trị của sản phẩm, mà
dường như mỹ phẩm Âu Mỹ chiếm vai trò chủ đạo. Theo báo cáo của YouNet Media vào
Q3/2020, xuất xứ, giá cả, thương hiệu là 3 yếu tố được quan tâm nhất, chiếm lần lượt 26%,
18,5% và 15,3% trong tổng số các mối quan tâm khi mua sắm sản phẩm.
- Phong cách trang điểm khỏe khoắn cá tính cũng dần trở nên nổi trội. Mỹ phẩm trang
điểm càng được cá nhân hóa hơn (kem nền có nhiều màu hợp với các làn da hơn, son đa dạng
hóa màu để phù hợp cho các tơng da hay tông make-up khác nhau). Các sản phẩm cũng trở
nên đa dạng hơn: những thay đổi lớn nhất khi trang điểm phải kể đến là kẻ lông mày (tăng
thêm 5% so với năm 2019) và kem nền (tăng thêm 7% so với năm 2019). ( theo Asia Plus,
1/2020)
Từ những xu hướng thị trường nêu trên, có thể nhận thấy nhu cầu trong ngành hàng
mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe này đang dần tăng lên.
Các chuỗi cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm vẫn đang phát triển:
Các chuỗi cửa hàng mỹ phẩm hiện nay tại Việt Nam vẫn đang được hình thành và mở
rộng các chuỗi nước ngồi như Watson, Guardian,….Nhưng vẫn chưa có các cửa hàng thực
sự chuyên biệt về các sản phẩm Âu Mỹ. Vì vậy dự án này ra đời nhằm nắm bắt cơ hội và phát
triển hơn nữa chuỗi cửa hàng Sephora trên toàn cầu.
1.2. Mục tiêu dự án
- Trở thành chuỗi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hàng
đầu tại Việt Nam.
- Sau 5 năm có thể vận hành chuỗi 7 cửa hàng tại các thành phố lớn trên cả nước.
- Đạt được mức tăng trưởng doanh thu 20% mỗi năm. Chiếm được thị phần 2% ngành
mỹ phẩm sau 5 năm.
- Cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.
7
1.3. Thị trường mục tiêu
- Tập trung vào thị trường Việt Nam với vai trò là thị trường tiêu thụ.
- Sephora cam kết luôn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng tại mọi lứa tuổi
trong đó tập trung vào đối tượng phụ nữ từ 20-50 tuổi với mức thu nhập nhóm B, A1, đây là
đối tượng có sự quan tâm nhiều nhất đến ngành làm đẹp.
- Đồng thời cũng tập trung phát triển các cửa hàng tại thành phố lớn, xây dựng hệ
thống phân phối trên toàn quốc để đảm bảo đáp ứng hết mọi nhu cầu của khách hàng.
8
2. MƠ HÌNH KINH DOANH CANVAS
ĐỐI TÁC
CHÍNH
- Khách hàng tiêu
dùng sản phẩm làm
đẹp và chăm sóc sức
khỏe;
- Nhà cung ứng;
- Đối tác cho thuê
kho, vận chuyển,
thuê mặt bằng văn
phòng và trung tâm
thương mại.
HOẠT ĐỘNG
CHÍNH
- Cung cấp sản phẩm làm
đẹp và chăm sóc sức khỏe;
- Cung cấp dịch vụ chăm
sóc khách hàng;
- Truyền thơng, quảng cáo
và truyền tải thơng điệp tích
cực.
NGUỒN LỰC
CHÍNH
- Đội ngũ chăm sóc khách
hàng;
- Tài chính mạnh;
- Sản phẩm phân phối độc
quyền chính hãng;
- Trung tâm nghiên cứu và
phát triển cơng nghệ.
CẤU TRÚC CHI PHÍ
- Chi phí Marketing;
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý;
- Chi phí thuê mặt bằng;
- Giá vốn hàng bán.
GIÁ TRỊ
CỐT LÕI
7 giá trị cốt lõi
+ Tôn trọng
+ Đam mê
+ Đổi mới
+ Sáng kiến
+ Chun mơn
+ Cân bằng
+ Làm việc nhóm
QUAN HỆ
PHÂN KHÚC
KHÁCH HÀNG
KHÁCH HÀNG
- KOLs;
- Các bài review trên Cộng - Đối tượng: Phụ nữ;
đồng người tiêu dùng mỹ phẩm,
- Đặc điểm: từ 20 - 50 tuổi,
sản phẩm chăm sóc sức khỏe;
thu nhập thuộc nhóm B, A1.
- Fanpage và Website;
- Hệ thống Fragrance IQ và
cơng nghệ qt ColorIQ.
CÁC KÊNH
TRUYỀN THƠNG
VÀ PHÂN PHỐI
- Bán hàng trực tiếp;
- Bán hàng trực tuyến;
- Truyền thông, quảng cáo trực
tiếp, website, mạng xã hội.
LUỒNG DOANH THU
- Doanh thu bán trực tiếp tại cửa hàng;
- Doanh thu bán trực tuyến
9
3. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG
3.1. Tài chính
Sephora là thương hiệu thuộc LVMH – tập đoàn sở hữu nhiều nhãn hiệu thời trang và
làm đẹp cao cấp lừng danh trên thế giới, tính đến giữa năm 2021, tổng vốn chủ sở hữu của
tập đoàn mẹ đạt 42.624 triệu EUR, mức tổng tài sản lên đến 116.586 triệu EUR. Đến cuối
tháng 2/2021, vốn hóa trên thị trường của tập đồn LVMH đạt mức 264,55 tỷ EUR (320 tỷ
USD) trở thành cơng ty có giá trị cao nhất trên thị trường châu Âu.
Hình 1. Bảng cân đối kế tốn tập đồn LVMH (Tháng 6/2020 - Tháng 6/2021)
10
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của LVMH đạt 28.665 triệu EUR, riêng doanh thu
đối với mảng bán lẻ có chọn lọc (chuỗi cửa hàng Sephora) đạt 5.085 triệu EUR chiếm 18%
trong cơ cấu doanh thu, đồng thời tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020 mang lại lợi nhuận
131 triệu EUR. Theo Comparably đánh giá, xếp hạng thương hiệu toàn cầu, Sephora dẫn đầu
ngành bán lẻ mỹ phẩm, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường quốc tế như Ulta
Beauty, Nordstrom, Sally Beauty với NPS của Sephora cao hơn hầu hết các đối thủ chính.
11
Mặc dù bị bắt buộc phải đóng cửa nhiều cửa hàng do ảnh hưởng của đại dịch nhưng
con số trên cho thấy Sephora nói riêng và LVMH nói chung đang trên đà phục hồi và phát
triển mạnh nhờ vào các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Trong 13 năm gần đây, LVMH có mức ROE trung bình đạt 15,77% , mức ROA trung
bình đạt 7,17%, những con số này cao hơn 80% doanh nghiệp cùng ngành phần nào cho thấy
công ty đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn vốn.
Cùng với nguồn vốn lớn, thế lực tài chính hùng mạnh, trong tương lai, Sephora xây
dựng kế hoạch mở rộng hoạt động ra nhiều quốc gia mới, dự kiến nguồn doanh thu đem lại
từ chuỗi cửa hàng Sephora sẽ gia tăng đáng kể.
3.2. Nhân sự
Đội ngũ nhân lực hiện tại vô cùng hùng hậu với hơn 40000 nhân viên làm việc tại trụ
sở chính và các cửa hàng. Mức lương hậu hĩnh cùng với văn hóa doanh nghiệp coi trọng sự
đa dạng hứa hẹn sẽ giúp Sephora tiếp tục thu hút một lượng lớn nhân viên trong tương lai.
Sephora được Forbes công nhận là ‘America’s Best Employers’ trong 3 năm liên tiếp
2018, 2019 và 2020. Hai năm 2019 và 2020, Sephora đạt 100% điểm trong Chỉ số chất
lượng doanh nghiệp của Chiến dịch nhân quyền, đây là thước đo chuẩn quốc gia về các
chính sách và thơng lệ của doanh nghiệp phù hợp với nhân viên LGBT
Bên cạnh đó, Sephora chú trọng vào hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên cả về
công việc và kiến thức sản phẩm. Tại các cửa hàng, mỗi nhân viên đều sẽ được đào tạo và
lên kế hoạch phát triển phù hợp. Với định hướng phát triển của mình, Sephora ln đảm bảo
nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần vào sự thành công của thương hiệu.
3.3 Hệ thống thông tin
Không ngừng nâng cao chất lượng các nền tảng mua sắm trực tuyến: Sephora luôn
tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật số của ứng dụng và website của mình giúp người dùng
có những trải nghiệm mua sắm online tiện lợi và được cá nhân hóa tối đa.
12
Sử dụng dữ liệu khách hàng để đưa đến các trải nghiệm mua sắm tốt hơn: Một trong
những ưu tiên hàng đầu của Sephora là tạo ra những trải nghiệm mua hàng chất lượng cho
người dùng. Để làm được điều này, Sephora sử dụng dữ liệu khách hàng để tiến hành nhiều
phân tích, từ đó có các chiến dịch quảng cáo phù hợp với người dùng, đưa đến các thông tin
hữu ích cho người dùng. Tháng 10/2017, Sephora bắt đầu sử dụng Google Analytics 360 vào
thu thập dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu hành vi mua hàng của người dùng trên
các nền tảng trực tuyến của thương hiệu.
Sephora liên tục đổi mới, ứng dụng công nghệ vào trải nghiệm mua sắm của người
dùng với nhiều ứng dụng ấn tượng như:
+ Sephora Virtual Artist: một tính năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc nhận
diện khn mặt, cho phép người dùng thử các sản phẩm trang điểm của cửa hàng trực tuyến
thông qua ứng dụng của Sephora.
+ Color IQ: thiết bị scans bề mặt da và giúp xác định loại kem nền phù hợp.
3.4. Quản trị
Ban điều hành với nhiều kinh nghiệm nhiều năm trong công tác quản trị tại các công
ty đa quốc gia cũng như trong hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường quốc tế. Các giá
trị cốt lõi của Sephora bao gồm: Đam mê, sáng tạo, chuyên nghiệp, cân bằng, tôn trọng,
teamwork và sáng tạo.
Ban lãnh đạo của Sephora luôn cố gắng tạo ra một mơi trường làm việc có sự tơn
trọng, có sự quan hệ gắn kết giữa các nhân viên. Đồng thời, khuyến khích nhân viên đưa ra
các ý tưởng, sáng kiến mới để không ngừng phát triển công ty, đem đến các trải nghiệm làm
đẹp hàng đầu cho người dùng, truyền cảm hứng cho người dùng và cộng đồng tôn vinh vẻ
đẹp riêng biệt của mỗi cá nhân.
3.5. Hệ thống phân phối
Sephora là đối tác kinh doanh của hàng ngàn thương hiệu mỹ phẩm và nước hoa nổi
tiếng trên toàn thế giới. Chỉ ở Canada và Mỹ, Sephora đã có cho mình 280 cửa hàng bán tới
11.000 mặt hàng của 250 hãng khắp trên thế giới.
13
Kênh phân phối trực tiếp: Sephora triển khai các cửa hàng bày bán trực tiếp tại các
trung tâm thương mại lớn tại các quốc gia. Trong mỗi cửa hàng, Sephora sẽ bán hơn 100
dòng sản phẩm độc quyền của thương hiệu cùng hàng ngàn sản phẩm của các thương hiệu
lớn trên thế giới và nội địa.
Kênh phân phối trực tuyến: Sephora triển khai các trang web bán hàng chính thức tại
các quốc gia. Đồng thời, Sephora còn phân phối sản phẩm cho các cửa hàng kinh doanh trên
các sàn thương mại điện tử.
3.6. Marketing:
Brand Strategy: Sephora định vị trong tâm trí khách hàng là một thương hiệu chuyên
cung cấp các dòng mỹ phẩm cao cấp được ra đời tại Pháp hơn 50 năm. Với chủ sở hữu thuộc
tập đoàn LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) - một trong những doanh nghiệp chuyên
sản xuất các sản phẩm thời trang và làm đẹp sang trọng bậc nhất trên thế giới, Sephora đã
khẳng định tên tuổi của mình với hơn 2700 chuỗi cửa hàng trên 35 quốc gia.
Chiến lược bán sản phẩm và dịch vụ: Sephora triển khai hình thức bán lẻ đa kênh,
vừa trực tiếp tại cửa hàng, vừa có kênh Thương mại điện tử riêng biệt tại các quốc gia để
người mua hàng có thể được trải nghiệm sản phẩm một cách tiện lợi nhất. Sephora còn chú
trọng đầu tư vào việc thương mại trên mạng xã hội, với các fanpage chính thức được đặt tại
nhiều quốc gia.
Hoạch định dịch vụ và truyền thông: Sephora vô cùng đầu tư vào các chiến lược
chăm sóc khách hàng. Thương hiệu cịn ra mắt ứng dụng Virtual ARTIST trên nền tảng điện
thoại để khách hàng trực tiếp tự xem thử các dòng sản phẩm khi được dùng trên nhiều khuôn
mặt và màu da khác nhau sẽ ra sao.
Định giá: Sephora định vị là một thương hiệu cung cấp các dòng mỹ phẩm cao cấp,
chất lượng của nhiều thương hiệu khác nhau, nên mức giá cũng được giao động từ trung
bình đến khá cao. Các sản phẩm Sephora khi bày bán tại Việt Nam, mức giá sẽ được điều
chỉnh phù hợp với khách hàng mục tiêu, giao động từ 200.000 đồng đến xấp xỉ hơn 1 triệu
đồng.
14
4. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI (VIỆT NAM)
4.1. Mơi trường vĩ mơ PESTEL
4.1.1. Chính trị
Việt Nam được biết đến là một trong những đất nước có nền chính trị ổn định nhất
khu vực Đông Nam Á (chế độ một đảng). Nhờ đó mà quốc gia này ln nằm trong danh
sách những khu vực đầu tư FDI đáng tin cậy đối với các cơng ty đa quốc gia trên tồn cầu.
Về vấn đề ngoại giao, đã gia nhập và phát triển các liên minh như Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), diễn đàn APEC, ASEAN và có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với 172
nước trên thế giới. Vì vậy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các quốc gia
cùng tham gia các tổ chức thế giới, để hưởng những ưu đãi về thuế và chính sách thâm nhập.
Ví dụ đối với một số ngành trong lĩnh vực công nghệ, môi trường,... Việt Nam áp dụng mức
thuế TNDN chỉ 10% cho suốt đời dự án. Cùng với đó là 4 năm đầu miễn thuế và 9 năm tiếp
theo được giảm 50% số thuế TNDN.
Tuy vậy chính trị Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định. Theo báo cáo của Tổ
chức Theo dõi Nhân Quyền (HRW) vào năm 2020, các vấn đề về nhân quyền và tự do ngôn
luận ở đất nước chúng ta rất kém.Việc tự do thể hiện vẻ bề ngồi và cá tính, đặc biệt là nam
giới và cộng đồng LGBT vẫn có những ý kiến trái chiều trong cộng đồng.
4.1.2. Kinh tế
Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP danh nghĩa của Việt Nam trong
năm 2020 đạt 340.602 tỷ USD, xếp thứ 35 trên thế giới. Tuy vậy bình quân thu nhập đầu
người của chúng ta là 3,498 USD, xếp hạng 115 trên thế giới.
Doanh thu thị trường Mỹ phẩm tại Việt Nam khoảng 51.000 tỷ đồng một năm theo
nghiên cứu của Mitel (xấp xỉ 2,3 tỷ USD). Theo Nielsen, mức chi tiêu của người Việt Nam
cho mỹ phẩm còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Tuy vậy, ngành mỹ phẩm Việt
Nam tăng trưởng mạnh nhất Châu Á. Theo báo cáo của Insight Handbook 2021 của Kantar
Worldpanel, phân khúc lớn nhất của thị trường này là son môi. Sự bùng nổ của các sàn
thương mại điện tử góp phần đáng kể đến sự gia tăng này. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc
15
cá nhân tăng 63%, đồ chăm sóc gia tăng 55% và trang điểm tăng 25% so với năm 2018.
Trong khi đó, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% thị trường, và bị
lấn át bởi thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài như Hàn Quốc và Mỹ và hầu hết chiếm lĩnh tại
các trung tâm thương mại.
4.1.3. Xã hội
Hiện tại dân số Việt Nam vào khoảng 98 triệu người (2021). Theo cục thống kê,
người dân độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi chiếm 23,6% dân số cả nước, chưa kể người sử dụng mỹ
phẩm được mở rộng tới các độ tuổi lớn hơn (30 - 45 tuổi). Hứa hẹn là một thị trường đầy
tiềm năng.
Các xu hướng tiêu dùng mua hàng và chăm sóc sắc đẹp đang được ưa chuộng gắn
liền với niềm tin và lối sống của người Việt Nam hiện nay, đó là:
Mỹ phẩm với thành phần an toàn và tự nhiên: Hiện tại khoảng 60% người dân Việt
Nam sử dụng mạng xã hội, vì vậy xu hướng teleshopping với mỹ phẩm ngày càng phổ biến
cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử. Với Online websites là
38% và Facebook shop 23%.
Hình 4. Thống kê về địa điểm mua hàng mỹ phẩm
16
On-demand beauty: thu nhập tăng dẫn đến đòi hỏi nhu cầu cần được đáp ứng nhanh
chóng, trong xu hướng này nổi bật lên hai sản phẩm là serums và mặt nạ, với chức năng
chăm sóc chuyên sâu và hiệu quả tức thì. Đồng thời các sản phẩm phải đa dạng, như kem
nền từng chỉ có 3-4 màu thì nay nhà sản xuất phải có rất nhiều tơng màu riêng để phù hợp
với từng tông da.
More than just skincare: Việt nam đứng thứ 4 thế giới về mức độ ô nhiễm môi
trường, đồng thời ý thức về môi trường được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Kể cả bao bì cũng
được sử dụng nguyên liệu tự hủy, bắt đầu xu hướng là sự nổi lên của mỹ phẩm thuần chay.
Như vậy, nhìn về khía cạnh kinh tế và văn hố – xã hội, chúng ta có thể thấy Việt
Nam đang gặp phải một số vấn đề đáng chú ý: đại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến tâm lý,
văn hố và thói quen của người dân. Tuy vậy, biến cố này sẽ giúp con người đầu tư vào các
vấn đề liên quan đến bản thân nhiều hơn, ví dụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, bảo hiểm, y tế.
4.1.4. Công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của môi trường công nghệ Việt Nam
Theo Statista (2020), Việt Nam đứng thứ 42 trong số 131 quốc gia được khảo sát về
chỉ số đổi mới toàn cầu. Điều này đồng nghĩa rằng quốc gia này là nơi có sự đổi mới nhanh
nhất về các sáng kiến cơng nghệ trong nhóm các nước thu nhập thấp vào năm 2020.
Những năm gần đây, các cuộc cách mạng về nền tảng công nghệ thông tin của việt
nam đã diễn ra một cách nhanh chóng và khơng ngừng có những đổi mới về cơng nghệ. Việt
Nam có nhiều cơng viên phần mềm lớn lớn như khu công nghệ cao Đà Nẵng và Sài Gịn,
bao gồm 220 cơng ty nước ngoài chuyên về IT, sản xuất phần cứng và phần mềm điện tử.
Bên cạnh đó, Việt Nam cịn là nhà cung cấp dịch vụ IT lớn thứ 8 toàn thế giới. Năm 2020,
việc thí điểm thành cơng cơng nghệ 5G và lọt vào top 10 danh sách các quốc gia có giao
thức Internet thế hệ mới nhất đã nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tại Việt
Nam (Vietnam IT market report 2021)
Tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam
17
Tính đến năm 2020, số lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam đã chiếm đến 70%,
với 88% người dùng tham gia mua sắm trực tuyến, trong khi chỉ số này chỉ là 77% năm
2019. Dịch Covid lan rộng khiến thói quen mua sắm của người dân Việt Nam thay đổi, dần
chuyển dịch sang hình thức mua sắm online. Điều này thúc đẩy sự ra đời của nhiều startup
thương mại điện tử với sự cạnh tranh khốc liệt giữa những cơng ty trong và ngồi nước. Là
một cơng ty đa quốc gia khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Sephora có thể tận dụng
được sự phát triển của thương mại để tạo ra các kênh mua sắm trực tuyến, tiếp cận được
nhiều tập khách hàng ở nhiều địa điểm khác nhau. Ngoài ra, với số lượng người sử dụng
mạng xã hội chiếm đến 73% dân số (we are social & hootsuite, 2021), chủ yếu là những
người trẻ nằm trong phân khúc khách hàng tiềm năng của Sephora, công ty có thể sử dụng
mạng xã hội như một kênh truyền thơng chi phí thấp lại tiếp cận được nhiều khách hàng.
Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt do các hãng mỹ phẩm
trong nước cũng đang tận dụng kênh mua sắm online để mở rộng thị trường.
Sự phát triển của môi trường công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
nước ngoài khi muốn mở rộng sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự phát triển
của ngành thương mại điện tử và mức độ sử dụng mạng xã hội của người dân đã tạo ra nhiều
cơ hội và thách thức cho các cơng ty nước ngồi muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
4.1.5. Môi trường
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm, với thời tiết nắng nóng khó chịu vào mùa
hè và khơ hanh vào mùa đông. Điều này khiến các vùng da dễ bị tổn thương, dễ đen sạm
hoặc nứt nẻ. Ngoài ra, Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ô nhiễm khơng khí và ơ
nhiễm nguồn nước tại các thành phố lớn, xếp thứ 21/106 quốc gia trong bảng khảo sát các
nước có chất lượng khơng khí tệ nhất năm 2020. Người dân Việt Nam từ đó cũng lo ngại
nhiều hơn về tác động của môi trường đến sức khỏe của bản thân.
Sự ơ nhiễm mơi trường có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh các sản
phẩm chăm sóc da. Sephora có thể tận dụng thời điểm này để tiếp thị những sản phẩm có lợi
cho da, có khả năng chống nắng, trị mụn hiệu quả, phù hợp với khí hậu và thẩm mỹ của
người Việt Nam.
18
4.1.6. Pháp luật
Các cơng ty nước ngồi được phép hoạt động tại Việt Nam theo các cách thức đầu tư
vốn trực tiếp hay gián tiếp. Chính phủ cũng ra sức tạo điều kiện để vốn FDI về Việt Nam dễ
dàng và nhanh chóng hơn. Ngồi ra, luật kiểm sốt các cơng ty vốn nước ngồi cũng được
nới lỏng hơn trong những năm gần đây, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công ty đa quốc gia
phát triển tại Việt Nam.
Trong khi đó, luật chống hàng giả, hàng nhái trong những năm gần đây dần được
hồn thiện và có những biện pháp mạnh tay hơn trong vấn đề này. Tuy nhiên, không thể
không thừa nhận rằng triệt tiêu hàng giả là một q trình lâu dài nên các doanh nghiệp nước
ngồi vào Việt Nam vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ về hàng
hóa.
4.2. Môi trường vi mô
4.2.1. Đối thủ hiện tại
Số lượng đối thủ cạnh tranh:
Hiện tại, các đối thủ chính trên thị trường Việt Nam bao gồm: Watsons, Guardian,
Hasaki và Beauty Box. Trong đó đặc biệt Guardian, gia nhập thị trường từ năm 2011, hiện
có 101 cửa hàng ở nhiều địa phương. Chuỗi này cũng đang dốc sức “phủ sóng” ở Hà Nội.
Lịng trung thành của khách hàng:
Nhìn chung, với ngành hàng mỹ phẩm, khách hàng có độ trung thành nhất định với
sản phẩm nếu chuỗi bán lẻ gây dựng được niềm tin chương trình khuyến mãi giữ chân khách
hàng cũng như sự giao tiếp giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, khách hàng có thể dễ
dàng chuyển qua một cửa hàng (nhà cung cấp) khác, nếu như Sephora có thể làm tốt hơn đối
thủ ở những điểm này. source: The International Journal of Social Sciences and Humanities
Invention: Lê Giang Nam1 , Nguyen Dam Nhat Thi2 , Nguyen Thi Thao Quynh3
Sự khác biệt về sản phẩm giữa các đối thủ:
19
Các đối thủ gần như có sự tương đồng trong những sản phẩm, nhãn hiệu và dịch vụ
cung cấp. Vì vậy, khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn mua sắm ở những chuỗi cửa hàng
khác. Điểm khác biệt lớn nhất trong ngành hàng mỹ phẩm giữa các đối thủ hiện tại là sự tin
tưởng đối với thương hiệu, cũng như trải nghiệm khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh “ngang sức” với nhau:
Các đối thủ đã gia nhập thị trường Việt Nam từ lâu, ngoài Watsons, thâm nhập thị
trường Việt Nam vào năm 2019, tuy nhiên, Watsons đã có danh tiếng và uy tín nhất định từ
trước khi gia nhập thị trường Việt Nam. Vì vậy, có thể nói, sự cạnh tranh giữa các đối thủ là
gay gắt. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ hiện tại là rất lớn, yêu cầu Sephora phải tạo được điểm
khác biệt để tạo tính cạnh tranh trong thị trường Việt Nam.
4.2.2. Đối thủ tiềm ẩn
Hiện tại, xu hướng mỹ phẩm Organic đang ngày càng phổ biến ở thị trường Việt Nam.
Các hãng mỹ phẩm nội địa như Cocoon ngày càng phổ biến và chiếm được sự tin dùng của
người tiêu dùng, tuy ở thời điểm hiện tại chỉ chiếm 10% toàn bộ thị trường mỹ phẩm. Tuy
nhiên, trong tương lai, có thể người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt, kèm theo xu hướng
mỹ phẩm organic từ thiên nhiên. Các hãng mỹ phẩm lẻ như Estee Lauder, Lancome,
Shiseido, Fendi, Lower, Clarins, L’oreal có thể tiến hành hợp tác, tạo lập một chuỗi mỹ
phẩm mới tại Việt Nam.
Tình trạng tăng trưởng của ngành:
Theo Viện nghiên cứu Yano (Nhật Bản), năm 2018, thị trường mỹ phẩm Việt Nam
đạt giá trị 2,35 tỷ USD. Dự kiến, trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng của thị trường mỹ
phẩm dưỡng da và trang điểm Việt Nam sẽ vào khoảng 15-20%/năm.
Năm 2018, có 16,3% dân số thuộc tầng lớp trung lưu và dự kiến sẽ tăng lên 33 triệu
người vào năm 2020 là một trong những nguyên nhân giúp ngành công nghiệp mỹ phẩm
tăng trưởng nhanh.
Rào cản gia nhập ngành:
Các yêu cầu về vốn: Ngành hàng mỹ phẩm đã và đang có những “ơng lớn” trong thị
20
trường, vậy nên nếu đối thủ tiềm ẩn có ý định gia nhập thị trường trong tương lai cần có quy
mơ lớn, tức u cầu nguồn lực tài chính mạnh, nguồn vốn dành cho hoạt động khuyến mãi,
truyền thông tiếp thị, duy trì hoạt động tại các chuỗi bán lẻ.
Lợi thế quy mô: Xét về những đối thủ tiềm năng gia nhập theo hệ thống bán lẻ mỹ
phẩm, không tiến hành sản xuất, lợi thế theo quy mô của những chuỗi cửa hàng bán lẻ không
quá lớn.
Áp lực từ đối thủ tiềm ẩn ở mức cao, Sephora không thể nào ngăn cản được các đối
thủ mới gia nhập vào ngành, tuy nhiên với yêu cầu về vốn cao phần nào ngăn cản các đối thủ
tiềm năng phát triển trong tương lai.
4.2.3. Nhà cung ứng
Hầu hết các chuỗi mỹ phẩm có tiếng (tương tự Sephora) đã được thành lập lâu đời,
cung cấp hàng trăm thương hiệu mỹ phẩm, vậy nên mối quan hệ với nhà cung ứng nhìn
chung tốt, và được xây dựng trong một thời gian dài. Vì vậy, áp lực từ nhà cung ứng không
quá lớn đối với các doanh nghiệp
4.2.4. Khách hàng
Chi phí chuyển đổi của khách hàng thấp, trên thị trường bán lẻ mỹ phẩm hiện tại có
rất nhiều lựa chọn khác nhau với đa dạng sản phẩm và giá cả vì vậy Sephora phải chú trọng
trong xây dựng lịng trung thành của khách hàng thơng qua những chương trình chăm sóc
khách hàng, chính sách ưu đãi lẫn bắt kịp những xu hướng mỹ phẩm hiện tại ở Việt Nam.
Thơng tin mà người mua có được: Người mua hàng hiện đại tiếp xúc với một lượng
lớn thông tin, người dùng nắm rõ đặc tính sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mãi, vì vậy
có quyền lực lớn đối với ngành hàng mỹ phẩm nói chung và Sephora nói riêng.
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa: Tại thị trường Việt Nam, bên cạnh những
nhãn hiệu mỹ phẩm có mặt ở hầu hết các chuỗi bán lẻ như: Laneige, La Roche-Posay,
L’oreal Paris, thì mỗi thương hiệu sẽ có những sản phẩm, nhãn hiệu đặc trưng, đây có thể là
1 trong những yếu tố giữ chân khách hàng.
21