Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

376_078

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.87 KB, 7 trang )

KHẢO SÁT MỘT SỐ THÀNH NGỮ HÀN QUỐC
CÓ YẾU TỐ CHỈ KHÍ TƯỢNG
Nguyễn Mai Thảo*
Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Lê Thị Phương Thủy

TÓM TẮT
Chúng ta thấy được rằng người Hàn từ xưa đã có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng thiên nhiên. Dấu ấn
về nhân sinh quan, thế giới quan của người Hàn cũng được hàm chứa sâu sắc trong thành ngữ tiếng Hàn có yếu
tố chỉ khí tượng. Đặc biệt, chúng được coi là tài sản văn hóa, là chìa khóa để làm sáng tỏ thế giới tinh thần của
người dân và là một trong những yếu tố tạo nên nét truyền thống đặc trưng và riêng biệt cho văn hóa Hàn Quốc.
Đồng thời, những thành ngữ có yếu tố về khí tượng này cũng phản ánh rõ đặc điểm về lịch sử, xã hội Hàn Quốc
cũng như làm phong phú thêm cho đời sống ngôn ngữ của dân tộc Hàn. Do đó, bài viết sẽ thực hiện khảo sát
các thành ngữ Hàn Quốc có yếu tố khí tượng để tìm ra các yếu tố khí tượng có tần suất xuất hiện cao nhất, từ
đó phân tích và tìm ra ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của người Hàn Quốc.
Từ khóa: thành ngữ tiếng Hàn, thế giới quan, văn hóa Hàn Quốc, yếu tố khí tượng,
1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thành ngữ tiếng Hàn là sự kết tinh cô đọng bằng hình thức truyền miệng của nhân dân lao động Hàn Quốc,
được truyền bá rộng rãi cho đến nay. Từ lâu người Hàn đã gắn bó gần gũi với thiên nhiên, với những hiện tượng
thời tiết như nắng, mưa, gió, tuyết,... Họ thường dựa vào các dấu hiệu thời tiết để tính tốn cho cơng việc đồng
áng của mình. Ngồi ra, để cầu mong mưa thuận gió hịa thì người Hàn còn xem các hiện tượng thiên nhiên
như là một vị thần để tôn thờ như thần Mặt Trời, thần Mưa, thần Sấm,... Các hiện tượng như nắng, mưa, tuyết,...
đó được gọi là khí tượng. Thêm vào đó, việc nghiên cứu về thành ngữ gắn liền với yếu tố khí tượng vẫn cịn là
một mảng trống mà ta khơng thể bỏ qua. Chính vì thế, tơi quyết định chọn đề tài: “Khảo sát một số thành ngữ
có yếu tố về khí tượng của Hàn Quốc” làm đề tài cho Bài báo nghiên cứu khoa học của mình.
1.2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những cơng trình nghiên cứu của các học giả người Hàn liên quan đến thành ngữ trong thời gian qua gồm
“Nghiên cứu thành ngữ quốc ngữ” của Kim Moon Chang (1974); “Bài luận nghiên cứu về thành ngữ” của Kim
Seung Ho(1981); “Nghiên cứu về thành ngữ” của Park Young Sun (1985); bên cạnh đó, liên quan đến việc
3523




nghiên cứu thành ngữ Tiếng Hàn nói chung, ở Việt Nam có Luận văn Thạc sĩ về “Một số tín hiệu thẩm mỹ
trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn” của Nguyễn Thùy Dương (2013)...,
Tính đến nay, hầu như chỉ có một đề tài tương đối liên quan đó là luận văn về “Nghiên cứu đặc điểm tục ngữ
dự báo thời tiết tiếng Hàn (liên hệ với tiếng Việt)”của Ngô Thị Hằng (2021). Qua đó có thể thấy thành ngữ có
yếu tố khí tượng cịn ít được quan tâm, làm rõ so với vai trị của nó trong đời sống tinh thần người Hàn và đây
cũng là lý do tác giả chọn đề tài này để bổ sung vào một phần tài liệu về đất nước và con người Hàn Quốc.
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Người Hàn từ xưa đã có mối quan hệ mật thiết với các hiện tượng thiên nhiên. Dấu ấn về nhân sinh quan, thế
giới quan của người Hàn cũng được hàm chứa sâu sắc trong thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ khí tượng. Đặc
biệt, chúng được coi là tài sản văn hóa, là chìa khóa để làm sáng tỏ thế giới tinh thần của người dân và là một
trong những yếu tố tạo nên nét truyền thống đặc trưng và riêng biệt cho văn hóa Hàn Quốc. Do đó, bài viết sẽ
thực hiện khảo sát các thành ngữ Hàn Quốc có yếu tố khí tượng để tìm ra các yếu tố khí tượng có tần suất xuất
hiện cao nhất, từ đó phân tích và tìm ra ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của người Hàn Quốc.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài báo nghiên cứu trong phạm vi 94 thành ngữ có yếu tố về khí tượng của Hàn Quốc được đăng tải trên trang
từ điển điện tử “Woorimalsaem” (우리말샘) Qua khảo sát có thể thấy 3
yếu tố khí tượng có tần số xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ tiếng Hàn là gió, sương và mây. Do đó, bài
nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ 3 yếu tố này để tìm hiểu ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của người
Hàn.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp khảo sát và thống kê các thành ngữ có yếu tố về khí tượng, sau đó sẽ tiến hành
truy xuất ra yếu tố khí tượng có tần suất xuất hiện nhiều nhất, căn cứ trên số liệu đã thống kê, tôi sẽ phân tích
và giải thích ý nghĩa biểu trưng của các yếu tố khí tượng xuất hiện trong thành ngữ đó.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1 Khái niệm về thành ngữ tiếng Hàn
Kim Moon Chang (1974) cho rằng “Thành ngữ là từ hoặc cụm từ có cấu tạo từ hai từ trở lên hoặc mang ý
nghĩa đặc biệt khác với phương pháp diễn đạt thông thường của một ngôn ngữ”. Theo quan điểm của Gang
Jeong Seon (1982), thành ngữ là “Hai hoặc nhiều từ tập hợp lại với nhau thành một cụm từ, cấu tạo ngữ pháp

không chỉ độc đáo mà cịn có ý nghĩa mới khơng liên quan đến ý nghĩa của từng từ”. Đối với Park Young Sun
(1985) quan niệm “Thành ngữ là một hình thái ngôn ngữ được kết hợp từ hai từ trở lên, nó được sử dụng phổ
3524


biến giữa những từ kết hợp phi cú pháp. Về mặt cấu trúc, thành ngữ là từ ghép được ghép bởi hai từ trở lên,
cịn về mặt ý nghĩa nó là loại ngôn ngữ đặc thù mang ý nghĩa thứ ba mà không mang theo ý nghĩa cơ bản”.
Qua các định nghĩa khái niệm về thành ngữ của các học giả Hàn Quốc, ta nhận thấy rằng thuật ngữ “thành ngữ”
có nhiều tên gọi bằng tiếng Hàn như: thành ngữ (성어, 숙어) hay mượn từ của tiếng Anh (이디엄); quán dụng
ngữ (관용어); quán dụng cú (관용구); những biểu hiện của quán dụng (관용표현); những lời nói quen thuộc (익은
말, 익은이은말, 익힘말);...

Đặc trưng chính của thành ngữ được chú ý ở ba điểm sau: Thứ nhất, các từ trong thành ngữ không thể bị tách
rời và kết hợp với từ khác. Vì thành ngữ có cấu trúc cú pháp được củng cố bằng cách kết hợp chặt chẽ hai hay
nhiều từ được lựa chọn trong số các từ vựng tiếng Hàn hiện có. Vậy nên, nếu thay thế một từ trong thành ngữ
bằng một từ khác thì nghĩa của thành ngữ đó sẽ biến mất. Ví dụ: “ 발이 넓다” (Bước chân rộng) dùng để nói
những người có quan hệ xã hội rộng, nhưng nếu ta thay từ “발” thành từ “손” thì lúc này “손이 넓다*” sẽ khơng
cịn là thành ngữ chỉ sự quan hệ rộng nữa mà nó sẽ được hiểu theo nghĩa thông thường (tay rộng); Thứ hai,
thành ngữ có ý nghĩa mang tính phổ biến. Vì chúng được sử dụng qua nhiều năm nên được đông đảo người
dân Hàn thừa nhận; Thứ ba, thành ngữ có khả năng thay đổi hình dạng mang tính cú pháp, chẳng hạn thay đổi
đi từ (어미). Vì thành ngữ khơng tồn tại như một hình thức biểu đạt cố định mà trong quá trình phát triển, để
thành ngữ được sử dụng linh hoạt hơn tùy theo ý định của người nói nên chúng có thể thay đổi hình dạng mang
tính cú pháp theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: “발이 넓다”, có thể thay đi từ (어미), cụ thể là thay đuôi “다”
bằng đuôi khác như “발이 넓구나” hay “발이 좀 넓었으면”...v.v.
2.2 Khái niệm về thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố khí tượng
Theo “Từ điển tiếng Hàn chuẩn” (표준국어대사관) định nghĩa khí tượng là “Một thuật ngữ chung cho các hiện
tượng vật lý xảy ra trong khí quyển như gió, mây, mưa, tuyết,...”. Như vậy, khí tượng là những hiện tượng vật
lý của khí quyển, phát sinh trong khơng gian vũ trụ, ảnh hưởng đến các hoạt động trong đời sống của con người.
Hay, nói một cách dễ hiểu thì khí tượng là các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, gió, tuyết, sấm, chớp,...v.v
xảy ra trong khí quyển. Giữa chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, biến động cả về thời gian và không

gian theo quy luật tự nhiên. Ngồi các khí tượng thường gặp như đã nói trên, cịn có các khí tượng mang tính
nguy hiểm dẫn đến những thảm họa như hạn hán, lũ lụt, sóng thần,...v.v gây thiệt hại lớn về người và của.
Thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố khí tượng là một cụm từ bao gồm hai hay nhiều từ kết hợp lại với nhau, trong
đó có sự xuất hiện của một hay hai từ có yếu tố chỉ khí tượng như mưa, mây, gió, tuyết,... thể hiện một ý nghĩa
mới khác hồn tồn so với nghĩa ban đầu, mang tính ẩn dụ, biểu trưng và biểu cảm cao. Ví dụ như: “비 오듯”
có từ chỉ khí tượng là “비” (mưa) , câu thành ngữ này chỉ hình ảnh mũi tên hoặc đạn bắn ra hay rơi xuống nhiều
như mưa vậy.
3. CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG XUẤT HIỆN TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG HÀN
3525


Sau đây là kết quả tác giả khảo sát được từ 94 thành ngữ Hàn Quốc có yếu tố khí tương.
Bảng 16. Bảng thống kê 11 yếu tố khí tượng xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hàn

STT

Tên yếu tố khí tượng

Số lượng câu

Tỷ lệ % (so với 94 thành ngữ tiếng Hàn có
yếu tố khí tượng)

1

Gió

33

35,1%


2

Sương

23

24,5%

3

Mây

12

12,8%

4

Tuyết

9

9,5%

5

Mưa

8


8,5%

6

Băng

2

2,1%

7

Hạn hán

2

2,1%

8

Tia chớp (sét)

2

2,1%

9

Sấm


1

1,1%

10

Lũ lụt

1

1,1%

11

Cầu vồng

1

1,1%

Qua khảo sát có thể thấy ba yếu tố khí tượng xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ là gió, sương, mây. Vậy bài
nghiên cứu sẽ đi vào tập trung làm rõ ý nghĩa biểu trưng của 3 yếu tố trên.
3.1 Yếu tố khí tượng về gió
Yếu tố gió xuất hiện với nhiều cách diễn đạt khá đa dạng như gió (바람) gồm 23 câu chiếm 69,7%, gió mạnh
(날바람) 12,1%, gió xốy (돌개바람) 6,1%, gió lạnh (찬바람) 6,1%, gió băng (얼바람) 3%... Để ám chỉ một
hành động nào đó xảy ra rất nhanh và đầy sức mạnh, hay một sự vật, sự việc biến mất một cách nhanh chóng,
đột ngột thì người Hàn đều sử dụng hình ảnh gió để ví von. Ví dụ: “바람을 차다”. Câu thành ngữ này dùng để
3526



nói về một cái gì đó hoặc một hành động nào đó xảy ra đã làm nổi lên một cơn gió mạnh. Ngồi từ “바람”mang
nghĩa “gió” ra thì người Hàn cịn có từ vựng về các loại gió như trong thành ngữ “자개바람이 일다[나다]”, từ
“자개바람” ở đây chỉ một loại gió thổi nhanh và mạnh. Với tính chất của loại gió này, thành ngữ “자개바람이
일다[나다]”

hàm ý ẩn dụ một sự vật nào đó di chuyển hay chuyển động rất nhanh và đầy sức mạnh. Bên cạnh

đó, “돌개바람에 먼지 날리듯” (Bụi bị cuốn vào ngọn gió lốc) là một thành ngữ với nghĩa đen là cát bụi bị cơn gió
lốc thổi bay rất nhanh trong phút chốc. Trong đó “돌개바람” là một loại gió xốy hay cịn gọi là gió lốc. Người
Hàn sử dụng thành ngữ này hàm ý về việc đột nhiên tất cả đều biến mất hay cái gì đó/người nào đó bỗng biến
mất một cách nhanh chóng, đột ngột. Ngồi ra, yếu tố gió trong các thành ngữ cịn có nghĩa khuyến dụ, xúi
giục, hay biểu trưng cho sự khơng may, xui xẻo.
3.2 Yếu tố khí tượng về sương
Yếu tố sương cũng có những cách diễn đạt đa dạng như 서리 với 26,1%, 이슬 với 21,7%, sương giá (서릿발)
21,7%, sương mù (안개) 13,1%, sương muộn (된서리) 13,1%, sương giá đầu mùa (첫서리) 4,3%... Ví dụ khi
muốn diễn tả độ sắc bén của một con dao hay thanh kiếm, người Hàn thường dùng thành ngữ “서리 같은 칼
(날칼)” (Lưỡi dao tựa sương) để nói lên điều đó. Thành ngữ này lấy hình ảnh của những giọt sướng trắng, sáng
lấp lánh để miêu tả cho lưỡi dao, kiếm sắc bén và sáng loáng tựa như làn sương trắng vậy. Màu trắng của sương
cịn được người Hàn lấy làm hình ảnh ẩn dụ cho mái tóc trắng, tóc đã bạc, chủ yếu chỉ mái tóc bạc trắng của
những người già hay những người đã có tuổi. Các thành ngữ xuất hiện hình ảnh sương ám chỉ điều này như
“서리가 내리다 [앉다]” (Sương rơi), “서리를 이다”, “머리에 서리가 앉다” (Sương giá phủ trên đầu) hay “서릿발을
이다”.

Để diễn tả việc con người gặp phải khó khăn, trở ngại nào đó, thành ngữ Hàn có biểu hiện “된서리를

맞다” (Dính sương muộn). Hay cũng với thành ngữ “된서리를 맞다”, người Hàn còn muốn ám chỉ việc: Khi con

người đối mặt với những tai ương, tai họa ghê gớm nào đó, thậm chí là thiên tai, thảm họa thiên nhiên dữ dội;
Hoặc khi bị cưỡng chế, bị áp bức, bị áp chế bởi một thế lực có quyền hạn lớn hơn. Ví dụ như: 소매치기들이

경찰의 일제 단속으로 된서리를 맞았다 (Những tên móc túi đã bị cảnh sát áp chế). Ngồi ra, yếu tố sương cịn diễn

đạt cái chết hay khí thế uy nghiêm, lạnh lùng của con người.
3.3

Yếu tố khí tượng về mây

Yếu tố mây ngồi từ 구름 để chỉ mây nói chung chiếm 50% thì căn cứ theo hình dạng của mây mà nó cũng có
nhiều cách diễn đạt khá đa dạng như mây đen (검은 구름) 25,1%, mây trơi (뜬구름) 8,3%... Trong đó khi
muốn diễn tả một đám đông với nhiều người tập trung lại, tụ tập lại cùng một lúc một cách đông đúc, người
Hàn thường dùng thành ngữ “구름같이 모여들다” để nói lên điều đó. Mây thực chất chỉ là những hơi nước
ngương tụ tạo thành khi gặp lạnh. Nếu chúng ở một độ cao đủ để ta chạm vào thì cảm giác khi chúng ta chạm
vào mây dường như chẳng có gì ngồi việc chỉ cảm nhận được một chút hơi ẩm lạnh của nó. Bởi thế nên trong
thành ngữ tiếng Hàn có các biểu hiện như: “구름을 잡다” (Bắt mây), “구름을 잡은 것 같다” (Như việc bắt mây)
3527


hay “뜬구름을 잡다” (Bắt đám mây đang trôi lơ lửng) để biểu đạt việc con người theo đuổi những thứ mơ hồ,
viễn vông; những điều không chắc chắn, không rõ ràng mang tính phi thực tế, xa rời thực tại; Hoặc để ám chỉ
những người mơ mộng, tin vào những chuyện phù phiếm, hoang đường, những chuyện không bao giờ có thể
xảy ra. Ngồi ra, yếu tố mây cịn biểu trưng cho sự lo lắng, bất an hay bầu không khí ảm đạm, báo hiệu tai họa
nguy hiểm sắp xảy ra. Qua sự tìm hiểu về những thành ngữ có yếu tố khí tượng chỉ mây, tơi thấy rằng, người
Hàn đã vận dụng linh hoạt những đặc điểm và tính chất của mây vào trong thành ngữ tiếng Hàn. Thế nhưng,
đa số những thành ngữ có sự xuất hiện của mây mang hàm ý tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
4. KẾT LUẬN
Theo kết quả thống kê thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố khí tượng, cho thấy rằng: Thành ngữ xuất hiện yếu tố khí
tượng là gió chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 35,1%. Thành ngữ xuất hiện yếu tố khí tượng là sương chiếm 24,5%
đứng vị trí thứ hai, sau gió. Và thành ngữ xuất hiện yếu tố khí tượng là mây đứng ở vị trí thứ ba với 12,8%.
Những ý nghĩa mang tính biểu trưng của các yếu tố khí tượng xuất hiện trong thành ngữ tiếng Hàn ở bài báo
cáo này, chẳng hạn như: Đối với gió, có các biểu trưng tiêu biểu sau, gió biểu trưng cho sự mạnh mẽ, nhanh

nhẹn; gió biểu trưng cho sự khuyến dụ, xúi giục; gió biểu trưng cho sự thay đổi trong tâm trạng hay mong
muốn khám phá cái mới của con người, hay sự xui xẻo, sự phấn khích của con người; gió biểu trưng cho bầu
khơng khí, lòng ham muốn của con người; biểu trưng cho việc làm vô nghĩa, cảm xúc, thái độ của con người,...
Bên cạnh đó, sương xuất hiện trong thành ngữ với những ý nghĩa biểu trưng như sương biểu trưng cho sự sắc
bén của dao, kiếm; màu tóc trắng; sức mạnh mang tính bạo lực hoặc sức mạnh của một thế lực; hay sương biểu
trưng cho những trở ngại, khó khăn mà con người gặp phải; cái chết; khí thế uy nghiêm, lạnh lùng của con
người; sự thật bị che giấu,... Còn mây có các ý nghĩa biểu trưng như mây biểu trưng cho sự biến mất hoàn toàn;
mây biểu trưng cho một đám đông; những thứ viễn vông, mơ hồ; hay mây biểu trưng cho sự lo lắng, bất an;
bầu không khí ảm đạm, báo hiệu tai họa nguy hiểm sắp xảy ra,...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ngô Thị Hằng (30/3/2021), Nghiên cứu đặc điểm tục ngữ dự báo thời tiết tiếng Hàn (liên hệ với tiếng Việt),
123doc, được download tại địa chỉ vào ngày 29/12/2021.
Tài liệu tiếng Hàn
2. 김문창

(1995),

관용어(慣用語),

한국민족문화대백과사전,

được

download

tại

địa


chỉ

vào ngày 29/12/2021.
3. 김성채,

바람할매

올리기,

디지털하동문화대전,

được

download

vào ngày 7/1/2022.
3528

tại

địa

chỉ


4. 김정아 (20/11/2014), 우리 조상님들은 작명가! 날씨와 관련된 예쁜 우리말들, 블로그, được download tại
địa

chỉ


/>vào ngày 29/12/2021.
5. 김한샘(20/5/2021), 한국어 숙어 연구, 출판사는 한국문화사이다, 서울시, được download tại địa chỉ
/>=N&orderClick=JAW vào ngày 30/12/2021.
6. 부이티미린 (2/2019), 한국어와 베트남어 속담·관용구 나타난 머리 부분 신체어휘, (재)한국어능력평가원
한국어교육연구소, 한국어교육연구

14 권 13 호, được download tại địa chỉ />
view.asp?key=3668927 vào ngày 30/12/2021.

3529



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×