Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

video

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.28 KB, 6 trang )

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN
NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Khánh Mai, Nguyễn Thúy Ái, Nguyễn Thị Bích Hạnh,
Lê Nguyễn Bảo Trân, Lê Thị Mỹ Trang
Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

GVHD: ThS. Đào Thị Hiền
TĨM TẮT
Ngơn ngữ là ngành học cần rất nhiều thời gian để ôn luyện, trau dồi; dẫn đến tiêu tốn rất nhiều thời gian
nên các bạn sinh viên ngành ngơn ngữ cần có cách quản lý thời gian sao cho vừa có thời gian để học tập,
vừa có thời gian để dành cho sở thích và công việc của bản thân. Thông qua bài nghiên cứu, biết được quản
lý thời gian là một kỹ năng mềm rất quan trọng trong đời sống, công việc. Dựa vào ý kiến khảo sát của các
bạn sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh để phân
tích cách mà các bạn phân chia quỹ thời gian của bản thân trong một ngày. Đồng thời cũng cho biết mức
độ quan tâm, sự hiểu biết của các bạn sinh viên về kỹ năng quản lý thời gian; các vấn đề mà các bạn thường
mắc phải trong lúc thực hiện quản lý thời gian, từ đó nêu ra được các nguyên nhân khiến các bạn gặp khó
khăn trong khi thực hiện các cơng việc và cách để khắc phục những khó khăn này.
Từ khóa: áp lực, phân loại công việc, quản lý thời gian, Ngôn ngữ Trung Quốc, sắp xếp.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý thời gian (QLTG) là quá trình làm việc, thực hành việc kiểm sốt một cách có ý thức một đơn vị
thời gian. Hay nói cách khác, quản lý thời gian là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian. Điều này giúp
phân bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý và hiệu quả hơn.
Bạn có thể sắp xếp các nhiệm vụ chun mơn và cá nhân của bạn dựa trên mức độ khẩn cấp và quan trọng
của chúng, quan tâm đến việc khẩn cấp và quan trọng nhất trước, sau đó là các hoạt động không khẩn cấp
nhưng vẫn quan trọng. Bằng cách ưu tiên khối lượng cơng việc của mình, bạn có thể tập trung thời gian và
năng lượng của mình vào nơi quan trọng nhất.
Sau khi tham gia một lớp học kỹ năng về quản lý thời gian và đọc tìm hiểu các tài liệu, sách liên quan đến
chủ đề này, nhóm nghiên cứu nhận thấy đây là một đề tài có thể đào sâu vì đây tuy khơng phải là một kỹ
năng mới nhưng nhiều bạn sinh viên (SV) vẫn chưa biết đến kỹ năng này. Việc học ngoại ngữ yêu cầu SV
phải chăm chỉ, dành nhiều thời gian cho việc học. Chính vì vậy, việc quản lý thời gian là hết sức quan trọng


đối với SV. Theo tìm hiểu về các bạn sinh viên Khoa Trung Quốc học, trường Đại học Cơng nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, trong q trình học tập, các bạn gặp nhiều khó khăn trong việc phân chia thời gian hợp
lý để học tập, giải trí, thư giãn. Ngồi ra các bạn cịn đi làm thêm, tham gia các câu lạc bộ, những hoạt động

3557


vui chơi, hay những sở thích cá nhân. Việc này nếu không sắp xếp thời gian hợp lý sẽ dẫn đến áp lực, ảnh
hưởng đến học tập và công việc.
Đề tài này nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu tình hình quản lý thời gian của các bạn sinh viên, nguyên
nhân khiến SV gặp khó khăn hoặc thất bại trong việc thực hiện QLTG, từ đó đưa ra những biện pháp khắc
phục, giúp các bạn sinh viên có thể quản lý tốt thời gian, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
• Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát. Khách thể nghiên cứu là SV ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh.
• Phương pháp thu nhập tài liệu: tìm kiếm các đề tài luận án, giáo trình, sách, tham khảo các tài liệu được
thầy cô giới thiệu khi giảng dạy các môn học.
Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Trường Đại học Công Nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGƠN NGỮ TRUNG QUỐC
HUTECH
Để tìm hiểu tình hình quản lý thời gian của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, chúng tôi đã tiến hành
khảo sát trên 114 sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc từ năm nhất, năm hai, đến năm ba, năm bốn. Kết
quả như sau:
Số lượng sinh viên biết đến kỹ năng quản lý thời gian và có thực hiện quản lý thời gian của bản thân chiếm
tỷ lệ 63.2% trên tổng số sinh viên tham gia khảo sát.
Thực hiện khảo sát việc phân chia thời gian trong một ngày của sinh viên, nhóm nghiên cứu dựa trên sự
phân chia thời gian cho mỗi hoạt động/ngày của sinh viên, trong đó:
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung phân chia thời gian cho việc tự học sau thời gian học trên lớp như sau:
65.8% số bạn dành ra 5-6 tiếng để học mỗi ngày, 21.1% số bạn dành 4-5 tiếng học mỗi ngày, 7% dành 2-3

tiếng để học và 6.1% số bạn chỉ dành dưới 2h/1 ngày để học.
Sinh viên dành thời gian làm thêm chủ yếu là sinh viên năm nhất, năm hai. Tỷ lệ sinh viên đi làm thêm
chiếm 50% tổng số sinh viên tham gia khảo sát, trong đó 65.9% sinh viên dành 4 - 5 tiếng cho việc làm
thêm, 34.1% số bạn dành ra 6- 7 tiếng đi làm mỗi ngày.
Ngoài ra, thời gian dành cho các hoạt động khác cũng chiếm tỷ lệ cao, có hơn 80% số sinh viên dành ra
khoảng thời gian 4- 5 tiếng cho các hoạt động khác, chủ yếu là trong các hoạt động vui chơi giải trí, sinh
hoạt cá nhân.
Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ở mức tương đối, có phân bổ thời
gian cho các hoạt động trong ngày, quỹ thời gian cho từng hoạt động vẫn có sự chênh lệch giữa các hoạt
động ưu tiên và không ưu tiên…
3558


3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN
3.1 Tăng năng suất làm việc, học tập
Biết cách quản lý thời gian sẽ giúp bạn sắp xếp các kế hoạch và nhiệm vụ hằng ngày vào mức độ quan
trọng và thứ tự ưu tiên. Ưu tiên và kết hợp các nhiệm vụ lại với quỹ thời gian có sẵn là một cách để bạn
làm việc mà không tốn quá nhiều sức. Với cách làm này, bạn sẽ tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng
nên hồn thành trước, từ đó tăng hiệu quả công việc.
3.2 Rèn luyện khả năng quyết định và giảm tải áp lực
Học được cách nói “ Khơng” đối với những việc vơ bổ. Kiểm sốt được thời gian sẽ giúp bạn giảm căng
thẳng, tránh được áp lực và hồn thành cơng việc một cách nhanh nhất.
3.3 Hạn chế thói quen xấu, tính trì hỗn, tạo động lực hành động
Những thói quen xấu như trì hỗn cơng việc, sắp xếp kém,.. sẽ gây tác hại khôn lường cho cá nhân và tập
thể nơi cá nhân ấy làm việc. Vì vậy quản lý tốt thời gian sẽ giúp bạn loại bỏ thói quen khơng tốt, đồng thời
tạo động lực để bắt tay thực hiện những dự án lớn nhờ kế hoạch đã được đặt ra với mực tiêu rõ ràng và thời
gian biểu chính xác.
3.4 Sắp xếp, kiểm sốt được thời gian trong mọi việc, khơng tốn q nhiều sức
Việc bạn sắp xếp được mọi việc sẽ khiến bạn có rất nhiều thời gian để giải quyết mọi việc, không tốn quá
nhiều thời gian để suy nghĩ. Biết cách quản lý thời gian sẽ giúp bạn có thể hoàn thành nhiều việc hơn trong

khoảng thời gian ngắn hơn với ít nỗ lực hơn. Bạn sẽ hồn thành được rất nhiều công việc cũng như đạt hiệu
quả cao khi bạn thực sự tập trung.
3.5 Nâng cao khả năng tự tin.
Quản lý thời gian sẽ nâng cao sư tự tin của bạn. Bạn sẽ dành nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân hơn.
Khơng có quản lý thời gian sẽ thường dẫn đến tình trạng “STRESS” gián tiếp đưa ra những quyết định sai
lầm khi không truy xét kĩ. Ngược lại, nếu bạn quản lý tốt sẽ tránh được áp lực deadline và sẽ có thời lượng
để đưa ra những quyết định đúng đắn, làm bạn trở nên tự tin hơn.
3.6 Có thêm năng lượng và thời gian để làm những việc bạn yêu thích.
Hãy thử tưởng tượng xem cuộc sống sẽ thú vị biết bao nếu bạn tràn đầy năng lượng. Khi bạn hồn thành
xong mọi cơng việc, bạn sẽ cảm thấy như được nạp đầy pin để chuẩn bị cho những dự án mới. Bên cạnh
thời gian ngủ, ăn uống, chăm sóc cá nhân thì quản lý thời gian tốt sẽ dành được thời gian cho riêng mình
để làm những việc yêu thích. Đây sẽ là cơ hội phát triển bản thân.
3.7 Giúp cá nhân hiểu rõ được ý nghĩa của thời gian đối với bản thân
Thời gian có thể giúp chúng ta tiến bộ lên theo ngày, tháng, cũng có thể giúp chúng ta dần hiểu ra và học
tập nhiều khía cạnh giúp trưởng thành và nâng cao sự hiểu biết.
3559


4. NGUYÊN NHÂN QUẢN LÝ THỜI GIAN CHƯA TỐT VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THỜI GIAN
HIỆU QUẢ
4.1 Nguyên nhân khiến sinh viên quản lý thời gian chưa tốt
Thứ nhất, dựa vào bài khảo sát thấy được chủ yếu là SV năm nhất, năm hai chưa được học và còn bỡ ngỡ
trong việc quản lý thời gian một cách hợp lý nhưng lại ôm quá nhiều công việc (tham gia quá nhiều hoạt
động ở trường, đi làm thêm,…) dẫn đến không thể giải quyết hết công việc và làm ảnh hưởng đến việc học,
gây xuất hiện hiện tượng “chạy deadline”.
Thứ hai, SV chưa đủ nghiêm túc trong quá trình học tập: Ngày nay, ý thức tự giác của SV trong học tập
đang ngày càng giảm sút bởi những thứ như mạng xã hội, trò chơi điện tử, và những buổi tụ họp với bạn
bè.
“Nhiều sinh viên nghiện điện thoại, dành thời gian lướt facebook, zalo nhiều hơn học hành” - TS Lê Đức
Hồng - Vụ Lý luận chính trị, Ban Tun giáo trung ương chỉ ra thực tế.

Thứ ba, đa số SV hiện nay sinh sống và học tập một cách tự do, xa gia đình, khơng cịn chịu q nhiều sự
quản lý từ bố mẹ, cùng với tính tự giác kém và khơng có động lực hay bất kỳ sự đốc thúc nào nên đã có
biểu hiện sa sút, bê trễ học hành. Hoặc là nhiều SV vẫn còn tư tưởng nước đến chân mới nhảy. Do lối sống
thích hưởng thụ, mang suy nghĩ “sướng trước khổ sau”, “học tài thi phận”, khơng có lý do để học nhưng
lại có q nhiều lý lo để trì hỗn, dù cho biết trước sẽ có kết quả xấu nhưng vẫn mang tâm thế “chơi trong
hoang mang, lo sợ”.
Thứ tư, do SV đã biết đến kỹ năng QLTG nhưng chưa biết cách thực hiện sao cho đúng. Từ kết quả bài
khảo sát, một số sinh viên đã biết đến kỹ năng QLTG nhưng vẫn chưa biết làm thế nào để phân chia thời
gian dành cho từng cơng việc một cách hợp lý. Có những bạn dành đến hơn 70% thời gian trong một ngày
chỉ để trau dồi tiếng Trung mà quên đi các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình cũng
rất quan trọng đối với SV ngành Ngơn ngữ.
Với câu hỏi được đặt ra trong bài khảo sát :
Thời gian rảnh bạn thường làm gì?
Chỉ có 24 trong số 114 cá nhân sẽ chọn việc học, đọc sách, làm bài tập trong thời gian rảnh, còn lại đa số
là: “xem phim”, “nghe nhạc, xem TV, đi du lịch”, “lướt mạng xã hội, xem các video về cuộc sống tối
giản,...”, “bấm điện thoại”, “đi chơi”.
Bạn nghĩ khi thực hiện công việc, những yếu tố nào sẽ gây ra sao nhãng?
Đa số đến từ điện thoại và mạng xã hội (hơn 60 ý kiến), 33 cá nhân cho rằng là do yếu tố bên ngoài và các
việc đột xuất tác động đến, còn lại: “Mệt mỏi, đang gặp vấn đề nào đó của bản thân, khơng hứng thú với
cơng việc...” , “lười”, “yếu tố mệt mỏi, trì trệ khơng quyết đốn trong từng cơng việc”,…
4.2 Biện pháp giúp sinh viên quản lý thời gian hiệu quả
3560


4.2.1 Sinh viên tự tạo cho mình một thời gian biểu hợp lí: lập dựa trên 1 ngày hoặc là 1 tuần, ghi lại
những việc cần làm và đánh giá kết quả cho thời gian biểu đó vào cuối ngày hoặc cuối tuần. Như vậy sẽ
tìm ra cho sinh viên một thói quen sinh hoạt có trật tự, đánh giá tổng kết để biết được mức độ hồn thành
cơng việc của mình là bao nhiêu và ghi những việc chưa hồn thành được hơm nay để hồn thành vào ngày
kế tiếp.
4.2.2 Những phương pháp giúp sinh viên quản lý thời gian hiệu quả : Ma trận EISENHOWER, phương

pháp POMODORO, phương pháp SMART:


Ma trận Eisenhower giúp sinh viên phân chia rõ ràng công việc theo các bước: Quan trọng, gấp;

Quan trọng, không gấp; Không quan trọng, gấp; Không quan trọng, không gấp. Các bước tương đương với
mức độ quan trọng, nhanh chậm của cơng việc vì vậy cần phân bổ thời gian hợp lý tương ứng cho các bước
(20%, 65%, 10%, 5%).


Phương pháp Pomodoro giúp sinh viên quản trị thời gian nâng cấp tối đa sự tập trung nhất định

trong công việc và học tập.


Phương pháp Smart giúp sinh viên thiết lập được mục tiêu và ứng dụng vào các nguyên tắc của nó.

Việc sinh viên tìm ra và sắp xếp được mức độ công việc sẽ giúp họ quản lý thời gian tốt, có thể hồn thành
cơng việc trước dự kiến, dư được một chút ít thời gian để dành cho sở thích của bản thân họ.
4.2.3 Giảm bớt thời gian dành cho mạng xã hội: vì nó khơng giúp gì cho cơng việc mà cịn làm sao nhãng
gây mất tập trung, thay vì lướt web, facebook,... sinh viên có thể lựa chọn thư giãn bằng cách đọc sách,
nghe nhạc nhẹ, vận động nhẹ cơ thể,…
4.2.4 Không làm nhiều việc 1 lúc: làm nhiều việc chưa chắc đã hiệu quả, thứ sinh viên cần là mức độ hiệu
quả công việc tối ưu, thay vì làm nhiều thì sinh viên chỉ nên tập trung vào một việc để đạt được hiệu quả
cao nhất có thể.
4.2.5 Làm việc khơng gián đoạn, cần tìm nơi yên tĩnh tránh ồn ào: chuẩn bị mọi thứ trước khi làm việc:
nước uống, đồ ăn nhẹ, sách vở,... đang tập trung cao độ cho công việc nhưng lại vì khát nước mà dừng để
đi tìm nước uống, như vậy làm cho tư duy suy nghĩ và sự tập trung đứt đi, khi quay lại sẽ khó tìm lại mạch
cảm giác như lúc đầu.
4.2.6 Thực hiện những việc quan trọng vào buổi sáng: vì buổi sáng là thời gian ghi nhớ mọi việc tốt

nhất. Sinh viên phải tìm ra được “khung giờ vàng” của bản thân, mỗi người có 1 khung giờ làm việc khác
nhau, hãy tìm ra và sắp xếp công việc phù hơp.
4.2.7 Sắp xếp nơi làm việc, học tập gọn gàng, ngăn nắp: tránh tình trạng bừa bộn gây mất thời gian và
mức độ tập trung. Một nơi đẹp mắt sẽ có nguồn cảm hứng tốt hơn là một nơi bừa bộn.
5. KẾT LUẬN

3561


Để tìm hiểu thực trạng quản lý thời gian của sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Cơng
nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhóm chúng tơi đã lập ra một bản khảo sát online về khả năng quản lý thời
gian của sinh viên, kết quả thu lại có 114 ý kiến được gửi về. Cho thấy, sinh viên vẫn chưa biết cách quản
lý thời gian hợp lí. Những vấn đề thường gặp làm ảnh hưởng đến việc quản lý thời gian: Cơng việc bị trì
hỗn do có nhiều việc phát sinh không đúng theo kế hoạch, phân chia thời gian khơng hợp lí, dễ bị những
yếu tố bên ngoài làm sao nhãng và do ý thức đối với việc sắp xếp thời gian của mỗi sinh viên. Nhóm nghiên
cứu thơng qua tìm hiểu những ngun nhân, vấn đề thường gặp phải trong quá trình quản lý thời gian của
sinh viên, từ đó rút ra những biện pháp để khắc phục. Cố gắng rèn luyện cho bản thân một thói quen về
việc lên kế hoạch quản lý thời gian, phân chia cơng việc hợp lí, hạn chế việc dành thời gian vào những việc
không cần thiết.
Kỹ năng quản lý thời gian là một kỹ năng cần thiết cho mỗi sinh viên, nếu biết cách quản lý thời gian hiệu
quả thì chúng ta sẽ có thể tận dụng thời gian để mang lại nhiều lợi ích nhất cho bản thân. Để làm được điều
đó là tập trung vào tồn bộ thời gian sẵn có. Thay vì lãng phí chúng vào những việc lặt vặt khơng có kế
hoạch cụ thể. Khi đó, bạn sẽ biết mình cần phải ưu tiên những việc gì và nên loại bỏ những việc gì gây tốn
thời gian mà không thiết thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Thế Luyện (2010). Kỹ năng quản lý thời gian, NXB Văn hố Thơng tin.
2. Trần Phương Thảo (2019). Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân.
3. Richard Guare, Peg Dawson, Ngô Cẩm Ly dịch (2018). Quản lý thời gian, NXB Lao động.
4. Jim Randel, Vi Mệnh dịch (2020). Muốn lười phải khôn – Kỹ năng quản lý thời gian cho người thích

chơi, NXB Thế giới.
5. Jake Knapp, Jonh Zeratsky, Nguyễn Thu Hiền dịch (2019). Quản lý thời gian hiệu quả, NXB Lao Động.
6. Steve Dennin, Lê Hồng Phương Hạ dịch (2019). Quản lý công việc hiệu quả theo phương pháp của
Agile, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
7. Shibamoto Hidenori, Yoko dịch (2018). Kỹ năng lập kế hoạch hiệu quả, NXB Thế Giới.
8. Kazuhiro Okuda, Trần Cẩm dịch (2020). Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội,
NXB Công Thương.
9. Oliver Luke Delorie, Yến G. Dịch (2020). Chiến thuật quản lý thời gian – Dành cho người lười: Đọc ít,
Nghĩ nhiều, NXB Thế Giới.
10. Trí Thức Việt (2021). Kỹ năng quản lý thời gian và lập kế hoạch dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên,
NXB Dân Trí.
11. Nhiều tác giả (2021). Kỹ năng quản lý bản thân – sắp xếp thời gian, hoàn thành nhiệm vụ, NXB Hà Nội.
12. Paula Rizzo, Rbooks dịch (2019). Sống có kế hoạch, NXB Lao Động.
13. Michael Hyatt, Nyx Tran dịch (2018). Your Best Year Ever – Kế hoạch 5 bước, NXB Lao Động.
14.
TS Lê Đức Hoàng - Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo trung ương. Hội thảo và tập huấn về
công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên (2017).

3562



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×