Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(TIỂU LUẬN) PHÉP BIỆN CHỨNG về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và vận DỤNG PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH tế với bảo vệ môi TRƯỜNG SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.96 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
------------------------------

TIỂU LUẬN
MƠN: TRIẾT HỌC MARX – LENIN
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN
DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Sinh viên thực hiện: Lê Phương Hà
MSSV: 2112920018
Lớp hành chính: Anh 01 – QTKS – K60
Lớp Tín chỉ: TRIE114(GD1+2-HK1-2122)
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Tùng
Lâm

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2021
1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................. 3
NỘI DUNG....................................................................................................................... 4
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.......................4
1. Khái quát về phép biện chứng..........................................................................4
2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến...................................................................5
3. Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến.........................................6
CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI.................................................................................8
1. Khái niệm........................................................................................................8
1.1. Tăng trưởng kinh tế………………………………………………………8


1.2.

Môi

trường

sinh

thái……………………………………………………...8
2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái..........................8
3. Thực trạng: Môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các hoạt động
phát triển kinh tế...................................................................................................10
3.1. Công nghiệp…………………………………………………………….11
3.2. Nông nghiệp…………………………………………………………….12
3.3. Du lịch - biển……………………………………………………………
13
4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường...................................................................14
5. Một số giải pháp cân bằng tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường...........15
LỜI KẾT......................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................18

2


LỜI NÓI ĐẦU
Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, con người chúng ta luôn sống và tồn tại gắn liền
với những hoạt động thực tiễn của bản thân. Con người đã và đang tác động vào thế
giới tự nhiên, hình thành lịch sử phát triển đồng thời của tự nhiên và con người thơng
qua những q trình như lao động, sản xuất, nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, con
người và thiên nhiên đang có mối quan hệ phụ thuộc qua lại lẫn nhau ngày càng chặt

chẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế khi mà nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế hiện trở
thành mục tiêu hàng đầu với mỗi quốc gia. Tuy vậy, thế giới chúng ta sống đang đối
mặt với nhiều nguy cơ bất bền vững do sự phát triển bất chấp mọi ảnh hưởng tiêu cực
đến mơi trường, tài ngun, sinh vật. Nói cách khác, để đạt được những thành tựu về
kinh tế trong ngắn hạn, chúng ta đã phải trả giá bằng sự phá hoại bền vững của nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong dài hạn. Vì vậy, đã đến lúc cần nhận thức đúng đắn về
tầm quan trọng của chính sách phát triển kinh tế bền vững song hành với bảo vệ môi
trường sinh thái. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã lấy đó làm quan điểm chủ đạo
của chiến lược phát triển đất nước “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng
trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Dựa trên cơ
sở lý luận triết học Marx-Lenin để nhằm tìm hiểu sâu hơn về thực trạng phát triển
kinh tế xanh tại Việt Nam và cả thế giới, đồng thời kêu gọi sự chung tay giúp sức của
cộng đồng vào vấn đề cấp thiết của quốc gia, tôi lựa chọn nghiên cứu về đề tài: “Phép
biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái”.
Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, phân và tích
tổng hợp, tiểu luận này giúp bạn đọc hiểu thêm về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và môi trường sinh thái và phương hướng giải quyết một số vấn đề liên quan. Do sự
hiểu biết và vận dụng lý luận của Marx – Lenin còn hạn chế nên bài tiểu luận này của
em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cơ giúp đỡ, góp ý để em
hồn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. Khái quát về phép biện chứng.
Sự ra đời của phép biện chứng được đánh dấu bằng sự ra đời của triết học từ

thời cổ đại, trải qua quá trình tồn tại và phát triển hàng ngàn năm, có lúc phồn thịnh,
có lúc suy vong. Phép biện chứng là học thuyết khái quát về biện chứng của thế giới
thành hệ thống các nguyên lí, các quy luật, các phạm trù để từ đó hình thành nên hệ
thống ngun tắc phương pháp luận nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người. Khởi đầu là phép biện chứng tự phát cổ đại, thể hiện rõ nét
trong thuyết “âm - dương” của Trung Quốc, đăc biệt là trong nhiều học thuyết của Hi
Lạp cổ đại. Đến khoảng thế kỷ 17 nửa đầu thế kỷ 18, phương pháp siêu hình thống trị
trong tư duy triết học mà đại diện là Đêcactơ – ông được coi là linh hồn của phương
pháp siêu hình. Trong khoảng nửa sau thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, đây là thời kỳ tổng kết
các lịch sử triết học nhân loại và hình thành hệ thống lớn - phương pháp biện chứng
duy tâm do Hegen đại diện, đây được coi là tiền đề của phương pháp biện chứng duy
vật sau này. Ngày nay phép biện chứng đã đạt đến trình độ cao nhất đó là phép biện
chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt những phạm trù,
những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực.
Cho nên nó phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, xã
hội và tư duy. Nhờ vậy nó đã khắc phục được những hạn chế vốn có của phép biện
chứng tự phát cổ đại khi cho rằng thế giới là một chỉnh thể thống nhất, giữa các bộ
phận của nó có mối liên hệ qua lại, thâm nhập vào nhau, tác động và chịu ảnh hưởng
lẫn nhau, thế giới và các bộ phận cấu thành thế giới ấy không ngừng vận động và phát
triển. Hơn nữa, phép biện chứng duy vật còn sửa được sai lầm của phép biện chứng
duy tâm khách quan thời cổ đại mà đại biểu là Hêgen - đại diện lỗi lạc của phép biện
chứng. Hêgen cho rằng sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài chỉ là sự sao
chép lại sự tự vận động của “ý niệm tuyệt đối” mà thôi. Phép biện chứng duy vật đã
chứng minh rằng : những ý niệm trong đầu óc của chúng ta chẳng qua là sự phản ánh
của các sự vật hiện thực khách quan, do đó bản thân biện chứng của ý niệm chỉ đơn

4


thuần là sự phản ánh có ý thức của sự vận động biện chứng của thế giới hiện thực

khách quan.
Như vậy, phép biện chứng duy vật đã khái quát một cách đúng đắn những quy
luật vận động và sự phát triển chung nhất của thế giới, từ đó trở thành công cụ hữu
hiệu giúp con người nhận thức cải tạo thế giới, là phương pháp luận tối ưu của mọi
khoa học.
2. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật có vai trị làm sáng tỏ những quy luật của sự liên hệ
và phát triển của tự nhiên, xã hội lồi người và của tư duy. Vì vậy ở bất kỳ cấp độ phát
triển nào của phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vẫn được
xem là một trong những nguyên lí có ý nghĩa khái qt nhất. Ngun lí về mối liên hệ
phổ biến cho rằng các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng vừa tách biệt nhau, lại vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn
nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau. “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để
chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ
phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Liên hệ là quan hệ giữa
hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay
đổi. Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ giữa sự vật,
hiện tượng của thế giới, đồng thời để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện
tượng. Có rất nhiều loại liên hệ, trong đó có loại liên hệ chung nhất, là đối tượng
nghiên cứu của phép biện chứng, loại liên hệ này được gọi là liên hệ phổ biến Giữa
các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại
những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Tồn bộ mối liên hệ đó tạo
nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất
của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mối liên hệ phổ biến có ba tính chất cơ bản:
Thứ nhất, tính khách quan. Tính khách quan được thể hiện ở điểm sự quy định
lẫn nhau, tác động và làm chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn
có, tồn tại độc lập khơng phụ thuộc vào ý chí của con người.

5



Thứ hai, tính phổ biến. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các
hiện tượng tinh thần hoặc mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, …
Các mối liên hệ, tác động đó – suy đến cùng, đều là sự quy định, tác động qua lại,
chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Tính phổ biến của các
mối liên hệ được thể hiện ở chỗ, ở bất kỳ nơi đâu trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều
tồn tại vô vàn các mối liên hệ đa dạng, giữ những vai trị, vị trí khác nhau trong sự vận
động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Các mối liên hệ qua lại, quy định,
chuyển hóa lẫn nhau không chỉ diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư
duy mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật hiện tượng.
Thứ ba, tính đa dạng, phong phú . Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng
trong sự tồn tại, sự vận động và phát triển của chính các sự vật và hiện tượng quy
định. Có mối liên hệ về mặt khơng gian và cũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa
các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lê toàn bộ hay trong những lĩnh
vực lớn của thế giới. Ngược lại, cũng có những mối liên hệ riêng chỉ tác động trong
từng lĩnh vực nhỏ lẻ, từng hiện tượng, sự vật cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp, có mối
liên hệ gián tiếp mà trong đó sự tác động qua lại được thực hiện thông qua một hay
một số khâu trung gian. Ngồi ra, cịn có mối liên hệ chủ yếu, có mối liên hệ thứ yếu,
mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và mối liên
hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ giữa các sự sự vật khác nhau, có mối liên hệ khác nhau
của cùng một sự vật. Sự vật, hiện tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều
giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch
sử phát triển hiện thực của các sự vật và các quá trình tương ứng.
Theo quan điểm biện chứng thì khơng có bất kì sự vật, hiện tượng hay quá
trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác mà bất
cứ chúng đều là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những
mối liên hệ bên trong của nó, đó là hệ thống mở tồn tại tương tác và làm biến đổi lẫn
nhau với các hệ thống khác.
3. Ý nghĩa phương pháp luận về mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến xét dưới góc độ thế giới quan thì nó phản
ánh tính thống nhất của vật chất và thế giới. Các sinh vật, hiện tượng tồn tại trong
6


nhiều mối liên hệ và tác động qua lại với nhau, do đó khi nghiên cứu từng đối tượng
cụ thể cần tn thủ ngun tắc tồn diện. Từ ngun lí về mối liên hệ phổ biến, ta rút
ra được quan điểm toàn diện trong việc xem xét sự vật, hiện tượng, cụ thể:
Một là, phải đặt đối tượng nghiên cứu cụ thể trong một chỉnh thể với tất cả các
mặt, yếu tố, bộ phận, thuộc tính, mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Hai là, chủ thể cần rút ra được các mặt và các mối liên hệ tất yếu của đối tượng
đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại. Từ đó, nhận thức mới có
thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, mối liên hệ,
quan hệ và tác động qua lại của đối tượng
Ba là, cách đặt chúng trong mối liên hệ với sự vật, hiện tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định.
Bốn là, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện. Chính vì vậy,
cần tránh cách nhìn nhận một chiều, chỉ thấy một mặt mà khơng thấy tồn bộ cục
diện, hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét một cách dàn trải, không thấy mặt
bản chất của sự vật hiện tượng.
Không chỉ vậy, khi xem xét một sự vật, hiện tượng, ta cũng cần quán triệt quan
điểm lịch sử cụ thể. Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không – thời gian nhất
định và mang dấu ấn của không – thời gian. Do đó, phải xét đến những tính chất đặc
thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
Phải xác định rõ vị trí, vai trị khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình
huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử
lý các vấn đề thực tiễn. Nội dung cốt lõi của quan điểm này là chúng ta phải chú ý
đúng mức đến hoàn cảnh lịch sử – cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới bối cảnh hiện
thực, cả khách quan và chủ quan, của sự ra đời và phát triển của vấn đề. Khi nghiên

cứu một đối tượng mà thiếu đi sự áp dụng quan điểm lịch sử - cụ thể, ta dễ rơi vào chủ
nghĩa chiết trung, ngụy biện.

7


CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
1. Khái niệm
1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mơ sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Đây là chỉ số phản ánh sự thay đổi về
số lượng, chất lượng, quy mô của nền kinh tế theo chiều hướng đi lên.
Tăng trưởng kinh tế dài hạn chính là điều kiện tiên quyết để tạo nên một nền
kinh tế vững chắc và phát triển, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Chính vì
vậy, tăng trưởng kinh tế được xem là một nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng bậc nhất ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới.
1.2 Môi trường sinh thái
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Sinh thái học là bộ môn nghiên cứu ảnh
hưởng qua lại giữa một cá thể sinh vật hoặc các loài riêng lẻ với các thành phần sống
và không sống của mơi trường xung quanh.mơn nghiên cứu. Như vậy, có thể hiểu
“mơi trường sinh thái” là tồn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ của các hệ sinh thái ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội lồi người. Nó là
những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát
triển trong quan hệ với con người.
2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sinh thái
Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường ln có mối quan hệ tác động

qua
lại lẫn nhau, đó chính là mối quan hệ biện chứng bao gồm hai mặt thống nhất và mâu
thuẫn. Như chúng ta đã biết, môi trường sống được sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, vì
vậy có thể nói nó tồn tại một cách khách quan độc lập với ý thức con người. Tuy
nhiên, sự phát triển bền vững của môi trường lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của
8


con người, con người có thể tác động làm cho môi trường sinh thái tốt lên hoặc xấu đi.
Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hồn tồn phụ thuộc vào con
người, nên nó là tồn tại chủ quan. Môi trường chịu tác động trực tiếp của con người,
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào con người, từ đó ta có thể thấy mơi trường cũng
chịu tác động của tăng trưởng kinh tế và ngược lại, mối quan hệ giữa chúng được
thông qua một thực thể đó là con người. Mơi trường được xem là nơi cung cấp nguyên
vật liệu đầu vào cho các hoạt động kinh tế và ngược lại cảc chất thải kinh tế được thải
vào mơi trường, do đó hai chủ thể này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Và cũng vì
thế, cách thức quản lý kinh tế sẽ có tác động lên môi trường và ngược lại, môi trường
ảnh hưởng lên sức khỏe và các thức vận hành kinh tế (Dawn, 2007). Điều đó được thể
hiện qua một số khía cạnh như sau:
Phát triển kinh tế đã tác động tích cực đến bảo vệ mơi trường trên một số góc
độ sau:
Về tình trạng khai thác tài ngun thiên nhiên: các nước phát triển và đang phát
triển có một sự chênh lệch về mức độ tiêu dùng nguồn tài nguyên. Cụ thể, đối với
nước giàu thì sự phát triển kinh tế bền vững phải gắn với cắt giảm đáng kể những tiêu
dùng lãng phí năng lượng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như giúp đỡ
nước đang phát triển chỉ chú tâm vào việc khai thác hết công suất các tài nguyên để
xuất khẩu thô triển khai những giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế một
cách an tồn.
Về bầu khí quyển: tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho con người tạo nên
những máy móc, cơng cụ sản xuất hiện đại, ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Các khu

công nghiệp đang dần cố gắng giảm thiểu lượng khí thải vào bầu khí quyển. Nhiều
nhà máy, khu xử lí rác thải đã, đang được xây dựng giúp giảm lượng độc tố của rác
thải đưa vào môi trường.
Về môi trường nước: kinh tế càng phát triển, hệ thống xử lí nước sạch càng
hiện đại, máy móc xử lí rác thải giúp giảm lượng rác đổ ra biển, hồ, sơng…
Từ đó, chất lượng nguồn nước được đảm bảo an toàn hơn, nhất là ở những nước phát
triển.
Ngược lại, môi trường sinh thái trong lành, ổn định cũng là điều kiện, cơ sở và
động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế:
9


Môi trường sinh thái trong lành giúp con người cảm thấy thoải mái, có sức
khoẻ tốt để làm việc hiệu quả, cho ra năng suất kinh tế cao.
Bảo vệ môi trường sinh thái tạo nên môi trường sống ổn định, phát triển bền
vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, con người ln có tài ngun để sử dụng cho sự
sống và phát triển, đây cũng chính là phát triển nền kinh tế lâu dài.
Từ đó, ta có thể thấy được việc tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh
thái luôn song hành, gắn liền chặt chẽ với nhau. Một quốc gia có thể thực hiện tốt cả
hai nhiệm vụ, quốc gia đó sẽ có được một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững
cũng như một môi trường sống trong lành cho người dân. Nếu hai mục tiêu này khơng
được đặt trên cùng một vị trí, kinh tế có thể phát triển nhưng sẽ hủy hoại mơi trường
sống và không đạt được sự bền vững hoặc môi trường luôn trong lành và giàu tài
nguyên nhưng lại không có hoạt động kinh tế, đời sống của người dân sẽ trở nên lạc
hậu, kém phát triển.
3. Thực trạng: Môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các hoạt
động phát triển kinh tế
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, trong đó nổi bật
là quan điểm phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hịa với

phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất
lượng cuộc sống nhân dân, coi trọng bảo vệ và cải thiện mơi trường, chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu; tập trung thực hiện ba đột phá chiến lược và những định
hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới
mơ hình tăng trưởng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực.
Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là làn sóng dịch bệnh
COVID-19 gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khiến nền kinh tế nhiều quốc
gia trở nên đình trệ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế. Qua một
thập kỷ nỗ lực gây dựng và đổi mới, giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng GDP bình
quân đạt 5,9%/năm; giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,8%/năm, và đặc biệt, trong năm
2020, dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng
trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
10


Tuy nhiên, thuận theo nền kinh tế ngày càng phát triển, môi trường sinh thái
cũng chịu nhận những tác động tiêu cực mang tính hủy hoại rất lớn. Tuy những thành
tựu của nền kinh tế đã giúp nâng cao mức sống con người, tuy nhiên môi trường ngày
càng xấu đi với nguồn tài nguyên thiên nhiên suy kiệt, các thảm họa thiên nhiên như
bão, lũ xảy ra ngày càng nhiều hơn, lượng rác thải ngày càng lớn, đặc biệt là rác thải
nhựa gây ơ nhiễm đất, nước, khơng khí.
Những con số gần đây nhất đã nói lên một tình trạng báo động về sự thuận
chiều giữa tăng trường kinh tế và suy thối mơi trường:
3.1. Cơng nghiệp
Trong 10 năm qua (từ năm 2010 đến năm 2020) công nghiệp là ngành có tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân, với đóng góp xấp xỉ 30% vào
GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Tính đến năm 2019 Việt
Nam có đến 335 khu công nghiệp và khu chế xuất. Tuy nhiên, những ảnh hưởng tiêu
cực mà sự phát triển công nghiệp gây ra đang ở tình trạng rất nghiêm trọng, ảnh

hưởng sâu sắc đến môi trường sinh thái.
Rác thải công nghiệp đã trở thành một điểm nóng trong ơ nhiễm mơi trường
khi các khu công nghiệp được ồ ạt thành lập nhưng hệ thống xử lý rác thải lại không
được chú trọng đầu tư, dẫn đến một lượng lớn rác thải công nghiệp độc hại được xả
thẳng vào môi trường. Theo thống kê từ tổng cục môi trường, lượng chất thải rắn
thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp là khoảng 55 triệu
tấn/năm, trong đó riêng các khu cơng nghiệp chiếm 8,1 triệu tấn/năm.
Ngồi ra, trong q trình sản xuất, kinh doanh, các cơ sở doanh nghiệp thường
thải ra một lượng nươc thải rất lớn. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp nếu có tiến hành
xử lí thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thẳng ra nghuồn nước mặt, gây ơ nhiễm trầm trọng đối
với nhiều dịng sơng, bờ biển. Ô nhiễm nguồn nước làm bẩn nguồn nước sử dụng cho
sinh hoạt và đời sống con người, gây ra những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe như ung thư. Nguồn nước bị ơ nhiễm cịn phá hủy môi trường sinh thái dưới
nước và gây ra chết hàng loạt cho sinh vật. Năm 2016, “Sự cố Formosa” – hiện tượng
cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung tại Việt Nam, do chất thải gây ô nhiễm từ Công
ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa vượt quá nồng độ cho phép. Nguồn thải lớn từ tổ
11


hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp,
di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa
ô nhiễm môi trường biển này. Chính phủ Việt Nam cho rằng chất thải mà nhà máy
Formosa tại Hà Tĩnh thừa nhận thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn
người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân.
Khơng chỉ vậy, các ngành nhiệt điện, cơng ngiệp hố chất cịn gây ra nhiễm
mơi trường khơng khí. Các loại khí thải của các khu cơng nghiệp được thải ra với mật
độ lớn, ít được xử lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khơng khí của mơi
trường xung quanh, đặc biệt là những môi trường đông dân cư, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe của người dân với các loại bệnh lý: hen, suyễn, dị ứng, viêm
xoang, viêm phổi,… Ví dụ, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, nồng độ bụi trung bình tại các

điểm đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 6 lần. Tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí,
nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m3, gấp 13 đến 16 lần trị số cho phép.
Nồng độ các chất khí độc hại khác như CO2, NO2, SO2… trong khơng khí xung
quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 2,5
lần. Điều này đã gây tác động xấu đối với mùa màng và sức khoẻ của nhân dân của cả
một vùng rộng lớn xung quanh các khu vực nhà máy.
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố càng phát triển thì nhu cầu khai thác
các thành phần mơi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất ngày
càng tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát triển kinh tế và môi
trường đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá mức nguồn tài
nguyên phục vụ cho các hoạt động kinh tê là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt
về tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng môi trường. Theo thống
kê của Tổng cục Lâm nghiệp, chỉ trong 5 năm 2012-2017 diện tích rừng tự nhiên bị
mất do chặt phá trái phép là 11%, và 89% còn lại là do chuyển mục đích sử dụng rừng
tại các dự án được phê duyệt, trong đó phần lớn là các dự án phát triển kinh tế. Tuy đã
có những dự án trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc nhưng chất lượng của
rừng còn thấp, dễ dàng bị tàn phá khi có thiên tai, bão lũ.

12


Tuy vậy, các hoạt động cơng nghiệp cịn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên
môi trường sinh thái, tuy nhiên, trong tiểu luận này chỉ đề cập đến những vấn đề tiêu
biểu nhất.
3.2. Nông nghiệp
Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, cho đến nay, hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên, nông sản và hàng sơ chế. Các hình
thức kinh tế hợp tác và doanh nghiệp nông nghiệp tăng nhanh với khoảng 15 nghìn
hợp tác xã nơng nghiệp hoạt động hiệu quả và gần 12 nghìn doanh nghiệp trực tiếp
sản xuất nơng nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ

cao trong các ngành, lĩnh vực ngày càng tăng; tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu qua chế
biến trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 65% năm 2011 lên 85% năm 2020.
Nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình này hứa hẹn nhiều cơ hội cho
Việt Nam đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn của thị trường quốc tế. Tuy
nhiên, đi đôi với sự gia tăng này của các hoạt động sản xuất là khả năng gây ô nhiễm
và huỷ hoại môi trường ngày càng lớn. Các ngành nơng nghiệp, trồng trọt, chăn ni
cũng có nhiều cơ hội để thâm canh, gia tăng sản lượng dẫn đến việc phá huỷ tài
nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt và chăn ni khơng hợp lí. Để tăng sản
lượng các loại rau, củ, quả… người nông dân thường phun các loại chất kích thích,
phân bón, thuốc trừ sâu quá liều lượng cho phép, dẫn đến chất thải thừa ngâm vào đất
và nước, gây ra ô nhiễm trầm trọng. Hàng năm, ngành nông nghiệp Việt Nam tiêu thụ
khoảng 11 triệu tấn phân bón, trong đó canh tác lúa chiếm 65% tổng lượng phân bón
tiêu thụ trong ngành nơng nghiệp. Hầu hết nơng dân trồng lúa sử dụng phân bón cao
hơn mức khuyến cáo và chỉ khoảng 45-50% lượng phân bón sử dụng hiệu quả cịn lại
bị rửa trơi. Bên cạnh đó, nghề chăn ni cũng góp phần khơng nhỏ vào hệ lụy này,
mỗi năm Việt Nam có khoảng 84,5 triệu tấn chất thải được thải vào mơi trường trong
đó có đến 80% khơng qua xử lý.
Nơng nghiệp vẫn là ngành kinh tế trọng điểm khi chiếm phần lớn trong GDP
nước ta. Nếu phát triển nông nghiệp không gắn liền với sự bền vững và bảo vệ môi
trường, sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng lâu dài không chỉ lên đời sống người
dân mà cịn lên chính nền kinh tế nước ta.
13


3.3. Du lịch – biển
Trong ngành du lịch, nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định khi du
lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, nhận được rất nhiều vốn đầu
tư. Hệ thống giao thông vận tải với nhiều loại phương tiện được phát triển đa dạng
như đường sắt, bộ, hàng không, thủy, sự ra đời của nhiều loại dịch vụ lưu trú mới như
motel, homestay,.. cùng nhiều dịch vụ giải trí mới đã thúc đẩy nhanh sự phát triển du

lịch đem lại một nguồn lợi không nhỏ cho nền kinh tế. Ngành du lịch đã có bước phát
triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng; số lượng khách quốc tế tăng từ 5
triệu lượt năm 2010 lên 18 triệu lượt năm 2019. Tuy nhiên, cũng như sự phát triển
trong công nghiệp và nông nghiệp, hoạt động du lịch cũng đang tác động đến môi
trường về nhiều mặt. Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diện tích đất đai bị khai phá
để xây dựng cơ sở hạ tầng như làm đường giao thơng khách sạn, các cơng trình thể
thao, các khu vui chơi giải trí, gây phá hoại hoặc tổn thất tới cảnh quan thiên nhiên,
các hệ sinh thái. Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước, đặc
biệt là các chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn, nhà hàng, các hoạt động
vận tải thuỷ và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta, tình trạng rác thải bừa bãi
tại các điểm du lịch, vui chơi giải trí do những du khách thiếu ý thức gây nên còn phổ
biến, ảnh hưởng không nhỏ tới vệ sinh công cộng và môi trường xung quanh. Theo
thống kê của Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub), sau 3 chiến dịch thu gom
rác kể từ năm 2016, tại 4 km của vịnh Hạ Long đã thu được 4 tấn rác thải, chủ yếu là
nhựa và túi ni lông. Trong năm 2017, lượng rác được nhân viên Ban Quản lý vịnh Hạ
Long thu gom lên đến hơn 2.000 tấn. Tại một số đảo điển hình như đảo Cát Bà, Phú
Quốc, Cơn Đảo, Cù Lao Chàm… nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng ngày một gia
tăng. Không chỉ vậy, hoạt động vận tải trong du lịch bằng các phương tiện như máy
bay, tàu hỏa, ô tô, … cũng góp phần gây ra ô nhiễm khơng khí.
Sự phát triển du lịch cịn tạo nên mối đe doạ tới các hệ sinh thái như phá những
khu rừng ngập mặn để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú của
các loài sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản xuất các sản phẩm
phục vụ khách du lịch như tiêu bản các loại thú rừng, hoa lan rừng, tắc kè, đồi mồi,
san hô… tại nhiều điểm du lịch của nước ta.
14


4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Trong 10 năm trở lại đây, ô nhiễm môi trường sinh thái đã trở thành một vấn đề
nóng trên nhiều diễn đàn, hội nghị trên thế giới với tình trạng ở mức “báo động đỏ”.

Sự nóng lên tồn cầu dẫn đến băng tan, làm mất môi trường sống của sinh vật ở hai
cực, nhiệt độ nóng lên ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của con người. Dựa trên cơ
sở dữ liệu năm 2020, một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature công bố vào
29/07/2021 cho biết rằng cứ 4.434 tấn cacbon được thải ra môi trường sẽ dẫn đến 1 ca
tử vong trên toàn thế giới. Tác giả Daniel Bressler, một nhà nghiên cứu từ Đại học
Columbia cho biết theo số liệu đã nghiên cứu đó, sự nóng lên tồn cầu sẽ dẫn đến 83
triệu ca tử vong liên quan đến nhiệt trong 80 năm tới. Con số này chưa bao gồm các ca
tử vong do các thảm họa thiên nhiên – vốn cũng là những hệ lụy khác của sự nóng lên
tồn cầu.
Một trong những hậu quả dễ thấy nhất của việc tàn phá mơi trường chính là các
thảm họa thiên nhiên diễn ra trên trái đất với tần suất ngày càng lớn và cường độ càng
mạnh hơn. Năm 2011, một trận động đất tại Honshu với độ lớn 9,1 richte khởi phát
ngồi khơi hịn đảo Honshu ở phía Đơng Bắc Nhật Bản, gây ra sóng thần cao đến 40
mét ập vào đất liền, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Theo thống kê chính thức,
15.899 người đã thiệt mạng với 2.572 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Trên
6.000 người bị thương. Nhiều thị trấn bị xóa sổ khỏi bản đồ. Năm 2013, siêu bão
Haiyan (Hải Yến) tấn công vào Phillipines ngày 8/11/2013 với sức gió giật nơi tâm
bão là 380km/h, càn quét nhiều thành phố lớn của đất nước, lấy đi sinh mạng của
7000 người dân. Gần đây nhất chính là thảm họa cháy rừng tại Úc bắt đầu vào năm
2019 và tàn phá bang New South Wales của đất nước này cho đến tháng 3 năm 2020.
Một trong những trận tồi tệ nhất được ghi nhận là vụ cháy đã thiêu rụi hơn 13 triệu
mẫu Anh và trực tiếp khiến ít nhất 33 người thiệt mạng. Tuy nhiên, thực tế là khói đã
khiến ít nhất 445 người chết. Khơng chỉ vậy, các dị tượng thiên nhiên xảy ra ngày
càng nhiều, báo hiệu sự suy kiệt trầm trọng của môi trường. Ngày 28/7/2020, Bắc
Kinh bất ngờ gặp cảnh “Tuyết rơi tháng sáu” hiếm hoi khi tại thời điểm này, khí hậu
Trung Quốc đang rơi vào mùa hè, cảnh báo sự bất thường đến từ môi trường sinh thái.

15



Có thể thấy, tỉ lệ thuận với đời sống kinh tế ngày càng phát triển, những thảm
họa môi trường diễn ra ngày càng nhiều và gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn,
khơng chỉ lên con người mà cịn cả những sinh vật xung quanh. Chúng ta cần nhìn
nhận lại giới hạn của tăng trưởng kinh tế để biết dừng lại đúng lúc, bảo vệ cuộc sống
của chính mình.
5. Một số giải pháp cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo vệ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa khơng làm phương hại gì
đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương lai là
một yêu cầu bức thiết. Thực hiện sự phát triển “bình đẳng và cân đối” về tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận tăng cao là
cái giá phải trả bằng tính mệnh của người dân bị đe doạ do ô nhiễm môi trường từ
tăng trưởng kinh tế.
Thứ nhất, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng mới cần
thiết về phát triển kinh tế (cả cấp vĩ mô và vi mô) trong việc ngăn cản sự chuyển biến
nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh tế, chấm dứt cách tư duy:
một nền kinh tế hài hịa với mơi trường sẽ làm thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận, tăng
trưởng kinh tế thật cao là vấn đề trọng tâm cần làm trước cịn việc bảo vệ mơi trường
thì sẽ thực hiện sau.
Thứ hai, việc đưa các vấn đề môi trường vào trong quá trình lập kế hoạch phát
triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải được coi là một trong
những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về môi trường; cần sớm đưa bảo
vệ mơi trường thành một ngành kinh tế, thành chính sách kinh tế điều tiết hoạt động
phát triển. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và
bền vững.
Thứ ba, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh
thái thơng qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác động nó vào nhu cầu
sinh thái. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong hệ thống tự nhiên, hệ sinh
thái sử dụng trên nguyên tắc bảo vệ và phát triển bền vững. Phát hiện và khuyến khích

mục tiêu hài hồ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng
16


công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, thực hiện công nghệ “xanh và
sạch”… trong hoạt động kinh tế. Cụ thể, nhất là đối với những nước đang phát triển,
chúng ta cần có nhiều biện pháp thắt chặt quản lí và thực hiện nghiêm túc luật mơi
trường trong hoạt động kinh tế.

17


LỜI KẾT
Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, con người đã thực hiện tốt vai trò làm chủ
thế giới khách quan, tự phát triển bản thân, cải tạo môi trường xung quanh để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống. Nền kinh tế phát triển, con người ngày
càng ổn định cuộc sống với một mức thu nhập ổn định và những đãi ngộ, quyền lợi
hợp lý với năng lực làm việc của mình. Tuy nhiên, trong quá trình thúc đẩy kinh tế nâng cao đời sống, chúng ta đã xem nhẹ việc bảo vệ môi trường sinh thái – nhân tố
quan trọng bậc nhất cung cấp toàn bộ tài nguyên, nhiên liệu cho quá trình thúc đẩy
phát triển kinh tế. Lồi người vẫn có thể tồn tại lâu dài khi nền kinh tế kém phát triển,
nhưng một nền kinh tế khơng thể bền vững khi khơng có môi trường sinh thái lành
mạnh làm nền tảng cung cấp tư liệu sản xuất. Mối liên hệ giữa hai nhân tố này là chặt
chẽ, gắn liền và không thể tách rời nhau.
Sinh sống trong một giai đoạn đầy biến động và bất cập như ngày nay, con
người chúng ta luôn cần thay đổi nhận thức và tư duy của mình về vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái. Vận dụng đúng mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật
sẽ giúp chúng ta có nhìn nhận chính xác về tầm quan trọng của môi trường sinh thái
đối với tăng trưởng kinh tế và ngược lại, từ đó xây dựng những chiến lược đúng đắn
để đảm bảo hai mục tiêu dài hạn song hành cùng nhau, vừa thúc đẩy kinh tế, vừa bảo
vệ môi trường.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác-Lenin 2019 – Hội đồng Biên soạn Giáo trình Triết
học Mác-Lenin
2. Dawn M. A., et al., (2007). Environmental Economics - Volume 1: The
Essentials
3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />11. />
19



×