Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài CÔNG NGHIỆP hóa – HIỆN đại hóa ở VIỆT NAM và NHỮNG yêu cầu đặt RA TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG 4 0 HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.66 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TIỂU LUẬN
MƠN HỌC: NHỮNG NGUN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MAC - LÊNIN

ĐỀ TÀI: CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM VÀ
NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0
HIỆN NAY
GVHD: PGS.TS. Đồn Đức Hiếu
Nhóm SVTH:
1.Trần Minh Cơng

MSSV
18143201

2.Hồng Gia Thiên

18143322

3.Nguyễn Minh Lực

18143273

4.Phan Nguyễn Tuấn Cường

18143203

5.Phạm Đồn Thanh Long



18143269

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021

4

0


BẢNG ĐÁNH GIÁ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ NHẬN XÉT CỦA
GIẢNG VIÊN

ST
T
1

Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

Kết quả

Trần Minh Cơng

1814320
1


Hồn
thành tốt

2

Hồng Gia Thiên

1814332
2

Kết luận
và tổng
hợp word
Mở đầu
và 2.1

Hoàn
thành tốt

3

Nguyễn Minh Lực

1814327
3

1.1; 1.2;
1.3

Hoàn

thành tốt

4

Phan Nguyễn Tuấn
Cường

1814320
3

1.5 và 1.4

Hoàn
thành tốt

5

Phạm Đoàn Thanh
Long

1814326
9

2.3; 2.2

Hoàn
thành tốt

Chữ



Điểm
số

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

Giảng viên

Đoàn Đức Hiếu

4

0


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2

1.Lý do chọn đề tài...................................................................................................2
2.Mục tiêu làm tiểu luận..........................................................................................3
3. Kết cấu của tiểu luận............................................................................................3

CHƯƠNG 1: CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM.......4
1.1 Khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.........................................................4
1.2 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa.......................................................................................................................... 4
1.3 Nội dung chính của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta........................7
1.4 Tính tất yếu phải tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa................................9
1.4.1 Cơng nghiệp hóa là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn.....................................................................................9
1.4.2 Tiến hành đồng thời cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 10
1.5 Thời cơ và thách thức của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với Việt Nam...11
1.5.1 Thời cơ......................................................................................................11
1.5.2 Thách thức................................................................................................12

CHƯƠNG 2: NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CHO VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY......................13
2.1 Khái quát chung về bối cảnh công nghệ 4.0....................................................13
2.1.1 Khái niệm cuộc cách mạng công nghệ 4.0................................................13
2.1.2 Một số cuộc cách mạng công nghệ trong lịch sử......................................14
2.2 Những yêu cầu đặt ra......................................................................................16
2.3 Một số giải pháp đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước trong
điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0...................................................................18

KẾT LUẬN........................................................................................................19
TÀI LIỆT THAM KHẢO.................................................................................20

1


4

0


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất sơi động, các
nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm đưa kinh tế phát triển trong
đó con người là vị trí trung tâm. Muốn vậy các nước khơng cịn con đường nào khác là
phải thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Do vậy vấn đề cơng nghiệp hố là vấn
đề chung mang tính tồn cầu khiến mọi người đều phải quan tâm nghiên cứu nó.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, phát triển kinh tế là quy luật khách quan của tồn
tại và phát triển xã hội loài người và bất cứ ở giai đoạn nào, ở bất kỳ đất nước nào
không loại trừ các nước giàu mạnh về kinh tế suy đến cùng đều được bắt đầu và quyết
định phát triển kinh tế nghĩa là phải bắt đầu từ phương thức sản xuất. Vấn đề khách
nhau giữa các nước chỉ là ở mục tiêu, nội dung và cách thức phát triển, có sự khác
nhau về tốc độ về hiệu quả và trên thực tế chỉ một số ít nước cơng nghiệp hố thành
công.
Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất kỹ thuật
tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội nhất định thường được hiểu là toàn
bộ vật chất của lực lượng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã đạt được trình độ xã
hội tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội tồn tại trong phạm vi các quan
hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn và chịu sự tác động của các quan hệ sản
xuất trong việc tổ chức quá trình cơng nghệ trong cơ cấu xã hội. Vì vậy khái niệm cơ
sở vật chất kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với các hình thức xã hội của nó. Đặc trưng cơ sở
vật chất kỹ thuật của phương thức trước thời cơng nghiệp tư bản cịn thủ cơng lạc hậu.
Cịn cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại chỉ có thể là nền cơng
nghiệp hiện đại cân đối phù hợp dựa trên trình độ khoa học kỹ thuật cơng nghệ ngày

càng cao. Để có cơ sở vật chất và kỹ thuật như vậy các nước đang phát triển cần phải
tiến hành cơng nghiệp hố.
Nước ta thuộc vào nhóm đang phát triển, là một trong những nước nghèo nhất thế
giới, nơng nghiệp lạc hậu cịn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống để sang "Xã hội văn
mình cơng nghiệp". Do đó khách quan phải tiến hành cơng nghiệp hố - hiện đại hố
là nội dung, phương thức là con đường phát triển nhanh có hiệu quả. Đối với nước ta
2

4

0


q trình cơng nghiệp hố cịn gắn chặt với hiện đại hố, nó làm cho xã hội chuyển từ
xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên
tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị... Hiện nay đất nước ta cịn nghèo (thuộc
nhóm thứ 3 thì việc cơng nghiệp hố - hiện đại hố là con đường tất yếu. Từ Đại hội
Đảng VI của Đảng xác định đây là thời kỳ phát triển mới - Thời kỳ "Đẩy mạnh cơng
nghiệp hố hiện đại hố đất nước" định hướng phát triển nhằm mục tiêu "Xây dựng
nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước
mạnh, xã hội cơng bằng văn minh
Để góp phần nghiên cứu về cơng nghiệp hố - hiện đại hố trong khuôn khổ bài viết
này em xin đề cập đến "Nội dung cơng nghiệp hố - hiện đại hố ở nước ta hiện nay
2.Mục tiêu làm tiểu luận
 Tìm hiểu nền cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam.
 Làm rõ sức ảnh hưởng của công nghệ 4.0 với nền cơng nghiệp hóa hiện- đại hóa
của nước ta.
 Nêu lên những yêu cầu đặt ra trong bối cảnh cách mạng 4.0.

3. Kết cấu của tiểu luận
Bài tiểu luận được chia làm hai chương:
 Chương 1: Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở Việt Nam.
 Chương 2: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh công nghệ 4.0
hiện nay.

3

4

0


CHƯƠNG 1:
CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HĨA Ở VIỆT NAM
1.1 Khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Cơng nghiệp hóa: là q trình chuyển đổi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất
từ sử dụng sức lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
Hiện đại hóa: là q trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công
nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội.
Riêng ở nước ta, ngày 30/7/1994, Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành TW khóa VII
đã ra NQ số 07 NG/HNTW về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong
giai đoạn mới, có chỉ rõ: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn
bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội, từ sử
dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự pahts triển công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao.”
1.2 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa
 Một là, cơng nghiệp hố gắn với hiện đại hóa và cơng nghiệp hố, hiện đại hoá
gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Đây là phương hướng cơ bản đầu tiên thể hiện sự nhạy bén và phát triển sáng tạo
của Đảng trong việc nhận thức và vận dụng học thuyết kinh tế Mac- Lênin vào điều
kiện cụ thể của đất nước trong thời kỳ mới. Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu
đã tiến hành công nghiệp hóa. Khi đó, cơng nghiệp hóa được hiểu là q trình thay thế
lao động thủ cơng bằng lao động sử dụng máy móc. Nhưng trong thời đại ngày nay,
Đại hội X của Đảng nhận định: " Khoa học và cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và
những đột phá lớn". Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá trình phát
triển lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động sâu
4

4

0


rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, xu thế hội nhập và tác động
của q trình tồn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với đất
nước. Trong bối cảnh đó, nước ta cần phải và có thể tiến hành cơng nghiệp hóa theo
kiểu rút ngắn thời gian khi biết lựa chọn con đường phát triển kết hợp công nghiệp hóa
với hiện đại hóa.
Nước ta thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã
phát triển. Chúng ta có thể khơng trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông
nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các
nước đi sau.
Vì vậy, Đại hội X của Đảng chỉ rõ: đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và
của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa: Kinh tế tri thức là
nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định
nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong nền kinh tế tri thức, những ngành dựa nhiều vào tri thức, các thành tựu mới
của khoa học, công nghệ có sự tác động to lớn với sự phát triển nói chung là: cơng
nghệ thơng tin, cơng nghệ sinh học, vật liệu mới và các ngành kinh tế truyền thống
như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học, cơng nghệ cao.
 Hai là, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Khác với cơng nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm cơng nghiệp hóa chỉ có Nhà nước, theo kế
hoạch của Nhà nước thơng qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi mới, cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, nhiều thành phần. Do đó, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa không phải chỉ là việc
của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước là chủ đạo. Ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để
cơng nghiệp hóa được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước,
5

4

0


còn ở thời kỳ đổi mới phương thức phân bổ nguồn lực để cơng nghiệp hóa được thực
hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế thị trường khơng những khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực trong nền kinh tế,
mà cịn sử dụng chúng có hiệu quả để đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Bởi vì, khi đầu tư vào lĩnh vực nào, ở đâu, quy mơ thế nào, cơng nghệ gì
đều địi hỏi phải tính tốn, cân nhắc kỹ càng, hạn chế đầu tư tràn lan, sai mục đích,

kém hiệu quả và lãng phí, thất thốt.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh
tồn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội
nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tể đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu
tư nước ngồi, thu hút cơng nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của
thế giới… sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. . Hội nhập kinh tế quốc tế
còn nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ các sản phẩm mà nước ta có nhiều
lợi thế, có sức cạnh tranh cao. Nói cách khác, đó là việc kết hợp sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế nói chung và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói
riêng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
 Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
bền vững.
Trong năm yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế (vốn, khoa học và công nghệ, con
người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước), con người là yếu tố quyết
định. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của tồn dân, của mọi thành phần
kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý cũng như
đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn nhân lực của cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa địi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có
khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế
giới và có khả năng sáng tạo cơng nghệ mới. Để nguồn lực con người đáp ứng yêu
cầu, cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.
Đại hội XI chỉ rõ: "Phát triển và nâng chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình
6

4

0



tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững”
 Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của cơng nghiệp hóa.
Khoa học và cơng nghệ có vai trị quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung. Nước
ta nên lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển và tiềm lực khoa học,
cơng nghệ cịn ở trình độ thấp. Muốn đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu
tất yếu. Phải đẩy mạnh việc nhập công nghệ, mua sáng chế kết họp với phát triển cơng
nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ cơng nghệ, nhất là công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Khoa học và công nghệ
cùng với giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa…
 Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học.
Mục tiêu của cơng nghiệp hố và của tăng trưởng kinh tế là vì con người; vì dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó,
trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều
kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.
1.3 Nội dung chính của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh
quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn q tình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri
thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa".

7


4

0


Nội dung cơ bản của quá trình này là:
-

Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều
vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri
thức mới nhất của nhân loại.

-

Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển
của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội

-

Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

-

Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh
vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

-

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất:

+ Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp
sang nền văn minh công nghiệp.
+ Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của
nền kinh tế quốc dân; chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công
nghiệp.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

-

Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại, hiệu quả:
+ Thực hiện nội dung này thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu
quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp kí, hiện đại, hiệu quả.
+ Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

-

Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và
tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.

8

4

0



1.4 Tính tất yếu phải tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.4.1 Cơng nghiệp hóa là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ sản xuất nhỏ
lên sản xuất lớn
Để có một xã hội như ngày nay là cả một q trình. Khi lồi người mới xuất hiện thì
sản xuất cịn thơ sơ, đời sống khơng ổn định, cơ sở vật chất thiếu thốn. Nhưng khi con
người bắt đầu tác động vào thế giới tự nhiên, cải biến nó qua lao động. Qua nhiều năm,
nhờ quy luật phát triển, sự tự thân vận động, con người đã tạo ra nhiều thành tựu đáng
kể. Hiện nay, các nước trên thế giới cố gắng rất nhiều trong cuộc cạnh tranh về kinh tế.
Điều đó thể hiện qua các chính sách, đường lối nhằm đưa nền kinh tế phát triển một
cách tồn diện. Cơng nghiệp hóa chính là bước đi tất yếu và tạo ra cơ sở vật chất cho
nền sản xuất hiện đại.
Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại ở mỗi nước là khác
nhau. Tùy vào từng nước, điểm xuất phát và mục tiêu phát triển nên cách thức tiến
hành cơ sở vật chất kỹ thuật cũng khác nhau. Đối với những nước có nền kinh tế kém
phát triển, cơng nghiệp hóa là q trình mang tính quy luật tất yếu để tồn tại và phát
triển nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền sản xuất hiện đại lớn. Có tiến hành cơng
nghiệp hóa mới:
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
- Tiến hành tái sản xuất mở rộng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, tích lũy về lượng mới để xây dựng thành công nền sản xuất lớn
- Tăng cường phát triển lực lượng giai cấp công nhân
- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh trật tự an tồn xã hội
- Góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc.
Như vậy, cơng nghiệp hóa là xu hướng mang tính quy luật của các nước đi từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn.

9

4


0


1.4.2 Tiến hành đồng thời cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cơ sở vật chất, hạ tầng của nhiều nước bị tàn
phá nặng nề. Đây là bước khởi động của cuộc khoa học công nghệ hiện đại. Cuộc
Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất từ
năm 1940 đến năm 1970 và giai đoạn thứ hai từ năm 1970 đến nay.
-

Giai đoạn thứ nhất sử dụng khoa học kỹ thuật để hiện đại hóa các cơng cụ sản
xuất, phát triển kinh tế theo hướng mở rộng và tăng thêm các yếu tố sản xuất.
Thực chất, đây là giai đoạn bắt đầu phát triển lực lượng sản xuất (con người và
công cụ lao động). Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới trung bình năm khá
cao (khoảng 5 – 6%).

-

Giai đoạn thứ hai thực hiện cuộc cách mạng với quy mơ lớn và tồn diện trên lực
lượng sản xuất, áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật. Đổi mới bộ máy sản
xuất hiện hành trên cơ sở sử dụng những phương tiện kỹ thuật về công nghệ mới,
thay thế các thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm. Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản
xuất ở các nước tư bản chủ nghĩa, là thời kỳ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện cho sự ra đời của phương thức sản xuất
mới.
Quá trình diễn ra khơng đồng đều ở các nước do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự

chênh lệch về kinh tế.
Trên thế giới có ba nhóm nước: các cường quốc về kinh tế, các nước phát triển và

đang phát triển. Sự phân chia này cũng hình thành nên các mâu thuẫn cơ b ản của xã
hội. Vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển là đường lối đấu tranh hồ bình, giải
quyết mâu thuẫn thơng qua làm cuộc cách mạng về kinh tế.
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lực lượng
sản xuất còn non nớt, chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủ nghĩa. Để có
cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, khơng cịn con đường nào khác là cơng nghiệp
hố, hiện đại hóa.
Cơng nghiệp hố, hiện đại hố cần phát triển tuần tự và phát triển nhảy vọt, cùng
một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển lao động thơ sơ sang lao động

10

4

0


bằng máy móc và chuyển lao động máy móc sang lao động tự động hố có sự chỉ đạo
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.5 Thời cơ và thách thức của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với Việt Nam
1.5.1 Thời cơ
Cuộc cách mạng Công nghiệp hóa-hiện đại hóa đã mở ra nhiều cơ hội để thúc đẩy
sự phát triển của Việt Nam như:
-

Cuộc cách mạng Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa xuất hiện vào ngay thời kỳ dân
số vàng và ở thời kì đổi mới của nước ta. Đây là cơ hội nhằm thúc đẩy và đào
tạo phát triển nguồn nhân lực để có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển của
đất nước trong công cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.


-

Cuộc cách mạng Công nghiệp hóa–hiện đại hóa tạo ra lợi thế cho những nước
đi sau như Việt Nam với các nước đang phát triển. Do không bị hạn chế bởi các
quy mô cồng kềnh khi các máy móc thiết bị được kết nối với nhau qua Internet,
được lập trình tạo ra các chuỗi dây chuyền tự động hóa. Những bộ cảm biến
được lắp đặt để thu thập dữ liệu, nhu cầu của khách hàng.

-

Việc ứng dụng các công nghệ mới sẽ làm thúc đẩy năng suất lao động nhanh
chống, tạo khả năng nâng cao mức thu nhập, giải quyết một lượng lớn lao động
dư thừa trong nước và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.

-

Trong lĩnh vực an ninh và quốc phịng, những phát triển cơng nghệ có thể rút
ngắn được thời gian, khoảng cách về tiềm lực của các thế lực quốc gia.

-

Trong tương lai, việc phát triển công nghệ cũng sẽ làm thay đổi từ phía sản xuất
với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí về giao thơng vận tải
và thơng tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần các chuỗi cung ứng tồn cầu sẽ trở
nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại sẽ giảm, và tất cả sẽ mở rộng thị trường,
thúc đẩy nền kinh tế. GiúpViệt Nam có thể phát triển nhanh chóng, hội nhập với
các nước phát triển.

11


4

0


1.5.2 Thách thức
Khơng chỉ có những cơ hội mà Cách mạng Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa cũng
đặt ra khơng ít những thách thức đối với Việt Nam.
- Việc áp dụng cơng nghệ kỹ thuật tân tiến địi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn (máy
móc tự động hóa, đầu tư xây dựng các mơ hình)
- Thách thức trong việc phải có trình độ kĩ thuật cao, nhận thức đầy đủ về bản chất,
tác động của cuộc Cách mạng Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa và khả năng tư duy
quản lí điều phối tích hợp các yếu tố cơng nghệ giữa con người với máy móc, máy
móc với máy móc.
- Để tham gia vào các xu thế Cánh mạng Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa địi hỏi
phải có sự tích lũy kiến thức, nền tảng lâu dài trong nhiều lĩnh vực khoa học công
nghệ, đặc biệt về vật lí, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo, các nghiên cứu mang tính
đột phá…
- Việc sử dụng Internet sẽ làm tăng nguy cơ xâm phạm đời tư, an ninh mạng.
- Đặt ra những vấn đề lớn về giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, đạo đức xã
hội và rủi ro Công nghệ thông tin.
- Cuộc cách mạng Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng
sẽ đặt Việt Nam trước nguy cơ bị tụt hậu. Nếu so với thế giới sẽ rơi vào thế bị động
trong việc đối phó với những mặt trái của cuộc Cách mạng này.

CHƯƠNG 2:
12

4


0


NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA CHO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 HIỆN NAY
2.1 Khái quát chung về bối cảnh công nghệ 4.0
2.1.1 Khái niệm cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0
Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên
xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến
lược cơng nghệ cao, điện tốn hóa ngành sản xuất mà khơng cần sự tham gia của con
người.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành
phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”,
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đưa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái
niệm Công nghiệp 4.0 của Đức. Nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công
nghiệp mới, có thể thay đổi hồn tồn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với
nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này khơng giống như bất kỳ
điều gì mà lồi người đã từng trải qua.
Cụ thể, đây là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức
trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết
nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).
Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và
tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản
xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là cơng nghệ in 3D,
cơng nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...
Cuộc cách mạng cơng nghiệp thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của
tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong cơng nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống
mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống
thơng minh và được kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các

làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen
cho tới cơng nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính tốn lượng tử.

13

4

0


Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông minh"
hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý khơng gian
ảo sẽ giám sát các q trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT,
các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời
gian thực, và thơng qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông
qua việc sử dụng các dịch vụ này.
2.1.2 Một số cuộc cách mạng công nghệ trong lịch sử

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
Nổ ra vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc
cách mạng cơng nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt
phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự
bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử
nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần
thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nơng nghiệp
(kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ cơng), sức
nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực
là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá.

Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát
triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản
xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính
của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn
tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách
mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Ra đời từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách
mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây
chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc
biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã tạo
14

4

0


nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao
hơn nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực
lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa
học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản
xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo
ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao
động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy
bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Cơng nghiệp hóa thậm chí cịn lan rộng
hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước

đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách
mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin
(CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thơng tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách
mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó
được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập
niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra
cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của
nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm
thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản
chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

15

4

0


2.2 Những yêu cầu đặt ra.
- Vấn đề nhận thức, quan điểm
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ diễn ra với tốc độ rất nhanh, quy mô rất lớn,
tạo ra những thay đổi sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, vì vậy, nếu bỏ lỡ, khơng tận dụng
được thời cơ này thì đất nước sẽ tụt hậu xa hơn so với các nước, những hậu quả do nó
gây ra sẽ rất to lớn. Đây là vấn đề mà toàn Đảng, toàn dân cần phải nhận thức sâu sắc,

quyết tâm nắm bắt thời cơ, phải xem đây là vấn đề hàng đầu, sống còn đối với đất
nước hiện nay.
- Vấn đề đổi mới nội dung cơng nghiệp hóa
Đổi mới cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu công nghiệp, phù hợp với xu hướng phát
triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như những ngành, lĩnh vực kinh tế cần tập
trung phát triển sẽ bao gồm: các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; công nghệ thông tin,
viễn thông; công nghiệp chế tạo sản xuất các thiết bị điện tử, tin học, các loại máy
móc, thiết bị, các rơ-bốt, dây chuyền sản xuất tự động cho các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất các phương tiện vận tải đường bộ, đường thủy, đường
không, các thiết bị y tế; các thiết bị, dụng cụ cho gia đình...; cơng nghiệp năng lượng.
Phát triển các ngành, các sản phẩm lưỡng dụng vừa phục vụ cho phát triển kinh tế, vừa
có thể đáp ứng u cầu của quốc phịng, an ninh.
Cơng nghiệp hóa ln gắn với đơ thị hóa. Trong bối cảnh mới, cùng với yêu cầu về
nâng cao chất lượng quy hoạch, xây dựng đơ thị xanh, sạch, đẹp, văn minh thì cần
định hướng xây dựng đô thị thông minh, vận hành và quản lý thông minh.
- Vấn đề phát triển khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, nâng cao năng lực sáng
tạo, chất lượng nguồn nhân lực
Đây là những yếu tố then chốt, tạo ra sự phát triển đột phá, là đặc trưng của phương
thức phát triển mới trong nền kinh tế tri thức - thơng minh. Khuyến khích, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty, các doanh
nghiệp lớn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; khuyến khích mọi ý
16

4

0


tưởng đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp, trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, kinh
tế, xã hội...

Định hướng phát triển giáo dục - đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội đất nước, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất
thông minh của nền kinh tế tri thức.
Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lực lượng, lao động có tay nghề cao. Chú
trọng đào tạo đội ngũ doanh nhân có trình độ chun mơn cao, kỹ năng quản lý, quản
trị hiện đại, ngang tầm với doanh nhân ở các nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
và cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay. Thu hút được các chun gia, cán bộ khoa
học - cơng nghệ có trình độ cao của nước ngồi và người Việt Nam ở nước ngoài vào
làm việc tại Việt Nam.
- Vấn đề đổi mới, hồn thiện thể chế
Cần phải có những cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư,
các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực, các sản phẩm công nghệ cao, đặc
trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển nền công nghiệp thông minh,
nông nghiệp thông minh, dịch vụ thông minh; thúc đẩy việc đổi mới mơ hình tăng
trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
- Vấn đề đổi mới quản trị nhà nước, xây dựng chính phủ điện tử, quản trị thông minh
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cơng nghệ thơng tin, hệ thống mạng kết nối
chính phủ tới tất cả các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị,
thậm chí tới từng hộ gia đình, từng người dân; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về
từng người dân, từng hộ gia đình, từng cơ quan, đơn vị, tới tất cả các ngành, các địa
phương; tất cả các văn bản chỉ đạo, các báo cáo, số liệu về tình hình của các cấp, các
ngành, các địa phương...

17

4

0



2.3 Một số giải pháp đẩy mạnh Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước trong
điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng và ngày càng mạnh
mẽ đến các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng
chiến lược để chủ động tham gia có hiệu quả vào cuộc cách mạng cơng nghiệp có tính
đột phá này. Để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cách
mạng cơng nghiệp 4.0 cần thực hiện một số giải pháp sau:
-

Phải nắm bắt thời cơ, khẩn trương chuẩn bị mọi điều kiện để phát triển kinh tế,
từng bước tiếp cận cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0

-

Nhanh chóng tận dụng những cơ hội và thế mạnh để đột phá vươn tầm quốc tế,
vượt lên những thách thức mới với đội ngũ lao động có kỹ năng trình độ đẳng
cấp quốc tế trong các lĩnh vực có ứng dụng cơng nghệ mới, hiện đại theo đặc
trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, làm tiên phong thúc đẩy đưa đất
nước đi lên trở thành quốc gia khởi nghiệp, tiên tiến, hiện đại.

-

Đổi mới lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề theo hướng hội nhập quốc tế, tạo và
bổ sung để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu và làm
chủ công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

-

Phát triển các kỹ năng mới cho từng cá nhân cũng như cho tổ chức; tham gia và
sử dụng hiệu quả chuỗi cung ứng thông minh được tạo ra từ cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0, gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu của khách hàng.

-

Thị trường cũng là một nhân tố quan trọng, là nơi CNH có thể thành công, là môi
trường cạnh tranh tạo ra sự phát triển kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn tồn tại
bên trong và ngồi nền kinh tế. Vì vậy cần chú ý đến thị trường cả trong nước và
ngoài nước.

-

Tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới vào nước ta phải
chọn lọc và vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của nước nhà, nhằm đạt hiệu quả
kinh tế xã hội cao nhất. Phải có bước đi thích hợp, đi nhanh nhưng thận trọng,
18

4

0


vừa có nhảy vọt vừa có tuần tự, cân nhắc kỹ nhảy vọt, phát triển tuần tự, tận dụng
công nghệ truyền thống một cách tối ưu, để có thể phát triển chung cả mạng lưới
các ngành, hiện đại nhưng phải đồng bộ, hài hịa nhằm thúc đẩy nhanh q trình
phát triển.

KẾT LUẬN
Ngày nay Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa của thế giới đang ở trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển nhanh chóng của nó làm thay đổi cơ cấu nền
kinh tế. Vì vậy, nước ta phải mạnh dạn đổi mới cơ chế và chính sách để thực sự giải

phóng mọi nguồn lực, mọi khả năng sáng tạo nhằm hướng đến cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0, có như vậy mới tránh được tụt hậu so với thế giới. Hơn nữa, nếu muốn tồn
tại và phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần xem xét
lại cách tư duy, cách hoạt động của cơ quan, tổ chức mình bằng cái nhìn khơng hài
lịng nhằm tìm cách cải thiện, sửa đổi nó với sự trợ giúp của công nghệ mới. Chúng ta
cần sẵn sàng tiến hành áp dụng công nghệ mới cần thiết để thay đổi nhằm giúp cơ
quan, tổ chức mình thành cơng.Rất cần sự đồng lịng, đóng góp sáng tạo và sẵn sàng
chấp nhận công nghệ mới của mọi người để cùng phát triển trong thế giới mà cơng
nghệ có thể làm thay đổi mọi mặt nhanh chóng trong một mơi trường có tính cạnh
tranh cao như ngày nay.

19

4

0


TÀI LIỆT THAM KHẢO
1. Bộ Công Thương (2017), Tài liệu Diễn đàn CMCN 4.0, tổ chức ngày
11/4/2017;
2. />3. />fbclid=IwAR2Ek2ZrlF6NT7wjHVsdF1lvZWLM8cJE_OAPb7nDDa2tWk2DAf
ocgDrPB2E
4. />5. />6. />
20

4

0




×