Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.71 KB, 2 trang )
BÀI 2: BẢN ĐỒ. MỘT SỐ LƯỚI KINH, VĨ TUYẾN.
PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
1. Khái niệm bản đồ
- Khái niệm: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt
phẳng theo một tỉ lệ nhất định.
- Bản đồ có vai trị quan trọng trong học tập và đời sống.
2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
a. Phép chiếu hình nón
- Đường kinh tuyến: là những đường thẳng bằng nhau, một đầu của các kinh tuyến chụm
lại ở cực.
- Đường vĩ tuyến: là các đường tròn đồng tâm tại cực, càng xa cực đường trịn càng lớn.
- Độ chính xác: chỉ có vĩ tuyến tiếp xúc giữa Địa cầu và mặt nón là chính xác.
- Ứng dụng: dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình (khu vực ơn đới) và
kéo dài theo vĩ tuyến như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Hoa Kì…
b. Phép chiếu hình trụ
- Đường kinh tuyến: là những đoạn thẳng song song và bằng nhau.
- Đường vĩ tuyến: là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vng góc với kinh
tuyến.
- Độ chính xác: tỉ lệ độ dài và góc ở đường Xích Đạo là chính xác nhất, càng Xích Đạo
sai số càng lớn.
- Ứng dụng: thường dùng để biên vẽ bản đồ thế giới và các khu vực gần Xích Đạo.
3. Phương hướng trên bản đồ.
- Xác định phương hướng trên bản đồ dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến.
- Quy ước:
+ Đầu trên của kinh tuyến chỉ hướng Bắc.
+ Đầu dưới của kinh tuyến chỉ hướng Nam.
+ Đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây.