Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

video_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.7 KB, 6 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHE TIẾNG TRUNG HIỆU QUẢ
CHO SINH VIÊN KHOA TRUNG QUỐC HỌC HUTECH
Nguyễn Nhật Tuyền, Nguyễn Thị Hồng Thắm,
Huỳnh Nhược Du, Đặng Thị Mỹ Chi*
Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: TS. Huỳnh Bích Ngọc

TĨM TẮT
Bài viết trình bày nghiên cứu khảo sát các vấn đề thường gặp của sinh viên năm 1, 2, 3 khoa Trung Quốc
học tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH). Về các vấn đề thường gặp khi
nghe tiếng Trung và phương pháp nghe tiếng Trung hiệu quả cho sinh viên khoa Trung Quốc học. Trên cơ
sở phân tích phương pháp học tập của người học bằng phương pháp điều tra-phỏng vấn, nhóm đã phân tích
dữ liệu thơng qua các mẫu phiếu điều tra được thu thập từ 90 sinh viên và các cuộc phỏng vấn được thu
thập từ 12 sinh viên khoa Trung Quốc học. Từ kết quả phân tích cho thấy, phần lớn sinh viên vẫn đang gặp
phải khó khăn trong việc nghe-hiểu tiếng Trung trong học tập và đời sống và chưa có phương pháp cải
thiện kỹ năng đúng đắn. Thơng qua kết quả đó nhóm nghiên cứu đã kiến nghị một số phương pháp về hoạt
động học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng học tập, giúp sinh viên cải thiện kĩ năng nghe trong
quá trình học tập, làm việc.
Từ khóa: hiệu quả, khó khăn, nghe tiếng Trung, phương pháp, ý nghĩa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các doanh nghiệp Trung Quốc luôn coi Việt Nam là một thị trường hấp dẫn và có nhiều kỳ vọng vào quy
mơ thị trường, tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam. Theo VOH-radio, tính đến hết tháng 11 năm
2020 Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 2,1 tỷ
USD. Đối với Việt Nam, thị trường khách Trung Quốc luôn chiếm tỉ lệ 28-30% trong tổng lượng khách
quốc tế đến. Có thể nói nhu cầu biên, phiên dịch tiếng Trung của các công ty Trung Quốc tại Việt Nam
hoặc công ty Việt Nam làm việc với người Trung Quốc luôn không bao giờ dừng. Hằng năm lượng khách
Trung Quốc đến du lịch Việt Nam rất lớn. Các công ty du lịch tại Việt Nam chắc chắn không muốn bỏ lỡ
“món hời” này nên nhu cầu tuyển nhân viên thơng thạo tiếng Trung. Với những lợi ích trên, ngành ngôn
ngữ Trung Quốc trở nên phổ biến và thu hút số lượng lớn sinh viên theo học.
Để có một cơng việc tốt phù học với ngành học, điều quan trọng đối với tất cả sinh viên khoa Trung Quốc
học chính là có kỹ năng nghe hiểu tốt. Dù là làm việc trong các công ty nhỏ hay là các công ty lớn, nếu bạn


khơng có kỹ năng nghe tốt bạn sẽ bỏ lỡ những nội dung quan trọng trong các cuộc đối thoại. Kỹ năng nghe

3551


đóng vai trị quan trọng giúp bạn làm việc tốt và nhận được đánh giá cao từ cấp trên, mang lại thành cơng
cho chính bản thân trong cơng việc. 

Hình 4: Tình hình dịng vốn FDI từ Trung Quốc đến tháng 10/2020
2. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Những phương pháp bài viết đề cập đến nhằm bồi dưỡng cho sinh viên Hutech có thói quen nghe và kỹ
năng nghe tốt, từ đó tạo bước đệm cơ bản để sinh viên có thể tự tin sử dụng tiếng Trung khi giao tiếp xã
hội.
Sinh viên lúc mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng Trung khi rèn luyện kỹ năng nghe sẽ gặp rất nhiều khó khăn
về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, kiến thức về văn hóa lịch sử… có liên quan đến Trung Quốc. Do đó rất
cần những phương pháp tốt nhất để giúp bản thân có thể học tốt mơn nghe tiếng Trung mà lại không thấy
nhàm chán, tăng hứng thú học tập.
Việc chọn cho mình một phương pháp học thật sự phù hợp cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự
thành cơng trong việc học. Vì vậy những phương pháp trên thực sự rất bổ ích cho những sinh viên Hutech
mới bắt đầu học nghe tiếng Trung cũng như những người đã học được một thời gian có thể tìm ra cho bản
thân một phương pháp học phù hợp nhất .
3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP HỌC NGHE TIẾNG TRUNG CỦA SINH VIÊN
Phân tích kết quả điều tra
Dựa trên kết quả của các phiếu điều tra đối với đối tượng là sinh viên Trường Đại học Công nghệ thành
phố Hồ Chí Minh học chun ngành Ngơn ngữ Trung từ năm nhất đến năm ba (90 sinh viên). Dựa trên
đánh giá chủ quan của người nghiên cứu qua các cuộc phỏng vấn khơng chính thức và các bài khảo sát, có
thể nhìn nhận thực trạng khả năng và trình độ nghe hiểu của sinh viên ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc.
Kết quả phiếu điều tra được tham gia với 90 sinh viên bao gồm sinh viên năm nhất (33,3%), sinh viên năm
2 (36,7%), sinh viên năm ba (30%),  người Việt khơng có gốc Hoa (92,2%),  người Việt gốc Hoa
(7,8%).  Vì vậy, kết quả này có thể phản ánh cơ bản tình hình học nghe tiếng Trung của sinh viên Khoa

Trung Quốc học.

3552


Những sinh viên được khảo sát đều bắt đầu học tiếng Trung ngay khi bắt đầu học Đại học với 34,4%
sinh viên đã học tiếng trung dưới 1 năm, 34,4% sinh viên đã học tiếng trung trong từ 1-2 năm và 31,1%
sinh viên học trên 2 năm. Vì vậy, có thể biết được tình hình học nghe và phương pháp học nghe của sinh
viên ở nhiều cấp độ.
Trong khi đó, với 2 ca học nghe tiếng Trung mỗi tuần (học kì 1A, 2A) trong 10 tuần mỗi kì, thời gian học
nghe trong một kì khá ít. Nhưng thời gian sinh viên tự học mỗi ngày lại càng ít hơn với 31.1% sinh viên
học dưới 1 tiếng, 55,6% sinh viên học từ 1-2 tiếng, chỉ 13,3% sinh viên học trên 2 tiếng. Điều này lý giải
phần nào thực trạng một số sinh viên phải ghi lại nội dung băng nghe trước khi đến lớp, thói quen xấu biến
q trình nghe trở thành vơ nghĩa và lãng phí thời gian.
Trình độ nghe-hiểu tiếng Trung hiện tại cũng là một điều đáng nói, có 54,9% sinh viên cho rằng khả năng
của mình nghe được từ 50% -100%, còn lại chỉ nghe nghe được nhiều nhất 50% thậm chí cịn khơng nghe
hiểu được gì. Điều đó dẫn đến việc 92,2% sinh viên cho rằng kĩ năng nghe là một kĩ năng khó.
Dù khơng hiểu rõ bài học nhưng tương đối nhiều sinh viên không trao đổi với giảng viên trong quá trình
học nghe (50%). Điều này càng làm cho quá trình tiếp nhận kiến thức càng trở nên khó khăn vì chỗ trống
lỗ hỏng kiến thức ngày càng lớn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để áp dụng khi học nghe tiếng trung, qua kết quả phiếu điều tra ta dễ
dàng nhận thấy những phương pháp phổ biến được sử dụng nhiều như luyện nghe từ mới bài khóa mới và
trả lời câu hỏi trước (53,3%), luyện nghe qua các phương tiện truyền thông đại chúng (64,4%), tập trung
học và trao đổi với bạn bè (74,4%), luyện tập phản xạ giao tiếp (51.1%), kết hợp nghe-nói (57,78%), dám
dùng từ mới để giao tiếp (53,3%). Đối với việc kết bạn với người bản địa tuy mang lại hiệu quả cao nhưng
rất ít được sử dụng (23,33%) bởi sinh viên còn e dè trong việc kết bạn và khó có thể tìm được một người
bạn hợp ý để có thể luyện tập.

3553



Trước tiên trong qua trình học nghe tiếng Trung phải kể đến là hạn chế về vốn từ vựng, câu chữ. Vốn từ
hạn chế là trở ngại lớn nhất đối với quá trình nghe hiểu của người học (60%). Hạn chế này khiến người học
do phải dừng lại suy nghĩ khi gặp từ mới, phản xạ kém không theo kịp tốc độ (57,78%) đã để vuột mất
thông tin cần nắm tiếp theo. Đó là chưa kể đến yếu tố áp lực tâm lí khi nghe (53,33%) có thể biến những từ
quen thuộc trở thành từ mới không nhận ra nổi trong q trình nghe. Cách phát âm từ vựng cịn làm tăng
độ khó của mơn nghe lên nhiều lần. Ngồi ra các yếu tố khách quan về cơ sở vật chất và tài liệu giảng dạy
cũng như môi trường ngôn ngữ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy và học môn nghe.
Khi đặt câu hỏi về việc “Kĩ năng nghe tốt có giúp ích được gì khơng?”, 4 lựa chọn được sinh viên đồng ý
đó là tự tin khi giao tiếp tiếng Trung (95,6%), kết quả học tập sẽ tốt hơn (70%). Dễ dàng tìm kiếm cơng
việc (63,6%), trở nên u thích tiếng Trung hơn (64,4%). Có thể thấy, phần lớn sinh viên cho rằng học tốt
kĩ năng nghe thì cần thiết cho tương lai, tiếng Trung đang là ngơn ngữ thịnh hành trên thế giới. Chính vì
thế, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn việc làm nếu có bằng cấp về tiếng Trung. Kể cả việc đi lao động hay du
học tại nước sở tại. Nếu kỹ năng sử dụng tiếng Trung Quốc của bạn tốt, sẽ rất thuận lợi khi làm quen với
môi trường mới. Và tất nhiên, bạn sẽ nhận được mức lương hấp dẫn nếu làm việc trong môi trường quốc
tế.
3554


Phân tích kết quả phỏng vấn
Sinh viên đánh giá khả năng nghe của bản thân ở tầm trung bình-khá (70,5%), đánh giá khả năng nghe của
bản thân khá ổn (20,5%).
Sinh viên đều cảm thấy kĩ năng nghe rất khó, khó nhất trong 4 kĩ năng (80,6%). Tuy nhiên, một số ít thì
cho rằng tiếng Trung khơng q khó, chỉ cần chăm chỉ chịu khó học tập sẽ giúp nâng cao kĩ năng nghe
(10,4%).
Phỏng vấn về thời gian học tiếng Trung mỗi ngày của sinh viên cho biết, đa số sinh viên giành khoảng 2-4
tiếng mỗi ngày để học tiếng Trung (83,5%). Một số ít thì ngồi thời gian học trên trường thì thời gian ở nhà
mỗi khi rảnh rỗi đều giành cho việc học tiếng Trung (17,5%).
Về việc trao đổi với giảng viên khi gặp khó khăn trong q trình học nghe.Hầu hết sinh viên đều trao đổi
với giảng viên khi gặp khó khăn trong việc nghe (75,4%). Một số ít thì tự tìm hiểu trên mạng, hoặc hỏi bạn

bè, nếu khơng thể tìm được đáp án thì sẽ hỏi thầy cô (25,6%).
Đa số sinh viên đều thường xuyên áp dụng phương pháp nghe nhạc Trung, xem phim Trung,tìm hiểu đọc
báo Trung Quốc, trò chuyện bằng tiếng Trung với bạn bè (90%). Bên cạnh đó một số ít sinh viên có dùng
phương pháp nghe nhiều lần rồi viết lại, nghe 1 lượt với tốc độ bình thường sau đó nghe lại từng câu (10%).
Có thể thấy được mỗi sinh viên đều có những phương pháp học nghe rất đa dạng.
Về vấn đề gặp phải khó khăn trong q trình học tập và luyện nghe. Đa số sinh viên cho biết vì thiếu vốn
từ nên khi nghe khơng hiểu được hết nội dung của người khác nói, dễ bị nhầm lẫn giữa các từ đồng âm
(90,5%). Một số ít sinh viên thì cảm thấy ngữ điệu của người bản xứ khó nghe, nghe không hiểu (9,5%).
Hầu hết sinh viên đều cảm thấy kĩ năng nghe vơ cùng có ích, cụ thể nếu học tốt kĩ năng nghe sẽ giúp họ
giao tiếp tốt, học tập và làm việc cũng trở nên dễ dàng hơn. Có thể thấy việc học nghe tốt giúp ích cho sinh
viên rất nhiều (100%).
Ngoài ra, dựa trên phỏng vấn có thể biết được đa số sinh viên trước khi lên lớp sẽ chuẩn bị bài ở nhà, lên
lớp thì nghe bài giảng của giáo viên (70,6%). Một số ít thì nghe đi nghe lại bài cũ nhiều lần để học thuộc,
tham gia các group trao đổi ngôn ngữ, trò chuyện với người bản xứ (29,4%).
Kết thúc phỏng vấn đó là những góp ý của các bạn sinh viên cho việc học nghe tiếng Trung. Hầu hết sinh
viên đều đưa ra ý kiến là hãy giành nhiều thời gian cho việc học và luyện nghe, học thêm từ vựng để trau
dồi vốn từ. Bên cạnh học ở trường còn có thể học phụ đạo ở các trung tâm dạy ngơn ngữ Trung. Gặp khó
khăn trong việc học thì nên mạnh dạng trao đổi với giảng viên hoặc bạn bè, có thể tìm người bạn người
Trung biết tiếng Việt để cùng nhau luyện tập.
4. KẾT LUẬN
Thông qua kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế chúng ta thấy rằng, để nâng cao hiệu quả học tập môn
nghe tiếng Trung, đầu tiên sinh viên cần xác định mục tiêu học tập của bản thân. Sau đó tìm và thử nhiều
3555


phương pháp học nghe, luyện nghe tiếng Trung khác nhau. Sau khi khảo sát 90 sinh viên tại trường
HUTECH, đa số các sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đều cho rằng luyện nghe tiếng Trung nên phân
chia thành hai giai đoạn lớn. Giai đoạn đầu tiên là luyện nghe tại nhà và thứ hai là giai đoạn luyện nghe
trên lớp. Đầu tiên, đối với luyện nghe tại nhà, sinh viên cần nghe trước các bài khóa chuẩn bị học trong
sách. Sau khi đã nghe những bài khóa trong sách, để mở rộng thêm kiến thức và từ vựng thì sinh viên cần

tìm những đoạn radio ngắn có nội dung gần gũi với đời sống thực tế để luyện nghe. Sinh viên chỉ nên tìm
những đoạn radio có nội dung phù hợp với trình độ của bản thân. Nhưng nếu cảm thấy những nội dung của
radio quá đơn giản, sinh viên có thể thay thế bằng cách xem tin tức thời sự, chính trị, văn hóa,…Thứ hai là
sử dụng phương pháp nghe chủ động và bị động. Nghe chủ động là khi nghe một bài khóa hoặc một nội
dung bất kì bằng tiếng Trung, sinh viên cần kết hợp nghe và nói hoặc nghe và đọc. Cịn nghe bị động là khi
làm bất cứ việc gì ví dụ như tập thể dục, chép bài, làm việc nhà,… cùng lúc mở một đoạn ghi âm bất kì.
Cách này giúp cho sinh viên tăng khả năng phát triển toàn diện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và khiến
sinh viên ln có cảm giác quen thuộc khi nghe tiếng Trung. Thứ ba là xem các chương trình truyền hình
thực tế của Trung Quốc. Khi xem các chương trình truyền hình và các bản tin thời sự, các bạn sinh viên sẽ
nhận ra rằng có sự khác biệt rất lớn. Khác biệt lớn nhất là về giọng nói và cách phát âm. Do các chương
trình thời sự phải tìm người có giọng phát âm chuẩn, cịn các chương trình truyền trình thực tế đơi lúc sẽ
có người nói giọng địa phương. Khi đã đạt trình độ cao, luyện nghe tiếng trung qua các chương trình truyền
hình thực tế giúp sinh viên tăng khả năng phản xạ và làm quen với nhiều giọng địa phương khác nhau. Giai
đoạn luyện nghe trên lớp sinh viên cần chú tâm lắng nghe giảng viên dạy những nội dung quan trọng cần
chú ý trước khi nghe bài khóa, tiếp theo là tập trung lắng nghe bài khóa khi ở lớp. Sau khi nghe, sinh viên
nên thảo luận với bạn bè về nội dung bài khóa. Việc thảo luận nội dung bài khóa với bạn bè giống như việc
bản thân tự ôn bài lại một lần nữa, tự củng cố, sắp xếp lại nội dung đã được tiếp thu. Khi có nội dung khơng
nghe được phải lập tức u cầu sự trợ giúp từ giảng viên. Cuối cùng để có kỹ năng nghe tiếng Trung tốt thì
sinh viên cần học tập và luyện tập thật nhiều bất kể là trên lớp hay ở nhà. Chỉ khi thật sự nghiêm túc học
tập thì mới có thể đạt được kết quả tốt. Vì thế dù áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng khơng
nghiêm túc học tập thì sinh viên sẽ phải lãng phí rất nhiều thời gian.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cầm Tú Tài, Nguyễn Hữu Cầu. (2013). Ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2] Huy, T. Q. (2020). Quan điểm về giảng dạy môn nghe cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung ở giai
đoạn sơ cấp. Tạp chí Cơng Thương.
[3] Tài, C. T. (2013). Ngữ Cố Định. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Ying, W. (2010). Những khó khăn và giải pháp về dạy mơn nghe trong giảng dạy Hán ngữ. Tạp chí
Ngơn Ngữ Văn học.
[5] Zhao Kun , Fan Qi Xue. (2007). Vài vấn đề về dạy môn nghe trong giảng dạy Hán ngữ. Tạp chí tuyển
tập văn hóa khoa học giáo dục.

3556



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×