Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

(TIỂU LUẬN) phân tích nội dung vật chất và ý thức , mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ thông qua thực tiễn cuộc sống, sinh viên hãy chứng minh sự tác động t

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.18 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÂN HIỆU VĨNH LONG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
----

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC : TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH NỘI DUNG VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC , MỐI QUAN HỆ
BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ? Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP
LUẬN CỦA MỐI LIÊN HỆ ? THÔNG QUA THỰC TIỄN CUỘC SỐNG, SINH
VIÊN HÃY CHỨNG MINH SỰ TÁC ĐỘNG TRỞ LẠI CỦA Ý THỨC ĐỐI VỚI
VẬT CHẤT ?
Giảng viên hướng dẫn : TS Phan Thị Hà
Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Thanh Uyên
Lớp : AR001 – K47
MSSV : 31211573005
Mã học phần : 22D9PHI51002313

1


Vĩnh Long , ngày 15 tháng 2 năm 2022
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ một nền kinh tế còn
phổ biến là sản xuất nhỏ, ruộng đất canh tác bình quần đầu người cịn thấp, các tài ngun
khống sản tuy đa dạng phong phú, song trữ lượng không lớn như nhiều nước khác, cơ sở
vật chất – kỹ thuật còn nghèo, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đang trước nguy cơ tụt
hậu ngày càng xa hơn về kinh tế, khoa học, kỹ thuật so với các nước phát triển. Vì vậy,
nền kinh tế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững, thì phải phát huy tốt mọi nguồn
lực. Bác Hồ đã từng có một câu nói thể hiện mong muốn mãnh liệt của Bác: “ Tơi chỉ có


một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập,
dân ta hoàn toàn độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
Để có thể hồn thành tốt nhiệm bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta
đã chỉ ra rằng chỉ có đi theo chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy nó làm kim
chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Ngày nay, mơn Triết học chính là một trong
những phương pháp giúp ta hiểu và nắm rõ chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là một sinh viên, một cơng dân Việt Nam, em muốn đóng góp một phần nhỏ cơng
sức của bản thân vào cơng cuộc xây dựng, phát triển bằng cách lựa chọn đề tài “Phân tích
nội dung Vật chất và Ý thức, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ? Ý nghĩa
phương pháp luận của mối liên hệ ? Thơng qua thực tiễn cuộc sống, sinh viên hãy chứng
mình sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.” nhằm giúp mọi người hiểu thêm về
chủ đề này nói riêng và mơn Triết học nói chung.
Lần đầu tiên em làm một bài tiểu luận hoàn chỉnh nên khơng thể tránh khỏi sự
thiếu sót và sai lầm. Em rất mong nhận được sự chỉnh sửa cũng như ý kiến đóng góp từ cơ
bộ mơn Triết học.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................................4
I. Lý luận chung về Vật chất và Ý thức........................................................................4
1. Vật chất.............................................................................................................. 4
2. Ý thức................................................................................................................ 6
II. Mối quan hệ biện chứng giữa Vật chất và Ý thức....................................................7
III. Ý nghĩa phương pháp luận.....................................................................................8
IV. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất được chứng minh qua những việc
làm cụ thể của bản thân................................................................................................9

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................12

3


NỘI DUNG
I.

Lý luận chung về Vật chất và Ý thức

1. Vật chất
Vật chất và các hình thức tồn tại của Vật chất
Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về vật chất
Theo Ph.Ăngghen, để hiểu rõ được quan niệm đúng nhất về vật chất, chúng ta cần
phải có được sự phân biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học
với bản thân các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật. Trích trong C.Mác và
Ph.Ăngghen (1994), tồn tập, t.20, sdd.tr.751 “Vật chất, với tính cách là vật chất, là một
sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu tượng.Chúng ta bỏ qua những sự khác
nhau về chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại
hưu hình, vào khái niệm vật chất. Do đó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn
tại, vật chất, với tính cách là vật chất, một sáng tạo thuần túy của tư duy, và là một trừu
tượng thuần túy, khơng có sự tồn tại cảm tính.”
V.I.Lênin đã tiến hành tổng kết lại một cách toàn diện về những thành tựu mới nhất
của khoa học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm đang lầm
lẫn hoặc những xuyên tạc về thành tựu mới trong nhận thức cụ thể của con người về vật
chất, qua đó bảo vệ và phát triển quan niệm duy vật biện chứng về phạm trù vật chất.
Để có thể đi đến một quan niệm thực sự khoa học về Vật chất, Lenin đặc biệt quan
tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này. Tiếp tục kế thừa những
tư tưởng của Các Mác và Ăngghen, Lênin dã định nghĩa vật chất chất như sau: “ Vật chất

là một phạm trù triết học và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý thức trên phương diện
nhận thức cơ bản”. Trích từ V.I.Lenin (1980), tồn tập, t.18, Sdd. Tr. 171, Lenin có viết:
“Khơng thể đem lại cho 2 khái niệm nhận thức luận này một định nghĩa nào khác ngoài
chỉ rõ ràng trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là có trước.”
4


Qua đó, sử dụng phương pháp nêu trên, Lenin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh
về vật chất mà cho đến ngày nay, các nhà khoa học hiện đại coi nó là một định nghĩa kinh
điển. Định nghĩa vật chất của V.I.Lenin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức
và không lệ thuộc vào ý thức
Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào con người thì đem lại cho con người
cảm giác.
Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
Những khẳng định trên có ý nghĩa vơ cùng lớn trong việc bác bỏ thuyết “bất khả
tri”, đồng thời làm động lực thúc đẩy các nhà khoa học đi sâu vào các vấn đề cịn cần sự
tìm tịi khám phá, mở rộng và làm giàu vốn kiến thức của nhân loại. Ngày nay, khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn càng ngày càng phát triển đã phần nào khẳng định
tính đúng đắn của quan niệm biện chứng về vật chất, chứng tỏ định nghĩa vật chất của
V.I.Lenin vẫn giữ nguyên giá trị, nhờ đó mà chủ nghĩa duy vật biện chứng đóng vai trị là
hạt nhân thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn của khoa học hiện đại.
Phương thức tồn tại của vật chất
Phương thức tồn tại của vật chất là bao gồm cách thức tồn tại và hình thức tồn tại
của vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẩng định: Vận động chính là cách thứ
tồn, cịn khơng gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật
chất. Khơng thể nào trên thế giới có vật chất khơng có sự vận động. Vật chất tồn tại bằng
cách vận động, tức là khi vật chất ở dưới các dạng thức luôn luôn trong quá trình biến đổi
khơng ngừng. Từ những thiên thể khổng lồ đến những hạt cơ bản vô cùng nhỏ, từ giới vô

cơ đến đến giới hữu cơ, từ hiện tượng tự nhiên đến hiện tượng xã hội, tất cả đều ở trạng
thái không ngừng biến đổi. Sở dĩ các hiện tượng, sự vật là một thể thống được cấu thành
từ những nhân tố khác nhau, đối lập lẫn nhau. Qua quá trình tác động lẫn nhau, ảnh hưởng
lẫn nhau đã tao nên sự biến đổi nói chung, tức là vận động.
5


Khơng gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất. Đây là hai thuộc tính,
hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận động, nhưng chúng không không thể tách rời
mà phải luôn gắn kết với nhau. Khơng có một loại vật chất nào tồn tại trong một khoảng
không gian mà không trải qua một quá trình biến đổi về thời gian. Ngược lại, khơng vật
chất nào có sự tồn tại qua được một khoảng khơng gian nào đó mà khơng có kết cấu,
quảng tính nhất định.

2. Ý thức

Nguồn gốc của ý thức

Bắt nguồn từ tự nhiên: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng ý thức không tự
sinh ra trong suy nghĩ của con người, chúng chỉ là tập hợp kết quả phản ánh được sao
chép từ những tác động của thế giới bên ngoài đến con người. Đặc biệt, khơng phải vật
chất chỉ có ý thức, chỉ những vật chất sống cấp cao là con người mới được coi là có ý
thức.
Bắt nguồn xã hội: Đi cùng với sự phát triển, hình thành suy nghĩ của con người
nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội đã cho ra đời ý thức. Ý thức là một sản
phẩm của xã hội, do nguồn có nguồn gốc trực tiếp và quyết định mạnh mẽ đến sự ra đời
của ý thức là thực tế từ xã hội.

Bản chất của ý thức


Theo nhu chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ý thức là một hình ảnh phản ánh sự vật
khách quan trong suy nghĩ của con người. Ý thức khơng tồn tại với tính vật chất, nó chỉ là
6


những hình ảnh khắc họa mọi vật của thế giới vật chất thơng qua các hoạt động như trừu
tượng hóa, khái quát hóa một cách chọn lo. Sự phát triển của xã hội sẽ ảnh hưởng đến cả
sự phát triển của ý thức.
Các – Mác từng nói: “Ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong
đầu óc con người và được cải biến đi trong đó”. Một khả năng sáng tạo của ý thức đó
chính nó khơng chỉ phản ánh sự vật hiện tượng, nó cịn có thể chỉnh sửa, tạo ra một tri
thức mới về sự vật, hiện tượng đó. Qua đó, ý thức đơi khi có thể được coi là có khả năng
dự đốn trước tương lại, tạo ra các câu chuyện thần thoại, thậm chí có thể tạo lập nên các
giả thuyết, lý thuyết khoa học đầy trừu tượng và khái quát.
Thế nhưng, để có thể tạo ra những tri thức cải biến ấy, ta vẫn cần một cơ sở nhất
định. Đó là tính phản ánh hiện thực khách quan của tri thức. Quá trình phản ánh ấy gồm
một chuỗi quá trình thống nhất của 3 mặt Trao đổi thông tin – Mô hình hóa đối tượng –
Chuyển mơ hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.

II.

Mối quan hệ biện chứng giữa Vật chất và Ý thức
Vật chất và Ý thức tác động qua lại lẫn nhau hình thành 1 mối quan hệ 2 chiều.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức diễn ra theo 2 hình thức sau:

Thứ nhất: Vật chất có vai trị quyết định ý thức
Tồn tại một cách khách quan nên ta có thể thấy vật chất là cái xuất hiện trước,
mang tính thứ nhất. Ý thức chính là sự phản ảnh lại vật chất nên nó chính là cái xuất hiện
sau, mang tính thứ hai. Nếu trong tự nhiên và xã hội không tồn tại vật chất thì sẽ khơng

tồn tại ý thức, do đó ta gọi ý thức là thuộc tính, bị chịu sự quyết định và chi phối của vật
chất. Ý thức cũng có tính sáng tạo và năng động nhưng những điều này đều dựa trên cơ sở
tồn tại của vật chất và phải tuân theo các quy luật của vật chất.
Hình thức biểu hiệu và nội dung của ý thức được quy định bởi vật chất. Điều này
mang ý nghĩa rằng ý thức mang trong mình những thơng tin về những đối tượng vật chất
7


cụ thể. Thông tin mà ý thức mang lại đúng hay sai, đầy đủ hay thiếu sót đều do mức độ
tác động của vật chất lên tới bộ óc của con người.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
Tuy rằng vật chất là cái sinh ra ý thức nhưng ý thức không nằm trong thế thụ động
mà sẽ có khả năng tác động trở lại vật chất thơng qua các hoạt động thực tiễn của con
người. Ý thức sau khi được sinh ra sẽ không bị các vật chất gị bó mà có khả năng tác
động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của con người đối với khách quan được thể hiện qua vai trò của ý thức đối
với vật chất. Qua các hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể tạo ra các thay đổi,
cải tạo hiện thực khách quan, phát triể dần theo nhu cầu của con người theo thời gian.
Mức động tác động nhiều hay ít của ý thức lên vật chất còn phụ thuộc vào các yếu tố khác
nhau như điều kiện, mơi trường, nhu cầu,… và nếu q trình tác động được tổ chức một
cách hợp lý, đúng đắn thì khả năng ý thức tác động lên vật chất sẽ rất lớn.
Ý thức tồn tại gắn liền với hiện thực khách quan. Việc nhận thức hiện thức khách
quan chứng tỏ sức mạnh của ý thức, qua đó xây dựng kế hoach, mục tiêu ý chí giúp hoạt
động con người tạo ra tác động với vật chất. Nếu tác động lên vật chất một cách tích cực
sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại, nếu khơng dùng đến
nhận thức, lịch sử thế giới lồi người sẽ bị kiềm hãm bởi ý thức.

III.


Ý nghĩa phương pháp luận
Ý thức bao giờ cũng phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống khách quan qua các hoạt

động. Tất cả tri thức của nhân loại được hình thành và tích lũy qua thời gian đều được thu
nhận từ quá trình học tập, nghiên cứu bằng tổng hợp các hoạt động quan sát, phân tích,
qua đó tạo nên sự tác động lên các đối tượng vật chất và khiến cho những đối tượng đó
8


thể hiện những thuộc tính theo các quy luật tự nhiên. Nhằm đáp ứng như cầu của chính
bản thân, con người không ngừng đánh giá hiện thực khách quan, xác định ra những
phương hướng, tạo lập những kế hoạch để thực hiện tác động vật chất một cách thành
cơng.
Ngồi ra, tập tránh xa những thói quen xấu như chỉ sử dụng căn cứ theo cảm tính,
nhu cầu mà bỏ qua việc đánh giá nghiên cứu đối tượng vật chất bị tác động. Phải luôn
thực hành phát huy khả năng sáng tạo, tính năng động, là những sức mạnh to lớn mà chỉ
con người mới sở hữu. Xã hội càng lúc càng phát triển thì con người cũng phải càng biết
cách thích nghi, tài năng hơn, chủ động trong cơng việc tìm tịi, khám phá những điều lạ,
khơng ngừng sáng tạo ra những tri thức mới hoặc những vật chất mới. Đồng thời không
ngừng luyện tập, rèn luyện, tu dưỡng tâm trí, nâng cao thể lực lẫn trí lực và khơng được
bỏ cuộc giữa chừng. Tuyệt đối không được thụ động, nếu không sẽ bị tụt hậu với thời đại,
không ỷ lại, lệ thuộc vào bất kỳ ai trong mọi trường hợp để tránh sa vào những suy nghĩ
lười biếng, lười lao động.

IV.

Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất được chứng minh qua những
việc làm cụ thể của bản thân
Có hai chiều hướng mà ý thức có thể tác động trở lại với vật chất: Tích cực và tiêu


cực. Về mặt tích cực, chúng ta có thể hiểu như sau. Con người sử dụng các tri thức khoa
học, vận dụng các nguyên lý, quy luật tự nhiên sẵn có cùng ý chí kiên cường khơng
ngừng phát triển thì các hoạt động của con người sẽ được chuyển hóa từ ý thức và tác
động lên các hiện thực khách quan quan, có thể cải tạo thế giới tự nhiên theo trí tưởng
tượng của bản thân mình. Cịn về mặt tiêu cực, nếu ý thức của con người phản ánh một
cách sai lệch với thực tế cuộc sống, vận dụng sai tri thức, nguyên lý của thế giới thì sẽ tạo
ra các hoạt động phản quy luật, đi trái với cơ sở lý luận xã hội, đồng thời dẫn tới những hệ
quả tiêu cực cho hoạt động thực tiễn.
Qua đây, ta thấy được, thông qua việc ý thức định hướng các hoạt động thực tế
khách quan của con người, ý thức góp phần quyết định khả năng thành bại, đúng sai, hiệu
9


quả hay kém hiệu quả trong các hoạt động làm tác động đến thế giới vật chất của con
người.
Bản thân em đã và đang vận dụng tính sáng tạo, khả năng tư duy, làm cho ý thức
tác động trở lại vật chất trong cuộc sống hằng ngày, học tập và làm việc. Năm lớp 11, em
may mắn nhận được lời mời từ giáo viên chủ nhiệm kêu gọi em tham gia đề tài nghiên
cứu khoa học về vấn đề trí thông minh nhân tạo A.I và áp dụng A.I vào học tập thường
ngày. Đề tài này bắt nguồn từ cơn sốt A.I đang được nghiên cứu và phát triển trên thế
giới, cũng như các bạn trẻ thời nay thường có tiếp xúc nhiều với đồ điện tử, nếu ta có thể
tận dụng được sự lệ thuộc vào đồ điện tử này cùng với A.I sẽ đồng hành với các bạn như
1 gia sư miễn phí. Đồng hành cùng em khi đó là hai bạn cùng khối, hai anh chị khối 12 và
một anh sinh viên trường Đại học Bách Khoa. Em phụ trách về mảng lấy thông tin dữ liệu
cũng như phân tích các số liệu khảo sát được từ các bạn học sinh về cách thức học tập của
họ. Tuy nhiệm vụ của em là thế nhưng trong suốt quá trình thực hiện dự án, em đã được
học hỏi rất nhiều về các kiến thức liên quan đến công nghệ số, viết mã code,… Sau 5
tháng hoạt động, tuy bọn em chưa ra đời 1 A.I hoàn hảo nhưng đã có một sản phẩm hỗ trợ
học tập tương đối ổn định. Sau khi nộp về cuộc thi Nghiên cứu khoa học cấp thành phố,
tụi em may mắn dành giải Ba cấp thành.


10


KẾT LUẬN
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất,
của ý thức có thể thấy: khơng bao giờ và khơng ở đâu ý thức lại quyết định vật chất. Trái
lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo của ý
thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại
vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý
thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con
người và những điều kiện vật chất, hồn cảnh vật chất trong đó con người hành động theo
định hướng của ý thức.
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ta có thể liên hệ bản thân để rút ra những
bài học kinh nghiệm quý báu đối với quá trình học tập và làm việc.
Trước hết, trong quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải
coi trọng thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm cho căn cứ cho mọi hoạt động
của mình.
Bên cạnh đó, cần phải phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy vai trị
tích cực của ý thức, vai trị tích cực của nhân tố con người. Như vậy, để đạt được thành
công trong mọi lĩnh vực, con người cần trang bị các tri thức cần thiết và xác định đúng
đắn mục tiêu, phương hướng hoạt động và tổ chức thực hiện. Cùng với nỗ lực và ý chí
mạnh mẽ của mình để đạt được mục tiêu đề ra. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
liên hệ bản thân cá nhân tôi thấy được rằng bản thân phải ln phát huy tính năng động
sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan.
Đặc biệt cần tránh tình trạng bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại.
Như vậy, bài viết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức liên hệ bản thân đã cho thấy
bản chất, nguồn gốc của vật chất, ý thức. Từ đó, rút ra được kinh nghiệm cho bản thân
trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Minh Khuê (2021). “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức”
đã truy cập
vào ngày 28/1/2022
[2] “Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức”. (2021)
đã truy cập vào ngày 28/1/2022
[3] Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Lý luận chính trị (2020).
“Giáo trình Triết học Mác - Lênin”
tham khảo vào ngày 28/1/2022

12



×