Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(TIỂU LUẬN) NHỮNG tư TƯỞNG cốt lõi của lý THUYẾT lợi THẾ TUYỆT đối và lợi THẾ TƯƠNG đối CŨNG NHƯ NHỮNG ưu điểm HAY hạn CHẾ của các lý THUYẾT này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.33 KB, 18 trang )

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

ĐỀ TÀI:
NHỮNG TƯ TƯỞNG CỐT LÕI CỦA LÝ THUYẾT LỢI THẾ
TUYỆT ĐỐI VÀ LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI CŨNG NHƯ NHỮNG ƯU ĐIỂM
HAY HẠN CHẾ CỦA CÁC LÝ THUYẾT NÀY
GVHD: Th.S Nguyễn Phi Hồng
THÀNH VIÊN NHĨM:
Lê Thị Ngọc Qúy – 1921003685
Ma Thùy Trang – 1921003793
Phạm Thị Lan Hương – 1921003511
Nguyễn Hà Hoàng Long – 1921003568
Phạm Mỹ Huyền – 1921000456
Nguyễn Như Quỳnh – 1921003695
Nguyễn Ngọc Thảo – 192100373
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2022

0

1


MỤC LỤC
I. LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA ADAM SMITH..........................1
1. Hồn cảnh ra đời.........................................................................................1
2. Nội dung quy luật.......................................................................................2
3. Mơ hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối............................................3


4. Những điểm tích cực và hạn chế cơ bản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối......6
II. LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH CỦA DAVID RICARDO.......................8
1. Hoàn cảnh ra đời.........................................................................................8
2. Nội dung của quy luật.................................................................................8
3. Mơ hình thương mại dựa trên lợi thế so sánh..............................................8
4. Những điểm tích cực và hạn chế trong lý thuyết lợi thế so sánh...............12
KẾT LUẬN................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................16

0

1


I. LÝ THUYẾT LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI CỦA ADAM SMITH
1. Hoàn cảnh ra đời
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối ra đời từ giữa thế kỉ XVIII khi nền kinh tế các nước
Tây Âu có nhiều thay đổi đáng kể:
- Cuộc cách mạng công nghiệp tâm điểm từ Anh phát triển mạnh. Cuộc cách
mạng công nghiệp đã biến các nước này từ nền kinh tế sản xuất thủ công sang nền
kinh tế với cơng trường, xí nghiệp, nhà máy sử dụng máy móc.
- Từ một xã hội nơng nghiệp đơn giản phát triển thành một xã hội kinh tế phức
tạp với nhiều ngành nghề khác nhau;
- Hoạt động thương mại quốc tế được mở rộng với nhiều quốc gia trên thế giới,
khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi thuộc địa - chính quốc, khơng dựa trên cơ sở trao đổi
khơng ngang giá.
Các nước Nam Mỹ khơng cịn là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và
các nước châu Âu khác, Hoa Kỳ, Canada khơng cịn là thuộc địa của Anh và các nước
châu Âu khác... Vì thế, địa vị của các quốc gia này trong thương mại quốc tế cũng thay
đổi dẫn đến việc họ không chấp nhận bị thiệt khi trao đổi.

-

Mặt hàng xuất khẩu đa dạng hơn (thay cho len và lúa mì là những sản phẩm chế

biến như vải dệt, vật dụng bằng sắt, da thuộc, than...);
-

Hệ thống ngân hàng phát triển, hệ thống thương phiếu ra đời và bắt đầu phát

hành tiền tệ;
-

Vai trò của các doanh nghiệp được đề cao và họ có quyền tự quyết các vấn đề

liên quan đến hoạt động sản xuất của mình mà khơng phải chịu sự kiểm sốt của chính
quyền địa phương, giáo hội hay quân đội.
Trong bối cảnh đó, học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ra đời. Các
nhà kinh tế học thời kì này, trong đó có Adam Smith chuyển dần đối tượng nghiên cứu
từ lưu thông sang sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa.

1

0

1


Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối được giới thiệu lần đầu tiên trong tác phẩm “An
Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations” năm 1776 bởi nhà kinh

tế học người Scotland, Adam Smith. Ông cho rằng, tất cả các quốc gia không thể đồng
thời trở nên giàu có theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương - tối đa hóa xuất khẩu
và giảm thiểu nhập khẩu bởi vì xuất khẩu của một quốc gia này là nhập khẩu của quốc
gia khác. Và để thay thế quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, Adam Smith đưa ra
tuyên bố rằng tất cả các quốc gia đều có lợi nếu tất cả các quốc gia thực hiện thương
mại tự do và chun mơn hóa phù hợp với lợi thế tuyệt đối của họ. Ông cũng tuyên bố
rằng để trở nên giàu có, các quốc gia nên chun mơn hóa sản xuất hàng hóa và dịch
vụ mà họ có lợi thế tuyệt đối và tham gia vào thương mại tự do với các quốc gia khác
để bán hàng hóa của họ. Điều này giúp cho các nguồn lực của một quốc gia sẽ được sử
dụng theo cách tốt nhất có thể cho việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà quốc gia đó
có lợi thế về năng suất so với các quốc gia khác. Và từ đó tối đa hóa của cải quốc gia.
2. Nội dung quy luật
Theo Adam Smith - người được coi là cha đẻ của kinh tế học hiện đại, các quốc
gia chỉ nên sản xuất những mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối. Một cá nhân, doanh
nghiệp hoặc quốc gia được cho là có lợi thế tuyệt đối nếu nó có thể sản xuất hàng hóa
với chi phí thấp hơn so với một cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia khác.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối được xây dựng với hai nội dung chính:
- Khẳng định vai trị của cá nhân và hệ thống kinh tế dân doanh. Nếu như
các tác giả trọng thương cho rằng bn bán chỉ có lợi cho một bên tham gia và họ
ủng hộ một chính sách bảo hộ mậu dịch, thì Adam Smith lại khẳng định rằng thương
mại tự do có lợi cho tất cả các quốc gia, và Chính phủ nên thực hiện chính sách
“khơng can thiệp” vào hoạt động thương mại quốc tế nói riêng và các hoạt động kinh
tế nói chung.
- Khẳng định nguyên tắc phân công lao động để tạo ra nhiều lợi nhuận làm
cơ sở cho sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Theo Ông, hai quốc gia tham gia
mậu dịch với nhau là tự nguyện và cả hai đều phải cùng có lợi. Có nghĩa là quốc gia
A, xét trong tương quan với quốc gia B, có thể tỏ ra có hiệu quả hơn (có lợi thế tuyệt
đối) trong việc sản xuất mặt hàng X, và kém hiệu quả hơn (có mức bất lợi tuyệt đối)
2


0

1


trong việc sản xuất mặt hàng Y. Khi đó B là quốc gia có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng
Y, và bất lợi tuyệt đối trong sản xuất mặt hàng X. Như vậy theo Ông, nếu mỗi quốc
gia tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối, và xuất khẩu mặt
hàng này sang quốc gia kia để đổi lấy mặt hàng mà mình có mức bất lợi tuyệt đối, thì
sản lượng của cả hai mặt hàng sẽ tăng lên và cả hai quốc gia đều trở nên sung túc
hơn.
Theo Smith, cơ sở mậu dịch giữa hai quốc gia chính là lợi thế tuyệt đối. Lợi thế
tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ có lao động mà thơi).
3. Mơ hình thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối
Giả thiết của mơ hình bao gồm:
(1) Thế giới chỉ gồm hai quốc gia, chẳng hạn: Nhật Bản và Việt Nam.
(2) Các quốc gia trên chỉ sản xuất hai mặt hàng, chẳng hạn: thép và vải.
(3) Khơng có chi phí vận tải.
(4) Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các
ngành sản xuất trong quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia.
(5) Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường.
Trong điều kiện tự cung tự cấp, mỗi quốc gia tự sản xuất hai mặt hàng để tiêu
dùng trong quốc gia.

3

0

1



Ví dụ 1:
Lợi thế tuyệt đối theo Chi phí lao động (số lượng lao động cần đến ở mỗi quốc
gia để sản xuất mỗi một đơn vị thép và vải) như sau:

Số lượng lao động cần để sản xuất 1 đơn vị
thép
Số lượng lao động cần để sản xuất 1 đơn vị vải

Giá cả tương quan

Nhật Bản

Việt Nam

2

6

5

3

1t = 0,4v

1t = 2v

1v = 2,5t

1v = 0,5t


Tỷ lệ trao đổi được giả định

1t = 1v

Lợi ích từ thương mại

0,6v

0,5t

(t: thóc; v: vải)
Có thể thấy rằng Việt Nam là quốc gia có hiệu quả cao hơn (có lợi thế tuyệt đối)
trong sản xuất vải vì để làm ra một đơn vị vải chỉ cần 3 lao động, trong khi Nhật Bản
phải cần đến 5 lao động. Ngược lại, Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối về sản xuất thép vì
quốc gia này chỉ cần 2 lao động để làm ra 1 đơn vị thép, trong khi Việt Nam phải dùng
đến 6 lao động. Hai quốc gia tiến hành trao đổi các mặt hàng mình có lợi thế tuyệt đối
lấy mặt hàng khơng có lợi thế tuyệt đối. Giả thiết tỉ lệ trao đổi quốc tế là 1:1.
Với lập luận như vậy, lúc đó Việt Nam sẽ tập trung tồn bộ số lao động của
mình để sản xuất vải, cịn Nhật Bản thì thực hiện chun mơn hố hồn tồn trong việc
sản xuất thép. Sau đó hai quốc gia đem trao đổi với nhau một lượng nhất định các mặt
hàng này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong quốc gia. Điều này sẽ dẫn tới gia tăng
sản lượng vải và thép của tồn thế giới, và mỗi quốc gia có khả năng tiêu dùng nhiều

4

0

1



hơn so với trường hợp tự cung tự cấp. Nhật Bản lợi thêm 0,6 vải, Việt Nam lợi thêm
0,5 thép (cả hai quốc gia cùng có lợi nhưng Nhật Bản lợi nhiều hơn).
Ví dụ 2: Lợi thế tuyệt đối theo Năng suất lao động
Giả sử 1 giờ lao động ở Mỹ sản xuất được 6 mét vải, 1 giờ lao động ở Việt Nam
chỉ sản xuất được 1 mét vải. Trong khi đó 1 giờ lao động ở Mỹ thì chỉ sản xuất được 4
kg lương thực, còn ở Việt Nam thì sản xuất được 5kg lương thực. Các số liệu được
biểu thị như sau:
Sản phẩm

Mỹ

Việt Nam

Vải (mét/giờ)

6

1

Lương thực (kg/giờ)

4

5

Nếu theo quy luật lợi thế tuyệt đối (so sánh cùng 1 sản phẩm về năng suất lao
động ở 2 quốc gia Mỹ và Việt Nam) thì Mỹ có năng suất lao động cao hơn về sản xuất
vải so với Việt Nam và ngược lại Việt Nam có năng suất lao động cao hơn về sản xuất
lương thực so với Mỹ.

Do đó, Mỹ sẽ tập trung sản xuất vải để đem trao đổi lấy lương thực của Việt
Nam (xuất khẩu vải và nhập khẩu lương thực). Còn Việt Nam sẽ tập trung sản xuất
lương thực và xuất khẩu để nhập khẩu vải.
Nếu Mỹ đổi 6 mét vải lấy 6kg lương thực của Việt Nam thì Mỹ được lợi 2kg
lương thực vì nếu 1 giờ sản xuất trong nước thì Mỹ chỉ sản xuất được 4kg lương thực
mà thôi. Như vậy, Mỹ sẽ có lợi 2:4=1/2 giờ lao động.
Việt nam sản xuất 1 giờ chỉ được 1 mét vải, với 6m vải trao đổi được Việt Nam
phải mất 6 giờ đồng hồ. Giả sử Việt Nam tập trung 6 giờ đó vào sản xuất lương thực sẽ
được 6 giờ x 5kg/giờ = 30 kg lương thực. Mang 6kg đem trao đổi lấy 6 mét vải, còn lại
24kg.
Như vậy, Việt Nam sẽ tiết kiệm được 24:5kg/h ~ 5 giờ lao động.

5

0

1


Qua ví dụ trên ta thấy thực tế là Việt Nam có lợi nhiều hơn so với Mỹ.



Tuy nhiên điều này không quan trọng, mà quan trọng hơn là cả hai bên đều có lợi khi
chun mơn hố sản xuất những sản phẩm mà họ có thế so sánh và mang đi trao đổi.
4. Những điểm tích cực và hạn chế cơ bản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối
-

Điểm tích cực:



Học thuyết đã được các quốc gia sử dụng trong một số trường hợp, đề

cao vai trò của cá nhân trong hoạt động giao thương, ủng hộ một nền thương mại tự do
khơng có sự can thiệp của Chính phủ. Thấy được tính ưu việt của chun mơn hố và
phân công lao động quốc tế.


Học thuyết về lợi thế tuyệt đối là bước tiến bộ vượt bậc so với thuyết

trọng thương, giải thích bản chất kinh tế và ích lợi trong thương mại quốc tế, giải thích
được sự phát triển của thương mại quốc tế hai chiều giữa các quốc gia thời kỳ đầu
cơng nghiệp hóa ở châu Âu.


Học thuyết khuyến khích tự do thương mại, tự do định giá trao đổi, có

tác dụng lành mạnh hóa và thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.


Lợi ích của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith là nó có thể giúp

các quốc gia tối đa hóa năng suất và hiệu quả sản xuất hàng hóa, dịch vụ của mình.
Nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối so với các quốc gia khác khi sản xuất một sản
phẩm, thì việc quốc gia đó tập trung tất cả các nguồn lực của mình để tạo ra sản phẩm
đó sẽ mang lại lợi ích khơng chỉ riêng cho quốc gia đó mà cịn cho tất cả các quốc gia
khác trên thế giới: Quốc gia sản xuất nhận được nhiều giá trị nhất cho sức lao động
của mình bằng cách bán sản phẩm đó cho các quốc gia khác và nhập khẩu về bất kỳ
hàng hố nào mà quốc gia đó cần.
-


Điểm hạn chế:


Thương mại quốc tế chỉ xảy ra khi mỗi quốc gia đều có lợi thế tuyệt đối

về một trong hai mặt hàng => Hạn chế lớn nhất


Học thuyết được xây dựng dựa trên cơ sở thương mại hàng hóa: hàng đổi

hàng giản đơn, trong khi thương mại quốc tế ngày nay còn gồm cả thương mại dịch
vụ.

6

0

1




Lý thuyết lợi thế tuyệt đối giả định thương mại chỉ liên quan đến hai bên

và hai hàng hóa. Trên thực tế, trao đổi quốc tế phức tạp hơn nhiều, với hầu hết các
quốc gia giao dịch với hàng chục quốc gia khác và trao đổi hàng trăm hoặc hàng nghìn
thứ khác nhau.



Tuy nhiên lại đồng nhất sự phân cơng lao động quốc tế với sự phân công

lao động trong quốc gia mà khơng tính đến sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia về
thể chế chính trị, phong tục tập qn. Mơ hình này khơng giải thích được trường hợp
tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi có mức bất lợi tuyệt đối (hoặc lợi thế tuyệt
đối) về tất cả các mặt hàng. Liệu trong những trường hợp đó, các quốc gia có cịn giao
thương với nhau nữa khơng và lợi ích từ mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào?


Lý thuyết lợi thế tuyệt đối dựa trên thương mại tự do thực sự giữa các

quốc gia. Trên thực tế, điều này hiếm khi xảy ra do thuế quan, hạn ngạch và các yếu tố
khác gây trở ngại cho thương mại giữa các khu vực. Ngay cả khi một quốc gia có thể
sản xuất một sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia khác, thì các hạn chế thương
mại có thể khiến các quốc gia khác tự sản xuất sản phẩm vẫn mang về hiệu quả kinh tế
cao hơn. Thậm chí các quốc gia cịn có thể cố tình áp dụng thuế quan để bảo vệ các
doanh nghiệp trong nước trước lợi thế của nước khác.


Việc tập trung tất cả sản xuất của một quốc gia vào một hàng hóa duy

nhất là khơng thực tế và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Mặc dù một khu vực có thể có lợi thế
tuyệt đối trong việc sản xuất một sản phẩm, nhưng nếu sản phẩm đó khơng có nhu cầu
cao, thì việc tập trung tồn bộ nguồn lực để sản xuất nó là một ý tưởng khơng mang lại
nhiều lợi ích kinh tế.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến trong trường hợp này là việc khai thác
uranium: Uranium rất hữu ích cho các nhà máy điện hạt nhân, nhưng chỉ có khoảng
440 lị phản ứng trên thế giới. Nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối tập trung toàn bộ
nguồn lực vào khai thác uranium, thì quốc gia đó có thể nhanh chóng vượt quá nhu
cầu, để lại rất nhiều uranium mà họ không thể bán được.


7

0

1


II.

LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH CỦA DAVID RICARDO
1. Hoàn cảnh ra đời
Theo lý thuyết trước đó của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối, trong thương mại

quốc tế, mỗi quốc gia sẽ tìm cho mình một số sản phẩm mà nó có lợi thế tuyệt đối, tức
là nó sẽ thu lợi nhờ việc chun mơn hố và những sản phẩm mà nó sản xuất hiệu quả
nhất và trao đổi với các quốc gia khác. Như vậy phải chăng những nước khơng có lợi
thế tuyệt đối về bất cứ sản phẩm nào thì khơng thể thu được lợi ích từ thương mại quốc
tế? Để trả lời cho câu hỏi đó, trong Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, năm
1817 David Ricardo xuất bản cuốn “Những nguyên tắc Chính trị và Thuế” trong đó
Ơng đề cập đến lợi thế so sánh. Với lý thuyết lợi thế so sánh, ông đã chứng minh rằng
những nước khơng có lợi thế tuyệt đối vẫn có thể có chỗ đứng trong thương mại quốc
tế.
2. Nội dung của quy luật
- Lợi thế so sánh xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối.
- Lợi thế so sánh có thể đạt được ở mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế nếu như
quốc gia nào đó tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có ít bất lợi
hơn và nhập khẩu những mặt hàng mà mình có nhiều bất lợi hơn
3. Mơ hình thương mại dựa trên lợi thế so sánh
David Ricardo tiếp tục sử dụng mơ hình thương mại giản đơn tương tự như

Adam Smith để giải thích quan hệ thương mại giữa các quốc gia tham gia. Lý thuyết
của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằm làm cho vấn đề nghiên cứu trở
nên đơn giản và trực tiếp hơn.
Trong mơ hình của mình, ơng vẫn giả thiết:
(1) Thế giới chỉ gồm hai quốc gia, chẳng hạn: Nhật Bản và Việt Nam.
(2) Các quốc gia trên chỉ sản xuất hai mặt hàng, chẳng hạn: lúa mỳ và rượu
vang.
(3) Khơng có chi phí vận tải.
8

0

1


(4) Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các
ngành sản xuất trong quốc gia nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia.
(5) Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường.
Ví dụ:
Nhật Bản

Việ t Nam

Sốố l ượ
ng lao đ ng
ộ cầần đ ểs ản xuầốt 1 đơn vị
thép

2


12

Sốố l ượ
ng lao đ ng
ộ cầần đ ểs ản xuầốt 1 đơn vị
vải

5

6

Các số liệu trên cho thấy Nhật Bản đang có lợi thế tuyệt đối cả hai loại mặt
hàng là thép và vải, cụ thể số lượng lao động cần thiết để sản xuất của Nhật Bản ít hơn
so với Việt Nam. Theo suy nghĩ thông thường, trong trường hợp này Nhật Bản sẽ
không nên nhập khẩu mặt hàng nào từ Việt Nam cả thế nhưng phân tích của Ricardo
đã dẫn đến kết luận hoàn toàn khác. Theo Ricardo, hai quốc gia này vẫn có thể tiến
hành giao thương được với nhau và cả hai cùng có lợi.
Ta nhận thấy tuy Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do
mức độ lợi thế về sản xuất thép lớn hơn mức lợi thế về sản xuất vải (qua số liệu so
sánh giữa hai tỷ số 2/12 < 5/6) do đó Nhật Bản có lợi thế so sánh về mặt hàng thép.
Việt Nam bất lợi tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức bất lợi về sản xuất
vải ít hơn mức bất lợi về sản xuất thép (qua số liệu so sánh giữa hai tỷ số 6/5 < 12/2).
Do đó Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng vải.


Như vậy, mặc dầu cả thép và vải ở Nhật Bản được sản xuất với hiệu quả

tuyệt đối cao hơn, nhưng thép lại là mặt hàng mà Nhật có mức lợi thế tương đối lớn
hơn so với vải. Trái với lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh là một khái niệm có tính tương
đối có nghĩa là một thế giới bao gồm hai quốc gia, hai mặt hàng, khi đã xác định được

có lợi thế so sánh về một mặt hàng nào đó thì có thể rút ra kết luận là quốc gia thứ hai
sẽ có lợi thế so sánh về mặt hàng kia.
Hoặc, một cách lý giải khác về lợi thế so sánh:
9

0

1


Để xác định lợi thế so sánh, chúng ta sẽ xác định chi phí cơ hội các hàng hố
của hai quốc gia dưới đây:

Anh ( giờ công)

Bôồ Đào Nha ( giờ
công )

1 đơn vị lúa mỳ

15

10

1 đơn vị rượu vang

30

15


Sản phẩm

-

Đối với Anh:


Chi phí 1 đơn vị lúa mỳ = 0.5 chi phí 1 đơn vị rượu vang (chi phí cơ hội

để sản xuất 1 đơn vị lúa mỳ là 0.5 đơn vị rượu vang)


Chi phí 1 đơn vị rượu vang = 2 chi phí 1 đơn vị lúa mỳ (chi phí cơ hội để

sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 2 đơn vị lúa mỳ)
-

Đối với Bồ Đào Nha:


Chi phí 1 đơn vị lúa mỳ = 2/3 chi phí 1 đơn vị rượu vang (chi phí cơ hội

để sản xuất 1 đơn vị lúa mỳ là 2/3 đơn vị rượu vang)


Chi phí 1 đơn vị rượu vang = 1.5 chi phí 1 đơn vị lúa mỳ (chi phí cơ hội

để sản xuất 1 đơn vị rượu vang là 1.5 đơn vị lúa mỳ)



Từ số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng chi phí cơ hội để sản xuất 1

đơn vị lúa mỳ ở Anh nhỏ hơn Bồ Đào Nha và chi phí cơ hội để sản xuất 1 đơn vị rượu
vang ở Bồ Đào Nha thấp hơn Anh, do đó chúng ta có thể kết luận rằng Bồ Đào Nha có
lợi thế so sánh trong sản xuất rượu vang và Anh có lợi thế so sánh trong sản xuất lúa
mỳ.
Lợi ích thương mại
Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương mại quốc tế
nếu nước Anh chun mơn hóa sản xuất lúa mỳ và xuất khẩu một phần để đổi lấy rượu
vang được sản xuất tại Bồ Đào Nha (cùng lúc đó, Bồ Đào Nha sẽ chun mơn hóa sản
xuất và xuất khẩu rượu vang).
10

0

1


Để thấy được cả hai nước sẽ có lời nếu chỉ tập trung vào sản xuất một mặt hàng
mình có lợi thế so sánh. Ricardo đã làm như sau, ông giả định, nguồn lực lao động của
Anh là 270 giờ cơng lao động, cịn của Bồ Đào Nha là 180 giờ cơng lao động.
- Nếu khơng có thương mại, cả hai nước sẽ sản xuất cả hai hàng hoá theo chi phí
như trên thì kết quả là số lượng sản phẩm được sản xuất ra:
Trước khi thương mại
Quôốc gia

Sôố đơn vị lúa mỳ

Số đơn vị rượu vang


Anh

8

5

Bốầ Đào Nha
Tổng

9

6

17

11

- Nếu Anh chỉ sản xuất lúa mỳ và Bồ Đào Nha chỉ sản xuất rượu vang
đem giao thương với nhau thì số lượng sản xuất ra như sau:
Sau khi thương mại
Quôốc gia

Sôố đơn vị lúa mỳ

Số đơn vị rượu vang

Anh

18


0

Bốầ Đào Nha

0

Tổng



12

18

12

Rõ ràng sau khi có thương mại và mỗi nước chỉ tập trung vào sản xuất

hàng hố mà mình có lợi thế so sánh, tổng số lượng sản phẩm của lúa mỳ và rượu vang
của cả hai nước đều tăng hơn so với trước khi có thương mại (là lúc hai nước cùng
phải phân bố nguồn lực khan hiếm của mình để sản xuất cả hai loại sản phẩm).
Ví dụ đương thời: Lợi thế so sánh của Trung Quốc với Hoa Kỳ là ở dạng lao
động giá rẻ. Công nhân Trung Quốc sản xuất hàng tiêu dùng đơn giản với chi phí cơ
hội thấp hơn nhiều. Lợi thế so sánh của Hoa Kỳ là lao động chun mơn hóa, sử dụng

11

0

1



nhiều vốn. Cơng nhân Mỹ sản xuất hàng hóa tinh vi hoặc cơ hội đầu tư với chi phí cơ
hội thấp hơn. Chun mơn hóa và kinh doanh theo những đường này đều có lợi.

→ Khi mỗi quốc gia thực hiện chun mơn hố sản xuất mặt hàng mà quốc
gia đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn thế giới sẽ
tăng lên, và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn.
4. Những điểm tích cực và hạn chế trong lý thuyết lợi thế so sánh
-

Điểm tích cực:


Là một trong những quy luật quan trọng nhất của kinh tế, đặt cơ sở nền

móng cho mậu dịch quốc tế.


Bản chất của quy luật lợi thế so sánh cho đến nay vẫn khơng thay đổi, nó

đúng với bất kỳ quốc gia nào. Đã chứng minh được rằng tất cả các quốc gia đều có lợi
khi giao thương với nhau bất kể là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối hay khơng.
-

Điểm hạn chế:


Trong chi phí sản xuất mới chỉ tính đến yếu tố duy nhất là lao động,


trong khi các yếu tố sản xuất khác như vốn, kỹ thuật, đất đai, trình độ của người lao
động chưa được đề cập đến => Do đó khơng thể lý giải được vì sao năng suất lao động
của quốc gia này cao hay (thấp) hơn quốc gia khác.


Tuy nhiên chưa xác định được tỷ lệ trao đổi quốc tế, tức là giá cả quốc tế

mà chủ yếu vẫn là hàng đổi hàng. Vẫn chỉ chú ý đến cung mà không chú ý tới cầu sản
phẩm đặc biệt là cầu trong nước => Do đó khơng xác định được giá cả tương đối của
sản phẩm dùng để trao đổi giữa các quốc gia với nhau.


Quy luật lợi thế so sánh là một trong những quy luật quan trọng của kinh

tế học nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng, cho đến ngày nay nó vẫn cịn giá trị. Nhà
kinh tế học Paul Samuelson, người được giải Nobel về kinh tế năm 1970, đã viết:
“Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý
sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so
sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính
mình”.

12

0

1


So sánh sự khác biệt giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh
Tham số so

sánh

Lợi thế tuyệt đối

Lợi thế so sánh

Khái niệm lợi thế so sánh

Lợi thế tuyệt đối là khả

năng vốn có của quốc gia đề cập đến khả năng của quốc gia
Định nghĩa

trong việc sản xuất hàng hóa trong việc sản xuất hàng hóa cụ
cụ thể một cách hiệu quả với thể với chi phí cận biên và chi phí
chi phí cận biên thấp hơn so cơ hội thấp hơn so với các quốc
gia khác.

với các quốc gia khác.

Các quốc gia có lợi thế
Sản xuất
hàng hóa

tuyệt đối về sản xuất hàng hóa
sẽ sản xuất ra khối lượng hàng
hóa đó cao hơn với cùng
nguồn lực sẵn có.

Các quốc gia có lợi thế so

sánh tính đến việc sản xuất nhiều
hàng hóa trong một quốc gia đồng
thời quyết định việc sản xuất một
hàng hóa cụ thể và phân bổ nguồn
lực cho cùng một loại hàng hóa.

Lợi thế tuyệt đối đề cập

Lợi thế so sánh đề cập đến

Chi phí sản

đến việc giảm chi phí sản xuất chi phí cơ hội của việc sản xuất

xuất

của một hàng hóa cụ thể so hàng hóa cụ thể thấp hơn so với
với các đối thủ cạnh tranh.

các đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế tuyệt đối khơng

Lợi thế so sánh mang lại

Lợi ích

phải lúc nào cũng có lợi cho lợi ích cho cả hai quốc gia cùng

thương mại


cả hai quốc gia tham gia giao tham gia vào giao dịch thương
dịch thương mại.

Phân bổ tài
nguyên

mại.

Lợi thế tuyệt đối có thể

Lợi thế so sánh xem xét

khơng hiệu quả lắm trong việc chi phí cơ hội của sản xuất. Do đó
quyết định phân bổ nguồn lực nó hiệu quả hơn trong các quyết
13

0

1


của một quốc gia để sản xuất
hàng hóa vì nó khơng xem xét
chi phí cơ hội của việc sản
xuất.
Lợi thế tuyệt đối có thể

định phân bổ nguồn lực, sản xuất
trong nước và nhập khẩu các mặt

hàng cụ thể.

Lợi thế so sánh có hiệu quả

khơng hiệu quả lắm vì nó tập hơn trong việc giúp các quốc gia
Hiệu quả

trung vào việc tối đa hóa sản đưa ra các quyết định liên quan

kinh tế

xuất với cùng một nguồn lực đến phân bổ nguồn lực, sản xuất
sẵn có mà khơng tính đến chi trong nước và xuất / nhập khẩu
phí cơ hội của sản xuất.

hàng hóa.

14

0

1


KẾT LUẬN
Tóm lại, các nội dung giới thiệu trên đây, có thể rút ra nhận xét rằng, các lý
thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối đều nhấn mạnh yếu tố cung, coi quá
trình sản xuất trong mỗi quốc gia là yếu tố quy định hoạt động thương mại quốc tế.
Trong các lý thuyết này, giá cả từng mặt hàng không được biểu hiện bằng tiền, mà
được tính bằng số lượng hàng hóa khác, và thương mại giữa các quốc gia được thực

hiện theo phương thức hàng đổi hàng. Những giả định này khiến cho phân tích trở nên
đơn giản hơn, trong khi vẫn giúp chỉ ra nguồn gốc sâu xa của thương mại quốc tế. Hạn
chế cơ bản duy nhất của lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế là ở chổ chúng được
xây dựng trên cơ sở học thuyết về giá trị lao động, theo đó lao động là yếu tố sản xuất
duy nhất và đồng nhất trong các ngành sản xuất. Do tính chất phi thực tế của học
thuyết về giá trị lao động cho nên lý thuyết lợi thế so sánh gặp những nguy cơ bị bác
bỏ. Tuy nhiên, vào năm 53 1936 lý thuyết lợi thế so sánh đã được cứu nguy bởi một
nhà kinh tế học tân cổ điển là Haberler trình bày trên cơ sở vận dụng khái niệm chi phí
cơ hội.

15

0

1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. document.pdf

16

0

1



×