Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(TIỂU LUẬN) hãy phân tích tình hình biến động của tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ của việt nam trong những năm gần đây và cho biết sự thay đổi này tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.43 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
--------------------

BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MƠ 1
BÀI THẢO LUẬN
Phân tích các yếu tố tác động đến tổng cầu (tổng chi tiêu dự kiến) và ảnh hưởng
của sự thay đổi tổng cầu đến tổng sản lượng. Hãy phân tích tình hình biến động
của tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong những năm gần đây và
cho biết sự thay đổi này tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam.
NHĨM: 01
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HỒNG ANH TUẤN
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2213MAEC0111


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN TỔNG CẦU.....................................................................................................2
1. Khái niệm và yếu tố cấu thành tổng cầu.......................................................2
1.1. Khái niệm về tổng cầu................................................................................2
1.2. Các yếu tố cấu thành tổng cầu....................................................................2
2. Các yếu tố tác động đến tổng cầu và sự dịch chuyển của đường tổng cầu.
3
2.1. Các yếu tố tác động đến tổng cầu............................................................3
2.2. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu.................................4
PHẦN 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG CẦU ĐẾN HÀNG HÓA
VIỆT NAM (từ năm 2017 đến năm 2021)..............................................................6
1. Phân tích các yếu tố tác động đến tổng cầu trong nền kinh tế Việt Nam


( từ năm 2017 đến năm 2021)...............................................................................6
1.1. Năm 2017...................................................................................................6
1.2. Năm 2018...................................................................................................7
1.3. Năm 2019...................................................................................................8
1.4. Năm 2020...................................................................................................9
1.5. Năm 2021...................................................................................................9
2. So sánh và phân tích sản lượng qua các năm ( từ năm 2017 đến năm
2021).....................................................................................................................10
PHẦN III: SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI TÌNH HÌNH
BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG CẦU...........................................................................12
1. Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2021......12
2. Giải thích:......................................................................................................14
KẾT LUẬN.............................................................................................................16
PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................17
1


PHẦN MỞ ĐẦU
John Maynard Keynes – cha đẻ của nền kinh tế học vĩ mô hiện đại đã chỉ ra
nguyên nhân dẫn đến kinh tế suy thoái hay đại suy thoái là hậu quả của sự suy giảm
tổng cầu. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển trong giai đoạn cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Từ năm 2017 đến nay, diễn biến tổng cầu tại thế giới nói riêng và
Việt Nam nói chung đã xảy rất nhiều biến động. Tác động của các sự kiện chính trị
cùng những yếu tố ngoại cảnh đã ảnh hưởng trực tiếp, làm thay đổi sở thích tiêu
dùng và tiết kiệm của người dân cũng như các chính sách về thuế, tiền tệ, … tại
Việt Nam. Chính vì vậy, nền kinh tế Việt Nam không thể nào tránh khỏi các vấn đề
như lạm phát, tham nhũng, mất cân bằng cung – cầu, … Đặc biệt là đợt dịch Covid19 từ năm 2021, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong
một khoảng thời gian dài làm GDP quý III/2021 giảm xuống mức sâu nhất kể từ
khi tính và cơng bố GDP theo quý tại Việt Nam. Từ những sự kiện đặc biệt trên,
nhóm 1 xin được trình bày các yếu tố tác động đến tổng cầu (tổng chi tiêu dự kiến),

và ảnh hưởng của sự thay đổi tổng cầu đến tổng sản lượng cũng như sự tăng trưởng
của nền kinh tế của Việt Nam.
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN TỔNG CẦU.
1. Khái niệm và yếu tố cấu thành tổng cầu
1.1.Khái niệm về tổng cầu
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các tác nhân kinh tế
muốn mua và có khả năng mua ở mỗi mức giá chung, trong một khoảng thời gian
nhất định và trong những điều kiện nhất định.
1.2.Các yếu tố cấu thành tổng cầu
Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu hình thành từ 4 yếu tố:
Đầu tiên là cầu tiêu dùng (C), cầu đầu tư tư nhân (I), chi tiêu chính phủ (G)
2


cầu xuất khẩu rịng (NX):
Từ đó, có thể tổng hợp các thành tố của tổng cầu (AD) trong phương trình
sau:
AD = C + I + G + NX
2. Các yếu tố tác động đến tổng cầu và sự dịch chuyển của đường tổng cầu.
2.1. Các yếu tố tác động đến tổng cầu.
a) Giá cả trong nền kinh tế quốc dân.
Khi mức giá chung giảm thì làm cho thu nhập thực tế của công chúng tăng
lên, khối lượng chi tiêu của tồn bộ nền kinh tế có xu hướng tăng lên, làm cho tổng
cầu tăng lên và ngược lại.
b) Thu nhập quốc dân.
Khi thu nhập của các hộ gia đình, các doanh nghiệp tăng lên sẽ thúc đẩy tiêu
dùng của hộ gia đình và đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế tăng, do đó
tổng cầu sẽ tăng lên và ngược lại.
c) Dự đoán của các hãng kinh doanh về tình hình kinh tế.

Nếu dự đốn của các hãng về kinh tế - xã hội trong tương lai là tốt, tăng
trưởng kinh tế tốt, tình hình xã hội chính trị ổn định, nhu cầu tiêu dùng của người
dân ngày càng nâng cao,... thì các hãng sẽ có xu hướng tăng đầu tư khiến cho tổng
cầu của nền kinh tế thay đổi.
Ví dụ về ngành cơng nghiệp ơ tơ, vài tháng trước khi tung mẫu xe mới ra thị
trường, các nhà sản xuất thường thông báo giá của mẫu xe năm sau sẽ tăng để
kích thích cầu mua xe của năm nay.
d) Các nhân tố khác (thị hiếu, phong tục, tập qn, quảng cáo, mơi trường tự
nhiên, điều kiện khí hậu, chính trị,…)
Ví dụ cầu đối với dịch vụ đi lại bằng máy bay đột ngột suy giảm sau khi xảy
ra sự kiện ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ) hay cầu về thịt gà giảm mạnh khi xảy
ra dịch bệnh cúm gà ở một số nước Châu Á tại thời điểm có dịch. Khi thời tiết lạnh
và băng giá, cầu về chăn gối, ga đệm, lò sưởi, chăn đệm,… tăng cịn khi trời nắng
nóng thì cầu về quạt, điều hịa nhiệt độ, tủ lạnh tăng mạnh.
3


e) Chính sách kinh tế vĩ mơ
Các chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ như chính sách thuế, chi tiêu của
Chính phủ, chính sách tiền tệ (quy định khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, lãi
suất), chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại… đều có tác động làm thay
đổi tổng cầu. Chẳng hạn, nếu Chính phủ sử dụng các chính sách khuyến khích tăng
trưởng kinh tế như chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu G, giảm thuế T) thì
sẽ làm cho tổng cầu tăng lên và ngược lại.
2.2.Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu
1. Sự di chuyển
Hiện tượng di chuyển trên đường tổng cầu xảy ra là do sự thay đổi của mức giá
chung.
Hình 1.1. Sự di chuyển của đường tổng cầu


2.

Sự dịch chuyển

Dịch chuyển của đường AD là sự dịch chuyển vị trí của đường tổng do sự thay
đổi các yếu tố ngồi mức giá chung có tác động đến tổng cầu. Ví dụ: tiêu dùng của
hộ gia đình, đầu tư của khu vực tư nhân, chi tiêu Chính phủ, xuất khẩu rịng.
Hình 1.2. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu

4


a. Tiêu dùng của các hộ gia đình (C): bao gồm tổng giá trị hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi tiêu trong đời
sống hàng ngày, ví dụ hoa quả, bánh kẹo....
b. Đầu tư của doanh nghiệp (I): là các khoản chi tiêu của doanh nghiệp
để mua hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi trong tương lai. Bao gồm:
- Đầu tư mua tài sản cố định: Chi tiêu để xây dựng nhà máy và mua sắm trang
thiết bị sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác.
- Đầu tư vào nhà ở: Chi tiêu mua/xây mới nhà để ở của hộ gia đình.
- Đầu tư vào hàng tồn kho: Chi tiêu mua hàng hóa dự trữ của doanh nghiệp.
Tổng đầu tư (I) = Đầu tư rịng + Khấu hao
Trong đó: Khấu hao: phần tài sản bị hao mịn trong q trình sản xuất kinh doanh
Đầu tư ròng: giá trị tăng thêm do đầu tư.
Tổng đầu tư: bao gồm tất cả các khoản đầu tư để bù đắp khấu hao và làm
tăng thêm tài sản.
c. Chi tiêu về hàng hóa dịch vụ của Chính phủ (G): bao gồm tất cả các
khoản chi tiêu của chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
Bao gồm:
- Chi trả lương cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước.

-

Chi đầu tư xây dựng cơ bản (đường xá, bệnh viện, công viên, trường học...).

- Chi an ninh, quốc phòng (mua sắm thiết bị quân sự).
d. Xuất khẩu ròng (NX): là chênh lệch giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ
quốc gia xuất khẩu với giá trị hàng hóa nhập khẩu.
NX = X- IM
5


Xuất khẩu (X): đo lường giá trị hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước va bán
cho nước ngoài.
Nhập khẩu (IM): đo lường giá trị hàng hóa dịch vụ do nước ngoài sản xuất
được để phục vụ tiêu dùng trong nước.
Các tác động của các yếu tố ngoại sinh đến tổng cầu sẽ gây ra sự dịch chuyển
của tổng cầu từ đó tác động đến sản lượng và mức giá.
 Các yếu tố ngoại sinh: Tiêu dùng của các hộ gia đình (C), Đầu tư tư nhân (I),
Chi tiêu về hàng hóa dịch vụ của chính phủ (G), Xuất khẩu (EX) và Nhập khẩu
(IM).
*Sự thay đổi của tổng cầu xảy ra theo hai hướng: Tổng cầu tăng hoặc tổng cầu
giảm (giả định tổng cung không thay đổi).
- C, I, G, EX có mối quan hệ cùng chiều với AD, cụ thể: nếu các yếu tố này
tăng lên làm cho đường tổng cầu tăng và dịch chuyển sang phải và ngược lại.
- Cịn IM (nhập khẩu) có mối quan hệ ngược chiều với AD, khi IM có xu
hướng tăng lên thì AD giảm và dịch chuyển sang trái. Ngược lại, IM giàm xuống
thì AD tăng và dịch chuyển sang phải.
- Nếu Y tăng hay dự đoán nền kinh tế tốt lên hoặc Chính phủ tăng G giảm T...
các yếu tố này có thể làm C tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
- Và ngược lại nếu Y giảm hay dự đốn nền kinh tế xấu đi hoặc Chính phủ

giảm G tăng T... các yếu tố này có thể làm đường tổng cầu giảm, đường tổng cầu
dịch chuyển sang trái.
Khi đường tổng cầu thay đổi vị trí sẽ làm thay đổi trạng thái cân bằng của nền
kinh tế từ đó làm thay đổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như sản lượng, giá cả.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG CẦU ĐẾN HÀNG HÓA
VIỆT NAM (từ năm 2017 đến năm 2021).
1. Phân tích các yếu tố tác động đến tổng cầu trong nền kinh tế Việt Nam ( từ
năm 2017 đến năm 2021).
1.1.Năm 2017
1.1.1. Chi tiêu của hộ gia đình
Nền kinh tế nước ta năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục
đà phục hồi. Ở trong nước, sự sụt giảm của ngành khai khoáng, cùng với giá thịt
lợn giảm mạnh, thiên tai, bão, lũ liên tiếp xảy ra tác động tiêu cực tới sản xuất nông
nghiệp và thách thức mục tiêu tăng trưởng năm 2017 của cả nước. Do đó chi tiêu
của hộ gia đình có sự thay đổi rõ rệt. Tính chung cả năm 2017, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.934,2 tỷ đồng.
6


1.1.2. Chi tiêu của chính phủ
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2017 ước tính đạt
1.219,5 nghìn tỷ đồng, bằng 87,7% dự tốn năm, trong đó chi thường xuyên đạt
862,6 tỷ đồng, bằng 96,2%; chi trả nợ lãi 91 nghìn tỷ đồng, bằng 92%; riêng chi
đầu tư phát triển đạt 259,5 nghìn tỷ đồng, bằng 72,6% dự tốn năm (trong đó chi
đầu tư xây dựng cơ bản đạt 254,5 tỷ đồng, bằng 72,3%). Chi trả nợ gốc từ đầu năm
đến thời điểm 15/12/2017 ước tính đạt 147,6 nghìn tỷ đồng, bằng 90,1% dự tốn
năm.
1.1.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa:
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2017 ước tính đạt 213,77 tỷ USD, đây là

mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua.
- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2017 ước tính đạt 211,1 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa năm 2017 xuất siêu 2,7 tỷ USD, trong đó khu
vực kinh tế trong nước nhập siêu 26,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi xuất siêu 28,8 tỷ USD. Năm 2017 cũng ghi nhận một kỷ lục mới của xuất
nhập khẩu Việt Nam khi tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu vượt
mốc 400 tỷ USD.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ:
- Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2017 ước tính đạt 13,1 tỷ USD.
- Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 17 tỷ USD.
 Xuất khẩu ròng: NX= X-IM= -1,23 (tỷ USD).
1.1. Năm 2018
1.1.1. Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2018 ước tính đạt
4.395,7 tỷ đồng.
1.1.2. Chi tiêu của chính phủ.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2018 ước tính đạt
1.272,1 tỷ đồng, bằng 83,5% dự tốn năm, trong đó chi thường xun đạt 874,5
nghìn tỷ đồng, bằng 93%; chi đầu tư phát triển 260,2 tỷ đồng, bằng 65,1%; chi trả
nợ lãi 102,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,8%.
1.1.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
Xuất, khẩu hàng hóa:
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 244,72 tỷ USD, tăng 13,8% so
với năm 2017.
7


- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 237,51 tỷ USD, tăng 11,5% so
với năm trước.
Tính chung cả năm 2018 tiếp tục xuất siêu 7,2 tỷ USD, trong đó khu vực

kinh tế trong nước nhập siêu 25,6 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả
dầu thô) xuất siêu 32,8 tỷ USD. Năm 2018, khu vực kinh tế trong nước chuyển biến
tích cực khi đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên so với năm
2017.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ:
- Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2018 ước tính đạt 14,8 tỷ USD, tăng
13,2% so với năm 2017, trong đó dịch vụ du lịch đạt 10,1 tỷ USD (chiếm 68,1%
tổng kim ngạch); dịch vụ vận tải đạt 2,9 tỷ USD (chiếm 19,5%).
- Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2018 ước tính đạt 18,5 tỷ USD, tăng
8,1% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,8 tỷ USD (chiếm 47,8% tổng
kim ngạch); dịch vụ du lịch đạt 5,7 tỷ USD (chiếm 31%). Nhập siêu dịch vụ trong
năm 2018 là 3,7 tỷ USD, bằng 24,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
 Xuất khẩu ròng: NX= X-IM= 3,51 (tỷ USD).
1.2.Năm 2019
1.2.1. Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình.
Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020
của Bộ Công thương, năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt, ước cả năm đạt khoảng 4.940,4 tỷ
đồng.
1.2.2. Chi tiêu của chính phủ.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2019 ước tính
đạt 1.316,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,6% dự tốn năm, trong đó chi thường xun đạt
927,9 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8%; chi đầu tư phát triển 246,7 nghìn tỷ đồng, bằng
57,5%; chi trả nợ lãi 99,3 nghìn tỷ đồng, bằng 79,5%.
1.2.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
Xuất, nhập khẩu hàng hóa:
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 263,45 tỷ USD.
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 253,51 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức

cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ:
8


- Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 16,6 tỷ USD,
trong đó dịch vụ du lịch đạt 11,8 tỷ USD (chiếm 71,1% tổng kim ngạch), (do số
lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý IV/2019 tăng mạnh dẫn đến xuất
khẩu dịch vụ du lịch tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước); dịch vụ vận tải đạt 2,9
tỷ USD (chiếm 17,7%).
- Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm nay ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 2,9%
so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 9,1 tỷ USD (chiếm 47,6% tổng kim
ngạch); dịch vụ du lịch đạt 6,2 tỷ USD (chiếm 32,2%). Nhập siêu dịch vụ năm
2019 là 2,5 tỷ USD, bằng 14,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
 Xuất khẩu ròng: NX= X-IM= 7,44 (tỷ USD).
1.3. Năm 2020
1.3.1. Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng
năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5.059,8
nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 1,2% (năm
2019 tăng 9,5%).
1.3.2. Chi tiêu của Chính phủ.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2020 ước tính
đạt 1.432,5 tỷ đồng, bằng 82% dự tốn năm, trong đó chi thường xun đạt 966,7
tỷ đồng, bằng 91,5%; chi đầu tư phát triển 356 nghìn tỷ đồng, bằng 75,7%; chi trả
nợ lãi 98,8 nghìn tỷ đồng, bằng 83,6%.
1.3.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ
Năm 2020 ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối
cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch
Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng

hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
đạt 281,5 tỷ USD; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD. Cán cân thương mại
hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên
tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa:
- Tính chung cả năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5
tỷ USD.
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ:
- Trong năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 6,3 tỷ USD.
- Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước tính đạt 18,3 tỷ USD.
 Xuất khẩu ròng: NX= X-IM= 7,1 (tỷ USD).
9


1.5. Năm 2021
1.5.1. Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình.
Theo báo cáo của UBND tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm
2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn cả năm
2021 ước đạt 6.330 tỷ đồng.
1.5.2. Chi tiêu của Chính phủ.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi giúp cho thu
ngân sách Nhà nước ước tính cả năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng và vượt dự
tốn năm. Chi ngân sách Nhà nước tập trung ưu tiên cho công tác phòng, chống
dịch Covid-19, khắc phục thiên tai, đảm bảo quốc phịng, an ninh và hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2021 ước tính đạt 1.839,2 tỷ đồng, bằng
109% dự tốn năm, trong đó, chi thường xun bằng 102,3%; chi đầu tư phát triển
bằng 106,4%; chi trả nợ lãi bằng 96,2%.
1.5.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ

Xuất, nhập khẩu hàng hóa:
- Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ
USD.
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ:
- Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 3,67 tỷ USD.
- Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 19,41 tỷ USD.
 Xuất khẩu ròng: NX= X-IM= -11,71 (tỷ USD).
2. So sánh và phân tích sản lượng qua các năm (từ năm 2017 đến năm 2021).
Hình 1.2. Số liệu các yếu tố ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế Việt
Nam.

10


10
5
0

7.44
4.94

4.4

3.94

7.1

6.33


4

3.51

1.22

1.27

1.22

1.43

1.52

2017
-1.23

2018

2019

2020

2021

-5
-10
-11.71
-15
Chi têu hộ gia đình


Chi têu chính phủ

Xuấất khẩu rịng

Hình 2.1. Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2017-2021.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua phân tích và bản số liệu so sánh, chúng ta có thể thấy các yếu tố ngoại
sinh khá lớn đến sản lượng của nền kinh tế Việt Nam. Qua 5 năm, những biến động
lớn của 4 yếu tố phân tích thể hiện khá rõ rệt cụ thể là:
Thứ nhất, Chi tiêu của các hộ gia đình (C) có xu hướng tăng mạnh qua các
năm, từ 2017 đến 2021 chi tiêu của các hộ gia đình tăng gần 60, 1%. Khi đó, tổng
sản lượng tăng nhanh với số lượng lớn.
Thứ hai, tình hình chi tiêu của chính phủ (I) cũng có xu hướng tăng làm cho
sản lượng của kinh tế tăng.
Thứ ba, về xuất, nhập khẩu hàng hóa:
11


Tình hình xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trong 5 năm qua có
sự tăng trưởng nhưng không đều ở các năm. Cụ thể trong năm 2020, xuất khẩu
tăng nhưng có sự giảm sút trong những năm trước làm cho tổng cầu lượng tăng
nhẹ trong năm 2020. Song cho đến năm 2021 thì sản lượng xuất khẩu bắt đầu tăng
do những chính sách về xuất khẩu được mở rộng.
Về nhập khẩu, từ năm 2017 đến năm 2019 xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng nhưng theo xu hướng giảm dần theo từng năm. Đến 2020, tình hình xuất khẩu
ở Việt Nam giảm mạnh rõ rệt, do đó sản lượng của nền kinh tế hay là tổng cầu
trong nước tăng. Tính đến cuối năm 2021 thì sản lượng nhập khẩu có sự chuyển
biến tăng nhẹ nhưng vẫn chưa hồi phục được như các năm trước.

Thứ tư, các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới qua giai đoạn năm 2017 đến
năm 2021 tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên năm 2020 bị hạn chế bởi dịch Covid nên
số doanh nghiệp mới giảm nhiều ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế vào giai
đoạn này. Sau đó được phục hồi trong năm 2021, tiếp tục tăng trưởng một cách
nhanh chóng tác động làm tăng sản lượng nền kinh tế.
Tóm lại, trong 5 năm qua, trước, trong và sau dịch Covid xảy ra, tình hình
tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt. Từ
2017 đến gần cuối năm 2019, do nền kinh tế trong nước và thế giới ổn định nên
tổng cầu trong nước tăng nhanh và phát triển. Sau đó, trong tình hình dịch bệnh,
Kinh tế – xã hội năm 2020 của nước có sự phát triển nhẹ. Nhờ đó, tình hình kinh tế
được cải thiện một phần nhỏ. Tuy vậy tổng cầu (sản lượng) của nền kinh tế có tăng
nhưng ở mức thấp nhất so với các năm trước.
Sau khi tình hình dịch bệnh ổn định nền kinh tế 2021 doanh nghiệp quay trở
lại hoạt động, cho thấy khả năng ứng phó linh hoạt của các doanh nghiệp đối với
tình hình dịch bệnh ngày càng cải thiện rõ rệt. Các doanh nghiệp đã chủ động lên
kế hoạch ứng phó với dịch bệnh theo nhiều kịch bản khác nhau, khơng chỉ duy trì
được hoạt động của doanh nghiệp mà cịn giúp cho nền kinh tế khơng bị suy giảm
sâu và sẵn sàng cho quá trình phục hồi. Thực hiện thành cơng mục tiêu kép “vừa
phịng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, nền kinh tế năm 2021 có
sự tăng trưởng rõ rệt dẫn tới tổng cầu hàng hóa và dịch vụ tăng lên.

PHẦN III: SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI TÌNH HÌNH
BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG CẦU.
1. Tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2021
1.1.Năm 2017

12


GDP ước tính tăng 6,81% so với năm 2016, cao hơn mức tăng các năm từ

2011-2016, GDP danh nghĩa đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng. GDP bình qn đầu người
ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm
2016.
1.2.Năm 2018
GDP ước tính tăng 7,08% so với năm 2017, là mức tăng cao nhất từ năm 2008
trở lại. GDP danh nghĩa đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng.GDP bình qn đầu người ước
tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.
1.3.Năm 2019
GDP ước tính tăng 7,02%, đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam có mức tăng
trưởng trên 7% kể từ năm 2011 ,GDP danh nghĩa đạt 6.037 nghìn tỷ đồng. GDP
bình quân đầu người đạt hơn 62,5 triệu đồng, tương đương 2.717 USD, tăng 130
USD so với năm 2018.
1.4.Năm 2020
GDP ước tính tăng 2,91%, tuy đây là mức tăng khá thấp so với những năm
trước đó nhưng nền kinh tế Việt Nam đã đạt được mục tiêu tăng trưởng dương
trước tình hình diễn biến khó lường của dịch bệnh COVID-19. GDP danh nghĩa đạt
6.293,1 nghìn tỷ đồng. GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam là
2.786 USD/người.
1.1. Năm 2021
GDP ước tính tăng 2,58%, đây là năm thứ 2 Việt Nam có tăng trưởng dương
khi dịch bệnh COVID-19 vẫn cịn hồnh hành.GDP danh nghĩa đạt 6398,6 nghìn tỷ
đồng. GDP bình quân đầu người đạt 64,92 triệu đồng.
*Bảng số liệu:
GDP ( Nghìn tỉ đồng)

Tốc độ gia tăng GDP (%)

2017

5007.9


6.81

2018

5535.3

7.08

2019

6037

7.02
13


2020

6293.1

2021

2.91

6398.6
2.58
Hình 3.1. Số liệu về GDP của Việt Nam giai đoạn 2017-2021.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện sản lượng GDP và tốc độ gia tăng GDP của Việt
Nam giai đoạn 2017-2021.

7000
6000

8
6.81

7.08

7.02

7
6

5000

5

4000

4

3000

2.91

2000


2.58

1000
0

5007.9
2017

5535.3
2018

6037
2019

Sản lượng GDP (nghìn tỉ đồng)

6293.1
2020

6398.6
2021

3
2
1
0

Tốc độ gia tăng GDP (%)

 Nhận xét:

Trong giai đoạn 5 năm từ 2017-2021 nhìn chung tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của nước ta có xu hướng tăng liên tục, tăng nhiều nhất vào giai đoạn 20172018 sau đó giảm dần:
 Từ 2017 – 2019 tổng GDP tăng 1390,7 nghìn tỉ đồng.
 Tăng nhiều nhất: 2017 – 2018 (tăng 527,4 nghìn tỉ đồng).
 Tăng ít nhất: 2020 – 2021 (tăng 105,5 nghìn tỉ đồng).
Tốc độ gia tăng GDP qua các năm có xu hướng tăng, giảm khơng liên tục:
 2017 – 2018 tăng 0,25%.
 2018 – 2021 giảm 4,5 %, nhất là giai đoạn 2019 – 2020 (giảm 4,11%).
14


2. Giải thích:
Năm 2017, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP là 6,81% (mức tăng
trưởng cao nhất trong gần 10 năm trở lại trước). Kết quả cho thấy một bước chuyển
động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam từ dựa vào khai thác tài
nguyên sang dựa vào sự cải cách, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh
doanh, từ tăng trưởng nóng sang tăng trưởng xanh, bền vững.
Trong năm 2018 – 2019, hình thái chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam tiếp
tục đúng hướng và khơng có biến động mạnh.
Kinh tế – xã hội năm 2020 của nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh và
diễn biến khó lường trên phạm vi tồn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt
kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình
trạng suy thối sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong những
tháng cuối năm, khi phần lớn các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch
Covid-19, dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn.
Thương mại tồn cầu, giá cả hàng hóa đang dần được phục hồi, thị trường chứng
khốn tồn cầu tăng mạnh trong tháng 11 và tháng 12 nhờ tín hiệu tích cực từ sản
xuất và hiệu quả của vắc-xin phòng Covid-19. Trong nước, bên cạnh những thuận
lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực năm 2019, kinh tế vĩ mơ ổn định nhưng phải đối

mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó
lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại. Tình hình đứt gãy
thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu
của Việt Nam. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Bên cạnh đó, hạn hán,
xâm nhập mặn, mưa, lũ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng và đời sống
nhân dân.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt giữ vững ổn định
xã hội, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế
– xã hội năm 2020. Nhờ vậy:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm
trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng
15


trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh
vực kinh tế – xã hội thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng
năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới: Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm
4,4%, thì mức tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng GDP) năm 2020 của Việt Nam đạt
2,91% được xem là điểm sáng đáng ghi nhận.
Kinh tế – xã hội năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới
có xu hướng phục hồi khi các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vắc – xin
phịng chống dịch Covid-19 nhưng sự xuất hiện các biến chủng mới khiến q trình
phục hồi kinh tế có dấu hiệu chậm lại. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế toàn cầu
sẽ tăng trưởng 5,9% vào năm 2021. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Liên
minh châu Âu, Fitch Ratings, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
nhận định tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lần lượt đạt 5,6%, 5,8%, 5,7% và
5,3%.
Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị và
sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
những quyết sách kịp thời để phòng, chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội.Vì

thế mà:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm
trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế,
đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện
giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, đây là một thành công lớn của
nước ta trong việc phịng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Tổng sản lượng về hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi
rõ rệt từ năm 2017 đến năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid- 19. Diễn biến
phức tạp của dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tác động đến sự thay đổi
của tổng sản lượng. Mặc dù những tác động của dịch bệnh tới nền kinh tế vẫn còn
dai dẳng, nhưng nhờ thực hiện thành công mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch
bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào
đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, của Chính phủ trong
16


nhiệm kỳ 2021-2025 tăng lên. Đây là những tín hiệu tích cực về triển vọng phát
triển doanh nghiệp trong thời gian tới

17


PHỤ LỤC: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tổng cục thống kê. (2017, 12 29). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
QUÝ IV VÀ NĂM 2017. Được truy lục từ Tổng cục thống kê:
/>Tổng cục thống kê. (2018, 12 27). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
QUÝ IV VÀ NĂM 2018. Retrieved from Tổng cục thống kê:
/>Tổng cục thống kê. (2019, 12 27). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI

QUÝ IV VÀ NĂM 2019. Retrieved from Tổng cục thống kê:
/>Tổng cục thống kê. (2020, 12 27). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
QUÝ IV VÀ NĂM 2020. Retrieved from Tổng cục thống kê:
/>%202020%20t%C4%83ng%202,l%E1%BB%9Bn%20c%E1%BB%A7a
%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%9Bi
Tổng cục thống kê. (2021, 12 27). BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
QUÝ IV VÀ NĂM 2021. Retrieved from Tổng cục thống kê:
/>Tổng cục thống kê. (2021, 05 06). DOANH NGHIỆP ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP MỚI
TĂNG CẢ VỀ SỐ LƯỢNG VÀ SỐ VỐN ĐĂNG KÝ TRONG 4 THÁNG ĐẦU
NĂM 2021. Retrieved from Tổng cục thống kê: />18


19



×