Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

BG thi nghiem VLPT SPDN(01 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
….. …..

TS. PHÙNG VIỆT HẢI

BÀI GIẢNG
THÍ NGHIỆM VẬT LÝ THPT
(có điều chỉnh, bổ sung)

ĐÀ NẴNG, NĂM 2018


LỜI NĨI ĐẦU

Bài giảng Thí nghiệm vật lý Trung học phổ thơng được soạn thảo theo chương
trình chi tiết học phần Thí nghiệm vật lý Trung học phổ thơng (THPT) cho sinh viên
năm thứ 3, thuộc ngành Sư phạm Vật lý, trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng từ khóa
tuyển sinh 2009 theo học chế tín chỉ.
Bài giảng có cấu trúc gồm 04 phần, thời lượng 03 tín chỉ thực hành gồm: phần 1
giới thiệu một số quy định chung của học phần; phần 2 giới thiệu một số thiết bị dùng
chung trong các thí nghiệm; phần 3 giới thiệu các bài thí nghiệm biểu diễn; phần 4 giới
thiệu các thí nghiệm thực hành. Các bài thí nghiệm trên được xây dựng dựa trên danh
mục các bộ thí nghiệm vật lý THPT tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Tài
liệu được biên soạn dựa trên bài giảng Thí nghiệm vật lý Trung học phổ thơng mà
chúng tôi đã giảng dạy trong những năm gần đây cho sinh viên sư phạm Vật lý,
Trường đại học sư phạm Đà Nẵng kết hợp với tham khảo các giáo trình, bài giảng, tài
liệu hướng dẫn về thí nghiệm vật lý THPT của Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Bài giảng có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên
ngành sư phạm vật lý các trường đại học khác.
Tác giả xin cảm ơn GS.TS. Đỗ Hương Trà, Khoa Vật lý, Trường đại học Sư


phạm Hà Nội đã có những nhận xét, góp ý rất sâu sắc cho bài giảng.
Trong q trình biên soạn, mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh
khỏi sai sót, chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đọc giả và các
anh chị em sinh viên trong và ngoài Trường để bài giảng ngày càng hồn thiện hơn.
Địa chi nhận góp ý:
Đà Nẵng, tháng 08 năm 2017
Tác giả

-1-


MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................... 0
MỤC LỤC ................................................................................................................................. 2
TRANG...................................................................................................................................... 2
PHẦN 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................... 3
1.1. Một số yêu cầu ................................................................................................................. 3
1.2. Cách thức tổ chức buổi thí nghiệm .................................................................................. 3
1.3. Thang điểm đánh giá học phần ........................................................................................ 4
PHẦN 2. GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ THƯỜNG DÙNG ................................................ 5
2.1. Đồng hồ đo thời gian hiện số........................................................................................... 5
2.2. Cổng quang điện .............................................................................................................. 6
2.3. Đệm khơng khí ................................................................................................................ 7
2.4. Máy phát tần số ............................................................................................................... 7
2.5. Biến thế nguồn ................................................................................................................. 8
2.6. Đồng hồ đo điện đa năng ................................................................................................. 8
PHẦN 3. CÁC THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN ........................................................................... 8
Bài 3.1. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU, THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU.................................. 9
Bài 3.2. SỰ RƠI TỰ DO ...................................................................................................... 12

Bài 3.3. TỔNG HỢP HAI LỰC ĐỒNG QUY ..................................................................... 15
Bài 3.4. TỔNG HỢP HAI LỰC SONG SONG ................................................................... 16
Bài 3.5. QUY TẮC MOMEN LỰC. LỰC ĐÀN HỒI ......................................................... 17
Bài 3.6. ĐỊNH LUẬT BOYLE – MARIOTTE. ĐỊNH LUẬT CHARLES ......................... 20
Bài 3.7. THÍ NGHIỆM ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG ..................................................... 23
Bài 3.8. DỊNG ĐIỆN TRONG CÁC MƠI TRƯỜNG ........................................................ 27
Bài 3.9. THÍ NGHIỆM VỀ LỰC TỪ VÀ CẢM ỨNG TỪ.................................................. 30
Bài 3.10. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. DÒNG ĐIỆN FOUCAULT .................. 33
Bài 3.11. HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM ..................................................................................... 34
Bài 3.12. THÍ NGHIỆM QUANG HÌNH............................................................................. 36
Bài 3.13. THÍ NGHIỆM GHI ĐỒ THỊ DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN ..................... 40
Bài 3.14. THÍ NGHIỆM VỀ SĨNG NƯỚC ........................................................................ 41
Bài 3.15. BỘ THÍ NGHIỆM VỀ SĨNG DỪNG ................................................................. 43
Bài 3.16. MÁY BIẾN ÁP VÀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN NĂNG ĐI XA .................................. 46
Bài 3.17. MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA ...................................................... 50
Bài 3.18. THÍ NGHIỆM VỀ QUANG PHỔ ........................................................................ 53
Bài 3.19. KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN NGỒI ......................................... 55
Bài 3.20. MƠ MEN QUÁN TÍNH CỦA VẬT RẮN ........................................................... 58
PHẦN 4. MỘT SỐ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ............................................................. 62
BÀI 4.1. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG .................................. 62
BÀI 4.2. THÍ NGHIỆM ĐO THÀNH PHẦN NẰM NGANG CỦA TỪ TRƯỜNG TRÁI
ĐẤT ...................................................................................................................................... 66
Bài 4.3. THỰC HÀNH VỀ DAO ĐỘNG CƠ HỌC ............................................................ 68
Bài 4.4. THỰC HÀNH ĐO VẬN TỐC TRUYỀN ÂM TRONG KHƠNG KHÍ................. 70
Bài 4.5. THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH VỀ MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU ......................... 72
Bài 4.6. THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH BƯỚC SÓNG ÁNH SÁNG ....................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 77
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 78

-2-



PHẦN 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Một số yêu cầu
- Chuẩn bị
+ Mỗi sinh viên (SV) phải có sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 (bộ cơ bản và nâng
cao).
+ Sinh viên phải chuẩn bị bài vào vở theo yêu cầu trước khi tiến hành buổi thí
nghiệm và nộp cho giáo viên vào đầu mỗi buổi. Nếu SV không nộp bài chuẩn bị hoặc
chuẩn bị quá sơ sài, có tính đối phó sẽ khơng đủ điều kiện làm thí nghiệm bài đó và
được tính như một buổi nghỉ học khơng có lí do.
+ SV nghỉ học phải có giấy xin phép và đi bổ sung cùng nhóm khác. Nếu SV đi
muộn q 10 phút, khơng được vào làm thí nghiệm và tính là 01 buổi nghỉ khơng lí do.
+ SV chỉ được phép nghỉ tối đa 02 buổi có lí do chính đáng.
+ Nếu vi phạm vào các điều trên, SV không đủ điều kiện dự thi kết thúc mơn
học.
- Trong q trình thí nghiệm
+ SV phải tn thủ các nội quy của phịng thí nghiệm.
+ SV chỉ vận hành các thiết bị theo đúng tài liệu hướng dẫn, nếu có ý kiến khác
phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn. Nếu khơng tn thủ, trong q trình tiến hành
thí nghiệm (TN) bị hỏng hóc sẽ phải bồi thường.
+ Khi nhận bộ thí nghiệm đầu giờ, SV phải kiểm tra các thiết bị, nếu mất mát, sai
hỏng phải báo cáo ngay với giáo viên hướng dẫn.
+ Cuối mỗi buổi TN, SV phải tiến hành sắp xếp, đóng gói thiết bị theo đúng yêu
cầu.
- Sau buổi thí nghiệm
SV phải ghi lại các kết quả chính xác nhất của thí nghiệm, những nhận xét, chỉnh
sửa của GV về cách khai thác thí nghiệm trong dạy học, giáo án các đoạn bài học có
sử dụng thí nghiệm.
1.2. Cách thức tổ chức buổi thí nghiệm

Buổi thí nghiệm được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: SV tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, lấy các kết quả số liệu,
thảo luận về thí nghiệm (khoảng 1,5h – 2h).
- Giai đoạn 2: SV tập giảng đoạn bài học có sử dụng thí nghiệm đó (theo chỉ
định của giáo viên) (khoảng 1h – 1,5h).
-3-


1.3. Thang điểm đánh giá học phần
- Tham gia đầy đủ các buổi thí nghiệm của nhóm (0,2)
- Thảo luận, báo cáo thí nghiệm theo đúng yêu cầu bài TN (0,2).
- Dự thi hết học phần (vấn đáp) (0,6).
❖ Tiêu chí đánh giá bài dự thi hết học phần
Mức độ

Tiêu chí
Nội dung kiến thức

Kĩ năng trình bày

Sử dụng thí nghiệm

Đảm bảo tính chính xác, logic, đầy đủ,
tính hệ thống của kiến thức.
- Lời nói rõ ràng, mạch lạc.
- Trình bày bảng hợp lý, rõ ràng, đẹp.
- Có ý thức tổ chức, hướng dẫn HS tham
gia vào bài học một cách hợp lý.
- Xác định đúng mục đích thí nghiệm.
- Bố trí hợp lý.

- Thao tác thành thạo.
- Kết quả thí nghiệm là rõ ràng, phù hợp.

Điểm tối đa
3 điểm

3 điểm

4 điểm

- Xử lý đúng kết quả thí nghiệm.
Tổng điểm

10 điểm

-4-


PHẦN 2. GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ THƯỜNG DÙNG
2.1. Đồng hồ đo thời gian hiện số
Đồng hồ đo thời gian hiện số là thiết bị đo thời gian với độ chính xác rất cao (tới
1/1000 s).

Hình 2. 1. Đồng hồ đo thời gian hiện số MC 964

❖ Mặt sau của đồng hồ gồm:
- Nút công tắc bật, tắt để cấp điện cho đồng hồ.
- Ổ cắm C nối với hộp công tắc kép để cấp điện cho nam châm điện hoạt động.
Khi không nhấn công tắc, nam châm được cấp điện, nó hút trụ sắt. Khi nhấn cơng tắc
để ngắt điện, vật được thả rơi.

- Ổ cắm A và B được nối với cổng quang điện A và B, nó vừa cấp điện cho cổng
quang vừa nhận tín hiệu từ cổng quang gửi về làm ngừng đếm. Ổ cắm A cũng có thể
cắm với nam châm điện.
❖ Mặt trước đồng hồ đo thời gian hiện số gồm:
- Màn hình hiển thị: Dùng hiển thị thời gian đo được.
- Nút RESET để đưa số chỉ đồng hồ về giá trị 0.
-5-


- Nút THANG ĐO dùng để chọn chế độ đo thời gian nhỏ nhất là 0,001s hoặc
0,01s.
- Nút chuyển MODE dùng để chọn kiểu làm việc cho đồng hồ đo. Các MODE
hoạt động như sau:
 MODE A hoặc MODE B: đo khoảng thời gian vật chắn sáng đi qua cổng
quang điện nối với ổ A và B tương ứng.
 MODE A + B: Đo khoảng thời gian vật chắn sáng đi qua cổng quang điện A
cộng với thời gian vật chắn sáng đi qua cổng quang điện B.
 MODE A  B: Đo thời gian vật bắt đầu chắn cổng quang điện A đến khi vật
bắt đầu chắn cổng quang điện B (hay đo thời gian vật đi từ cổng A đến cổng B). Nếu
nối nam châm điện với ổ A thì MODE này sẽ đo khoảng thời gian từ khi nhấn cơng tắc
ngắt dịng tới khi vật chắn qua cổng quang điện nối với ổ B.
 MODE T: Đo khoảng thời gian vật bắt đầu chắn cổng quang điện nối với ổ A
đến khi vật lại chắn cổng quang điện nối với A lần thứ 2 và tiếp tục cộng dồn với các
lần đo tiếp theo.
2.2. Cổng quang điện

Hình 2.2. Cổng quang điện

Cổng quang điện gồm 1 điôt D1 phát tia hồng ngoại và một điôt D2 nhận tia hồng
ngoại từ D1 chiếu sang. Dòng điện cung cấp cho D1 lấy từ đồng hồ đo thời gian. Khi

có vật chắn chùm tia hồng ngoại chiếu từ D1 sang D2, D2 sẽ phát tín hiệu truyền theo
dây dẫn đi vào đồng hồ đo thời gian, điều khiển nó hoạt động.
Chú ý: Khơng để chùm hồng ngoại từ bên ngồi có cường độ mạnh chiếu trực
tiếp vào điôt D1.
-6-


2.3. Đệm khơng khí
* Mục đích: Nhằm triệt tiêu ma sát trong quá trình vật chuyển động.
* Cấu tạo:
- Đệm khí và bơm nén khí (220 V –
250 W).
- Xe trượt (2 chiếc).
- Bộ phận đo thời gian: Gồm đồng
hồ, 2 cổng quang điện, 2 giá cổng quang
điện, jack cắm và dây nối.
Đồng hồ có 4 chế độ đo:
+ Chế độ đo S1: Đo khoảng thời gian
che sáng cổng quang điện của thanh cản

Hình 2.3. Bộ TN đệm khơng khí

quang.
+ Chế độ đo S2: Đo khoảng thời gian giữa hai lần che sáng cổng quang điện.
+ Chế độ đo J: Đếm số lần che sáng cổng quang điện.
+ Chế độ đo T: Đo khoảng thời gian giữa 3 lần che sáng. (Dùng để đo chu kỳ của
vật dao động).
Đồng hồ có 3 mức chính xác: 0,1ms, 1ms, 10 ms. Nút "Reset" để đưa đồng hồ
về 0.
* Hoạt động:

Khi bật công tắc để bình bơm khí hoạt động, khơng khí được thổi vào ống nhơm
(đệm khí). Khơng khí được đẩy ra theo phương vng góc với bề mặt của đệm khí. Để
một vật nhẹ trên mặt của máng nhôm, vật sẽ bị nâng lên do lực đẩy của khơng khí, khi đó
khơng xuất hiện lực ma sát trong q trình vật chuyển động trên bề mặt đệm khơng khí.
Đệm khơng khí kết hợp với đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang và các phụ
kiện có thể cho phép tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về chuyển động thẳng đều, biến
đổi đều, các định luật Newton, định luật bảo toàn động lượng…
2.4. Máy phát tần số

Hình 2.4. Máy phát tần số

-7-


Máy phát ra tín hiệu hình sin, hiển thị được tần số (4 chữ số), dải tần từ 0,1Hz
đến 1000Hz, điện áp vào 220V, điện áp ra cao nhất 15Vpp, công suất tối thiểu 20W.
Sử dụng: Máy phát tần số được sử dụng làm nguồn tạo ra dao động trong các bài
thực hành về Giao thoa sóng nước, sóng dừng, đo vận tốc truyền âm trong khơng khí,
mi nh họa mối quan hệ pha giữa dòng điện và điện áp trong mạch điện chỉ có R, L,
C…
2.5. Biến thế nguồn
❖ Các thông số máy:
Sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V– 50Hz,
điện áp ra:
- Điện áp xoay chiều (5A): 3V; 6V; 9V; 12V.
- Điện áp 1 chiều (3A): 3V; 6V; 9V; 12V.

Hình 2.5. Biến thế nguồn
- Cầu chì 5A.
❖ Một số lưu ý khi sử dụng:

- Đặt đúng chế độ điện áp của mạch mỗi khi sử dụng;
- Với mày biến áp loại này, thường gá trị điện áp ra thực ln lớn hơn giá trị ghi
trên mặt trước (ví dụ: trên mặt ghi điện áp ra 9 V nhưng điện áp ra thực cỡ 11 đến
12V), nên cần dùng đồng hồ đa năng khảo sát trước để xác định chế độ điện áp ra phù
hợp.
- Nếu đèn Led không sáng (khơng có điện áp ra), hãy kiểm tra cầu chì ở mặt sau

của máy biến thế xem có bị đứt hay không để kịp thời thay thế.
2.6. Đồng hồ đo điện đa năng
❖ Các thông số
Loại thông dụng, hiển thị đến 4 chữ số:
- Dòng điện một chiều: Giới hạn đo 10A, có
các thang đo mA, mA, A.
- Dịng điện xoay chiều: Giới hạn đo 10A, có
các thang đo mA, mA, A.
- Điện áp một chiều: Giới hạn đo 20V có
các thang đo mV và V
Hình 2.6. Đồng hồ đo điện đa năng
- Điện áp một chiều: Giới hạn đo 20V có
các thang đo mV và V.
❖ Một số lưu ý sử dụng:
- Mắc đúng chế độ đo (dòng, áp, trở...); chọn thang đo của đồng hồ phải đảm bảo
lớn hơn giá trị cần đo.

-8-


PHẦN 3. CÁC THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN
Bài 3.1. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU, THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT

Đọc sách giáo khoa (SGK) Vật lý 10 nâng cao (NC) các bài 3 và SGK Vật lý 10
Chuẩn (Ch) bài 2, 3 để trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu một cách ngắn gọn, chính xác các nội dung kiến thức mới cần xây dựng
được trong từng bài học. Xác định vai trị của thí nghiệm trong từng bài học?
3. Chỉ ra các dấu hiệu để nhận biết một chuyển động thẳng là chuyển động nhanh
dần đều (NDĐ)?
II. THỰC HÀNH
2.1. Khảo sát chuyển động thẳng đều của viên bi trên mặt phẳng ngang
2.1.1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát tính chất chuyển động của viên bi trên mặt phẳng ngang, mặt phẳng
nghiêng.
- Xác định vận tốc của viên bi.
2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm
Tên dụng cụ

Số lượng

Tên dụng cụ

Số lượng

Máng nghiêng

1

Trục 6, trục 10

1

Giá đỡ máng nghiêng


1

Đồng hồ đo thời gian hiện số

1

Bi thép

2

Cơng tắc kép

1

Thước đo góc

1

Đế 3 chân

1

Cổng quang điện

2

Khớp đa năng

1


2.1.3. Tiến trình thí nghiệm
a) Bố trí thí nghiệm hình 3.1.1
- Gắn hai cổng quang điện vào
máng nghiêng, gắn nam châm điện
vào đỉnh máng.
- Gắn trục 10 vào đế 3 chân,
trục 6 vào 2 lỗ ở đỉnh máng
nghiêng rồi dùng khớp nối gắn
máng nghiêng tựa lên trục 10.

Hình 3.1.1. TN khảo sát chuyển động thẳng đều

- Gắn thước chia độ vào cạnh bên của máng rồi gắn chân chữ U vào cuối máng.

-9-


- Điều chỉnh để thân máng nằm ngang (dây dọi thẳng đứng, góc 00). Kiểm tra độ
nằm ngang của máng bằng cách đặt viên bi lên máng và điều chỉnh để viên bi đứng yên.
- Gắn đầu nối cổng quang điện 1 với ổ cắm A, đầu nối cổng quang điện 2 với ổ cắm
B của đồng hồ đo thời gian. Dùng dây nối nam châm điện với ổ cắm C trên đồng hồ.
- Cấp điện và bật công tắc đồng hồ đo thời gian, gắn viên bi vào nam châm điện.
- Chỉnh cổng quang điện 1 ở vị trí 10 cm, cổng quang điện 2 ở vị trí 50 cm, đưa
đồng hồ làm việc ở chế độ MODE A + B.
- Gạt thang đo sang chế độ hiển thị 3 số lẻ. Ấn RESET.
b) Tiến hành thí nghiệm
*Thí nghiệm 1: Minh họa chuyển động thẳng đều của viên bi bằng cách đo
các khoảng thời gian nó đi được quãng đường bằng chính đường kính d.
- Bấm nút cơng tắc kép để thả viên bi lăn xuống từ đỉnh máng nghiêng và chuyển

động qua 2 cổng quang điện. Đọc t1 (thời gian viên bi đi qua cổng quang điện 1) và t
(là tổng thời gian viên bi đi qua hai cổng quang điện 1 và 2); khi đó, thời gian đi qua
cổng quang điện 2 là t2 = t – t1.
- So sánh t1 và t2, từ đó kết luận về chuyển động của viên bi trên mặt phẳng ngang
(có thể tính v1 =

d
d
, v 2 = ).
t2
t1

Chú ý: Cần điều chỉnh thí nghiệm để có kết quả mong đợi là t1 = t2 (từ đó minh
họa chuyển động thẳng đều của viên bi).
* Thí nghiệm 2: Minh họa chuyển động thẳng đều của viên bi bằng cách xác
định vận tốc trung bình của viên bi trên các quãng đường khác nhau.
- Đặt hai cổng quang điện cách nhau khoảng s1 = 30 cm.
- Ấn nút RESET để về 0,000, làm việc ở chế độ MODE A  B.
- Ấn công tắc kép để thả viên bi, đọc thời gian t1 viên bi đi từ cổng 1 đến cổng 2
trên đồng hồ.
- Giữ nguyên vị trí cổng quang điện 1, di chuyển cổng quang điện 2 xa dần, mỗi
lần di chuyển thêm 10 cm. Với mỗi giá trị của s, lặp lại các bước thí nghiệm trên để
ghi lại thời gian t tương ứng.
- Tính vận tốc trung bình của viên bi, từ đó kết luận về chuyển động của viên bi
trên mặt phẳng ngang.
2.2. Khảo sát chuyển động của viên bi trên mặt phẳng nghiêng
2.2.1. Mục đích thí nghiệm
- Minh họa quy luật đường đi của chuyển động thẳng nhanh dần đều s  t2.
- 10 -



- Kiểm nghiệm dấu hiệu nhận biết một chuyển động thẳng NDĐ: a2 = s.
- Xác định gia tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều của vật.
2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm (như phần 2.1.2)
2.2.3. Tiến trình thí nghiệm
a) Thí nghiệm 1: Minh họa quy luật đường đi của chuyển động thẳng NDĐ
bằng cách đo thời gian viên bi đi được những qng đường định trước
* Bố trí thí nghiệm (hình 3.1.2)

Hình 3.1.2. TN khảo sát chuyển động thẳng NDĐ

- Đặt mặt phẳng nghiêng một góc khoảng α =150 so với phương nằm ngang.
- Nam châm điện được đặt cố định tại một vị trí trên mặt phẳng ngang và nối qua
hộp công tắc đến ổ A của đồng hồ đo thời gian.
- Cho đồng hồ đo làm việc ở MODE AB, cổng quang điện 1 nối với ổ B.
* Tiến hành thí nghiệm
- Lần lượt đo các khoảng thời gian t1, t2, t3 mà viên bi được quãng đường là s1 =
20 cm, s2 = 45 cm, s3 = 80 cm. Lập và so sánh các tỉ số s1: s2 : s3 và t12 : t22 : t32 để rút
ra kết luận. Tính gia tốc của viên bi.
- Lặp lại thí nghiệm với một góc nghiêng khác.
b) Thí nghiệm 2: Kiểm nghiệm dấu hiệu nhận biết chuyển động thẳng nhanh
dần đều
* Bố trí thí nghiệm
- Đặt máng nghiêng một góc khoảng 50 – 100.
- Nam châm điện được đặt cố định tại một vị trí trên mặt phẳng ngang và nối qua
hộp công tắc đến ổ C của đồng hồ đo thời gian. Đồng hồ làm việc ở chế độ MODE
AB, nối 2 cổng quang điện 1 và 2 và hai ổ A và B của đồng hồ thời gian.
- Đặt cổng quang điện 1 cách bi 5 cm, cổng quang điện 2 cách cổng 1 đoạn s1 = 15 cm
- 11 -



* Tiến hành thí nghiệm
- Ngắt điện nam châm để viên bi lăn qua hai cổng quang điện. Ghi thời gian 1
hiển thị trên đồng hồ.
- Dịch chuyển cổng quang điện 1 đến vị trí cổng quang điện 2 và dịch chuyển
cổng quang điện 2 đến vị trí mới cách đoạn s2 = 25 cm, rồi cho viên bi chuyển động từ
vị trí ban đầu và đọc thời gian 2 viên bi đi hết quãng đường trên.
- Tiếp tục dịch chuyển cổng quang điện 1 đến vị trí cổng quang điện 2 và dịch
chuyển cổng quang điện 2 đến vị trí mới cách cổng 1 đoạn s3 = 35 cm, rồi cho viên bi
chuyển động từ vị trí ban đầu và đọc thời gian 3 viên bi đi hết quãng đường này.
- So sánh 1, 2, 3 và tính gia tốc của viên bi.
- Lặp lại thí nghiệm với một góc nghiêng khác.
c) Thí nghiệm 3: Minh họa quy luật đường đi của chuyển động chầm dần đều
- Điều chỉnh độ cao của máng nghiêng sao cho phần đầu thấp hơn phần cuối.
- Nới lỏng ốc trên nam châm điện và di chuyển lên phía đỉnh của đoạn nghiêng.
- Tiến hành thí nghiệm tương tự như phần a.
III. BÀI TẬP
1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí
nghiệm để đảm bảo thành cơng?
2. Soạn thảo tiến trình dạy học có sử dụng thí nghiệm:
- Đoạn bài học: Chuyển động thẳng đều (Mục 2, Bài 2 - SGKVL10 Ch).






Bài 3.2. SỰ RƠI TỰ DO
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Đọc SGK Vật lý 10 NC bài 6 và SGK Vật lý 10 Chuẩn bài 4 để trả lời các câu hỏi

sau:
1. Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng
trong bài học? Mục đích, vai trị của thí nghiệm trong bài học?
2. Để xây dựng các kiến thức này, cần tiến hành những thí nghiệm nào trong bài
học? Mỗi thí nghiệm có thể được tiến hành dưới hình thức nào?
II. THỰC HÀNH
2.1. Mục đích thí nghiệm
- Khảo sát sự rơi của các vật trong khơng khí và trong chân không.
- 12 -


- Khảo sát quy luật chuyển động của một vật rơi tự do.
- Xác định gia tốc rơi tự do.
2.2. Dụng cụ thí nghiệm
Tên dụng cụ

Số
lượng

Tên dụng cụ

Số lượng

Ống thủy tinh có chứa mẩu
sắt và lơng gà, trong đó có
một ống chân khơng

2

Cổng quang điện


1

Giá thí nghiệm

1

Trụ 6, trụ 10

1

Hộp đỡ vật rơi

1

Đồng hồ đo thời gian hiện số MC 964

1

Nam châm điện

1

Cơng tắc kép

1

Thước đo góc 3 chiều

1


Đế 3 chân

1

Mẫu vât rơi

1

Dây dọi

1

Hộp đất nặn

1

Quả nặng trượt hình trụ
(Đường kính 30 mm, cao 30 mm)

1

Thước đo góc 0 - 900

1

2.3. Tiến hành thí nghiệm
2.3.1. Thí nghiệm 1: Sự rơi của vật trong khơng khí và chân khơng
- Dùng hai tay giữ ống thủy tinh chứa khơng khí
(hở) nằm ngang. Xoay nhanh ống theo phương thẳng

đứng, quan sát sự rơi của 2 vật trong ống, ghi kết quả.
- Dùng hai tay giữ ống thủy tinh chân khơng
(kín) nằm ngang. Xoay nhanh ống theo phương thẳng
đứng, quan sát sự rơi của 2 vật trong ống, ghi kết quả.
- Rút ra kết luận.

Hình 3.2.1.TN ống Newton

2.3.2. Thí nghiệm 2: Sự rơi tự do
- Gắn một cổng quang điện vào giá thí nghiệm, sau đó gắn nam châm điện vào
đỉnh giá.
- Gắn một đầu dây nối của hộp công tắc với nam châm điện, đầu còn lại gắn vào
ổ A của đồng hồ đo thời gian.
- Cấp điện và bật công tắc đồng hồ đo thời gian.
- Đặt mẫu vật rơi (trụ sắt) vào đỉnh nam châm điện.

- 13 -


- Dùng thước đo góc 3 chiều đặt ở đáy vật rơi và
điều chỉnh để đáy vật rơi trùng với vạch số 0 trên thước
dán bên hơng của giá thí nghiệm.
- Gắn dây dọi vào mặt sau của giá, chỉnh các ốc
của chân đế sao cho giá thí nghiệm thẳng đứng (quả
nặng của dây dọi thẳng với tâm của lỗ tròn).
- Gắn dây nối của cổng quang điện vào ổ B.
- Chuyển thang đo ở chế độ AB trên đồng hồ đo.
- Chọn chế độ đo hiển thị 3 số lẻ của thời gian hiện
số (0,001s).
- Chỉnh cổng quang ở 20 cm (nếu được).

- Bấm nút RESET để chuyển thời gian về 0.000.
Hình 3.2.2. TN rơi tự do
- Bấm nút hộp cơng tắc kép để vật rơi (bấm nhanh,
dứt khốt, nhưng phải nhẹ nhàng). Đọc thời gian trên đồng hồ. Tiến hành đo 3 lần,
chọn số liệu chính xác nhất, ghi vào bảng.

- Điều chỉnh cổng quang ở các khoảng cách s = 40 cm, 60 cm, 80 cm. Làm tương
tự, đoc các thời gian rơi của vật và ghi vào bảng số liệu sau:
s (cm)

20

40

60

80

t (s)
g=

2s
t2

- Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra phương rơi của vật.
- Từ các cặp giá trị s - t thu được, rút ra kết luận về quy luật chuyển động của sự
rơi và tính gia tốc rơi tự do g của vật?
III. BÀI TẬP
1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí
nghiệm để đảm bảo thành công?

2. Theo logic phát triển kiến thức, để dạy học bài trên cần tiến hành những thí
nghiệm nào?
3. Soạn thảo tiến trình dạy học các đoạn 2,3,4 bài: Sự rơi tự do (Bài 6 - VL10
NC) và dạy các đoạn đó; (hoặc Bài 4, Mục II.1 - VL 10 Chuẩn).

 

- 14 -


Bài 3.3. TỔNG HỢP HAI LỰC ĐỒNG QUY
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Đọc SGK Vật lý 10 NC bài 13 và SGK Vật lý 10 - bài 9 để trả lời các câu hỏi
sau:
1. Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng
được trong từng bài học? Vai trị của thí nghiệm?
2. Tóm tắt logic mạch phát triển các kiến thức đó trong bài học?
II. THỰC HÀNH
2.1. Mục đích thí nghiệm
Đo độ lớn của hợp lực F và góc giữa lực F và hai lực thành phần đồng quy, từ đó
tìm ra mối liên hệ giữa hợp lực và hai lực thành phần (quy tắc hợp 2 lực đồng quy).
2.2. Dụng cụ thí nghiệm
STT

Tên dụng cụ

Số lượng

1.


Thước đo góc

1

2.

Lực kế 5N (có đế từ)

2

3.

Lị xo 5N dài 20 mm

1

4.

Cuộn dây treo

1

5.

Bảng thép

1

6.


Đế 3 chân

1

7.

Trụ 10

1

2.3. Tiến hành thí nghiệm
Hình 3.3.1. TN hợp lực đồng quy
- Bố trí thí nghiệm như hình 3.3.1a. Điều
chỉnh cho điểm nối của 3 sợi dây trùng với tâm của vòng tròn chia độ và phương của
lò xo ở vạch 00.




- Đọc giá trị đo được của lực F1 , F2 trên hai lực kế và đọc giá trị các góc ,  tạo
bởi 2 lực kế và vạch 00.
- Bỏ hai lực kế ra, dùng một lực kế kéo lò xo theo phương cũ sao cho điểm nối
của hai dây cũng trùng với tâm của vòng tròn chia độ (hình 3.3.1b). Đọc giá trị của lực


kế F .







- Biểu diễn lên bảng các véc tơ F1 , F2 và F theo cùng một tỉ lệ xích. Dựa vào






hình vẽ, rút ra mối liên hệ giữa F và F1 , F2 .
Chú ý: Không dùng bút bi vẽ trực tiếp lên tấm nhựa của thước đo góc và bảng
thép.

- 15 -






- Lặp lại thí nghiệm với các cặp lực F1 , F2 có độ lớn và phương khác nhau để từ
đó rút ra quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
III. BÀI TẬP
1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí
nghiệm để đảm bảo thành cơng? Từ kết quả thí nghiệm, sử dụng định lý cosin trong
tam giác để kiểm nghiệm lại kết quả của hợp lực, nhận xét về sai số.
2. Đưa ra các phương án bố trí thí nghiệm trên bảng (với TN biểu diễn), trên
bảng thép (với TN trực diện) đảm bảo đơn giản và hiệu quả nhất?
3. Soạn thảo tiến trình dạy học đoạn II bài học: Tổng hợp và phân tích lực. Điều
kiện cân bằng của chất điểm (Bài 9 - VL10 Ch).


 
Bài 3.4. TỔNG HỢP HAI LỰC SONG SONG
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Đọc SGK Vật lý 10 NC bài 28 và SGK Vật lý 10 Chuẩn bài 19 để trả lời các câu
hỏi sau:
1. Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng
được trong từng bài học? Vai trị của thí nghiệm?
II. THỰC HÀNH
2.1. Mục đích thí nghiệm
Khảo sát mối liện hệ giữa hợp của hai lực song song cùng chiều và 2 lực thành
phần, từ đó rút ra quy tắc tìm hợp hai lực song song cùng chiều.
2.2. Dụng cụ thí nghiệm
Tên dụng cụ

STT

Số lượng

1.

Lị xo 5N dài 60 mm

2

2.

Bảng thép

1


3.

Hộp quả nặng 50 g

1

4.

Đế 3 chân

1

5.

Trụ 10

1

6.

Thanh định vị

1

7.

Thước treo các quả nặng

1


2.3. Tiến hành thí nghiệm

- 16 -


Hình 3.4.2. TN hợp lực song song cùng chiều

- Gắn tờ giấy lên bảng thép. Dùng 2 lò xo 5N móc vào 2 lỗ trên thước.
- Treo hai chùm quả nặng P1 (2 quả 50g) và P2 (4 quả nặng 50g) lên hai phía của
thước. Dùng thanh định vị đánh dấu vị trí của thước.
 

- Đánh dấu lên giấy các vị trí treo quả nặng (điểm đặt các lực F1 , F2 ).
- Tháo hai chùm quả nặng khỏi thước, sau đó treo chung vào móc giữa của
thước. Điều chỉnh vị trí của móc giữa để thước trùng vào vị trí thanh định vị.


- Đánh dấu lên giấy vị trí của móc treo chung các quả nặng (điểm đặt của hợp lực F ).






- Biểu diễn trên giấy các lực F1 , F2 và F theo cùng tỉ lệ xích, đo các khoảng cách
d1, d2 từ giá của hai lực đến giá lực tổng hợp. Từ đó tìm ra mối liên hệ giữa chúng.





- Lặp lại thí nghiệm với các cặp lực F1 , F2 có độ lớn và điểm đặt khác để từ đó
rút ra quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều.
III. BÀI TẬP
1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí
nghiệm để đảm bảo thành cơng?
2. Vì sao ở thí nghiệm tìm quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy, ta dùng lực kế để
đo lực, cịn khi tiến hành tiến hành thí nghiệm tìm quy tắc tổng hợp hai lực song song
cùng chiều ta nên sử dụng các gia trọng để đo lực?
3. Soạn thảo tiến trình dạy học:
Mục I. Thí nghiệm, bài 19. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều, Vật lý 10.

 
Bài 3.5. QUY TẮC MOMEN LỰC. LỰC ĐÀN HỒI
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT

- 17 -


Đọc SGK Vật lý 10 NC bài 19, 29 và SGK Vật lý 10 Chuẩn bài 12, 18 để trả lời
câu hỏi sau:
Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng
được trong từng bài học? Vai trị của thí nghiệm trong bài học?
II. THỰC HÀNH
2.1. Thí nghiệm 1. Lực đàn hồi
2.1.1. Mục đích thí nghiệm
Tìm hiểu mối liên hệ giữa lực đàn hồi của lò xo và độ biến dạng của chúng.
2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm
Tên dụng cụ


STT

Số lượng

TN1

1.

Bộ 3 lị xo

1

x

2.

Bảng thước đo

1

x

3.

Bảng thép

1

x


4.

Đĩa mômen

5.

Cuộn dây treo

6.

Đế 3 chân

7.

TN2

x
x

x

x

1

x

x

Trụ 10


1

x

x

8.

Hộp quả nặng 50 g

1

x

x

9.

Rịng rọc

x

x

10.

Chốt

x


x

2.1.3. Tiến hành thí nghiệm
a) Gắn bảng thước đo vào bảng thép sao cho đoạn vạch 0 của thước ngang với
đầu dưới của lò xo.
- Treo quả nặng 50 g vào móc lị xo, đo độ giãn của lò xo.
- Lần lượt treo 2 quả nặng, 3 quả nặng… vào lò xo, đọc các độ giãn tương ứng.
- Từ các kết quả đo được, nhận xét mối liên hệ
giữa độ lớn lực đàn hồi với độ biến dạng của lị xo.
b) Móc 3 lị xo có cùng chiều dài nhưng khác loại
vào thanh treo gắn lên bảng thép.
- Treo vào mỗi lò xo quả nặng 50 g.
- So sánh độ biến dạng của mỗi lò xo và cho biết lị
xo nào có hệ số đàn hồi lớn nhất.
Hình 3.5.1. TN về lực đàn hồi

- 18 -


Chú ý: Khơng được móc vật nặng vượt q giới hạn của lị xo.
2.2. Thí nghiệm 2. Quy tắc momen lực
2.2.1. Mục đích thí nghiệm
Khảo sát điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định để rút ra quy
tắc mơ men lực và hình thành khái niệm momen của lực đối với trục quay.
2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm (xem phần 2.1.2)
2.2.3. Tiến hành thí nghiệm
a) Thí nghiệm về tác dụng làm quay vật của lực
- Gắn trụ 10 vào khớp nối sau lưng bảng thép rồi
gắn lên đế 3 chân. Điều chỉnh ốc trên chân đế và khớp

nối để mặt bảng thép thẳng đứng.
- Gắn đĩa momen lên bảng thép, điều chỉnh cho
dây dọi treo tại tâm đĩa nằm song song với mặt đĩa đi
qua vạch 0 của thước ngang.
- Gắn ròng rọc vào bảng thép.
- Lần lượt treo sợi dây có buộc một gia trọng vào
các điểm khác nhau trên đĩa để đi tới nhận xét: Khi nào

Hình 3.5.2. TN về momen lực

lực tác dụng lên đĩa không làm đĩa quay; khi nào lực tác dụng lên đĩa làm đĩa quay
và quay theo chiều nào?
b) Thí nghiệm tìm điều kiện cân bằng của vật có trục quy cố định
- Điều chỉnh thanh thước gắn với đĩa mô men theo phương ngang (giá quả rọi đi
qua vạch 0 của thước).
- Treo đồng thời một sợi dây thứ nhất có móc gia trọng (1 quả nặng) vào điểm
bên trái của đĩa mô men và sợi dây thứ 2 có móc gia trọng khác (2 quả nặng) vào điểm
bất kì bên phải của đĩa. Khi đĩa cân bằng, đọc các giá trị F1, d1, F2, d2. (d1, d2 lần lượt
là khoảng cách từ giá hai lực đến trục quay – phương dây rọi). Lập các tích số F1.d1,
F2.d2.






- Lặp lại thí nghiệm bằng cách thay đổi độ lớn lực F1 , F2 , thay đổi phương lực F2
(bằng cách vắt sợi dây thứ 2 qua ròng rọc cố định, tìm vị trí rịng rọc để đĩa cân bằng
(sợi chỉ căng theo phương tiếp tuyến của vòng tròn).
- Rút ra nhận xét về điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (quy tắc

mơmen).
III. BÀI TẬP
- 19 -


1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí
nghiệm để đảm bảo thành công? Tại sao cần phải điều chỉnh để phương lực F2 tiếp
tuyến với vòng tròn?
2. Soạn thảo tiến trình dạy học:
- Các đoạn 1, 2, 3 bài học: Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục
quay cố định (Bài 29 - VL10 NC).
- Mục I.1,2 (Bài 18 - VL10 Chuẩn).






Bài 3.6. ĐỊNH LUẬT BOYLE – MARIOTTE. ĐỊNH LUẬT CHARLES
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Đọc SGK Vật lý 10 NC bài 45, 46 và SGK Vật lý 10 Chuẩn bài 29, 30 để trả lời
câu hỏi sau:
Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng
được trong từng bài học? Vai trị của thí nghiệm trong mỗi bài học?
II. THỰC HÀNH
2.1. Thí nghiệm 1. Định luật Boyle – Mariotte (phương án 1 – sử dụng bộ TN định
luật Boyle – Mariotte phiên bản đứng).
2.1.1. Mục đích thí nghiệm
Nghiên cứu mối quan hệ giữa thể tích và áp suất của một khối lượng khí xác định
khi giữ nguyên nhiệt độ.

2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm
Tên dụng cụ

Số lượng

TN1

TN3

1.

Bộ TN biểu diễn định luật Boyle – Mariotte

1

x

x

2.

Trụ 10

1

x

x

3.


Đế 3 chân

1

x

x

4.

Nhiệt kế

1

x

5.

Bình giữ nhiệt

1

x

STT

2.1.3. Tiến hành thí nghiệm
- Mở nút cao su ở đáy xi lanh, chỉnh pittông ngang vạch số 2 (vạch đỏ) rồi đậy
chặt nút cao su lại (hình 3.6.1).


- 20 -


- Dùng tay ấn pittông xuống hoặc kéo pittông lên để
làm thay đổi thể tích khơng khí trong xi lanh. Đọc thể tích
V và áp suất p của khơng khí trong từng trường hợp, ghi
vào bảng số liệu.
- Từ bảng số liệu, khái quát về sự phụ thuộc giữa áp
suất vào thể tích, từ đó phát biểu định luật.
Bảng số liệu:
Lần TN

Thể tích V
(cm3)

Áp suất p
(atm)

p.V

1
2
3

Hình 3.6.1. TN định luật
Boyle – Mariotte đứng




2.2. Thí nghiệm 2. Định luật Boyle – Mariotte (phương án 2 – sử dụng bộ TN định
luật Boyle – Mariotte phiên bản nằm ngang).
2.2.1. Mục đích thí nghiệm
Nghiên cứu mối quan hệ giữa thể tích và áp suất của một khối lượng khí xác định
khi giữ nguyên nhiệt độ.
2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm
Gồm: Xi lanh, áp kế, van mở đóng khí, được lắp sẵn như hình 3.6.2.
* Nguyên tắc đọc áp suất và thể tích khí:
Nguyên tắc đọc áp suất: Số chỉ trên áp kế là độ chênh lệch áp suất khí bên trong
và bên ngồi. Cách đo áp suất như sau:
- Khi mở van khí trên áp kế, áp suất hai nhánh bằng áp suất khí quyển (1 atm =
1kgf/cm2), lúc này áp kế chỉ 0.
- Sau khi khóa van khí, nếu thay đổi
vị trí pít tơng, áp suất khí trong xi lanh là:
p = p0 + px = 1 atm + px
(6.1)
Trong đó, px là trị số trên áp kế.
Lưu ý: Với trường hợp giảm thể tích,
áp suất tăng, đơn vị đo áp suất là atm
(nhánh phải trên áp kế). Trường hợp tăng
thể tích, áp suất giảm, đơn vị đo áp suất
khi đó là cmHg (nhánh bên trái áp kế). 1
atm = 76cmHg.
- 21 -

Hình 3.6.2. TN định luật Boyle – Mariotte
Nằm ngang


Nguyên tắc đo thể tích: Thể tích thực của khối khí là thể tích trong xi lanh và

trong áp kế. Phần thể tích trong áp kế là 7,5 ml (cung cấp bởi nhà sản xuất).
Khi đó, thể tích khí là: V = 7,5 + Vx (ml).

(6.2)

Trong đó, Vx là trị số thể tích trên xi lanh.
2.2.3. Tiến hành thí nghiệm
a. Trường hợp giảm thể tích
- Mở van khí trên áp kế, điều chỉnh pít tơng đến vị trí 45 ml. Khóa chặt van chứa
khí. Lúc này áp kế chỉ 0.
- Vặn vít từ từ để điều chỉnh pit tơng ở các vị trí 40 ml, 35 ml, 30 ml, 25 ml, 20
ml. Đọc số chỉ trên áp kế và điền vào bảng.
b. Trường hợp tăng thể tích
- Mở van khí trên áp kế, điều chỉnh pít tơng đến vị trí 20 ml. Khóa chặt van chứa
khí. Lúc này áp kế chỉ 0.
- Vặn vít từ từ để điều chỉnh pit tơng ở các vị trí 25 ml, 30 ml, 35 ml, 40 ml, 45
ml. Đọc số chỉ trên áp kế và điền vào bảng
Giảm thể tích
Vx (ml)

px (atm)

V (ml)

p (atm)

=7,5+Vx

= 1 + px


Tăng thể tích
pV

Vx (ml)

45

20

40

25

35

30

30

35

25

40

20

45

px (atm)


V (ml)

p (atm)

=7,5+Vx

= 1 + px

pV

- Tính tỉ số p.V trong các lần đo và nhận xét.
Chú ý: Trong quá trình thay đổi thể tích, cần xoay vít từ từ để tránh làm trờ, mất
ren của truc quay, gây ra hư hỏng thí nghiệm.
2.3. Thí nghiệm 3. Định luật Charles
2.3.1. Mục đích thí nghiệm
Nghiên cứu mối quan hệ giữa áp
suất và nhiệt độ của một khối lượng khí
xác định khi giữ nguyên thể tích.
2.3.2. Dụng cụ thí nghiệm
Xem phần (2.1.2).
2.3.3. Tiến hành thí nghiệm
Hình 3.6.3. TN định luật Charles

- 22 -


- Mở nút cao su ở đáy xi lanh, chỉnh pittông ngang vạch số 2 (vạch đỏ) rồi đậy
chặt nút cao su lại. (hình 3.6.1).
- Cố định vị trí của pittơng bằng cách vặn chặt ốc ở phía sau xi lanh để giữ cho

thể tích trong xilanh khơng đổi.
- Lắp dụng cụ thí nghiệm trên giá đỡ. Nhúng xilanh vào bình đun có chứa nước
sao cho mực nước ngập trên vạch đỏ của bảng chia.
- Đọc giá trị nhiệt độ t1 trên nhiệt kế và áp suất p1 trên áp kế.
- Thay đổi nhiệt độ của khơng khí trong xilanh (cấp điện và bật cơng tắc trên
bình đun) hoặc (đổ dần nước nóng vào bình) (hình 3.6.3). Lần lượt đọc nhiệt độ t2 và
áp suất p2.
- Nhận xét về tỉ số

p
p1
và 2 … từ đó rút ra định luật.
T2
T1

III. BÀI TẬP
1. Ghi lại các kết quả ứng với các thí nghiệm? Nêu những chú ý khi tiến hành thí
nghiệm để đảm bảo thành công? Đề xuất phương án cải tiến thiết bị thí nghiệm trên?
2. Soạn thảo tiến trình dạy học:
- Các đoạn III bài học: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Boyle – Mariotte (Bài 29 VL10 NC).
- Đoạn II bài học: Q trình đẳng tích. Định luật Charles (Bài 30 - VL10 Chuẩn).






Bài 3.7. THÍ NGHIỆM ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
Đọc SGK Vật lý 11 Chuẩn bài 3 và SGK Vật lý 11 NC bài 6 để trả lời các câu

hỏi sau:
Nêu một cách ngắn gọn, chính xác nội dung các kiến thức mới cần xây dựng
được trong từng bài học? Vai trò của thí nghiệm trong bài học?
II. THỰC HÀNH
2.1. Thí nghiệm 1. Nhiễm điện do tiếp xúc
2.1.1. Mục đích thí nghiệm
Chứng tỏ một vật trung hòa điện tiếp xúc với một vật mang điện khác thì sẽ
nhiễm điện.
2.1.2. Dụng cụ thí nghiệm
- 23 -


STT

Tên dụng cụ

Số

TN1

TN2

TN3

TN4

TN5

TN6


x

x

x

x

x

lượng
1.

Máy phát Uyn-sớt
(LD3W1T)

1

x

2.

Tĩnh điện kế (LFTH06)

1

x

3.


Vật dẫn trụ rỗng, đầu nhọn
inox

1

x

4.

Bộ tua tĩnh điện

2

5.

Lưới dẫn điện

1

6.

Dây dẫn điện cá sấu

4

x
x
x

x

x

x

x
x
x

x

x

x

x

x

x

2.1.3. Tiến hành thí nghiệm
- Dùng vật dẫn hình trụ (3) chạm vào đầu thu của tĩnh điện kế thì kim tĩnh điện
kế khơng lệch, chứng tỏ vật dẫn trung hòa điện.
- Quay máy Uyn-sớt, chạm vật dẫn vào một cực của máy Uyn-sớt. Tách vật dẫn
ra, chạm vật vào đầu thu của tĩnh điện kế. Kết quả thấy kim tĩnh điện kế bị lệch, chứng
tỏ vật dẫn hình trụ bị nhiễm điện do tiếp xúc.
2.2. Thí nghiệm 2. Nhiễm điện do hưởng ứng
2.2.1. Mục đích thí nghiệm
Chỉ ra hiện tượng khi một vật dẫn A trung hòa điện đặt gần một vật mang điện B
thì 2 đầu của vật dẫn A nhiễm điện.

2.2.2. Dụng cụ thí nghiệm
(xem phần 2.1.2)
2.2.3. Tiến hành thí nghiệm
- Đặt vật dẫn hình trụ rỗng (3) cách
khoảng 1cm với một cực của máy Uynsớt.
- Quay máy phát tĩnh điện, kết quả
thấy các tua vải ở vật dẫn bị xòe ra,
chứng tỏ chúng bị nhiễm điện do hưởng
ứng.

Hình 3.7.1. TN điện tích – điện trường

2.3. Thí nghiệm 3. Tương tác tĩnh điện
2.3.1. Mục đích thí nghiệm
Chứng tỏ các vật nhiễm điện cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
2.3.2. Dụng cụ thí nghiệm (xem phần 2.1.2)
- 24 -


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×