Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CHUYÊN đề TIẾT dạy SÁNG tạo 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.92 KB, 12 trang )

1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TUYÊN HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ NGƯ HÓA

CHUYÊN ĐỀ TIẾT DẠY SÁNG TẠO
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON:CỐM

Họ và tên: Võ Thị Cẩm Trang
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: THCS


2

PHẦN 1: CÁCH DẠY THƯỜNG THẤY
Thông thường các tiết học mơn Ngữ văn thường có cấu trúc như nhau, nội
dung bài học thường xoay quanh hoạt động thầy hỏi trò trả lời. Do vậy dẫn đến tâm
lý sợ sai, ngại trả lời.
Có nhiều ngun nhân tạo nên tình trạng học tập trì trệ, thụ động, thiếu hào
hứng của học sinh. Xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thịi đại khoa học
cơng nghệ, dể hiểu là đại đa số HS chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ
thuật, kinh tế…ít có HS hứng thú học văn, bởi phần đông HS nghĩ rằng năng lực văn
là năng lực tự nhiên của con người xã hội, không học vẫn biết đọc, biết nói; học văn
khơng thiết thực. Văn có kém một chút, ra đời vẫn khơng sao, vẫn nói và viết được,
cịn khơng học ngoại ngữ, khơng học khoa học, kĩ thuật thì coi như chịu phép. Có thể
đó là lí do làm cho đa số HS khơng cố gắng học ngữ văn.Về phía giáo viên hiện
tượng dạy học đọc chép trong môn văn trước đây và môn ngữ văn rất phổ biến ở các
trường phổ thông hiện nay. Đọc chép trong giờ chính khóa và trong các lị luyện thi.
Thầy cơ đọc trước, HS chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi HS chép theo.
Đối với các bài khái quát về giai đoạn văn học hay khái quát về tác gia thầy cô cũng


thường tóm tắt rồi đọc cho HS chép. Đối với bài “giảng văn” thầy cô cũng thường
nêu “câu hỏi thu từ”, rồi giảng, sau đó đọc chậm cho HS chép các kết luận, nhận
định. Bên cạnh đó dạy nhồi nhét cũng là hiện tượng phổ biến do thầy cô sợ dạy
không kĩ, ảnh hưởng đến kết quả làm bài thi của HS, cho nên dạy từ a đến z, không
lựa chọn trọng tâm, khơng có thì giờ nêu vấn đề cho HS trao đổi, sợ “cháy” giáo án.
Kết quả của lối dạy này cũng là làm cho HS tiếp thu một cách thụ động, một
chiều.Tính chất thụ động thể hiện ở việc học thiếu hứng thú, học đối phó, và về nhà
chỉ còn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách học đó tất nhiên cũng khơng có
điều kiện tìm tịi, suy nghĩ, sáng tạo, cũng khơng được khuyến khích sáng tạo.Cách
học thụ động chứng tỏ HS khơng biết tự học, khơng có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên
cứu, không biết cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức, khơng biết cách
phân biệt cái chính và cái phụ, khơng biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết


3

từ cái đã biết mà suy ra cái chưa biết. Nói tóm lại là học sinh chưa biết cách tự học.
Kết quả của việc học thụ động là học tập thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham
mê, mà thiếu những động cơ nội tại ấy việc học tập thường là ít có kết quả
Phần lớn các tiết học như vậy dẫn đến tình trạng học sinh chỉ đang đối phó khơng có
hiệu quả. Trong mỗi mơn học, sự sáng tạo là cầu nối đưa kiến thức đến với thực tế,
đồng thời trang bị cho học sinh các kỹ năng ngồi sách vở. Dạy văn khơng chỉ dạy lời
ăn tiếng nói, cách đối nhân xử thế mà cịn là định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Do đó, chỉ có sáng tạo mới có thể “thổi” hết các ý niệm đó đến với học sinh, trao cho
các em cơ hội khẳng định mình, tự tin bước ra cuộc sống. Để làm được như vậy địi
hỏi người giáo viên cần phải có nhiều phương án tổ chức dạy học.
PHẦN 2: ĐỀ XUẤT CÁCH DẠY MỚI
Bước 1: Tôi sẽ thay thế bằng hoạt động khởi động cho HS nghe bài hát để tạo khơng
khí và đưa ra câu hỏi dẫn dắt vào bài học.
*HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :

-

Tên bài hát: Nhớ mùa thu Hà Nội ( Trịnh Cơng Sơn)
Mục đích: Rèn luyện tính tư duy, phản biện, tạo hứng thú chuẩn bị bước vào

bài mới.
- Cách thực hiện : GV chiếu lên tv video về Hà Nội và bài hát nhớ mùa thu Hà
Nội yêu cầu học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi: Nêu những hình ảnh, chi tiết
xuất hiện trong bài hát trên? Đó là tình huống có vấn đề để gv dẫn dắt đi vào
hình thành kiến thức mới.
Bước 2:
*HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Về cơ bản tơi vẫn đi theo trình tự thơng thường là Tìm hiểu chung để tìm hiểu về tác
giả , tác phẩm. Sau đó đi vào tìm hiểu chi tiết để phân tích tồn bộ văn bản.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung ( Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm)


4

Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết phần 1 Nguồn gốc, sự hình thành hạt cốm.
-

GV cho HS hoạt động nhóm tìm hiểu những chi tiết nói lên nguồn gốc của hạt

cốm?
- GV hướng dẫn học sinh tiếp tục phân tích sự hình thành hạt cốm:
- GV triển khai cho HS trình bày sản phẩm về quy trình sản xuất cốm mà HS đã
tự tìm hiểu ( mỗi nhóm có thể tự trình bày sản phẩm theo ý tưởng riêng nhưng
yêu cầu phải nêu được quy trình sản xuất cốm). Sau khi hai nhóm giới thiệu
sản phẩm giáo viên sẽ củng cố lại kiến thức về quy trình sản xuất cốm dưới

ngòi bút của tác giả thạch lam và yêu cầu HS nhận xét về cách miêu tả của tác
giả về quy trình sản cốm. Sau khi tìm hiểu kiến thức ở văn bản, giáo viên cụ
thể hóa kiến thức bằng cách cho HS theo dõi một đoạn phóng sự sản xuất cốm
làng Vòng của VTV để khái quát nội dung ở phần sự hình thành hạt cốm.
Với phần này, Các em vừa có ý thức tự tìm hiểu, tự có trách nhiệm về phần việc của
mình sau đó mỗi nhóm tự đánh giá nhiệm vụ mỗi cá nhân theo thang điểm quy định.
Bên cạnh đó , HS cịn trau dồi kĩ năng thuyết trình trước đám đơng, luyện cho HS sự
tự tin khi đứng trước đám đông. Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm giáo viên chỉ
đánh giá và sau đó chốt kiến thức .
-

Ở phần luyện tập : Tôi củng cố nội dung bài học bằng cách cho HS chơi trò
chơi “ai nhanh hơn” HS vừa hứng thú học , vừa đảm bảo được yêu cầu hệ
thống nội dung bài học.

PHẦN 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN SÁNG TẠO
TIẾT 48: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
(Thạch Lam)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.


5

- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo,
giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu
cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
3. Thái độ
- HS hiểu được nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội. Từ đó biết trân trọng, giữ
gìn.
* Các nội dung lồng ghép, tích hợp:
- Tích hợp bảo vệ mơi trường: ý thức giữ gìn nét đẹp truyền thống để bảo vệ môi
trường.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, bài soạn, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, nghiên cứu bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

A.MỞ ĐẦU
Mục tiêu: Khơi gợi cho học sinh những hình ảnh đặc trưng của Hà Nội trong đó có
hình ảnh cốm, tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em có được hứng thú để
đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu vấn đề; sử dụng video bài hát “Nhớ mùa thu
Hà Nội” để dẫn dắt vào bài mới.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, cảm nhận. Phẩm chất tự tin,
tự lập, khả năng phát hiện vấn đề.
Cách tiến hành:
-GV chiếu đoạn nhạc lên màn hình mời học sinh nghe bài hát “Nhớ mùa thu Hà
Nội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và trả lời câu hỏi: Hình ảnh, sự vật nào được xuất

hiện trong bài hát?


6

-HS: trả lời
-Dự kiến trả lời: Hoa sữa, cây cơm nguội, phố cổ, cốm xanh,...
-GV dẫn dắt vào bài mới: Các em biết không? Hà Nội là trái tim của cả nước ,là
nguồn cảm hứng của các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ,họa sĩ. Bài hát “Nhớ mùa thu Hà
Nội” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một thước phim quay chậm đưa chúng ta đến
với hình ảnh mùa thu nồng nàn hoa sữa, với gánh hàng rong , với hương cốm mới.
Và tiết học ngày hôm nay cô sẽ cùng các em thưởng thức một trong những đặc sản
của Hà Nội - Một thứ quà của lúa non: Cốm
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
+ Nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, thể
loại, phương thức biểu đạt, bố cục, mạch cảm xúc,).
+ Hiểu được nguồn gốc và sự hình thành hạt cốm.
Phương pháp dạy học: Tổ chức hoạt động cá nhân, cặp đôi, dạy học nêu và giải
quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng các hình ảnh về tác giả, tác phẩm.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực phát hiện và lĩnh
hội kiến thức, năng lực trao đổi, trình bày ý kiến.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
I. Đọc - Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- Thạch Lam (1910 – 1942), sinh tại Hà
- Em hãy nêu những hiểu biết của mình Nội.
về tác giả?
- Là thành viên nhóm Tự Lực văn đồn.
- GV gọi HS trả lời-> các học sinh khác -Chuyên viết truyện ngắn đặc biệt là thể

nhận xét, bổ sung. GV chốt kiến thức và loại tùy bút
mở rộng về tác giả.
- Các sáng tác thể hiện tâm hồn nhạy
cảm, tinh tế của ông đối với con người,
cuộc sống.
2. Tác phẩm:
GV HD đọc: Đọc với giọng tình cảm
a. Đọc
thiết tha, trầm lắng, chậm.
Đọc ở phần này các em lưu ý văn bản
cần đọc với giọng điệu trữ tình, sơi nổi,
thể hiện rõ tình u đối với một nét đẹp
trong văn hóa ẩm thực của một ngòi bút
tinh tế, nhẹ nhàng, sâu lắng. Cần nhấn
mạnh ở một số chi tiết thể hiện vẻ đẹp
của cốm và cách thưởng thức cốm.
-GV: Hãy cho biết văn bản “Một thứ quà
của lúa non: Cốm” được trích trong tác
phẩm nào?
-Trích trong tập Hà Nội băm sáu phố
phường xuất bản năm 1943.

b.Xuất xứ, thể loại, PTBĐ
*Xuất xứ
-Văn bản được trích từ tập tùy bút Hà
Nội băm sáu phố phường (1943)


7


-GV giảng: VB Hà Nội băm sáu phố
phường chỉ viết về những nét sinh hoạt,
những thứ quà bình dị , một số phố
phường, cửa hàng, biển hiệu…ở Hà Nội
trước 1945. Tập tùy bút khơng chỉ có giá
trị về văn hóa , phong tục mà cịn chứa
đựng những tình cảm, quan niệm của tác
giả rất đáng trân trọng.chứng tỏ sự am
hiểu về Hn của nhà văn. Ơng cịn có thể
coi là nhà văn của Hà Nội.
-GV:Văn bản này thuộc thể loại gì?
- HS: trả lời
- Văn bản “Một thứ quà của lúa non:
Cốm” là một bài tuỳ bút trữ tình. Vậy
tuỳ bút là gì ?
–> Hs đọc sgk (161).

*Thể loại
-Tùy bút là một thể văn gần với bút kí,
kí sự nhưng thiên về biểu cảm, thể hiện
cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của tác giả
trước các hiện tượng, các vấn đề của
cuộc sống, ngơn ngữ thường giàu hình
ảnh và chất trữ tình.
- Tác giả đã sử dụng những phương thức *Phương thức biểu đạt
biểu đạt nào, phương thức nào là chủ
- Miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình
yếu?
luận - nổi bật nhất vẫn là biểu cảm.
- Bài văn có thể chia thành mấy đoạn ?

3. Bố cục: 3 đoạn
Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?
- Từ đầu -> thuyền rồng: Cảm nghĩ về
nguồn gốc của cốm.
- Tiếp -> nhũn nhặn: Cảm nghĩ về giá trị
của cốm.
- Còn lại: Cảm nghĩ về sự thưởng thức
cốm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
- HS đọc đoạn 1
1. Nguồn gốc,sự hình thành của cốm
-Quan sát ở phần 1 của văn bản và trả
- Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên
lời câu hỏi : mạch cảm xúc của tác giả
mặt hồ, nhuần thấm cái hương thơm của
bắt nguồn từ đâu ?
lá.
-Từ cơn gió mùa hạ
-GV giảng: vậy cơn gió mùa hạ như
thơng điệp dẫn đường chỉ lối đưa tác giả
bước vào không gian ngọt ngào hương
lúa mới,cảm xúc ấy chúng ta còn bắt gặp
trong câu thơ của nhà thơ Nguyễn Đình
Thi.
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Gvchia lớp thành 2 nhóm, phát phiếu
học tập và chiếu câu hỏi lên màn hình :



8

-Tìm những chi tiết , hình ảnh thể hiện
sự hình thành hạt cốm?
-HS trình bày : GV chốt kiến thức và
chiếu lên màn hình.
-GV giảng:Từ hai yếu tố là hương thơm
của vầng lá sen trên hồ trong làn gió
mùa hạ kết hợp với mùi thơm của bông
lúa non đã tạo nên cái thức quà thanh
nhã và tinh khiết..
-Vậy! cội nguồn của cốm là lúa đồng
quê điều đó gợi lên từ những câu văn
nào?
-HS trả lời: trong cái vỏ xanh kia…Trời.
GV: Em có nhận xét gì về cách sử dụng
từ ngữ của tác giả ?

- Từ lúa non của đồng quê:
+ Mùi thơm mát
+ Giọt sữa trắng thơm, phảng phất
hương vị ngàn hoa cỏ
+ Cái chất quí trong sạch của trời

-Từ ngữ: chọn lọc, tinh tế, tính từ chỉ
phẩm chất, lời văn tự nhiên, gợi cảm
-> Tạo giá trị biểu cảm cho đoạn văn.
-Miêu tả khái quát đến cụ thể.


-GV: Em có nhận xét gì về cách miêu tả
của tác giả trong đoạn này?
- GV giảng: Tác giả sử dụng phương
pháp miêu tả từ khái quát đến cụ thể
nhằm khơi gợi cảm xúc, tưởng tượng
của người đọc. Từ ngữ chọn lọc tinh tế,
câu văn có nhịp điệu tràn ngập cảm xúc
như một đoạn thơ văn xuôi.
Như vậy nguồn gốc của cốm là lúa đồng
quê nhưng để sản xuất ra hạt cốm dẻo
thơm ngon đến tới tay thực khách lại cần
một quy trình khắt khe.
-GV mời hai nhóm lên trình bày sản
phẩm quy trình sản xuất cốm theo yêu
cầu ở tiết trước.
- Để cụ thể hóa nội dung GV cho HS
xem video quy trình sản xuất cốm.( do
chương trình chuyển động 24h VTV
thực hiện)
Đối chiếu với đoạn văn miêu tả của tác
giả trong VB theo em có nhận xét gì về -Tác giả không đi sâu miêu tả tỉ mỉ, chi
cách miêu tả quy trình sản xuất cốm
tiết mà chỉ khái quát quy trình sản xuất
dưới ngịi bút của nhà văn Thạch Lam?
cốm.
+ Làng Vòng là nơi nổi tiếng nghề làm
cốm
-Qua đoạn video trên hãy cho biết nơi
+ Cốm: Dẻo, thơm, ngon nhất (chất



9

nào là nơi cốm nổi tiếng?
- Làng Vòng.

- GV: cái cách cốm đến với mọi người
cũng thật duyên dáng, thanh nhã thơng
qua hình ảnh cơ hàng cốm. Vậy cơ hàng
cốm được tác giả miêu tả như thế nào?
Hình ảnh cơ hàng cốm có ý nghĩa gì?
- GV giảng: Làng Vịng là nơi nổi tiếng
của nghề cốm dẻo, thơm, ngon nhất.
Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm
ra cốm là cơ gái làng Vịng.Vẻ đẹp của
người đã tơn thêm vẻ đẹp của cốm.
- Vì sao đến mùa cốm, người Hà Nội lại
thường ngóng trơng cơ hàng cốm? Từ
đó, em thấy tác giả thể hiện cảm xúc nào
của mình?

lượng)
à Cốm thứ quà đặc biệt của lúa non, của
bàn tay khéo léo.

+ Cơ gái làng Vịng bán cốm: Xinh đẹp,
gọn ghẽ ( Hình thức)
+ Cái cách cốm đến với người thật
duyên dáng, lịch thiệp.
=> Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người.

Con người tôn lên vẻ đẹp của cốm.
-Cốm trở thành nhu cầu thưởng thức của
người Hà Nội
=> Yêu quý, trân trọng cội nguồn trong
sạch, đẹp đẽ, giàu sắc thái văn hoá dân
tộc của Cốm

- Cốm là nhu cầu thưởng thức của người
HN, từ một thứ quà quê đã gia nhập vào
văn hóa ẩm thực của thủ đơ, tác giả thể
hiện tình cảm yêu quý, trân trọng cội
nguồn văn hoá dân tộc. Như vậy qua tìm
hiểu chúng ta thấy, Cốm khơng chỉ là
thức quà mỗi dịp thu về mà nó đã trở
thành một nét riêng của Hà Nội.
Tích hợp GDBVMT: Hình ảnh những
gói cốm được gói trong lá chuối, lá
sen… cũng là hình ảnh rất thân thiện với
mơi trường mà chúng ta cần lan tỏa để
giảm thiểu lượng rác thải nilon ra môi
trường.
C.LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Tổ chức trò chơi để giải quyết 2 câu hỏi trắc nghiệm và
một câu hỏi mở.
Định hướng phát triển năng lực: năng lực quan sát, năng lực hiểu, phân tích văn
bản. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Trò chơi : Ai nhanh hơn
Câu
Đáp án



10

Câu 1: Một thứ quà của lúa non cốm
1
B
thuộc thể loại gì?
2
D
A.Kí sự
3
Bún thang, bún ốc, bánh cốm, ơ ma
B.Tùy bút
nem chua, ...
C.Truyện ngắn
D.Hồi kí
Câu 2: Bài văn đã viết về những phương
diện nào?
A. Bài văn đã viết về những phương
diện nào?
B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm
C. Sự thưởng thức cốm
D. Cả 3 phương diện trên
Câu 3: Hãy kể tên một số món ăn đặc
trưng của Hà Nội mà em biết?
D. VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng viết một đoạn văn ngắn.
Phương pháp dạy học: HS hoạt động cá nhân; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực

diễn đạt. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu giới thiệu một món ăn em
u thích.
GV hướng dẫn HS viết đoạn văn.
HS thực hiện nhiệm vụ.
GV gọi 1 HS trình bày. Các HS khác nhận xét.
GV nhận xét, bổ sung.
E.MỞ RỘNG
Mục tiêu: Tìm tịi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức
đã học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết
trình.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực quan sát, năng lực hiểu – phân tích
văn bản. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hãy giới thiệu một số món ăn đặc sản của quê hương em
- HS trả lời.
VD: Khoai deo, mắm ruốc, cá khô, bánh gai, …

3. Hướng dẫn về nhà
- Đọc lại văn bản, nắm chắc nội dung đã học.


11

- Về nhà soạn phần tiếp theo.
PHẦN 4 : PHỤ LỤC
1.Thạch Lam,(1947) Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Văn học.
2. Trần Đình Sử, (2008) Lý luận văn học tập 2 Tác phẩm và thể loại văn học, NXB
đại học sư phạm.
3. Phan Ngọc Thu, (2004) Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm Văn học Việt

Nam hiện đại, NXB Giáo dục.
Giáo viên thực hiện

Võ Thị Cẩm Trang



×