Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khóa luận tốt nghiệp kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần may sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.4 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

————

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Họ và tên: Dương Hoàng Anh

Họ và tên: Vũ Thị Xuân

Bộ môn: Quản lý kinh tế

Lớp HC: K54F2

HÀ NỘI - 2021


TÓM LƯỢC
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực có vai trị quan trọng với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Với đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
của Công ty Cổ phần May Sông Hồng”, tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng
và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty. Với các phương
pháp nghiên cứu như: Phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu, tác giả


chỉ ra 4 thành công và 4 tồn tại trong nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của
Công ty Cổ phần May Hồng. Trong định hướng phát triển doanh nghiệp thời gian từ
2021 đến 2025, định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp
cần tập trung giải quyết 5 vấn đề: Đổi mới công tác lập kế hoạch; Hồn thiện chính sách
tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty; Điều chỉnh chế độ đãi ngộ của Công ty; Xây
dựng hệ thống kỷ luật hợp lý; Nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

i


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC ................................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .................................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Đối tượng , mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 3
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP ...................................... 5
1.1. Bản chất và vai trò của nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp ............................................................................................................................. 5
1.1.1. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ................................................................. 5
1.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực ..................................................... 6
1.2. Nguyên lý cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp ............................................................................................................................. 9
1.2.1. Nguyên tắc nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp ............................................................................................................................. 9

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .... 9
1.2.3. Chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp . 11
1.3. Nhân tố ảnh hưởng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp ........................................................................................................................... 12
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .............................................................. 12
1.3.2. Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp .............................................................. 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ......... 17
SÔNG HỒNG .............................................................................................................. 17
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng .......................................... 17
2.1.1. Khái quát về nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng ......... 17
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của
Công ty Cổ phần May Sông Hồng ............................................................................. 18
ii


2.2. Phân tích thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty
Cổ phần May Sông Hồng ............................................................................................ 21
2.2.1. Phân tích thực trạng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
của Công ty Cổ phần May Sơng Hồng ...................................................................... 21
2.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Cơng ty Cổ phần
May Sơng Hồng ........................................................................................................... 24
2.3. Chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần
May Sông Hồng ........................................................................................................... 29
2.4. Đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty
Cổ phần May Sông Hồng ............................................................................................ 31
2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................... 31
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.......................................................... 32
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG
HỒNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 ................................................................................. 35
3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của
Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021 – 2025 ....................................... 35
3.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần
May Sông Hồng giai đoạn 2018 – 2020 ..................................................................... 35
3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động của Công ty Cổ
phần May Sông Hồng năm 2021 - 2025..................................................................... 36
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần
May Sông Hồng giai đoạn 2021-2025 ........................................................................ 37
3.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch ......................................................................... 37
3.2.2. Hồn thiện chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May
Sông Hồng. ................................................................................................................... 38
3.2.3. Điều chỉnh chế độ đãi ngộ của Công ty ........................................................... 41
3.2.4. Xây dựng hệ thống kỷ luật hợp lý. ................................................................. 42
3.2.5. Nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ............................. 44
3.3. Các kiến nghị ........................................................................................................ 46
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ ......................................................... 46
3.3.2. Kiến nghị đối với bộ, ban ngành ...................................................................... 47
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.................................................... 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 49

iii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Tên

Nội dung


Bảng 2.1

Bảng cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần May Sông Hồng

Bảng 2.2

Cơ cấu lao động theo học vấn của Công ty Cổ phần May Sông
Hồng giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.3

Cơ cấu lao động theo trình độ lao động của Cơng ty Cổ phần May
Sông Hồng năm 2018-2020

Bảng 2.4

Các chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động của Công ty Cổ phần May
Sông Hồng giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.5

Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận lao động của Công ty Cổ
phần May Sông Hồng giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.6

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tiền lương của Công ty Cổ
phần May Sông Hồng giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.7


Chỉ tiêu phản ánh tỷ suất tiền lương của Công ty Cổ phần May
Sông Hồng giai đoạn 2018-2020

Biểu đồ 2.1

Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
năm 2018-2020

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
doanh nghiệp và của quốc gia. Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng,
trong khi đó con người là chủ thể sáng tạo ra của cải vật chất, là vốn quý nhất và quyết
định mọi nguồn lực khác. Vì vậy con người cần được trang bị đầy đủ những kiến thức,
kỹ năng cần thiết đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của công việc. Đối với doanh
nghiệp, thông qua việc quản lý và sử dụng nguồn lao động sẽ giúp doanh nghệp nâng
cao hiệu quả kinh doanh đồng thời nâng cao được chất lượng đội ngũ lao động. Trong
những điều kiện của mình, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để
thật sự có hiệu quả đó là một trong những bài tốn khó đặt ra đối với nhà lãnh đạo của
mỗi doanh nghiệp.
Vài năm gần đây hầu hết các doanh nghiệp phải đối đầu với cạnh tranh gay gắt của
thị trường, vật lộn với sự suy thoái kinh tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Quan niệm cho rằng, lợi thế cạnh tranh chủ
yếu của doanh nghiệp là do khả năng tài chính, kỹ thuật, cơng nghệ cao, nay đã khơng
cịn giữ vai trị tuyệt đối. Giờ đây điều quyết định cho sự tồn tại và phát triển ở mỗi
doanh nghiệp, mỗi quốc gia là đội ngũ nhân lực có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo

đức, có văn hóa và biết cách làm việc có hiệu quả. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đã trở thành chủ đề được nghiên cứu, được đặt thành nhiệm vụ cấp bách,
thường xuyên và quan trọng khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường.
Công ty Cổ phần May Sông Hồng được xem là một trong số các doanh nghiệp
trong ngành dệt may, có truyền thống trong sự phát triển kinh tế của đất nước và quốc
gia. Đặc thù lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động nữ, lao động trẻ, có độ
tuổi từ 26-36, thời gian lao động dài từ 10-12h/ngày. Sự cạnh tranh trong dệt, may đã
diễn ra gay gắt. Song nhìn tồn diện đó cũng đồng thời là cạnh trạnh trong kiến tạo và
sử dụng nguồn nhân lực. Nhiệm vụ đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao sử dụng có hiệu
quả đội qn “tinh nhuệ”, đó là đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên có đủ phẩm chất, trí tuệ
và năng lực, đáp ứng yêu cầu của công việc.
Trong 3 năm gần đây 2018-2020 tình hình kinh doanh của Cơng ty Cổ phần May
Sơng Hồng đã có nhiều thay đổi. Cơng ty đã đạt được một số mục tiêu thành công nhất
định. Điều đó có thể nói lên sự làm việc nỗ lực khơng ngừng của cán bộ quản lý cũng
như tồn bộ đội ngũ nhân viên của Công ty. Một số thành công mà May Sông Hồng đạt
được trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty. Mặc dù dịch bệnh phức
tạp, nhưng các chỉ số của năm 2020 giảm nhưng vẫn đạt ở mức ổn định so với các doanh
1


nghiệp cùng ngành khác, chất lượng nguồn nhân lực dần tăng lên, các chỉ tiêu về nhân
lực như năng suất lao động, tỉ suất lợi nhuận của lao động… cũng tương đối ổn định.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vài hạn chế như: số lượng nhân lực chưa có tay nghề đang
còn nhiều, hiệu quả sử dụng tiền lương còn thấp… Vì thế, Cơng ty cần có các chính
sách, giải pháp đào tạo nhân lực hiệu quả hơn, xem xét chính sách tiền lương hợp lý, để
từ đó giúp Cơng ty nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và phát triển trong tương
lai. Việc sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực chính là hoạt động chính của
doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch chiến lược và tạo ưu thế cạnh tranh của
doanh nghiệp. Việc sử dụng nhân lực có hiệu quả hay khơng sẽ tác động trực tiếp đến

sự thành công, thất bại của cả doanh nghiệp. Mặt khác khi biết được đặc điểm lao động
trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian, cơng sức từ
đó việc thực hiện mục tiêu cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Từ những lý luận và thực tiễn đã nêu, sinh viên chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng” làm đề tài khóa luận.
2. Đối tượng , mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận là nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng, giai đoạn
2021-2025.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã nên, khóa luận xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp
- Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần
May Sông Hồng giai đoạn 2018-2020
- Trên cơ sở những tồn tại, cùng với quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng, đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 20212025.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần May Sông Hồng
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của
2


Công ty Cổ phần May Sông Hồng, giai đoạn từ năm 2018-2020. Giải pháp nâng cao

hiệu sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 20212025.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp. Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới lý luận, thực tế
về nguồn nhân lực và việc sử dụng nguồn nhân lực của Cơng ty. Các chính sách sử dụng
để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực gồm như: Chính sách tuyển dụng nhân
lực; Chính sách quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; Ngồi ra cịn có chính sách
lương thưởng, đãi ngộ… để từ đó đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực lao động của Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp luận nghiên cứu: Sinh viên dựa trên phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng trong nghiên cứu đề tài khóa luận.
b. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là quá trình thu thập và đo lường thông tin về các biến được nhắm
mục tiêu trong một hệ thống đã được thiết lập, sau đó cho phép một người trả lời các
câu hỏi có liên quan và đánh giá kết quả.
Trong khóa luận, sinh viên sử dụng chủ yếu phương pháp thu nhập dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã có sẵn, khơng phải do mình thu nhập, đã cơng bố nên dễ
thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan
trọng trọng việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học xã hội khác. Các dữ
liệu sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn tài liệu sau:
+ Nguồn bên trong doanh nghiệp: Các tài liệu lưu hành nội bộ của Công ty Cổ
phần May Sông Hồng, các báo cáo, số liệu tình hình hoạt động kinh doanh của Cơng
ty… được sử dụng trong chương 2 để phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực của Cơng ty.
+ Nguồn bên ngồi doanh nghiệp: Tài liệu chuyên ngành; tài liệu tham khảo; giáo
trình, bài giảng của Trường đại học Thương mại; các số liệu đã được công bố, số liệu từ
thống kê, các công trình nghiên cứu có liên quan; các văn bản pháp lý, chính sách… của
các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Các thơng tin từ nguồn ngồi
doanh nghiệp về nguồn nhân lực, chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân

lực… được sử dụng trong chương 1 và chương 2 để hệ thống lại lý luận về nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.
- Phương pháp xử lý dữ liệu:
3


Phương pháp xử lý dữ liệu là việc thu thập, thao tác và xử lý dữ liệu được thu thập
để sử dụng theo yêu cầu.
Khóa luận được thực hiện bằng các phương pháp chủ yếu là thống kê, điều tra thu thập dữ liệu, phân tích - xử lý dữ liệu và tổng hợp.
- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được hiểu là phương pháp
phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn khác nhau để rút ra những nhận xét đánh
giá mang tính khái quát làm nổi bật những nội dung chính của vấn đề nghiên cứu. Sau
khi thu thập số liệu thì đề tài sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu
thành nhóm số liệu nhằm làm cho q trình nghiên cứu, phân tích dễ dàng hơn. Phương
pháp này sử dụng để hệ thống hóa các dữ liệu minh họa cho nội dung chính của đề tài,
nhằm đánh giá thực trạng sử dụng lao động cũng như hiệu quả nâng cao nguồn nhân lực
của Công ty Cổ phần May Sông Hồng.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu: là phương pháp này được sử dụng thường xuyên
trong phân tích. Trong bài phương pháp này được thể hiện như sau: Thu thập số liệu về
số lượng lao động, trình độ lao động, cơ cấu hoạt động của lao động… của người lao
động trong Công ty từ năm 2018-2020. Tiến hành so sánh các số liệu thu thập được, từ
đó phân tích tình hình sử dụng lao động của Cơng ty năm sau so với năm trước. Đưa ra
những nhận xét đánh giá về các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao
động của Công ty.
+ Phương pháp biểu đồ: Các biểu đồ phân tích thường phản ánh mối quan hệ so
sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với nhau như so sánh số liệu kỳ này với kỳ
trước, giữa bộ phận với tổng thể. Trong bài phương pháp này dùng để biểu diễn các số
liệu về số lượng và chất lượng lao động, phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của
Công ty giai đoạn 2018-2020.

- Phương pháp tổng hợp: Qua việc sử dụng các phương pháp trên, cuối cùng là
việc sử dụng phương pháp tổng hợp để đánh giá tổng quát chung về hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sơng Hồng.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngồi phần tóm lược, phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng, biểu đồ, tài liệu tham
khảo, khóa luận được kết cấu làm 3 chương chính như sau:
- Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp;
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng;
- Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng giai đoạn 2021-2025.
4


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Bản chất và vai trò của nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp
1.1.1. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
a. Khái niệm
- Nhân lực
Là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, tùy theo những
cách tiếp cận khác nhau mà có những quan điểm khác nhau về nhân lực. Theo ấn phẩm
của World Bank trong Các chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators)
(2000) thì: “Nhân lực là tất cả những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính
sáng tạo của con người có quan hệ với sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.
Nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những người làm việc
trong tổ chức/doanh nghiệp được trả công, khai thác và sử dụng hiệu quả nhằm thực
hiện mục tiêu của tổ chức/ doanh nghiệp. Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của tổ

chức/doanh nghiệp càn được đầu tư khai thác và sử dụng hiệu quả. (Định nghĩa trích từ
giáo trình Quản trị Nhân Lực 2014- trường Đại học Kinh tế - Quốc dân)
Theo Mai Thanh Lan và Ngô Thị Mai (2016) thì “nhân lực trong tổ chức/doanh
nghiệp được hiểu là toàn bộ những người làm việc trong tổ chức/doanh nghiệp được trả
cơng, khai thác và sử dụng có hiệu quả những thực hiện các mục tiêu của tổ chức/doanh
nghiệp”. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008) trong cuốn Kinh tế nguồn nhân lực,
cho rằng “Nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời
điểm nhất định”. Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có nhiều khái niệm
khác nhau về nhân lực, những khái niệm trên đều thống nhất nội dung cơ bản: Nhân lực
là toàn bộ khả năng thể lực và trí lực của con người tham gia vào quá trình lao động, là
tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào q trình lao động.
- Về sử dụng nhân lực:
Theo Hồng Văn Hải và Vũ Thùy Dương (2010) thì sử dụng nhân lực là quá trình
khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân lực nhằm đạt hiệu quả cao trong
công việc.
Năng lực của đội ngũ nhân lực chính là một yếu tố thuộc năng lực cốt lõi của tổ
chức/doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả chính là nâng cao
năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Sử dụng nguồn nhân lực chính là q trình khai
thác và phát huy năng lực làm việc của người lao động một cách tối đa nhằm đạt hiệu
5


quả cao trong công việc.
b. Đặc điểm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Thứ nhất, nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp bao gồm toàn bộ những con người
làm việc cho tổ chức/doanh nghiệp đó, được tổ chức/doanh nghiệp quản lý, sử dụng và
trả công.
Thứ hai, nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức/doanh nghiệp. Nhân
lực chính là chủ thể thực hiện toàn bộ các hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp, đặc

biệt là sáng tạo, vận hành, sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn lực khác.
Thứ ba, nguồn lực của mỗi con người bao gồm có thể lực và trí lực. Thể lực là sức
khỏe của người lao động, được thể hiện qua các chỉ số về: chiều cao, cân nặng, sức bền,..
Trí lực là năng lực trí tuệ của cong người ví dụ như: học vấn, kiến thức, kỹ năng làm
việc, kinh nghiệm chuyên môn và ý thức con người.
Thứ tư, khi xem xét nguồn lực này, tổ chức/doanh nghiệp cần quan tâm đến các
khía cạnh về số lượng/quy mô của nhân lực và chất lượng/năng lực của người lao động.
1.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
a. Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
Làm thế nào để sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả là câu hỏi thường trực của những
nhà quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Cho đến ngày nay có nhiều quan điểm khác
nhau về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Theo quan điểm của Mac-Lênin về hiệu quả sử dụng nhân lực là sự so sánh kết
quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả lao động nhiều
hơn. Mac chỉ rõ bất kỳ một phương thức sản xuất liên hợp nào cũng cần phải có hiệu
quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất. Mac cho rằng, lao động có hiệu quả nó cần
có một phương thức sản xuất, và nhấn mạnh rằng hiệu quả lao động giữ vai trò quyết
định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả các tiến bộ khoa học
đều nhằm đạt được mục tiêu đó. Xuất phát từ quan điểm trên Mac đã vạch ra bản chất
của hiệu quả sử dụng nhân lực là tiết kiệm và mọi sự tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm
thời gian và hơn thế nữa tiết kiệm thời gian không chỉ ở những khâu riêng biệt mà tiết
kiệm thời gian cho tồn xã hội. Tất cả những điều đó có nghĩa là khi giải quyết bất cứ
việc gì, vấn đề thực tiễn nào với quan điểm hiệu quả trên, chúng ta luôn đứng trước sự
lựa chọn các phương án, các tình huống khác nhau với khả năng cho phép chúng ta cần
đạt được các phương án tốt nhất với kết quả tốt nhất và chi phí nhỏ nhất về lao động.
Theo quan điểm của F.W.Taylor thì con người là một công cụ lao động. Quan điểm
này cho rằng, về bản chất con người đa số không làm việc, họ quan tâm nhiều đến cái
họ kiếm được chứ không phải là cơng việc họ làm, ít người muốn và làm được những
cơng việc địi hỏi tính sáng tạo, đọc lập, tự kiểm sốt. Vì thế để sử dụng nguồn lao động
6



một cách có hiệu quả thì phải đánh giá chính xác nguồn lực lao động tại doanh nghiệp
mình, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ những người giúp việc, phải phân chia công
việc từng bộ phận đơn giản lặp đi, lặp lại, dễ dàng học được.
Từ cách tiếp cận trên, ta có thể hiểu khái niệm về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
theo 2 cách:
+ Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng nguồn nguồn nhân lực còn bao hàm thêm
khả năng sử dụng nguồn nguồn nhân lực đúng ngành, đúng nghề đảm bảo sức khỏe, đảm
bảo an toàn cho người lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động,
khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công
bằng cho người lao động.
+ Theo nghĩa hẹp: Hiệu quả sử dụng nguồn nguồn nhân lực là kết quả mang lại từ
các mơ hình, các chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Kết quả lao động đạt
được là doanh thu, lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ việc kinh doanh và
việc tổ chức, quản lý nguồn nhân lực, có thể là khả năng tạo việc của mỗi doanh nghiệp.
Đây là hiệu quả tuyệt đối, mục đích so sánh ở đây là thấy được mức chênh lệch giữa kết
quả và chi phí, mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Từ khái niệm về hiệu quả sử dụng nhân lực trên, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
của doanh nghiệp có thể hiểu chính là việc sử dụng nguồn nhân lực nhân công của tổ
chức/doanh nghiệp kết hợp các yếu tố về vốn, máy móc,.. để tạo ra được kết quả, khả
năng sản xuất ra sản lượng như mong muốn. Kết quả đầu ra ở đây được biểu hiện bằng
giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận,…
Từ đây có thể đánh giá, xác định hiệu quả sử dụng nhân lực qua cơng thức tính:
H=K/L
Với:
K: Kết quả đầu ra: Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận,..
L: Nguồn nhân lực đầu vào: Tổng số lao động, chi phí tiền công lao động…
Trong doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực sẽ góp phần tiết kiệm chi phí lao động sống, tiết

kiệm thời gian lao động, giảm thời gian khấu hao tài sản của doanh nghiệp, tăng cường
kỷ luật lao động… dẫn tới giảm giá thành sản xuất dẫn đến tăng doanh thu và giúp doanh
nghiệp mở rộng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng chính là điều
kiện đảm bảo không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ cơng nhân viên,
tạo điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích năng lực sáng tạo của người lao
động, thúc đẩy người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần. Ngoài ra, hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được nâng cao sẽ thúc đẩy nhu cầu học tập,
7


nhu cầu sinh hoạt của mỗi người, ngày càng có nhiều phát minh sáng kiến cải tiến kỹ
thuật. Từ đó thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đưa xã hội phát triển.
c. Bản chất nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
- Bản chất:
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì sử dụng nguồn
nhân lực có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, giảm chi phí sản xuất,
khấu hao nhanh tài sản cố định… điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị
trường và mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nền kinh tế, nguồn nhân lực cũng luôn
luôn khẳng định là một nguồn lực quan trọng nhất, cần thiết nhất trong việc sản xuất ra
của cải làm giàu cho xã hội. Đặc biệt trong điều kiện mới, sự phát triển của một quốc
gia phụ thuộc vào nguồn lực trí tuệ và tay nghề của con người là chủ yếu, thay vì dựa
vào nguồn tài nguyên, vốn vật chất trƣớc đây thì nguồn nhân lực càng đóng một vai trị
quan trọng hơn.
- Ý nghĩa:
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
được xem xét ở góc độ sau:
Thứ nhất là đối với doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt

được hiệu quả kinh doanh cao. Và để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
không bị giảm sút cần phải sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, khoa học. Nếu sử
dụng nguồn nhân lực không hợp lý, việc bố trí lao động khơng đúng chức năng của từng
người sẽ gây ra tâm lý chán nản, khơng nhiệt tình với công việc được giao dẫn đến hiệu
quả kinh doanh thấp và sẽ dẫn tới sự giảm sút về tất cả các vấn đề khác của doanh
nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực sẽ góp phần tiết kiệm chi phí lao
động sống, tiết kiệm thời gian lao động, giảm thời gian khấu hao tài sản của doanh
nghiệp, tăng cường kỷ luật lao động… dẫn tới giảm giá thành sản xuất dẫn đến tăng
doanh thu và giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, nâng cao sức cạnh tranh trên thị
trường.
Thứ hai là đối với người lao động. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là
điều kiện đảm bảo không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân
viên, tạo điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích năng lực sáng tạo của người
lao động, thúc đẩy người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần.
Thứ ba là đối với người quản lý nguồn nhân lực. Nói đến sử dụng nguồn nhân lực
là nói đến việc quản lý và sử dụng con người. Con người luôn phát triển và thay đổi có
tư duy, hành động cụ thể trong từng hồn cảnh cụ thể. Vì vậy, phải làm sao để nắm bắt
8


được những thay đổi, tư duy, ý thức của con người hay nói cách khác là nắm bắt được
nhu cầu của người lao động thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là việc làm hết sức quan
trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì sử dụng nguồn nhân lực có
hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, giảm chi phí sản xuất, khấu hao
nhanh tài sản cố định… điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và mở
rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
1.2. Nguyên lý cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp
1.2.1. Nguyên tắc nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu nguồn nhân lực trong doanh

nghiệp
- Phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt
động kinh doanh của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp thường đặt ra nhiều mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp, đó là các tiêu đích hoặc kết quả mà doanh nghiệp phải
phấn đấu đạt được. Các mục tiêu thường được ấn định theo các lĩnh vực cụ thể như: mức
lợi nhuận, năng suất, chi phí, vị thế cạnh tranh, tăng thị phần, duy trì sự tồn tại của doanh
nghiệp, ổn định nội bộ v.v.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp luôn hướng đến mục tiêu
kinh tế nhất định và để thực hiện các mục tiêu đó doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn
nhân lực (do đó phải mất chi phí), phải phù hợp với điều kiện nguồn nhân lực của doanh
nghiệp.Vì vậy, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là đạt được mục
tiêu với sự tiết kiệm chi phí về nhân lực.
- Về mặt kinh tế, các mục tiêu trên đều quy tụ về một đích, một mục tiêu cơ bản,
đó là mức tăng lợi nhuận để đảm bảo tính ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Mục
tiêu tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường cũng nhằm mục đích tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận. Phấn đấu tiết kiệm chi phí xét cho cung cũng nhằm tăng lợi nhuận. Vì thế, lợi
nhuận được xem là tiêu chuẩn để thiết lập các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả
kinh tế.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
a. Chỉ tiêu đo lường và đánh giá năng suất lao động
- Hiệu quả sử dụng lao động (H):
H=

Kết quả đầu ra (K)

Nguồn nhân lực đầu vào của quá trình sản xuất (L)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu hiệu quả sự dụng lao động phản ánh một đồng lao động tạo được
bao nhiêu đồng doanh thu/ lợi nhuận hay một người lao động làm ra được bao nhiêu sản
9



lượng trong thời kì nhất định. Đây là chỉ tiêu chung, tổng quát trong việc đánh giá hiệu
quả sử dụng lao động. Chỉ tiêu càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động trong doanh
nghiệp càng lớn và ngược lại.
- Năng suất lao động
Cơng thức xác định:

W=

Trong đó:

DT(M)
NV

W: Năng suất lao động của một nhân viên
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
NV: Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao
động. Một lao động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nó được biểu hiện bằng
doanh thu bình qn của một lao động đạt được trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực càng cao và ngược lại.
Việc nâng cao năng suất lao động trong quản lý kinh tế cho phép chúng ta đánh
giá một cách chung nhất hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Cũng từ
chỉ tiêu này trong kỳ ta có thể so sánh được với chỉ tiêu của kỳ trước để đánh giá được
chất lượng công tác sử dụng lao động ở doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận của lao động (Khả năng sinh lời của lao động)
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận lao động =


LNST
NV

Trong đó:
LNST: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
NV: Số nhân viên trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lợi nhuận của một nhân viên mang lại trong một kỳ
nhất định. Tỷ suất lợi nhuận lao động (sức sinh lời của lao động) của một nhân viên càng
lớn thì hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực càng cao và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận lao
động của một nhân viên thường là chỉ tiêu khó có thể tính tốn một cách cụ thể và rõ
ràng là khơng chính xác.
b. Chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương
- Tỷ suất tiền lương
Công thức xác định:

HQ 1 =

QL
M

∗ 100

Trong đó:
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
QL: Tổng quỹ lương trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một trăm đồng doanh thu thì cần bao nhiêu
10


đồng tiền lương. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc so sánh và đánh giá mối

quan hệ giữa tiền lương và doanh thu của doanh nghiệp. Nó có giúp cho việc tính tốn
việc trả lương cho nhân viên theo doanh thu mà nhân viên đó có thể mang lại cho công
ty trong kỳ. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực càng cao và
ngược lại.
- Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
Cơng thức xác định:

Q TL =

Trong đó:
HQ TL : Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

𝑀𝑀

𝑄𝑄𝐿𝐿

M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
QL: Tổng quỹ lương trong kỳ
Đây là chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một
đồng chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực càng
cao. Qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được rằng với số tiền lương mình bỏ ra cho lao động
sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp. Từ đó biết được hiệu quả sử
dụng lao động của doanh nghiệp đã hợp lý chưa, có hiệu quả khơng để điều chỉnh lại
sao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả tốt nhất.
1.2.3. Chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp
Các chính sách của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực. Có thể kể đến như chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực, chính
sách lương thưởng, chính sách thăng tiến, chính sách quản lý thời gian làm việc… Dưới
đây là một số chính sách của doanh nghiệp như:

- Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực: Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu
hút nhân lực để đưa vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cơng tác
tuyển dụng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động quản
trị nhân sự. Tuy nhiên, công tác này tại nhiều doanh nghiệp chưa được chú trọng, việc
thực hiện còn đơn giản, chưa chiêu mộ được một nguồn nhân sự phù hợp, chất lượng.
Để tuyển dụng đúng người, đúng vị trí cơng việc thì cơng tác tuyển dụng cần phải xây
dựng một quy trình rõ ràng và được thực hiện một cách chặt chẽ. Từ việc xét hồ sơ xin
việc, phỏng vấn đến quyết định tuyển chọn… phải được thực hiện một cách tốt nhất.
Quyết định tuyển chọn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối
với các tổ chức, bởi vì quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho tổ chức có đƣợc những con
người có kĩ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Tuyển chọn tốt
cũng sẽ giúp cho tổ chức giảm đƣợc các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng
như tránh được các rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc.
11


- Chính sách sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực:
+ Công tác đào tạo và phát triển nguồn lực lao động: Nhận thức được tầm quan
trọng của chất lượng nguồn nhân lực nên vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
được các doanh nghiệp rất quan tâm. Dựa theo kế hoạch nhân lực hàng năm, trưởng
phòng. Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo lại của cán bộ cơng nhân viên trong
tồn doanh nghiệp sau đó lên kế hoạch một cách cụ thể.
+ Chính sách thăng tiến: Cần chú trọng công tác đánh giá và bồi dưỡng cán bộ
nhân viên kế nhiệm, ổn định và chủ động bổ sung, tăng cường đội ngũ lãnh đạo khi cần
thiết. Nhờ đó mà năng suất lao động của nhân viên tăng lên, góp phần làm tăng hiệu quả
sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Lộ trình cơng việc, cơ hội thăng tiến: Lực
lượng lao động được phân công công việc một cách rõ ràng thông qua bản mô tả công
việc và dưới sự chỉ đạo của câp trên. Mỗi nhân viên đều có nhiệm vụ riêng của mình
khơng chồng chéo cơng việc.
- Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực

+ Chính sách lương thưởng: Chính sách khen thưởng kịp thời nhằm động viên
khuyến khích nhân viên cống hiến và phấn đấu hết mình để xây dựng doanh nghiệp
mình. Duy trì các chế độ phúc lợi bảo hiểm sức khỏe toàn diện, tổ chức khám sức khỏe
định kỳ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, ngày hội doanh nghiệp. Điều
này góp phần nâng cao tinh thần thi đua làm việc, giúp năng suất lao động được tăng
lên, làm hiệu quả sử dụng lao động của cơng ty cũng tăng lên.
+ Chính sách quản lý thời gian làm việc: Các doanh nghiệp thực hiện quản lý thời
gian làm việc, góp phần duy trì và xây dựng kỷ luật lao động, làm cơ sở để đánh giá,
khen thưởng, kỷ luật và trả lương cho nhân viên đúng với thời giờ làm việc mà họ đã
cống hiến cho doanh nghiệp. Một tập thể sẽ hoạt động tốt nếu mỗi cá nhân đều tự ý thức
được vai trò, trách nhiệm của mình. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể phát
triển được.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong
doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
a, Chính sách và các quy định của doanh nghiệp
Mọi chính sách, quy định trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói riêng. Nó
quy định về cách bố trí, sắp xếp, cách tuyển dụng, đào tạo nhân lực, chế độ lương,
thưởng, nội quy lao động... Khi chính sách của doanh nghiệp thay đổi thì ít nhiều cũng
ảnh hưởng đến các vấn đề trên. Chính sách của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng
ảnh hưởng đến đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Các chính sách
12


như là: chính sách tiền lương, chính sách sa thải, chính sách hưu trí, chính sách thuyên
chuyển, đề bạt, thăng chức… Các chính sách này ln tạo động lực thơi thúc cho người
lao động làm việc, tạo ra bầu không khí làm việc tốt, làm cho người lao động cảm thấy
yên tâm, thoải mái khi làm việc và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Vì thế doanh
nghiệp cần có chính sách thích hợp tạo động lực thơi thúc người lao động, tạo ra mối

quan hệ gắn bó, bình đẳng giữa những người lao động. Nếu làm được điều đó thì khơng
những nó sẽ phát huy được những sáng kiến, năng lực, trình độ chun mơn của người
lao động mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
b, Đánh giá nguồn nhân lực
Đánh giá nguồn nhân lực là bước đầu trong công tác quản lí và sử dụng nguồn
nhân lực. Đánh giá nguồn nhân lực chính là đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viênlà một quy trình được chuẩn hóa để thu nhập thông tin trong chuyên môn nghiệp vụ của
các nhân viên. Việc đánh giá giúp các doanh nghiệp có thể hiểu rõ về năng lực thực hiện
công việc và khả năng tiềm ẩn của nhân viên trong doanh nghiệp mình từ đó đưa ra
những điều chỉnh, xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với mục tiêu chung.
c, Tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nhân lực là tiến trình định vị và thu hút các ứng viên, để bổ sung các
chức vụ trống cho tổ chức, là bước triển khai hoạch định cho nguồn nhân lực và liên
quan chặt chẽ với tiến trình lựa chọn. Qua đó, tổ chức đánh giá phù hợp các ứng viên
cho các công việc khác nhau; sự tìm kiếm, lựa chọn lao động phải có sự định hướng rõ
ràng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đây có thể thấy, tuyển dụng nhân lực
có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp.
d, Các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực
- Cơng tác giáo dục vào đào tạo trong doanh nghiệp: Để nâng cao hiệu quả sử
dụng nhân lực, doanh nghiệp cần chú trọng quá trình đào tạo con người xây dựng đội
ngũ nhân viên các phịng ban chun mơn giỏi, trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng về chất lượng. Việc tổ chức các buổi họp đào tạo mỗi tuần bằng phương
pháp đào tạo tại chỗ, tự tìm hiểu để nâng cao kiến thức trình độ của các cá nhân trong
quá trình làm việc. Chất lượng sử dụng nhân lực sẽ giảm sút nếu doanh nghiệp không
đầu tư và chú trong đào tạo con người. Qua quá trình đào tạo và bồi dưỡng nhân lực
giúp cho nhân lực hiểu hơn về công việc và nhiệm vụ của bản thân. Chất lượng hiêu quả
sử dụng nguồn nhân lực của công ty sẽ kém nếu nếu công tác này không được thực hiện
tốt. Do đó việc đào tạo cần được tiến hành ở mọi cấp, không chỉ đào tạo trong nước mà
cịn đạo tạo cả ở nước ngồi để cho người lao động có thể học hỏi thêm các kinh nghiệm
của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Điều kiện lao động: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức

13


lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi
làm việc. Các yếu tố điều kiện lao động bao gồm: Máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng,
năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động và các
yếu tố về tổ chức bố trí lao động: Bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao
tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian lao động... cũng liên quan đến
điều kiện lao động trong doanh nghiệp. Điều kiện lao động có ảnh hưởng trục tiếp đến
sức khỏe, năng suất làm việc người lao động. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến điều kiện lao động tại doanh nghiệp mình.
- Thù lao, lương thưởng đối với cán bộ nhân viên, người lao động trong doanh
nghiệp: Thù lao lao động là phần người lao động nhận được do họ tham gia vào quá
trình lao động của doanh nghiệp; thù lao lao động thường được biểu hiện ở thu nhập
dưới các hình thức tiền lương và tiền thưởng bao gồm: thù lao cơ bản, các khuyến khích
tài chính, các phúc lợi và dịch vụ. Thù lao, lương thưởng là một trong những yếu tố
quyết định đến sự trung thành và hiệu quả làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp.
e, Văn hóa cơng ty
Văn hóa doanh nghiệp có tác động khơng nhỏ đến nhân lực. Là cơ sở các quy tắc,
quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân khi làm việc trong môi trường tập
thể, quy định các hành vi ứng xử của nhân lực trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng bởi văn hóa xã hội, chiến lược chính sách của doanh nghiệp và
phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của doanh
nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp
a. Mơi trường kinh tế
Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của
doanh nghiệp. Trong giai đoạn mà nền kinh tế suy thoái, hoặc bất ổn thì doanh nghiệp
cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời cắt giảm chi phí lao động. Muốn như
vậy, doanh nghiệp cần phải đưa ra những quyết định nhằm phát triển nguồn nhân lực,

nâng cao năng suất lao động, góp phần làm giảm chi phí kinh doanh. Hoặc các chính
sách của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách hội nhập kinh
tế cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực của doanh nghiệp.
b, Khoa học, kỹ thuật
Đây là yếu tố lớn ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì khoa học kỹ thuật địi hỏi ngày càng
cao, những công nghệ lạc hậu dần dần bị loại bỏ, thay vào đó là những cơng nghệ hiện
đại. Vì thế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị chi phối bởi sự phát triển
14


của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào vào sản
xuất. Bởi vậy phải đào tạo, phân bổ phát triển nguồn lực lao động cho phù hợp với công
nghệ mới. Nếu nguồn nhân lực khơng được đào tạo thường xun thì khơng thể thích
ứng với cơng nghệ mới đang phát triển mạnh như vũ bão hiện nay. Điều này đòi hỏi
doanh nghiệp phải mất một khoản chi phí lao động tương đối lớn cho sự phát triển này.
Như vậy, yếu tố khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực của doanh nghiệp.
c, Hệ thống các văn bản luật pháp
Luật pháp của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nguồn nhân lực của
doanh nghiệp. Cụ thể như qua Bộ luật lao động 2019 quy định chi tiết về việc làm, tuyển
dụng, quản lý lao động; hợp đồng lao động, các chế độ chính sách đối với người lao
động; giải quyết tranh chấp lao động... hay luật việc làm 2013 quy định chính sách hỗ
trợ tạo việc làm; thơng tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia; tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý… Thông
qua các bộ luật trên đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của
người lao động, trong đó có nhu cầu phát triển nghề nghiệp chuyên môn…Các bộ luật
này cũng quy định những điều khoản sử dụng lao động của doanh nghiệp, địi hỏi doanh
nghiệp phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp như thời gian làm việc,

điều kiện làm việc mà luật pháp quy định.
d, Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội
Về kinh tế: Mơi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân
lực của doanh nghiệp. Trong giai đoạn mà nền kinh tế suy thoái, hoặc bất ổn thì doanh
nghiệp cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời cắt giảm chi phí lao động.
Muốn như vậy, doanh nghiệp cần phải đưa ra những quyết định nhằm phát triển nguồn
nhân lực, nâng cao năng suất lao động, góp phần làm giảm chi phí kinh doanh. Hoặc các
chính sách của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách hội nhập
kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Về văn hóa-xã hội: Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một nền văn hóa riêng biệt
và đặc trưng văn hóa của mỗi nước có ảnh hưởng đến tư duy và hành động của con
người trong đời sống kinh tế xã hội của nước đó. Văn hóa-xã hội có ảnh hưởng trực tiếp
đến tư duy, lối sống, năng lực của người lao động. Vì vậy xem xét đánh giá về văn hóaxã hội sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ được vấn đề của người lao động trong doanh
nghiệp từ đó có thể phát huy được năng lực làm việc của họ để việc sử dụng nguồn nhân
lực của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
e, Mức độ cạnh tranh trên thị trường
15


Đối thủ cạnh tranh: cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút,
duy trì và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm
mà còn cạnh tranh về nhân lực. Nhân lực là cốt lõi của hoạt động kinh doanh. Để tồn tại
và phát triển khơng có con đường nào bằng con đường nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực một cách có hiệu quả. Nhân lực là tài nguyên quý giá nhất, vì vậy doanh nghiệp
phải giữ gìn, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải có
chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, khen thưởng kịp thời. Ngồi
ra, doanh nghiệp phải có chế độ tiền lương đủ giữ nhân viên làm việc với mình, cải thiện

môi trường làm việc, cải thiện phúc lợi. Nếu doanh nghiệp khơng thực hiện tốt chính
sách nhân sự thì đối thủ cạnh tranh sẽ lợi dụng, lôi kéo những người có trình độ và như
vậy doanh nghiệp sẽ mất nhân tài.

16


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRANG NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
SƠNG HỒNG
2.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
2.1.1. Khái quát về nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
Công ty Cổ phần May Sông Hồng được thành lập vào năm 1988 với tên Xí nghiệp
May 1/7, trực thuộc Nhà nước với 100 công nhân. Năm 1993, đổi tên thành Công ty
May Sông Hồng.
Năm 2001, chuyển trụ sở công ty về địa chỉ 105 Nguyễn Đức Thuận, Thành phố
Nam Định, phát triển thành 3 xưởng may với 1500 công nhân. Năm 2004, phát triển
thành 6 xưởng may, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 3600 người. Năm 2004, cổ
phần hóa, trở thành Cơng ty Cổ phần May Sông Hồng. Năm 2006, mở thêm 4 xưởng
may tại huyện Xuân Trường, đưa tổng số cán bộ công nhân viên lên 6000 người và thành
lập Chi nhánh công ty tại Hồng Kông. Năm 2010, mở thêm 4 xưởng may tại huyện Hải
Hậu, tổng số cán bộ công nhân viên lên 8000 người. Năm 2015, mở thêm 4 xưởng may
tại huyện Nghĩa Hưng, tổng số cán bộ công nhân viên lên gần 11.000 người với 18
xưởng may.Năm 2019, công ty lọt top 50 Công ty niêm yết tốt nhất 2019 do Forbes bình
chọn. Sơng Hồng mong muốn trở thành một nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang
lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu.
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân Công ty Cổ phần May sông Hồng luôn thể
hiện được tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhạy bén, sáng tạo và trình độ chun
mơn cao. Trong tổng số nguồn nhân lực, các cán bộ, kỹ sư có trình độ trên đại học và

đại học ít ln hợp tác chặt chẽ với các công nhân kỹ thuật bậc cao, được đào tạo tay
nghề và sàng lọc qua quá trình hoạt động mỗi dự án nhưng chiếm số lượng. Tuy nhiên,
bên cạnh đó cũng có cơng nhân chưa có kinh nghiệm làm việc, phải trải qua thời gian
học việc. Số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng lao động của công ty,
gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng công việc khi người phụ nữ thực hiện chức
năng làm mẹ và chỉ đảm đương những công việc nhẹ.

17


Bảng 2.1. Bảng cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần May Sông Hồng
(Đơn vị: Người)
Diễn giải

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Theo trình độ Trình độ Đại học và trên Đại
lao động
học

271

316

314


Trình độ cao đẳng, trung cấp
chun nghiệp

817

852

816

Sơ cấp và cơng nhân kỹ thuật

65

60

60

8.604

8.682

8.371

Theo đối tượng Lao động trực tiếp
lao động
Lao động gián tiếp

9.237

9.340


8.975

520

570

586

Theo giới tính

Nam

2.312

2.585

2.420

Nữ

7.445

7.325

7.141

0

0


0

Hợp đồng có thời hạn 1 đến 3
năm

841

1.402

657

Hợp đồng không xác định thời

8.916

8.508

8.904

14

18

18

42

48


48

Quản lý cấp chi nhánh

0

0

0

Chuyên viên, nhân viên

464

504

520

Từ 18 đến 25 tuổi

2.572

2.496

1.810

Từ 26 đến 35 tuổi

5.312


5.325

5.253

Từ 36 đến 45 tuổi

1.589

1.838

2.223

284

251

275

9.757

9.910

9.561

Tiêu chí

Lao động phổ thơng

Theo thời hạn Hợp đồng ngắn hạn dưới 1
HĐLĐ

năm

hạn
Theo cấp quản Quản lý cấp cao

Quản lý cấp trung

Theo độ tuổi

Trên 45 tuổi
Tổng

(Nguồn: Phòng Nhân sự)
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
của Công ty Cổ phần May Sơng Hồng
Có thể thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực của Công ty như Đánh giá nguồn nhân lực, Tuyển dụng nhân lực, Công tác
giáo dục vào đào tạo trong doanh nghiệp, Điều kiện lao động, Thù lao, lương thưởng
đối với cán bộ nhân viên, người lao động trong cơng ty, Văn hóa cơng ty, Chính sách và
18


các quy định của doanh nghiệp… ngồi ra cịn có các nhân tố bên ngồi như: Các chính
sách phát triển nguồn lực của Việt Nam, Hệ thống các văn bản luật pháp, Điều kiện kinh
tế-văn hóa-xã hội, Mức độ cạnh tranh trên thị trường… Trong điều kiện hiện tại của mơi
trường, có một số yếu tố tác động mạnh đến nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
trong công ty là:
- Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực: Tuyển dụng nhân lực là việc bổ sung
nguồn lực phù hợp với yêu cầu. Việc tuyển dụng hiệu quả đem lại một đội ngũ lao động
lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói việc tuyển chọn nhân sự có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty sau này vì thế quy trình tuyển dụng của May
Sơng Hồng đang ngày một hồn thiện và khắt khe hơn. Các cơng việc như nhân viên
may, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lí kho,.. đều u cầu trình độ tốt nghiệp tối
thiểu là trung cấp. Các vị trí cao hơn như về hoạt động: Marketing, Kinh doanh, Tài
chính - kế tốn,… đều phải được u cầu có ít nhất 2 năm kinh nghiệm.
- Chính sách sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực:
+ Đánh giá nguồn nhân lực: Đánh giá nguồn nhân lực là bước đầu trong cơng tác
quản lí và sử dụng nguồn lực. Đánh giá nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, phân
tích và so sánh giữa tiêu chuẩn đã đề ra với kết quả công việc thực hiện của nhân viên
trong một thời gian nhất định.
Ở May Sông Hồng thì hàng q ln có các buổi họp phịng ban về việc đánh giá
nguồn lực của Công ty. Khi đánh giá nguồn nhân lực, nhà quản lý sẽ sử dụng các chỉ số
để đánh giá mục tiêu phát triển cá nhân, mức độ hồn thành cơng việc và tinh thần-tác
phong của nhân viên để từ đó đưa ra kết luận. Việc đánh giá nguồn nhân lực tại May
Sông Hồng một cách khách quan đã đem lại hiệu quả lớn trong việc sử dụng nhân lực
của Công ty qua các năm. Nó là cơ sở để May Sơng Hồng thực hiện các bước tiếp theo
trong việc quản lí, sử dụng nhân lực như: hoạch định, tuyển dụng, đào tạo và phát triển
nhân sự.
+ Chính sách và các quy định của Cơng ty: Các chính sách của Cơng ty có ảnh
hưởng rất quan trọng đến hiệu quả sử dụng nhân lực. Có thể kể đến như chính sách
lương thưởng, chính sách thăng tiến, chính sách quản lý thời gian làm việc… Chính sách
Cơng ty quy định về cách bố trí, sắp xếp, cách tuyển dụng, đào tạo nhân lực, chế độ
lương, thưởng, nội quy lao động, chính sách quản lý thời gian làm việc… Các chính
sách tạo mơi trường làm việc thoải mái, tạo động lực thôi thúc người lao động làm việc
và yên tâm sáng tạo, cống hiến hết mình cho Cơng ty.
Những chính sách, quy định trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị nguồn nhân lực nói riêng.
19



May Sơng Hồng đang hồn thiện các chính sách quy định cụ thể để nâng cao tối đa hiệu
quả sử dụng nguồn nhân lực của Cơng ty mình.
- Chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực
Thù lao, lương thưởng đối với cán bộ nhân viên, người lao động trong công ty:
Công ty Cổ phần May Sơng Hồng có chính sách khen thưởng kịp thời nhằm động viên
khuyến khích nhân viên cống hiến và phấn đấu hết mình để xây dựng Cơng ty. Bởi
“Mười đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng.” Chính sách thể hiện rõ nội
dung thưởng bao gồm những dịp được thưởng, mức thưởng cho từng dịp. Bên cạnh đó
cịn thưởng cho những nhân viên hồn thành tốt nhiệm vụ công việc.
Công ty chi trả thu nhập gắn liền với yêu cầu công việc, giá trị công việc, hiệu quả
làm việc, đảm bảo công bằng trong nội bộ, cạnh tranh trên thị trường. Duy trì các chế
độ phúc lợi bảo hiểm sức khỏe toàn diện, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, tổ chức các
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, ngày hội doanh nghiệp. May Sông Hồng cũng
có các chế độ thưởng theo doanh thu đối với tập thể và cá nhân có kết quả kinh doanh
đạt doanh thu do Giám đốc đặt ra. Điều này góp phần nâng cao tinh thần thi đua làm
việc, giúp năng suất lao động được tăng lên, làm hiệu quả sử dụng lao động của May
Sông Hồng cũng tăng lên.
- Văn hóa Cơng ty
Văn hóa Cơng ty có tác động không nhỏ đến nhân lực. Là cơ sở các quy tắc, quy
định về trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân khi làm việc trong môi trường tập thể,
quy định các hành vi ứng xử của nhân lực trong Cơng ty. Văn hóa Cơng ty chịu ảnh
hưởng bởi văn hóa xã hội, chiến lược chính sách của Cơng ty và phong cách lãnh đạo
cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty. May Sông Hồng đã và
đang xây dựng văn hóa Cơng ty hướng tới mục tiêu chung của cả Công ty theo hướng:
trách nhiệm, sách tạo, hợp tác, chính trực,…
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường:
Đối thủ cạnh tranh: cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nhân
lực. Đó là sự cạnh tranh về tài nguyên nhân lực, doanh nghiệp phải biết thu hút, duy trì
và phát triển lực lượng lao động, không để mất nhân tài vào tay đối thủ.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm
mà còn cạnh tranh về nhân lực. Nhân lực là cốt lõi của hoạt động kinh doanh. Trên thị
trường sản xuất và kinh doanh May mặc Việt Nam, các công ty đối thủ là rất mạnh,
mạnh về cả quy mô lẫn năng lực điển hình như Cơng ty May 10, Cơng ty May Việt Tiến,
Công ty May Vĩnh Phú, Công ty May Việt Nhật,… đây là những cơng ty có nguồn vốn
hiện có , thâm niên kinh doanh và quy mô hoạt động lớn. Vì vậy, cơng ty cũng gặp nhiều
khó khăn để có thể đứng vững trên thị trường may mặc. Điều này ảnh hưởng lớn đến
20


×