MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU
2
B. NỘI DUNG
3
I. NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3
1. Kết quả
3
1.1.Kết quả thực hiện
3
1.2. Thực trạng về sản phẩm du lịch Lâm Đồng
4
1.3. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được
6
2. Những hạn chế và nguyên nhân
7
II. NHỮNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
8
1. Những nhận xét, đánh giá và có đối chiếu giữa lý luận và thực 8
tiễn
2. Một số kinh nghiệm rút ra qua nghiên cứu thực tế
9
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ
9
1. Đề xuất giải pháp.
9
2. Kiến nghị
10
2.1. Đối với Bộ, ngành Trung ương
10
2.2. Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng
11
C. KẾT LUẬN
12
1
A. MỞ ĐẦU
Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam,cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp
phần quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trong xu
thế tồn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, du lịch Việt Nam có vi trí
đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc thúc đầy sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng
mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, làm tăng sự hiểu biết , thân thiện và quảng
bá nền văn hóa đất nước.
Nằm ở phía Nam Tây Ngun, Đà Lạt – Lâm Đồng kề cận với vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam ( TP Hồ Chí Minh- Bình Dương – Bình Phước – Tây Ninh
– Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu – Long An – Tiền Giang ).Với tiềm năng sẵn có
về mặt cảnh quan tự nhiên, khí hậu và nhân văn là điều kiện tốt để phát triển kinh
tế du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong những năm qua, thực hiện đề án “ Phương hướng và giải pháp đẩy
mạnh phát triển du lịch Miền Trung – Tây Nguyên” được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, xác định du lịch Lâm Đồng là một mắt xích quan trọng của du lịch
Miền Trung – Tây nguyên, tỉnh Lâm Đồng đã không ngừng phấn đấu phát triển
kinh tế du lịch và đã đạt được những kết quả quan trọng, đưa nền kinh tế tỉnh nhà
phát triển mạnh mẽ và đứng trong top những tỉnh phát triển mạnh mẽ về du lịch
của cả nước.
Bất cứ ai khi đạt chân đến TP Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng khơng thể khơng
chống ngợp vì ngập tràn bởi sắc hoa, khí hậu mát mẻ ơn hịa, như được hịa
quyện vào thiên nhiên… đó là đặc ân mà trời đất đã ban tặng cho miền đất này.
Trong chuyến đi nghiên cứu thực tế cùng với lớp Trung cấp Lý luận Chính trị
hành chính – K 109 trong chương trình đào tạo của Học viện Hành chính Quốc
gia TP Hồ Chí Minh, tơi đã có cơ hội tiếp cận với TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, sau
3 ngày 2 đêm đi thăm thú các điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt như: Quảng
trường Lâm Viên, Đường hầm Đất Sét,Thung lũng Tình u…tơi thấy loại hình
du lịch ở đây tương đối đa dạng, du lịch nghỉ dưỡng chiếm ưu thế…Tuy nhiên
loại hình du lịch về đêm hầu như khơng có, do đó tạo cho du khách một cảm giác
buồn khi thành phố về đêm. Thực tế này cho thấy du lịch Lâm Đồng chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng vốn có, mới chỉ đơn thuần là du lịch nghỉ dưỡng
và thăm thú, chưa có sự khám phá mới, do đó việc tìm ra hệ thống các giải pháp
cho phát triển du lịch Lâm Đồng là một yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranhđể tồn tại và phát triển, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có đưa du lịch
Lâm Đồng tương xứng với vị trí là trung tâm du lịch quan trọng của cả nước và là
một trong những địa bàn trọng điểm của du lịch quốc gia. Tôi chọn viết bài thu
hoạch về đề tài : “ Thực trạng và các giải pháp phát ttriển kinh tế du lịch tỉnh
Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay”nhằm đóng góp một chút công sức nhỏ bé
2
của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong giai
đoạn hiện nay.
B. NỘI DUNG
I- NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1- Kết quả
1.1- Kết quả thực hiện
Lâm Đồng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 23 về số dân, xếp thứ
23 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 18 về GRDP bình quân đầu
người, đứng thứ 26 về tốc độ tăng trưởng GRDP . Lâm Đồng hiện có 12 đơn vị
hành chính gồm: 2 thành phố (Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính – kinh
tế - xã hội của tỉnh và thành phố Bảo Lộc) và 10 huyện, 147 đơn vị hành chính
cấp xã gồm 116 xã, 18 phường và 13 thị trấn. Trong các năm qua, tính Lâm Đồng
đã quán triệt và vận dụng những đường lối, chủ trương của Đảng đối với nội
dung quản lý nhà nước về kinh tế nhằm đẩy mạnh thực hiện phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời bối cảnh tình hình thị trưởng trong nước và quốc tế có nhiều
thay đổi theo hướng tích cực và khởi sắc, các chương trình hành động của Chính
phủ, các ngành, các cấp đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lạc quan đầu từ
sản xuất kinh doanh, các hoạt động cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết, được sự quan tâm và lãnh của Tỉnh ủy, Hội đồng
Nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những
kết quả quan trọng trên lĩnh vực kinh tế như sau:
Tổng sản phẩm trong nước GRDP tăng 8,5%, trong đó khu vực nơng lâm
thủy sản tăng 5,1%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 12,3%, khu vực dịch
vụ tăng 9,8%. Cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - thủy chiếm 44%, ngành công
nghiệp xây dựng chiếm 17,9%, ngành dịch vụ chiếm 37,7%. GRDP bình quân
đầu người 66,7 triệu đồng.
- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 30.500 tỷ đồng, tăng 16% so
với cùng kỳ. Tổng thu NSNN trên địa bản 8.298 tỷ đồng, bằng 103% dự toán địa
phương, tăng 15% so với cùng kỳ. Tăng kim ngạch xuất khẩu 720 triệu USD, đạt
100% kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ.
- Khách du lịch đạt 7.160 ngàn lượt khách, đạt 101% kế hoạch, tăng 10,1%,
trong đó khách quốc tế 533 ngàn lượt khách, đạt 100% so với kế hoạch, tăng
9,9% so với cùng kỳ.
3
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,04%, quy mô dân số 1,313 triệu người. Tỷ lệ
hộ nghèo giảm 1%, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm 2%, Tỷ lệ bảo
hiểm y tế toàn dân đạt 86, 3%..
- Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 68%. Tỷ lệ xã đạt bộ tiêu chỉ
quốc gia về y tế đạt 93,70%, 7,8 bác sỹ vạn đâu. Tỷ lệ phường, thị trấn đạt chuẩn
văn minh đô thị là 87% ...
- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 89%; tỷ lệ dân
đô thị sử dụng nước sạch đạt 70,6%. Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom ở đô thị đạt
88,2%. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 54%.
- Có thêm 12 xã đạt 19/19 tiêu chí nơng thơn mới và một huyện đạt chuẩn
nông thôn mới.
1.2. Thực trạng về sản phẩm du lịch Lâm Đồng
Trong thời gian qua, với sự quan tâm lãnh đạo của các cơ quan Trung ương,
triển khai đồng bộ của chính quyền các cấp; cùng với những tiềm năng du lịch
đặc sắc về tự nhiên và văn hóa, trong đó nổi bật là các giá trị về khí hậu, cảnh
quan, hệ sinh thái, ... Lâm Đồng đã và đang phát triển đa dạng hóa các loại hình
sản phẩm du lịch:
- Du lịch tham quan tham quan các danh lam thắng cảnh như: Khu du lịch
Langbiang, Thung lũng vàng. Thung lũng tình yêu, hồ Tuyền Lâm, thúc
Đambri, ...; Di tích lịch sử văn hóa như: Dinh 1, Dinh 3, Ga Xe lửa, Biệt điện
Trần Lệ Xuân, …; Các cơng trình kiến trúc như: Nhà thờ con Gà. Trường Cao
đẳng Sư phạm Đà Lạt, …
- Du lịch tìm hiểu văn hóa, di sản thưởng thức văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, Các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa, phong tục cuộc sống cộng
đồng của dân tộc thiểu số, ... Tìm hiểu một số làng nghề truyền thống như làng
nghề rượu cần Bon Langbiang (Lạc Dương), Làng nghề dệt thổ cẩm (Bảo Lâm),
Làng nghề dầu tắm (Lâm Hà).
- Du lịch nghỉ dưỡng; tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp gắn với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, yoga, thể dục dưỡng sinh, ... như khách sạn nghỉ
dưỡng Terracotta Đà Lạt, Dalat Edensee, Ana Mandara, Monet Garden...
- Du lịch sinh thái, giáo dục môi trường tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà,
Khu du lịch Rừng Madagui với các chương trình du lịch đặc sắc như: đi bộ trong
rừng, xem chim, cắm trại, dã ngoại, tìm hiểu các loại động thực vật, …
- Du lịch gắn với tổ chức hội nghị, hội thao (du lịch MICE): du lịch MICE
tại Lâm Đồng trong thời gian qua đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, chủ yếu tập
trung tại thành phố Đà Lạt. Một số hội nghị, hội thảo lớn, mang tính quốc tế đã
4
được tổ chức tại thành phố Đà Lạt như: Hội nghị các quan chức cao cấp về phát
triển y tế của ASEAN (SOMHD) lần thứ 10, Hội nghị Bộ trưởng năng lượng
ASEAN lần thứ 28, Hội thảo Du lịch quốc tế, ...
- Du lịch tham gia các sự kiện với nhiều yếu tố thuận lợi về cơ sở vật chất,
khí hậu, con người, bản sắc văn hóa dân tộc... địa phương tổ chức rất nhiều lễ
hội, sự kiện trong thời gian qua như: Lễ hội Hoa Đà Lạt, Lễ hội cồng chiêng, Lễ
hội mùa hè, Tuần Văn hóa Trà Lâm Đồng, ... đã thu hút rất đông du khách đến
tham gia, vui chơi và giải trí.
- Du lịch gắn với nghiên cứu, đào tạo: đây là một trong những loại hình du
lịch phát triển mạnh tại Lâm Đồng trong thời gian qua. Với hệ thống các trường
đại học, trường đào tạo nghề, cùng với 02 Vườn quốc gia (Vườn quốc gia Bidoup
Núi Bà, Vườn Quốc gia Cát Tiên), các điểm di tích lịch sử, văn hóa đã dạng,
phong phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng học sinh, sinh viên, nhà
khoa học. ... đến học tập, nghiên cứu.
Bên cạnh những sản phẩm du lịch truyền thống của tỉnh, thời gian qua,
ngành du lịch Lâm Đồng đã và đang từng bước xây dựng, đầu tư phát triển các
sản phẩm du lịch mới, thu hút du khách như:
- Du lịch canh nông: việc khai thác tiềm năng để phát triển du lịch nông
nghiệp là một hướng đi mà tỉnh Lâm Đồng đang hướng tới. Bên cạnh các mơ
hình làng hoa, trang trại nông nghiệp được nhiều du khách biết đến trước đây:
Làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành, Hợp tác xã rau Tân Tiến, Xn
Hương... Các mơ hình du lịch nông nghiệp sau khi được thẩm định và công nhận
cũng đã hoạt động hiệu quả và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan như:
Trang trại Rau và Hoa, Du lịch canh nông Green Box, Cầu Đất Farm, …
- Du lịch thể thao mạo hiểm: trong thời gian qua, tại Lâm Đồng đã và đang
phát triển mạnh loại hình du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm như đu
dây vượt thác, leo núi, trekking, ... thu hút sự quan tâm của khách du lịch quốc tế
cũng như trong nước. Bên cạnh đó, Lâm Đồng hàng năm cũng là địa điểm diễn ra
các giải thể thao lớn trong, ngoài nước như giải quần vợt Davis Cup, giải
Marathon quốc tế. Giải xe địa hình quốc tế, ... trong năm 2017, đã công nhận cho
10 đơn vị kinh doanh lữ hành vận chuyển khai thác loại hình du lịch thể thao
- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng: tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa
phương cũng như nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch và xu hướng
phát triển du lịch theo hướng bền vững; trong những năm vừa qua, Lâm Đồng đã
và đang tập trung mọi nguồn lực phát triển du lịch sinh thái trở thành sản phẩm
du lịch thế mạnh của Lâm Đồng. Đặc biệt, được sự giúp đỡ của tổ chức JICA
(Nhật Bản), Vườn Quốc gia Biduop - Núi Bà đã hình thành và phát triển mơ hình
du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch sinh thái
đang khai thác hiện nay chủ yếu là du lịch dưới tán rừng kết hợp với tham quan
các danh lam, thắng cảnh, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí; việc phát triển du lịch
5
sinh thái trong các khu rừng nhất là rừng đặc dụng, rừng phịng hộ mơi trường
cảnh quan, hệ sinh thái vùng đồi, núi, ... chưa được khai thác tương xứng để tạo
ra những sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn, góp phần tăng cưởng hiệu quả
kinh doanh và phát triển du lịch bền vững ở địa phương.
- Du lịch lưu trú tại nhà dân: Đà Lạt – Lâm Đồng là trung tâm du lịch của cả
nước, hàng năm đón và phục vụ hàng triệu lượng khách du lịch trong và ngoài
nước. Nhận thức được tiềm năng trên, hàng năm các đơn vị du lịch đã quan tâm
đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để phục vụ du khách. Loại hình lưu trú Nhà ở có
phịng khách du lịch thuê (homestay) là một trong những sản phẩm du lịch độc
đáo, có thể nói là mang phong cách riêng biệt của thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng.
Du khách không chỉ lưu trú đơn thuần tại cơ sở mà còn được trải nghiệm các hoạt
động khác như củng chủ cơ sở hay các khách lưu trú khác nẩu ăn, trồng rau, hoa,
các Trong những mùa cao điểm, những ngày Lễ, Tết, ngoài các khách sạn, nhà
nghỉ tại trung tâm thành phố, loại hình lưu trú homestay là một trong những lựa
chọn thú vị cho khách du lịch.
Trong năm 2022, khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 7.160.000 lượt
khách (tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 101% kế hoạch năm); khách
quốc tế đạt 533.000 lượt (tăng 9% so với cùng kỳ 2018, chiếm 11% so với tổng
lượt khách qua lưu trú, đạt 100% kế hoạch năm, khách nội địa ước đạt 6.627.000,
đạt 102% kế hoạch năm, khách qua lưu trú 4.860.000 lượt, đạt 102% kế hoạch
năm. Ngày lưu trú binh quân 2,1 ngày. Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn
tỉnh 12.888 tỷ đồng (tăng 10,1% so với năm 2018).
Tính đến hết năm 2022, trên địa bàn tồn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 2.250
cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 25,617 phịng; trong đó có 480 khách sạn từ 1-5
sao với 12.642 phịng. 445 khách sạn từ 1 - 2 sao với 9.146 phỏng, 35 khách sạn
cao cấp từ 3 – 5 sao với 3.196 phịng, có 35 khu, điểm tham quan du lịch được
đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phi khác
phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của du khách.
1.3. Nguyên nhân của những thành tựu đạt được
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã bám sát chủ đề năm 2022 của tỉnh “Vượt qua thách thức, tạo động lực, đột
phá, phấn đấu hoàn thành toàn diện mục tiêu, chi tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ X" tích cực triển khai kế hoạch cơng tác và nhiệm vụ phát triển
ngành, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; các hoạt động văn hóa, thể
thao, du lịch và gia đình đã kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và
Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và thường thức văn hóa của nhân dân,
góp phần định hưởng các giá trị văn hóa mới trong xây dựng đời sống văn hóa cơ
sở; thực hiện tốt cơng tác thơng tin, tun truyền cổ động phục vụ các sự kiện
trọng đại của đất nước, các sự kiện chính trị của địa phương; công tác bảo tồn
6
phát huy giá trị các di sản văn hóa được quan tâm; hoạt động thể dục thể thao đạt
được nhiều kết quả tốt đẹp; khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng ngày cũng
tăng, doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch phát triển ổn định.
Trong năm 2022, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch đã triển khai và thực
hiện tốt chương trình kế hoạch để ra và một số nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo
của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoạt
động văn hóa, thể thao và du lịch đã được tổ chức kịp thời phục vụ các nhiệm vụ
chính trị của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và thưởng thức
văn hóa của nhân dân
Du lịch có bước phát triển tốt, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, từng bước khẳng định là ngành kinh tế động lực của tỉnh. Kết cấu hạ tầng
phục vụ du lịch được đầu tư, nâng cấp đồng bộ; sản phẩm dịch vụ du lịch phong
phú và đa dạng; công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch đạt hiệu quả
cao. Đội ngũ nguồn nhân lực du lịch cũng được nâng cao về chất lượng thơng
qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên kết với các cơ sở đào tạo trên địa
bàn tỉnh.
2- Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về văn hóa,
thể thao, du lịch và gia đình cũng còn một số hạn chế như sau:
- Chưa phát huy tốt hiệu quả của hệ thống cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa thể thao từ tỉnh đến cơ sở, phương tiện chuyên dùng, trang thiết bị phục vụ chưa
được đầu tư đồng bộ.
- Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng tuy có quan tâm nhưng chưa
được đầu tư, hỗ trợ đúng mức nên phong trào diễn ra chưa được thường xuyên,
chất lượng còn hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ chun mơn trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật còn thiếu,
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Lâm
Đồng chưa tuyển dụng được đội ngũ viên chức trẻ tuổi, có tài năng, năng khiếu
về ca, múa, nhạc, đàn, tổ chức sự kiện, ... do những người có tài năng, năng khiếu
và được cơng chúng u thích đều thơng qua phong trào văn nghệ tại địa phương
nhưng không đảm bảo về bằng cấp theo quy định tuyển dụng viên chức; mặt
khác, đặc thù của các vị trí nêu trên chủ yếu là làm việc có thời hạn ngắn, khó bố
trí cơng việc để làm đến hết tuổi lao động theo quy định; nên các đối tượng liên
quan cũng khơng có nhu cầu đăng ký tuyển dụng làm viên chức, gây khó khăn
trong việc tuyển dụng của Trung tâm.
- Phong trào thể dục thể thao tuy phát triển nhưng chưa đồng đều, đặc biệt là
ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số.
7
- Lĩnh vực du lịch chưa tận dụng hết tiềm năng, thế mạnh để tạo lợi thế cạnh
tranh; một số dự án đầu tư du lịch còn chậm tiến độ; nguồn nhân lực du lịch vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Hiệu quả liên kết hợp tác phát triển
du lịch còn thấp.
- Số lượng các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo loại hình homestay tăng
mạnh và hầu hết chưa qua kiểm tra công nhận điều kiện tối thiểu về cơ sở vật
chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch (vì theo quy định mới tại Luật Du
lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì tổ chức, cá nhân kinh doanh
dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với
cơ quan nhà nước có thẩm quyển), nguồn lao động du lịch phục vụ tại các đơn vị
này chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ ảnh hưởng đến chất
lượng phục vụ khách.
- Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cao cấp (khách sạn, khu nghỉ dưỡng, làng du
lịch đạt chuẩn 3 - 5 sao; biệt thự du lịch) còn chiếm tỷ lệ thấp (chiếm tỷ lệ khoảng
7,3% trên tổng số khách sạn 1 - 5 sao và khoảng 1,6% trên tổng số cơ sở lưu trú
trên địa bản tồn tỉnh).
- Quy mơ các đơn vị kinh doanh lữ hành vận chuyển trên địa bàn tỉnh hiện
nay còn nhỏ lẻ, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực còn yếu, chưa xây dựng và khai
thác được các chương trình tour tuyến mới để phục vụ du khách.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông tuy đã được
quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của
địa phương nói chung và ngành du lịch nói riêng. Mặt khác, trong năm 2022
đường bay Đà Lạt (Lâm Đồng) - Vũ Hán (Trung Quốc) ngừng khai thác đã gây
ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút khách quốc tế đến Lâm Đồng, lượng khách
quốc tế đến từ thị trưởng Trung Quốc giảm mạnh (giảm 51,8% so với năm 2018).
Một số đường bay mới đã được vào khai thác thử nghiệm phục vụ du khách như
Đà Lạt - InCheon (Hàn Quốc), Đà Lạt - Kuala Lumpur (Malaysia), chưa mang lại
hiệu quả như mong muốn.
II- NHỮNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1- Những nhận xét, đánh giá và có đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn
Qua đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn trong vấn đề phát triển kinh tế du
lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, bản thân tơi có nhận xét, đánh giá như sau:
Trong những năm qua, du lịch Lâm Đồng đã có những bước phát triển khá
tốt; kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư, nâng cấp khá đồng bộ: sản phẩm
du lịch của tỉnh phong phú và đa dạng, nhiều sản phẩm và loại hình du lịch mới
được đưa vào kinh doanh, khai thác; một số làng nghề truyền thống được khơi
phục và phát triển; nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được trùng
tu, tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch; chất lượng dịch vụ được nẵng lên, cơ sở
8
vật chất kỹ thuật du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của du
khách; nguồn nhân lực ngành du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng, văn
hóa du lịch có những chuyển biến tích cực. Lượng khách du lịch tăng đều qua các
năm. Ngành du lịch có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng.
2- Một số kinh nghiệm rút ra qua nghiên cứu thực tế
Kinh tế du lịch tỉnh Lâm Đồng đạt được những kết quả trên là nhờ được sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh Lâm Đồng. Với cơ chế chính sách đầu tư ngày càng được cải thiện, tạo điều
kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển vào
lĩnh vực du lịch. Hệ thống hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, nâng cấp và
hồn thiện. Cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch được chú trọng với nội dung, hình
thức đa dạng, phong phú; việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa
phương trong cả nước đã có những tác dụng nhất định, góp phần thư hút khách
du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng. Công tác đào tạo nguồn nhân lực hoạt động
trong ngành du lịch luôn được quan tâm. Trong thời gian qua, du lịch Lâm Đồng
đã từng bước khẳng định là ngành kinh tế động lực, góp phần vào sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh Lâm Đồng có khí hậu mát mẻ quanh năm thích hợp
cho du lịch nghỉ dưỡng, con người Lâm Đồng rất sáng tạo trong làm kinh tế du
lịch.
III- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ
1- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ, kế hoạch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng giao cho ngành năm 2022 và giai đoạn
2016-2020.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao và du
lịch, tăng cường công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các
vi phạm thuộc trách nhiệm của ngành quản lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác xã hội
hóa hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
- Tiếp tục triển khai các chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch trên lĩnh
vực du lịch trong năm 2022.
- Tăng cường hoạt động quảng bá xúc tiến điểm đến và sản phẩm dịch vụ du
lịch của Lâm Đồng tại thị trường trong nước và quốc tế, tập trung xây dựng
thương hiệu cho du lịch Lâm Đồng. Xây dựng các tour, tuyến mới như: tour du
lịch nông nghiệp tham quan vườn trà, rau, hoa, làng nghề; tour du lịch mạo hiểm,
tour du lịch di sản văn hóa - lịch sử - sinh thái; các tour du lịch nối với các tỉnh
9
Tây Nguyên, các trung tâm du lịch lớn trong nước; mở rộng các tour du lịch đến
các nước trong khu vực.
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao và
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cho ngành du lịch; đội ngũ lao động phục vụ các
dự án lớn, cao cấp trong lĩnh vực du lịch.
- Định hướng đầu tư, nâng cấp các khu điểm du lịch hiện có, tăng cường
biện pháp để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai nhanh
các dự án; đồng thời đề xuất UBND tỉnh thu hồi những dự án chậm triển khai
nhưng khơng có lý do chính đáng. Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây
dựng hạ tầng du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch mới.
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn: quản lý tốt
hoạt động hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, khu điểm du
lịch; phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố xây dựng các
giải pháp cải thiện môi trường du lịch trên địa bản tỉnh.
- Rà soát, cập nhật các văn bản liên quan đồng thời tham mưu, đề xuất đơn
giản hóa một số thủ tục hành chính trên lĩnh vực du lịch nhằm tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp.
2- KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu thực tế là một phần trong chương trình học tập. Việc đi nghiên
cứu thực tế giúp học viên rèn luyện khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn để
củng cố, bổ sung kiến thức lý luận đã được học trên lớp, nắm bắt, phân tích, đánh
giả, tổng hợp tình hình và giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn ở cơ sở gần
với nhiệm vụ cơng tác, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo. Để
hoạt động này mang lại hiệu quả cao, tơi có một số kiến nghị như sau:
2.1- Đối với Bộ, ngành Trung ương
Kinh đề nghị Bộ Nội vụ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm, tạo
điều kiện, cho phép Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Lâm Đồng được thực hiện
hợp đồng lao động và trả lương đối với những người có năng khiếu, tài năng về
ca, múa, nhạc, tổ chức sự kiện... vào làm việc tại Trung tâm để đảm bảo đáp ủng
nguồn nhân lực về văn hóa, nghệ thuật tại địa phương, phục vụ tốt các nhiệm vụ
chính trị được giao.
2.2. Đối với UBND tỉnh Lâm Đồng:
Ban hành các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển
du lịch tỉnh Lâm Đồng, bao gồm chính sách thu hút đầu tư, chính sách đất đai,
chính sách tài chính, tín dụng; chính sách quản lý tài nguyên du lịch,
10
- Định hướng phân vùng chức năng, quản lý tốt các điểm du lịch, danh làm
thắng cảnh và các điểm tập trung tài nguyên du lịch;
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển du lịch tổng thể tỉnh Lâm
Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản
lý du lịch của địa phương,
- Lồng ghép với các dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kế
hoạch phát triển du lịch nói riêng trên địa bản tỉnh;
- Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp mới dù họ là nhà đầu tư
bên ngoài hay các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào lĩnh vực du lịch; - Hồn
thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra đối với các dịch vụ du lịch và hoạt động kinh
doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. 2.3- Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Lâm Đồng
- Xây dựng hệ thống chính sách, quy định quản lý hoạt động du lịch trên địa
bản tỉnh phù hợp với các điều kiện đặc thủ của địa phương; - Có kế hoạch hợp
tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch với các địa phương khác trong
đó nhấn mạnh các mơ hình du lịch cộng đồng thành cơng trong nước
- Có biện pháp bảo tồn và tơn tạo các tài nguyên du lịch, môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội trên địa bàn tỉnh,
- Lập kế hoạch phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng:
khảo sát tuyển chọn địa điểm, đối tượng phát triển, lập kế hoạch và tiến hành
thực hiện;
- Xây dựng kế hoạch phân bố kinh phí cho các kế hoạch đã đưa ra bao gồm
kinh phí tập huấn, củng cố cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,
xây dựng chương trình quảng bá ra thị trường đồng thời kêu gọi hợp tác tài chính
từ các công ty tư nhân để phát triển du lịch cộng đồng địa phương;
- Hỗ trợ chứng nhận kinh doanh cho các dịch vụ du lịch, đặc biệt cung cấp
thông tin và hỗ trợ liên quan đến thủ tục đối với hộ gia đình kinh doanh du lịch
như là chứng nhận kinh doanh dịch vụ ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm,
homestay,...
- Xúc tiến liên kết với công ty lữ hành thơng qua vai trị trung gian điều phối
giữa UBND xã, hộ gia đình kinh doanh du lịch và các công ty du lịch;
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội
ngũ lao động trực tiếp trong ngành tại địa phương cũng như người dân tham gia
hoạt động du lịch;
- Tích cực quảng bá điểm du lịch cộng đồng trong các hoạt động quảng bá
du lịch tỉnh.
11
C. KẾT LUẬN
Thông qua việc tiếp xúc, nghiên cứu về các cơng trình kiến trúc, danh lam
thắng cảnh, tập tục văn hóa …của tỉnh Lâm Đồng , tơi có cái nhình trực tiếp để
đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế tơi cịn được mở
rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã được học ở Trường Chính
trị để có thêm những kiến thức phục vụ cho công tác sau này. Qua chuyến tham
quan thực tế tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng thật sự tơi cảm thấy mình lớn
lên trong suy nghĩ, trong ý thức về những lịch sử, dấu ấn, địa lý và con người …
từ đó càng thêm yêu đất nước và con người Việt Nam hơ, nơi có những danh lam
thắng cảnh mang tầm cỡ quốc tế.
Chuyến đi nghiên cứu thực tế đã giúp cho học viên lớp Trung cấp Lý luận
Chính trị hành chính khóa 109 nắm bắt được tình hình chính trị, kinh tế- xã hội,
tình hình an ninh trật tự, an tồn xã hội ở tỉnh Lâm Đồng, đồng thời đánh giá
được những ảnh hưởng của những chủ trương chính sách, đường lối của Đảng,
pháp luật của nhà nước ở cơ sở.
Với việc nghe Thạc sĩ Nguyễn Vĩnh Phúc, hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh
Lâm Đồng báo cáo về tỉnh hình kinh tế, chính trị, xã hội ở tỉnh Lâm Đồng tơi
nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lâm Đồng là rất lớn, với
đặc thù riêng tỉnh Lâm Đồng đang quyết tâm đầu tư phát triển theo hướng “ Phát
triển du lịchgắn với nông nghiệp sinh thái ”. Phát huy lợi thế nổi trội về điều kiện
tự nhiên sẵn có để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững. Trong đó
phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để tạo đột phá trong phát triển
kinh tế du lịch gắn với với môi trường để tạo nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Và
thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền tỉnh Lâm Đồngđã đạt được nhiều
thành cơng, tuy nhiên bên cạnh đó cịn bọc lộ những hạn chế nhất định.
Tuy nhiên, vì thời gian nghe báo cáo về tình hình phát triển kinh tế, xã hội cịn
hạn chế, khả năng nhận thức có giới hạn nên việc đánh giá và nắm bắt thực trạng
phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng còn chủ quan, từ đó đưa ra các giải pháp có
thể chưa hợp lí. Kính mong q thầy cơ và các đồng chí đóng góp ý kiến để báo
cáo của tơi được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Bình Định, ngày 28 tháng 06 năm 2022
NGƯỜI VIẾT
Đinh Thị Bích Liên
12
13