Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

van mau lop 9 suy nghi cua em ve vang trang trong bai tho anh trang cua nguyen duy 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.8 KB, 3 trang )

Dethiviet.com – Thư viện tài liệu học tập lớn nhất Việt Nam

Đề bài: Suy nghĩ của em về vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng
dưng và đặc biệt là vầng trăng thức tỉnh trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Bài làm

Trăng - Hình ảnh giản dị, quen thuộc đã chắp cánh cho những hồn thơ bay bổng để rồi
những tác phẩm tuyệt vời được ra đời. Nếu Chính Hữu đã treo lên một bức tranh tuyệt đẹp,
lãng mạn qua hình ảnh “Đầu súng trăng treo” thì “Ánh trăng” của Nguyễn Duy lại mang
một tính chất triết lý thầm kín. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Đối với nhà thơ đây
là vầng trăng tri kỷ, vầng trăng tình nghĩa, vầng trăng dửng dưng và đặc biệt là vầng trăng
thức tỉnh. Nó như hồi chng gióng lên, đánh thức tâm hồn u tối trong mỗi con người.
Có thể nói, với mỗi chúng ta, vầng trăng là một vật thể bình thường mà thiên nhiên, đất
trời ban tặng. Nhưng với Nguyễn Duy, vầng trăng không những là hình ảnh của q hương
mà nó cịn là người bạn tri âm, tri kỷ, là quá khứ nghĩa tình, chan chứa yêu thương, là một
quan toà lương tâm trong tận sâu thẳm tâm hồn nhà thơ.
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ”.

Dethiviet.com – Thư viện tài liệu học tập lớn nhất Việt Nam


Dethiviet.com – Thư viện tài liệu học tập lớn nhất Việt Nam

Tuổi thơ tác giả được gắn bó với “vầng trăng”, “với đồng”, “với sơng” rồi “với bể”. Những
hình ảnh gần gũi, quen thuộc với mỗi người dân quê Việt Nam. Đến lúc đi chiến đấu trăng
lại như người bạn thân ln sát cánh bên người lính, cùng người lính trải nghiệm sương
gió, bom đạn của chiến tranh, của đời lính. Tình cảm gắn bó bao lâu, nay chỉ biết hợp
thành hai “tri kỷ”. Một tình bạn thật đẹp, thật cao cả và trong suy nghĩ của người lính:


“Ngỡ khơng bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Nhưng rồi năm tháng gian khổ qua đi, nay người lính năm nào đã xa làng quê thanh bình
của tuổi thơ về với thành phố cùng với những tiện nghi sinh hoạt:
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện đi qua ngõ
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường”.

Những kỷ niệm tuổi thơ hồn nhiên, những ngày khó khăn trong chiến trường cùng “vầng
trăng” đã đi vào dĩ vãng. Người lính năm xưa đã vơ tình lãng qn q khứ, qn người
bạn “tri kỷ” của mình. Dẫu bạn- đồng chí, có đi ngang qua ngõ thì cũng chỉ là một thống
lướt qua. Một phần vơ tâm của con người đã lấn át lí trí người lính. Nhưng trong một hồn
cảnh đặc biệt “Đèn điện tắt”, người lính phải giật mình sững sờ: “Đột ngột vầng trăng
trịn”. “Vầng trăng” lại tìm đến và đối mặt với người lính. Người bạn năm xưa đã tìm đến,
bạn ư? Bao lâu nay người lính đã quên mất rồi! Nhưng, “đột ngột”- một sự xuất hiện
không dự báo trước.
“Trăng cứ trịn vành vạnh
Kể chi người vơ tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.

Dethiviet.com – Thư viện tài liệu học tập lớn nhất Việt Nam


Dethiviet.com – Thư viện tài liệu học tập lớn nhất Việt Nam

Quá khứ khi xưa hiện về nguyên vẹn. Trăng - hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên
mãn, thuỷ chung. “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp
yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng

sợ. Trăng khơng hề trách móc con người quá vô tâm như một sự khoan dung, độ lượng.
“Vầng trăng” dửng dưng khơng có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang
bộn bề trăm mối. “Ánh trăng” hay chính là quan tồ lương tâm đang đánh thức một hồn
người. Cái “giật mình” của người lính phải chăng là sự thức tỉnh lương tâm của con người?
Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u
tối.
Chỉ với một “vầng trăng” - “vầng trăng” của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những
điều tưởng chừng như khơng thể. “Ánh trăng” là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè
bạn, là quan toà lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn còn
và con người vẫn còn cơ hội sửa chữa sai lầm.
Mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng qn q khứ, sẽ vơ tình với
mọi người nhưng rồi sự khoan dung và độ lượng của quê hương sẽ tha thứ tất cả. “Ánh
trăng” của Nguyễn Duy sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới tương lai tươi
đẹp. Đạo lí sống thủy chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng
ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.

Dethiviet.com – Thư viện tài liệu học tập lớn nhất Việt Nam



×